Quyền Tiếp Cận Các Thông Tin Về Hiv/aids Của Trẻ Em Việt Nam Còn Hạn Chế

tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Trẻ em có quyền sống và quyền được chăm sóc sức khỏe, y tế ở mức cao nhất có thể.

Tuy nhiên do nhận thức về căn bệnh này còn hạn chế mà nhiều em bé sinh ra không may bị nhiễm căn bệnh HIV/AIDS đã phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập là “thần chết” nhưng đau lòng hơn các em còn bị chính người thân thiết nhất của mình vứt bỏ ngay từ khi mới sinh ra đời.

+ Bé trai tên là Lê Quang Anh, hiện đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương mà không một người thân thích chăm sóc, bé Lê Quang Anh sinh ngày 18/03/2013, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Chỉ sau khi sinh em được 3 ngày, mẹ ruột của em đã bỏ rơi em tại bệnh viện. [50]

Chúng ta hãy nhìn xa hơn về tương lai, trẻ em bị nhiễm và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS mang bệnh cho đến lúc chết, sức đề kháng cơ thể kém. Các em không có nghề nghiệp cho tương lai do không có sức khoẻ, không được học văn hoá, học nghề và cơ bản các em thường chết trước tuổi trưởng thành. Nếu trẻ vị thành niên bị HIV/AIDS do sử dụng ma tuý, mại dâm… các em sẽ bị cộng đồng, xã hội và thậm chí cả gia đình kỳ thị, lên án. Bệnh tật, thiếu thốn, cô đơn, lo sợ, mặc cảm…. có thể nhanh chóng đẩy các em quay lại với các tệ nạn xã hội ….Nhìn chung trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay sẽ không có tương lai nếu chúng ta không kịp thời quan tâm tới các em.

2.3.3. Quyền tiếp cận các thông tin về HIV/AIDS của trẻ em Việt Nam còn hạn chế

Tỷ lệ trẻ em Việt Nam sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là rất cao, nhưng trên thực tế kiến thức phòng ngừa HIV và các con đường lây truyền HIV/AIDS chưa được cải thiện, các em thậm chí không thể biết được các khái niệm cơ bản nhất về HIV và các cách lây truyền, ví dụ: Nghiên cứu Lượng giá nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở nhóm thanh niên 15 – 24 tuổi tại 7 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng (Trường Đại học y Hà Nội tiến hành năm 2002) cho thấy: có tới 35,3%- 65,9% thanh niên nêu sai ít nhất 1

trong 3 biện pháp phòng lây nhiễm HIV. Tỷ lệ thanh niên dùng bao cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên tương đối thấp (13,3%- 46,9%). Số thanh niên có quan hệ tình dục với nữ bán dâm trong 12 tháng qua chiếm tỷ lệ từ 4,8-11,2% và chỉ có khoảng 1/3 trong số họ sử dụng bao cao su thường xuyên trong lần đầu mua dâm.

Nói đến các sản phẩm thông tin, giáo dục truyền thông (IEC) có chất lượng và các hoạt động liên quan đến HIV/AIDS trong công tác tuyên truyền tác động nhận thức có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, tránh lây truyền HIV/AIDS, hiện nay các thông điệp truyền thông có chất lượng đã được cải thiện nhiều về hình thức tuyên truyền như có sự tham vấn của trẻ em HIV hay có ý kiến của các em trong các bảo báo cáo quan trọng. Tuy nhiên cần có sự tương tác giữa các trường học, các xã, phường, thị trấn, từ đó các em chưa có kiến thức về HIV/AIDS sẽ được cung cấp thông tin hiểu biết đúng đắn, gần gũi nhất với các em là thầy cô giáo mà cụ thể hơn là trách nhiệm của Bộ giáo dục và đào tạo phải cải thiện chất lượng các tài liệu truyền thông, thay đổi hành vi để các tài liệu này có thể đến được tay của các em tại các trường học, giúp cho những thông tin này mang tính thực tế,chân thực. Làm tốt công tác tuyên truyền tác động nhận thức sẽ hạn chế tình trạng trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khỏi tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, nó sẽ là động lực quan trọng để các em được hưởng các quyền chăm sóc sức khỏe và quyền được học tập tốt hơn. [21]

2.3.4. Quyền được hỗ trợ của trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS theo Nghị định 67/NĐ-CP, ngày 13/4/2007 của Chính phủ chưa được đảm bảo

Nghị định 67/NĐ-CP, ngày 13/4/2007 của Chính phủ về Hỗ trợ các đối tượng nghèo, gặp khó khăn, trong đó có giải pháp liên quan đến hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi ma túy và HIV/AIDS. Nhưng trên thực tế việc thực hiện Nghị định này tại các địa phương vẫn có sự khác nhau, chưa có sự linh hoạt trong việc áp dụng văn bản của cán bộ địa phương, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em chưa được hưởng hỗ trợ theo Nghị định 67, ví dụ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Vy và Tuấn là hai chị em mồ côi do bố mẹ cùng chết vì AIDS, hiện tại các

em ở với bà nội tại huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn. Theo Nghị định 67 thì hai em được hưởng trợ cấp hàng tháng, nhưng bà nội được hưởng lương hưu 1 triệu đồng/tháng nên hai em không được hưởng. Lý do, chuẩn nghèo của Lạng sơn là dưới 200.000/1người/tháng và bình quân thu nhập của 3 bà cháu là 300.000 đồng/1 người/ tháng nên các em không được hưởng trợ cấp.

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 8

- Trường hợp em Trần Thị Ngọc Tâm 15 tuổi ở thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang cũng là đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Mẹ em ốm, tổng thu nhập gia đinh là 500.000đ/ 1 người/1 tháng, thế nhưng em vẫn không được hưởng vì chính quyền địa phương đưa ra lý do gia đình em đang ở nhà xây, em có họ hàng giàu có. [21]

Nghị định 67 không qui định về hoàn cảnh gia đình của gia đình bảo trợ, người bảo trợ trẻ em bị ảnh hưởng nên các trường hợp trên đã áp dụng cứng nhắc và khắt khe dẫn đến tình trạng nhiều em không được hưởng hỗ trợ, mặc dù cuộc sống của các em đang thực sự khó khăn. Rất nhiều địa phương cán bộ có trách nhiệm khi lập danh sách đã bỏ sót các em, có mối quan hệ đa chiều ở đây có nguyên nhân cơ bản là người có HIV không công nhận tình trạng nhiễm HIV của mình tại xã, phường do lo ngại sự kỳ thị, điều đó khiến họ không tiếp cận và được thụ hưởng chế độ trợ cấp. Câu hỏi đặt ra, các địa phương cần linh hoạt áp dụng Nghị định 67 của Chính phủ, làm như thế nào để trẻ em bị ảnh hưởng bởi ma túy, HIV/AIDS được giúp đỡ về vật chất và tinh thần một cách tốt nhất để có cuộc sống ổn định, được đối xử bình đẳng, được sống trong tình yêu thương. [21]

2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG BẢO VỆ QUYỀN CỦA EM SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS

2.4.1. Nguyên nhân của hạn chế

* Một số cơ quan nhà nước, cộng đồng xã hội còn chưa nhận thức rò, đầy đủ về tác động của HIV/AIDS đối với việc hưởng thụ các quyền con người của trẻ em

Khi căn bệnh này lây nhiễm vào Việt Nam, do nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân quan trọng là công tác tuyên truyền trong cộng đồng về căn

bệnh trên còn chưa đúng, đôi khi các thông tin, truyền thông đã phóng đại lên chưa giải thích rò về cơ chế lây nhiễm, dẫn đến một bộ phận, một nhóm dân cư có tâm lý lo sợ, kỳ thị người mắc phải căn bệnh trên. Họ không hiểu được rằng HIV có thể lây nhiễm sang bất kỳ ai do không may mắn hoặc do thiếu kiến thức phòng tránh. Chính vì những nguyên nhân nội tại đó mà với những trẻ em không may rơi vào hoàn cảnh trên vẫn còn tồn tại một thực tế khá phổ biến là tình trạng phân biệt đối xử với trẻ em có HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS diễn ra ngay trong mỗi gia đình, trong cộng đồng, trong trường học và thậm chí ngay cả trong các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Đó là:

Trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội thường do các bệnh viện hoặc các gia đình không có khả năng chăm sóc các em gửi đến (không ngoại trừ trường hợp các em bị bỏ rơi được gom về). Nhiều em không biết nguồn gốc gia đình mình. Nguồn đảm bảo cuộc sống cho các em bị hạn chế. Hầu như các em không đến trường học, không có những người bạn mà các em thích. Các em thiếu thốn tình cảm ruột thịt và nhận được ít tình thương yêu, sự vuốt ve như các trẻ nhỏ khác. Trẻ bị hạn chế các hoạt động và giao tiếp xã hội. Các em thường bị sống cách li và được chăm sóc riêng vì sợ gây ảnh hưởng đến người khác và do nhiều người không muốn tiếp xúc với các em. Khi không bị đau yếu, các em thường vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên như bao trẻ em khác. Tuy nhiên các em thường bị ghẻ lạnh, bị trêu trọc, bị coi thường, bị canh chừng từ chúng bạn và thậm chí cả từ những người chăm sóc các em.

Trong trường học, các em nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS phần lớn không được đáp ứng nhu cầu học tập, các em không được học văn hóa, không được học nghề. Trong gia đình, các em bé bị nhiễm HIV đa phần có cha mẹ cũng bị nhiễm căn bệnh này. Cha mẹ các em thường nghèo khó, mất nguồn thu nhập và có thể bị tan vỡ, hoặc đã bị chết. Với những trẻ đang còn cha mẹ, sự mặc cảm, đau buồn, tủi nhục hay vô trách nhiệm với bệnh của các em đã khiến họ tránh, giảm liên hệ với các em. Hầu như họ phó thác các em cho các Trung tâm xã hội, bệnh viện. Nhìn chung, các gia đình có trẻ nhiễm HIV khó đương đầu tốt với dư luận cộng đồng, với mặc cảm

bản thân, với bệnh tật và với kinh tế vì thế yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của các em.

- Đơn cử một số tình huống trong vô vàn các tình huống đã xảy ra để chúng ta có thể nhìn rò hơn về sự kỳ thị, phân biệt của cộng đồng đối với trẻ em bị nhiễm HIV cũng như gia đình có con nhiễm HIV.

+ “Cháu không muốn ra đó chơi vì cháu sợ rằng cháu sẽ bị đánh. Họ không muốn chơi với cháu và thậm chí họ còn trêu trọc cháu” – Một em gái 6 tuổi đang sống chung với HIV ở An Giang thổ lộ. [72]

+ Nhiều em cũng kể lại những chuyện đối xử không phù hợp của các nhân viên y tế nhà nước khi đi khám bệnh. Một em trai 10 tuổi sống chung với HIV tại Quảng Ninh kể: “Khi đau ốm, bố mẹ đưa cháu tới bệnh viện tỉnh nhưng cháu không được bác sỹ khám vì bác sỹ nói họ phải ưu tiên cho các trường hợp khác”. [72]

* Môi trường sống thiếu an toàn và tiếp tục tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em sống chúng và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng, trường học trên thực tế nhiều nơi chưa thực sự coi trọng. Kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha, mẹ, của người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các tệ nạn, hành vi xâm phạm quyền. Tình trạng ly tán, ly hôn của cha, mẹ hoặc cha, mẹ mắc căn bệnh HIV/AIDS là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em bỏ học, sống lang thang bị lừa gạt dụ dỗ, một bộ phận các em gái bị rơi vào con đường mại dâm, trẻ em nam rơi vào tệ nạn nghiện hút, trộm cắp.... Bên cạnh đó sự thiếu hiểu biết, lối sống ích kỷ của một số gia đình, người thân khi các em bị mồ côi đã rũ bỏ trách nhiệm cưu mang, bỏ rơi phó mặc cho xã hội cũng là nguyên nhân cơ bản đẩy các em vào tình trạng tệ nạn xã hội và là con đường đưa các em đến với HIV/AIDS nhanh nhất.

Việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh trong trường học, cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Các tổ

chức Đoàn, Đội chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Tình trạng trẻ em bị vi phạm nguyên tắc "Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ" vẫn còn diễn ra ngay bên cạnh môi trường tưởng như thân thuộc và an toàn nhất cho mình là nhà trường và gia đình như bị thầy cô xúc phạm, bị phân biệt ngồi học riêng biệt về tình trạng HIV, bị đối xử cực đoan từ cha, mẹ và người thân.

Nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào còn coi nhẹ; nhiều thói quen, phong tục tập quán có hại cho trẻ em chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Sự nguy hại về nhiều mặt và hậu quả lâu dài cùng với những tồn tại xã hội đã đẩy các em vào tình trạng tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần, làm cho các em phát triển không hoàn thiện về nội tâm, luôn sống trong tình trạng lo lắng, căng thẳng.

Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, làm ảnh hưởng đáng kể tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV, rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm và chuyển gửi đến dịch vụ chăm sóc điều trị.

Nhận thức của cộng đồng còn hạn chế, một số gia đình, người thân khi biết con em mình nhiễm HIV/AIDS đã từ chối nuôi dưỡng chăm sóc và trông chờ sự đón nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhận thức và hiểu biết về Luật phòng chống HIV/AIDS và những quy định đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của một số cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, học sinh, cha mẹ chưa cao, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách và cơ sở vật chất cho việc thực hiện công tác y tế học đường phòng, chống HIV/AIDS

* Thiếu quyết tâm trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và nguồn nhân lực bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Việc giải thể các Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em tại địa phương có khả năng sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước liên quan tới trẻ em. Các cán bộ trước đây của Ủy ban đã được thuyên chuyển sang làm việc tại Sở Lao động thương binh và xã hội và Sở y tế hoặc các cơ quan khác. Hiện không có cán bộ làm chuyên trách về các vấn đề của trẻ em ở cấp xã.

Cần phải có cơ chế chính sách đủ mạnh để kiểm soát được tình trạng di cư tự

do trong nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV. Bộ lao động- Thương binh và Xã hội cùng với UNICEF đã công bố "Tình hình gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Việt Nam" đã chỉ ra rằng sự gia tăng trẻ em từ 13 - 19 tuổi bị nhiễm AIDS là đến từ các "điểm nóng". Tình trạng di cư cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự gia tăng dịch bệnh này tại nước ta. Trẻ em lang thang, trong số đó có nhiều trẻ em di cư cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Sự di cư biến động này đã tác động tiêu cực xã hội, đến công tác thống kê, tổng hợp, xây dựng chiến lược, chính sách an sinh xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của các em.

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực luôn là rào cản cho việc mở rộng chương trình điều trị và công tác can thiệp giảm hại. Trong khi số cán bộ có trình độ và kinh nghiệm được tuyển dụng thêm ít, các cán bộ kinh nghiệm và năng lực xin chuyển công tác khác ngày càng tăng, nguyên nhân chính do công việc căng thẳng và vất vả, trong khi lương và chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS thấp chưa thu hút được cán bộ có kinh nghiệm tham gia vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Hơn nữa với các lĩnh vực y tế tư nhân phát triển và có chế độ đãi ngộ tốt đã thu hút nhiều cán bộ từ lĩnh vực y tế nhà nước sang làm y tế tư nhân. Nhu cầu nhân lực có trình độ đại học cho phòng, chống HIV/AIDS rất lớn, nhưng năng lực đào tạo trong lĩnh vực này của các trường đại học chưa đủ đáp ứng do thiếu giảng viên có kinh nghiệm trong đào tạo phòng, chống HIV/AIDS; chưa có chương trình chi tiết chuẩn về đào tạo phòng, chống HIV/AIDS thống nhất trên toàn quốc; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đào tạo không đảm bảo cho công tác đào tạo phòng, chống HIV/AIDS; phương pháp giảng dạy, đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS còn mới đối với giảng viên.

Các cán bộ trung ương có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận tới nhận thức các QTE và các trách nhiệm của họ trong công tác bảo vệ quyền trẻ em hơn là các cán bộ dưới địa phương. Sự cách biệt này cũng tồn tại giữa các cơ quan lập pháp và các cơ quan thực hiện. Điều này nhiều khả năng gây ra sự thiếu nhất quán trong việc ưu tiên đầu tư hoặc phân bổ ngân sách tại cấp địa phương, đặc biệt là khi xét tới thực tế quá trình phân cấp quản đang được đẩy mạnh tại Việt Nam.

Hầu hết cán bộ làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em cấp cơ sở thường thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn một cách có hệ thống để làm việc với trẻ em. Công tác xã hội gần đây mới bắt đầu được công nhận là một nghề chuyên môn ở Việt Nam. Các dịch vụ xã hội cho các nhóm trẻ em dễ bị tổn thương chủ yếu được thực hiện thông qua các nỗ lực tình nguyện và các tổ chức phi lợi nhuận hơn là từ phía các cán bộ chuyên trách được đào tạo và trả lương.

Việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức chưa đạt hiệu quả cao do vẫn tồn tại sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và do năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế... Việc phân loại, quản lý và theo dòi các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt không chặt chẽ. Việc tư vấn không đúng với lứa tuổi và tâm lý của các em đã dẫn đến tình trạng các em thù hận với bản thân và người xung quanh.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phòng chống HIV/AIDS ở trẻ em chưa được đầu tư thỏa đáng

Về cơ sở vật chất, hiện nay theo thống kê chỉ có 11 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trụ sở làm việc độc lập (đạt 18,6% số Trung tâm đã thành lập), 45 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh trụ sở làm việc đặt tạm thời tại một số phòng, ban của đơn vị y tế khác như Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội chiếm 76,3%. Trong đó có nhiều Trung tâm có trụ sở hết sức chật chội, với trên 20 cán bộ, công chức và lãnh đạo Trung tâm làm việc trong một phòng khoảng

24m2 như tỉnh Bến Tre. Chính vì vậy không thể hoàn thành chức năng nhiệm vụ

phòng, chống HIV/AIDS được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao phó. Đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng công việc chuyền môn, nghiệp vụ, việc triển khai công tác chăm sóc, tư vấn và điều trị bệnh nhân AIDS ngoại trú tại những trung tâm này, cũng như khi triển khai chương trình tiếp cận thuốc điều trị ARV và điều trị thuốc thay thế Methadone trong thời gian tới; 03 Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh phải thuê văn phòng tư nhân chiếm 5,1%. Trong số trung tâm phòng chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trụ sở làm việc tạm thời, thuê trụ sở có 10 trung tâm có quyết định cấp đất xây dựng, 8 trung tâm đang trình duyệt đề án xây dựng. [11]

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí