Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Thị Trường Bhnt Ở Việt Nam


mới mỗi năm, thực chất phản ánh nhu cầu BHNT thực tế phát sinh hàng năm được thỏa mãn. Theo số liệu (bảng 2.6) có thể thấy rằng, nhu cầu bảo hiểm thực tế vẫn tập trung vào các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp với số hợp đồng đang có hiệu lực đạt 3.316 nghìn hợp đồng năm 2004 và 3.487 nghìn hợp đồng năm 2005, tăng 5,16%. Nhu cầu đối với sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 70,09% tổng nhu cầu trên thị trường trong năm 2005. Nhu cầu bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm trả tiền định kỳ còn thấp, chỉ chiếm trên dưới 1% nhu cầu thực tế được đáp ứng trên thị trường trong cả hai năm 2004 và 2005. Đặc biệt, nhu cầu phát sinh đối với hầu hết các sản phẩm BHNT có xu hướng giảm từ giữa năm 2005 đến nay. Cụ thể, nhu cầu phát sinh đối với sản phẩm BHNT hỗn hợp giảm 22,8%, đối với sản phẩm bảo hiểm trọn đời là 44,5%, đối với sản phẩm bảo hiểm tử kỳ giảm 54%, còn với sản phẩm trả tiền định kỳ giảm 40%,v.v. Nhìn tổng thể thị trường BHNT Việt Nam có thể thấy rằng nhu cầu đối với các sản phẩm BHNT có chiều hướng đi xuống. Nguyên nhân chủ yếu do tác động của tình hình kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2003 đến nay có chiều hướng bất lợi cho thị trường BHNT, như: Giá vàng tăng đến chóng mặt, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất, lạm phát có chiều hướng gia tăng, thu nhập thực tế của người dân giảm đi tương đối. Bên cạnh đó là giá xăng dầu tăng và không ổn định. Dịch cúm gia cầm diễn ra hết sức phức tạp v.v…

3.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam


Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường BHNT ở Việt Nam, kinh nghiệm phát triển thị trường BHNT tại một số nước trên thế giới cũng như dựa vào định hướng và mục tiêu phát triển thị trường BHNT của Chính phủ, định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010, điều kiện dân số, tiềm năng phát triển của thị trường và đánh giá về nhu cầu bảo hiểm thực tế được đáp ứng và phát sinh đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam.

3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước

Để thực hiện được định hướng phát triển thị trường BHNT mà chiến lược đã đề ra cũng như mục tiêu cụ thể mà thị trường BHNT Việt Nam trong quá trình phát triển phải đạt được, Nhà nước cần phải có những giải pháp sau đây:

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh bảo

hiểm nhân thọ

Hiện nay hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh BHNT trên thị trường Việt Nam về mặt số lượng thì rất nhiều, nhưng lại rất phân tán và còn nhiều bất cập. Hoạt động kinh doanh BHNT trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật như: Bộ luật dân sự, luật kinh doanh bảo hiểm…Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật như các nghị định, thông tư hướng dẫn, giải thích luật khi áp dụng đã gây ra không ít khó khăn trong việc quản lý và thi hành, cản trở việc phát triển thị trường BHNT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Một số khái niệm, thuật ngữ trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm sử dụng cũng chưa thống nhất, có thể dẫn tới phát sinh tranh chấp không cần thiết. Ví dụ: trong điều khoản mà Bộ Tài chính ban hành có sử dụng thuật ngữ “giá trị giải ước” để chỉ khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người mua bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ, nếu hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực trên 2 năm, thì ở khoản 3 điều 35 luật kinh doanh bảo hiểm lại dùng thuật ngữ “giá trị hoàn lại” để chỉ nội dung này.


Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 11

Tóm lại, muốn phát triển thị trường bảo hiểm nói chung, BHNT nói riêng một cách toàn diện, an toàn và lành mạnh để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Nhà nước phải sớm hoàn thiện các văn bản pháp lý. Cụ thể Nhà nước nên thống nhất các hoạt động kinh doanh bảo hiểm vào một nguồn luật để tránh chồng chéo, điều chỉnh những quy định xung đột trong các nguồn luật về một số nội dung liên quan tới hoạt động kinh doanh BHNT, thống nhất các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong các văn bản pháp luật. Có như vậy mới phát huy được vai trò của hệ thống pháp luật trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh BHNT trên thị trường.

3.3.1.2. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm

nhân thọ

Để tạo điều kiện phát triển thị trường BHNT, hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế thì việc đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm là một việc làm rất cần thiết. Trong thời gian qua, thực hiện những cam kết mở cửa, hội nhập nền kinh tế theo các hiệp định đa phương, song phương ký với các nước, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực trong việc đổi mới quan điểm, cách thức quản lý nhà nước đối với thị trường BHNT nhưng sự đổi mới còn nhiều hạn chế và có những bất cập trong lĩnh vực quản lý nhà nước như: sự thống nhất cơ quan quản lý, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý, các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát…Chính vì những điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp BHNT, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, phải có sự đổi mới nhanh chóng cơ chế quản lý nhà nước đối với thị trường BHNT. Cụ thể, nội dung đổi mới quản lý nhà nước cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Thống nhất các cơ quan quản lý đối với các hoạt động kinh

doanh bảo hiểm.

- Tăng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp BHNT trong các vấn đề liên quan đến nội dung các báo cáo, kết quả hoạt động và trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Hạn chế sự can


thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động quản lý phải mang tính chuyên nghiệp. Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp dựa trên tinh thần hợp tác, xây dựng.

- Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường BHNT theo chuẩn mực quản lý nhà nước đối với thị trường BHNT của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Cơ quan quản lý nhà nước phải được kiện toàn theo hướng vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hoạt động kinh doanh BHNT.

- Ban hành quy chế xử phạt hành chính trong kinh doanh bảo hiểm, chỉ

tiêu giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các khâu cấp giấy phép, thẩm định hồ sơ phê chuẩn, đăng ký sản phẩm và các thủ tục khác, như: thay đổ vốn, mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động.

3.3.1.3. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của thị trường bảo

hiểm nhân thọ

Để tạo ra sự phát triển toàn diện, an toàn và lành mạnh cho thị trường BHNT Việt Nam thì một trong những giải pháp không thể thiếu được đối với cơ quan quản lý nhà nước đó là công tác tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh BHNT trên thị trường. Trong những năm gần đây, quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường BHNT rất cao, đây cũng là một thành tựu đáng mừng. Song bên cạnh đó cũng kéo theo tính phức tạp của quá trình phát triển. Nếu không tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của thị trường BHNT sẽ không đảm bảo được định hướng phát triển thị trường BHNT giai đoạn 2003-2010. Cụ thể hoạt động kiểm tra giám sát ở những nội dung sau:

- Trong quá trình xem xét cấp giấy phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải đánh giá đúng năng lực của chủ đầu tư, người quản trị điều hành, kế hoạch kinh doanh.


- Kiểm tra giám sát các hoạt động soạn thảo hợp đồng bảo hiểm và định phí bảo hiểm, xóa bỏ các hoạt động bất hợp pháp của các cá nhân và các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

- Tiêu chuẩn hóa các hoạt động quản lý và tiếp thị của các công ty bảo hiểm cũng như các đại lý và môi giới BHNT nhằm hạn chế các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc chi trả hoa hồng, giảm phí bảo hiểm hoặc mở rộng phạm vi bảo hiểm…

- Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các qui định của Nhà nước và các qui định của bản thân doanh nghiệp về quản lý tài chính, kế toán, đánh giá rủi ro, quản lý tài sản.

- Giám sát việc trích lập các nguồn dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng

thanh toán bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Giám sát việc sử dụng các nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

bảo đảm vốn chủ sở hữu phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quản lý hoạt động đầu tư, bảo đảm đầu tư của doanh nghiệp được đa dạng, trong hạn mức qui định của pháp luật, định giá tài sản đầu tư thận trọng, cân đối giữa tài sản nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp, bảo quản tài sản có của doanh nghiệp.

- Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của doanh nghiệp một cách thường xuyên, xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm, đánh giá kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn định thị trường. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các qui định về công khai hóa thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nhanh chóng đầy đủ.

- Xây dựng các tiêu chuẩn để kiểm tra giám sát phải mang tính khách

quan và công khai.

- Thống nhất cơ quan kiểm tra giám sát hoạt động thị trường BHNT để

tránh chồng chéo.


Trên đây là một số giải pháp về phía Nhà nước cần sớm triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường BHNT Việt Nam đảm bảo tính toàn diện, an toàn và lành mạnh.

3.3.2. Giải pháp về phía Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo quyết định số 23/1999/QĐ-BTCCBCP ngày 09/07/1999. Có thể nói rằng, sự ra đời của hiệp hội đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.Với vai trò là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, thực hiện chức năng hỗ trợ và làm cầu nối giữa các doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp bảo hiểm trước cơ quan quản lý nhà nước và công chứng. Trong thời gian qua Hiệp hội đã có một số thành công nhất định. Hiệp hội đã cùng các doanh nghiệp đưa ra được các thỏa thuận cam kết cạnh tranh lành mạnh, tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh bảo hiểm hoạt động trên thị trường, thúc đẩy thị trường đi theo đúng đường lối chính sách của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các thành viên của Hiệp hội vẫn chưa thật sự chặt chẽ. Hiệp hội thiếu bộ phận giám sát thi hành thỏa thuận của các thành viên dẫn đến các trường hợp vi phạm thỏa thuận về mức phí, tranh dành thu hút đại lý của nhau. Để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng một cách an toàn, lành mạnh và toàn diện, trong thời gian tới, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cần có những giải pháp sau:

- Hiệp hội cần đề xuất phương hướng mở rộng phạm vi hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về đào tạo, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm cũng như các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.

- Xem xét và sửa đổi bổ sung điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hiệp hội. Gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên với hiệp hội.

- Hiệp hội cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và hiệp hội để kiểm tra, giám sát việc thực hiện


các thỏa thuận, cam kết trong hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên. Kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp không tuân thủ quy chế hợp tác và các hành vi vi phạm quản lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Tổ chức lại bộ máy lãnh đạo và các ban chuyên trách của hội. Tổng thư ký của hội bảo hiểm phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm việc chuyên trách. Xây dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng cho cơ quan hiệp hội nhằm tạo động lực cho hoạt động và cống hiến vì sự phát triển của ngành bảo hiểm.

- Xây dựng những quy định về xử phạt hành chính đối với trường hợp

hội viên vi phạm điều lệ của hiệp hội.

Thực hiện được các giải pháp nêu trên, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam sẽ thực hiện được đúng vai trò của mình trong việc thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường BHNT nói riêng ở Việt Nam.

3.3.3. Giải pháp về phía các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Đứng trước những cơ hội và thách thức đối với thị trường BHNT Việt Nam trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, muốn phát triển một thị trường BHNT một cách toàn diện, an toàn và lành mạnh thì ngoài sự cố gắng nỗ lực của Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp BHNT kinh doanh trên thị trường cũng cần phải có những giải pháp phát triển doanh nghiệp của mình nhằm góp phần vào sự phát triển chung của thị trường BHNT. Muốn phát triển hoạt động kinh doanh trên thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

3.3.3.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp BHNT nói riêng. Trước hết, chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định rõ mục đích, hướng đi của mình, làm cơ sở và kim chỉ nam cho mọi


hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Hai là, cùng với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh thì chiến lược kinh doanh tạo điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội và vượt qua những thách thức trên thị trường. Ba là, chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và đảm bảo cho sự phát triển liên tục, bền vững của doanh nghiệp. Cuối cùng, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tạo ra căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh bảo hiểm càng có ý nghĩa. Qua thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp BHNT trên thị trường cho thấy, chỉ có doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn thì doanh nghiệp đó đứng vững và thành công trong cạnh tranh. Ngược lại, các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng bế tắc hoạt động không hiệu quả hoặc có nguy cơ dẫn đến phá sản.

Chiến lược kinh doanh bảo hiểm phải thể hiện được tầm nhìn dài hạn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cả thị trường trong nước và ngoài nước, phải có chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn, phải luôn coi trọng chất lượng cũng như hiệu quả với phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển.

3.3.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm

Có thể nói rằng, chất lượng dịch vụ giữ vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp BHNT trong hoạt động khai thác phát triển thị trường. Công tác dịch vụ của một công ty BHNT thường kéo dài từ khi giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng tiềm năng đến khi chi trả tiền bảo hiểm. Quá trình này có thể kéo dài trong nhiều năm theo thời hạn hợp đồng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ hoàn toàn không đơn giản và đòi hỏi một quá trình liên tục.

* Nâng cao chất lượng dịch vụ trong khâu khai thác:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023