Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LÂY NHIỄM HIV/AIDS Ở TRẺ EM TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.1. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em tại Việt Nam trong thời gian qua
Những năm gần đây, mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân quan tâm nhiều hơn, song hằng năm số người nhiễm HIV/AIDS vẫn có chiều hướng gia tăng để lại hậu quả nặng nề cho sự phát triển của xã hội nói chung và cho những trẻ em nhiễm HIV/AIDS nói riêng. Thực trạng trẻ em nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề mang tính chất thời sự. Là sự trăn trở đối với các cấp chính quyền có trách nhiệm và toàn xã hội.
Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, tính đến hết tháng 12 năm 2009, tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em dưới 18 tuổi là 4% so với tổng số người nhiễm HIV (khoảng 6400 em)[8]. Đây chỉ là con số đại diện cho “tảng băng nổi” mà chúng ta có thể thống kê được. Trẻ em nhiễm HIV chủ yếu do lây truyền từ mẹ sang con. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỷ lệ lây nhiễm HIV còn lan rộng trong số người tiêm chính ma túy ở các tỉnh vùng Tây Bắc, nơi trình độ dân trí thấp, dịch HIV lan nhanh sang đối tượng dân cư khác trong cộng đồng như vợ và bạn tình khác giới. Ước tính năm 2012 có khoảng 280.000 người nhiễm HIV (5000 phụ nữ mang thai. Đây là một thách thức lớn trong gánh nặng bệnh tật và tử vong trẻ em. Tình hình trẻ nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới, do vậy nguy cơ trẻ em bị bỏ rơi và mồ côi do HIV/AIDS sẽ tiếp tục gia tăng.
Tỉ lệ trẻ nhiễm HIV tại Việt nam có xu hướng gia tăng tại các thành phố lớn.
Hiện cả nước có khoảng 457.691 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS và hơn một nửa thuộc các gia đình nghèo và rất
nghèo. TP HCM hiện có khoảng 1,8 triệu trẻ em, trong đó có hơn 1,4 triệu trẻ em có hộ khẩu thường trú và trên 300.000 trẻ em tạm trú, chiếm 27,3% dân số thành phố. Số trẻ em dưới 16 tuổi bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ước tính khoảng
25.000 trẻ. Toàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 400 trẻ (từ 6 đến 15 tuổi) bị ảnh hưởng bởi HIV (những trẻ có thể bị nhiễm HIV hoặc không bị nhiễm nhưng sống chung với người bị nhiễm HIV), trong đó có 21 trẻ dương tính với HIV. [69]
Việc quản lý trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Trong số 457.691 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cao nhất là số trẻ em sống cùng cha mẹ bị nhiễm HIV/AIDS, rồi đến số trẻ em mồ côi do AIDS. Tuy nhiên con số này trên thực tế còn cao hơn rất nhiều do hiện nay việc thu thập số liệu về đối tượng là trẻ em bị nhiễm HIV còn nhiều hạn chế. Điều này đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho các dịch vụ chẩn đoán sớm cho trẻ bị nhiễm HIV, từ đó nhằm cung cấp cho trẻ em các dịch vụ chăm sóc và điều trị kịp thời. Can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần thiết phải được mở rộng để ngăn ngừa tình trạng gia tăng số lượng trẻ em bị nhiễm HIV do số lượng phụ nữ có thai nhiễm HIV sẽ tiếp tục tăng từ 4.100 trong năm 2007 lên 4.800 vào năm 2012. [9]
Do những đặc thù về thể chất của trẻ em, trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS nhất. Trẻ em có thể lây nhiễm HIV/AIDS từ cả 3 con đường lây nhiễm cơ bản, bao gồm: Truyền máu, lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường tình dục không an toàn.
Lây truyền qua đường máu: Theo thống kê, Việt Nam có số trẻ em vị thành niên bị tai nạn thương tích chiếm 19% tổng số người bị tai nạn thương tích trong giao thông và sinh hoạt hàng ngày. Thêm vào đó, ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường đã làm cho nhiều em bị lôi kéo vào con đường ma túy. Do thiếu hiểu biết về con đường lây truyền HIV/AIDS, các em thường sử dụng bơm kim tiêm chung và điều này làm tăng khả năng lây nhiễm HIV đối với trẻ em.
Lây truyền từ mẹ sang con: Tại Việt Nam, số phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV/AIDS có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo “Ước tính và Dự báo HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007-2012” số lượng phụ nữ có thai nhiễm HIV tiếp tục tăng từ
4.100 trong năm 2007 lên 4.800 vào năm 2012. Người mẹ bị nhiễm HIV/AIDS có thể lây truyền sang con ở cả ba giai đoạn: mang thai, giai đoạn sinh con và giai đoạn cho con bú.
Ở giai đoạn mang thai: Sự lây truyền HIV qua con đường này có thể xảy ra sớm hơn, ngay từ khi thai nhi mới được tuần thứ 8 và kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Từ tuần thứ 18, virus HIV được truyền qua nhau thai với tỷ lệ rất cao, cuối thời kỳ thai nghén, có thể một số bạch cầu CD4 từ mẹ được truyền qua nhau và có thể đi vào thai nhi. Việc HIV được truyền từ mẹ sang thai nhi qua bánh rau được coi là lây truyền dọc. Có khoảng 5 - 10% số trẻ sơ sinh của các bà mẹ có HIV bị lây truyền HIV từ mẹ. Tỷ lệ lây truyền này sẽ cao hơn khi tuổi người mẹ càng lớn và đặc biệt, nếu người mẹ chuyển sang giai đoạn AIDS thì mức độ lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang thai nhi càng cao hơn, thai nhi sẽ bị nhiễm nặng hơn.
Giai đoạn sinh con: Cho dù có một tỷ lệ nhất định trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ khi còn nằm trong tử cung, nhưng rất nhiều nghiên cứu cho rằng sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thường xảy ra muộn hơn vào thời kỳ chuyển dạ, hoặc khi đứa trẻ đi qua "đường sinh dục" của mẹ để ra ngoài khi trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự thay đổi máu của mẹ - thai nhi khi chuyển dạ.
Khi người mẹ chuyển dạ các cơn co tử cung mạnh có thể "bơm mạnh" máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn thai nhi, đặc biệt là trong trường hợp đẻ khó và chuyển dạ lâu còn có thể gây ra nhiều dập nát tổ chức của nhiều tổ chức của mẹ và trẻ có thể nuốt phải một số virut trong máu và dịch âm đạo của mẹ làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên, tỷ lệ lây nhiễm từ người mẹ có HIV trong giai đoạn này là 10- 20%. [9]
Giai đoạn cho con bú: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những người mẹ bị nhiễm HIV nếu sau khi sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ thì sau một thời gian, con họ cũng sẽ bị nhiễm HIV. Virus HIVcó trong sữa và máu của người mẹ, trẻ em mới sinh ra, ruột non chưa hoàn chỉnh, khi bú sữa mẹ có nhiễm HIV làm cho trẻ dễ bị lây nhiễm HIV từ sữa mẹ là 10%. Với những thai nhi bị nhiễm HIV thường xảy ra tình trạng đẻ non. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ mang HIV/AIDS sinh ra thường nhẹ
cân (dưới 2500g). Việc nhiễm HIV của trẻ sơ sinh trong thời gian mang thai của mẹ đã làm tăng nguy cơ tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. HIV/AIDS đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chúng ta đã có một biện pháp nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con như sự can thiệp của thuốc Nevirapine. Nếu người mẹ mang thai bị nhiễm HIV/AIDS dùng thuốc ở tuần thứ 36 của thai kỳ và con uống thuốc một liều siro trong vòng 12h sau khi sinh. Việc can thiệp bằng thuốc Nevirapine có thể giảm tới 40% tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. [9]
Lây truyền qua đường tình dục: Trẻ em là những người còn non nớt về thể chất và trí tuệ, nên dễ bị lôi kéo vào con đường mại dâm. Dễ thiếu hiểu biết hoặc dễ bị ép buộc, các em không áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn dẫn đến việc các em dễ dàng bị lây nhiễm HIV. Đây là một hiện tượng xã hội gây nhiều vấn đề phức tạp và là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS. Theo số liệu thống kê trên thế giới có khoảng 3,8 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV/AIDS và con số này có xu hướng gia tăng.
Bảng 2.1: Khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo từng giai đoạn
Khi sinh | Cho con bú | |
5-10% | 10-20% | 10% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Hiv/aids Đến Sự Thụ Hưởng Các Quyền Con Người Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids
- Pháp Luật Quốc Tế Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids
- Pháp Luật Việt Nam Trong Việc Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids
- Thành Tựu Trong Việc Thực Hiện Nguyên Tắc:"đảm Bảo Sự Sống Còn Của Trẻ Ở Mức Tối Đa"
- Quyền Tiếp Cận Các Thông Tin Về Hiv/aids Của Trẻ Em Việt Nam Còn Hạn Chế
- Bài Học Kinh Nghiệm Trong Việc Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Hướng dẫn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Bộ Y tế - Cục phòng chống HIV/AIDS năm 2011.
Việc điều trị thuốc kháng ARV cho những người có HIV là điều trị suốt đời, chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để người có HIV bắt đầu tham gia điều trị là khi có chỉ định của bác sỹ và khi thực sự sẵn sàng tham gia vào việc điều trị. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì việc điều trị thuốc kháng ARV không giúp ích gì cho người có HIV, thậm chí còn đẩy người có HIV vào tình trạng nguy hiểm (do tác dụng phụ của thuốc, do kháng thuốc, dị ứng thuốc...) Bệnh nhân AIDS nếu được điều trị đúng phác đồ và tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng thuốc thì tuổi thọ có thể kéo dài nhiều năm, có khi trên 10 năm.
2.1.2. Nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em tại Việt Nam thời gian qua
Mặc dù trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật. Nhưng trên bình diện chung Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở diện rộng và còn có quá nhiều chênh lệch về mức sống giữa các vùng, miền đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của trẻ em. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm gia tăng hiện tượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Các yếu tố trên là nguy cơ khiến cho trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt có thể bao gồm các yếu tố bên ngoài (gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội) và những yếu tố cá nhân của trẻ (như thiếu kỹ năng xã hội, thiếu kỹ năng sống, lêu lổng, bỏ học...). Những tác động của kinh tế -xã hội đối với trẻ em là rất lớn. Số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phần nào phản ánh thực trạng, là nguyên nhân “góp phần” làm gia tăng số trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong những năm gần đây.
- Trẻ em vừa là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của đại dịch HIV/AIDS.
+ Trực tiếp là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và gián tiếp là cha mẹ hay người thân cận của trẻ em bị nhiễm. Đối với những trẻ sơ sinh vừa sinh ra đã bị nhiễm HIV/AIDS do chính mẹ mình lây sang trong lúc sinh hay một lý do trục trặc kỹ thuật nào đó của bệnh viện. Những em này không hề biết HIV/AIDS là gì, cũng không thể tự chọn một bà mẹ khác không bị nhiễm HIV để được sinh ra, cũng không thể tự chọn một hệ thống y tế an toàn hơn cho sự ra đời của mình. Bé lớn lên trong lo lắng và hoảng sợ của mẹ; bé ngây thơ hồn nhiên trong sự đề phòng, xa cách và thương hại của họ hàng, thân thuộc và xóm làng.
+ Các trẻ em lớn hơn do bị lạm dụng tình dục, do nghiện ngập hoặc do sự bất cẩn của các nhân viên y tế mà nhiễm HIV/AIDS, các em cũng là nạn nhân thụ động của đại dịch này. Hoặc có thể vì bị bỏ rơi, vì không thể chịu đựng mãi tương lai bất hạnh trong gia đình hoặc vì bị đẩy ra đường để tự kiếm sống và rồi bị dụ dỗ, cưỡng ép phải quan hệ tình dục với những người nhiễm HIV/AIDS mà các em không hề hay biết.
+ Các em không được gia đình người thân quan tâm và chăm sóc mà đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi dậy thì. Có thể các em cảm thấy cô đơn và trống rỗng trong lòng, bỏ nhà theo bạn bè nên đôi khi rơi vào tình cảnh khó khăn vì miếng ăn hàng ngày, vì chỗ ngủ không an toàn hàng đêm, một số em đã vướng vào ma túy và đường dây ma túy để rồi rơi vào tình trạng nhiễm HIV/AIDS, do sử dụng chung bơm kim tiêm với người đã nhiễm HIV/AIDS mà không biết.
+ Ngoài những nạn nhân trực tiếp còn rất nhiều nạn nhân gián tiếp là trẻ em.
Khi trong gia đình có một người nhiễm HIV/AIDS, trẻ em sẽ phải gánh chịu hậu quả sớm nhất. Nếu người nhiễm là cha hoặc mẹ thì mức độ quan tâm chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ giảm cả về tinh thần lẫn vật chất. Và nếu tin “cha hoặc mẹ em bị nhiễm HIV/AIDS” lọt ra ngoài thì tức khắc em sẽ bị phân biệt đối xử nơi họ hàng thân thích, nơi bạn bè, nơi học đường. Đã có nơi tìm cách vận động gián tiếp để các em nhiễm HIV/AIDS không nên đến trường nữa. Những quyền lợi giản dị của một đứa trẻ là được vui chơi, được tôn trọng và được hỗ trợ để phát triển đã bị mất một phần lớn hoặc mất hoàn toàn do cha mẹ em bị nhiễm HIV/AIDS. Nếu trường hợp cả cha lẫn mẹ đều bị nhiễm thì con cái của họ phải đối phó nhiều hơn với dư luận xã hội, nhất là sau khi cha mẹ mất vì AIDS.
Dù là nạn nhân thụ động trực tiếp hay gián tiếp, dù vô tình hay cố ý, nhóm trẻ em trên vẫn đang có nguy cơ bị bỏ mặc, bị hạ thấp giá trị làm người thông qua thái độ ứng xử của cộng đồng xã hội, điều này làm tác động sâu sắc tới khả năng tái hòa nhập cộng đồng và sự phát triển của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
2.2. MỘT SỐ THÀNH TỰU BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc "Vì lợi ích tốt nhất của trẻ" đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Phù hợp với tư tưởng chủ đạo của Công ước CRC trong việc thực hiện các nguyên tắc tốt đẹp dành cho trẻ em, Ngay từ khi phê chuẩn công ước Việt Nam đã đưa sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em vào trong các chủ trương, chính sách, tư tưởng, luật pháp, kinh tế để từng bước nội luật hóa nhằm thực hiện các nguyên tắc trên sao cho hiệu quả nhất, dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nguyên tắc "Vì lợi ích tốt nhất của trẻ" được Nhà nước và các địa phương đặc biệt chú trọng bằng việc triển khai nhiều mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng đã và đang được thực hiện thí điểm trong phạm vi cả nước.
Bắt đầu vào tháng 3/2006, tại Hội nghị Tư vấn khu vực Đông Á Thái Bình Dương về trẻ em và HIV/AIDS tổ chức tại Hà Nội, lời kêu gọi hành động đề nghị Chính phủ các nước xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và Việt Nam đã là một trong những nước đi đầu thực hiện lời kêu gọi này. Từ đó nhiều mô hình bảo vệ trẻ em thiết thực được tổ chức ở rất nhiều địa phương, đặc biệt tại các vùng dịch trọng điểm, huy động các cấp, các ngành chung sức, chung lòng bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch HIV/AIDS.
Tiếp theo, ngày 4/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp cùng các bộ, ngành với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế tiến hành xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Đây là kế hoạch hành động phối hợp liên ngành nhằm tăng cường nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề bức xúc trong công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. [1]
Vào tháng 8/2012, để tăng cường hơn nữa trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015. Một trong những mục tiêu của chương trình là thực hiện việc rà soát, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về cơ chế điều trị, dự phòng, chuyển tuyến và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và những người chăm sóc trẻ, bảo đảm cho các đối tượng được tiếp cận phổ cập với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ điều trị HIV và chương trình điều trị 2.0 để trẻ có thể tiếp cận dịch vụ ngay tại tuyến cơ sở.
Hiện nay trên cả nước có 320 cơ sở triển khai điều trị bằng thuốc kháng HIV
(ARV) trong đó có 122 cơ sở cung cấp thuốc ARV trẻ em theo đó có 3.567 trẻ em bị nhiễm HIV được cung cấp miễn phí thuốc ARV. Bên cạnh việc mở rộng chương trình chăm sóc điều trị cho trẻ nhiễm HIV/AIDS, các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ bị ảnh hưởng bởi AIDS cũng được đầu tư mở rộng theo Có thể nói chương trình trợ giúp cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 đã phần nào mang lại những tia hy vọng ấm áp cho các em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Các em đã nhận được tình cảm nhân văn cao cả đó là sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, là sự sẻ chia không phân biệt kỳ thị, không xa lánh và đặc biệt hơn nữa là các quyền con người cơ bản của em được tôn trọng và bảo vệ như: Các em được có cơ hội rộng mở hơn khi tiếp xúc với các dịch vụ tư vấn miễn phí phù hợp với lứa tuổi tâm sinh lý của các em, các em được sống an toàn bên những người thân yêu là gia đình có cha, mẹ hoặc được sống trong các sở chăm sóc thay thế.
2.2.2. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc "Không phân biệt đối xử" với trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ HIV(+) cần được theo dòi, chăm sóc toàn diện, phát hiện, điều trị sớm nhiễm trùng cơ hội; tiếp cận và điều trị bằng thuốc kháng virus mới có thể giảm thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ trong nhóm tuổi dưới 1 tuổi và dưới 2 tuổi. Vì nhiễm trùng cơ hội ở những trẻ này thường nặng, nguy cơ tử vong của trẻ rất cao. Bên cạnh đó, việc theo dòi những phụ nữ nhiễm HIV mang thai, quản lý và điều trị bằng thuốc ARV nếu mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị, hoặc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu mẹ chưa đủ tiêu chuẩn điều trị sẽ đem lại hiệu quả to lớn, làm giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV do lây truyền từ mẹ sang con.
Trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường phải sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chịu thiệt thòi trong học tập, chăm sóc y tế, bị phân biệt đối xử và nhận thức của trẻ về HIV/AIDS cũng rất hạn chế nên thường cảm thấy buồn tủi, chán nản, sống khép mình. Các em đều có nguyện vọng được tiếp tục sống cùng gia đình và người thân, được người lớn bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng, được điều trị mỗi khi ốm đau như mọi trẻ em khác, được bình đẳng, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không bị bạo lực, đặc biệt là muốn được tiếp tục cắp sách đến trường, được vui chơi cùng bạn bè...