Về trang thiết bị cần thiết. Trong 61 Trung tâm có 43 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh có phòng xét nghiệm được trang bị dàn Elisa đã phục vụ cho công tác xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV (+) theo yêu cầu của Bộ Y tế, nhưng chỉ có 19 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố có phòng xét nghiệm được phép khẳng định các trường hợp HIV (+); Về các trang thiết bị hỗ trợ cho công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS chỉ có 9/61 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh có trang bị thiết bị. [3]
Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, trẻ mồ côi do AIDS được hỗ trợ tài chính hàng tháng. Trong quá trình thực thi đã xác định được một số vấn đề trong đó có năng lực yếu kém của các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương, việc thực hiện cơ chế giám sát quỹ bảo hiểm chưa được thực thi nghiêm, vẫn tồn tại tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử ngăn cản những người có nhu cầu đến được với các hỗ trợ này.
Mặc dù không có những chính sách cản trở phụ nữ mang thai nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ, nhưng chính sách hiện nay cũng không khuyến khích họ tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán, xét nghiệm sớm. Để khắc phục tình trạng trên, giúp phụ nữ mang thai sớm được tiếp cận các dịch vụ y tế công , cần có một chính sách cụ thể để giải quyết và ưu tiên phụ nữ tiếp cận can thiệp dự phòng , điều trị , chăm sóc và hỗ trợ, đặc biệt là đối với đối tượng PNMD có tiêm chích ma túy . Những PNMD sử
dụng ma túy và bị nhiễm HIV đã bị gạt ra bên lề và phải đối mặt với kỳ thị kép về HIV, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ việc làm, giáo dục và hỗ trợ xã hội.
* Bí mật thông tin về nhiễm HIV/AIDS của trẻ em chưa được quan tâm bảo vệ có hệ thống.
Việc thiếu các tiêu chuẩn bảo mật thông tin trong xét nghiệm HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng phân biệt và kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Thông tin chưa được bảo mật cũng là nguyên nhân góp phần dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử đối với trẻ em sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung và các trường giáo dưỡng, là những trẻ có nguy cơ cao dễ nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Những trẻ được xác định là "có
nguy cơ cao" thường phải trải qua xét nghiệm HIV/AIDS bắt buộc mà không có bất cứ hình thức tư vấn nào. Theo nguyên tắc của CRC các kết quả xét nghiệm phải được giữ kín, nhưng trong thực tế chính quyền địa phương nơi gia đình trẻ sinh sống thường được thông báo về tình trạng HIV (+) của trẻ, khiến thông t in khó có thể giữ kín và đôi khi gây áp lực cho trẻ và gia đình, làm cho trẻ dễ bị xa lánh và khó hòa nhập cộng đồng.
* Nguồn ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa được đáp ứng thỏa đáng
Sự gia tăng trẻ em nhiễm HIV/AIDS trong thời gia gần đây có sự bất cập về nguồn đầu tư chưa đầy đủ về tài chính và nguồn nhân lực. Mặc dù chi tiêu công về y tế đã tăng đáng kể trong thời gian qua, nhưng vẫn có khu vực chưa đủ nguồn lực (như thiếu cán bộ y tế đủ năng lực), sự khác biệt bao phủ và việc sử dụng các dịch vụ y tế giữa các vùng, giữa các khu vực nông thôn và thành thị vẫn còn tồn tại. Các dịch vụ y tế đôi khi chưa phù hợp và chưa thân thiện với trẻ em bị HIV/AIDS (cán bộ y tế thường thiếu kỹ năng tham vấn, xét nghiệm và giữ bí mật về tình trạng HIV của trẻ chưa cao). Thách thức chính trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là chưa có một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả và mạnh mẽ, thiếu các dịch vụ bảo vệ và dịch vụ xã hội. Việc khống chế dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, ngày càng đến gần hơn với mục tiêu "ba không" do Liên hợp quốc đề ra (không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS). Tuy nhiên, khi Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS thì phải đối mặt với vấn đề hết sức khó khăn, đó là nguồn tài chính. Từ năm 2013, các khoản tài trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam sẽ giảm dần và chưa có tín hiệu nối lại sau năm 2015. Tổ chức tài trợ cho Việt Nam phòng, chống HIV/AIDS nhiều nhất là PEPFAR (chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS) đã chính thức có thông báo giảm dần hỗ trợ từ năm 2013 về thuốc kháng vi-rút, sinh phẩm chẩn đoán, chuyển dần sang chỉ hỗ trợ kỹ thuật. Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới
(WB) sẽ kết thúc vào năm 2013. Hai dự án còn kéo dài đến năm 2015 là của Quỹ Toàn cầu và PEPFAR chưa có tín hiệu mở thêm các vòng mới. Nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phần lớn từ các tổ chức quốc tế (chiếm 72%), trong đó 56% từ viện trợ song phương và 16% từ viện trợ đa phương. Với tình hình trên, để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, chúng ta sẽ phải đứng trước những thách thức lớn về tài chính khi nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài bị cắt giảm, tình trạng trên sẽ ảnh hưởng đến các việc điều trị cho nhóm trẻ em trên.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Và Nguyên Nhân Lây Nhiễm Hiv/aids Ở Trẻ Em Tại Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Thành Tựu Trong Việc Thực Hiện Nguyên Tắc:"đảm Bảo Sự Sống Còn Của Trẻ Ở Mức Tối Đa"
- Quyền Tiếp Cận Các Thông Tin Về Hiv/aids Của Trẻ Em Việt Nam Còn Hạn Chế
- Dự Báo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Tăng Cường Công Tác Giám Sát, Kiểm Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật, Chính Sách Về Phòng Chống Hiv/aids Ở Trẻ Em
- Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm trong việc bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
2.4.2.1. Kinh nghiệm của UNICEF
UNICEF hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng cường bộ máy và chiến lược tổng thể về bảo vệ trẻ em và thiết lập một hệ thống công lý thân thiện với trẻ em. Những biện pháp chiến lược và hoạt động chính của UNICEF về bảo vệ trẻ em là những bài học kinh nghiệm quan trọng đối với Việt Nam
Tuyên truyền, vận động và xây dựng chính sách: UNICEF chia sẻ kiến thức chuyên môn, cung cấp thông tin và những kinh nghiệm, tập quán hay cũng như hỗ trợ công tác nghiên cứu và theo dòi để giúp Chính phủ xây dựng mới và rà soát lại các Bộ luật, chính sách và chiến lược về bảo vệ trẻ em. UNICEF cũng đã giúp Chính phủ khuyến khích xã hội dân sự và khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Xây dựng năng lực: UNICEF hỗ trợ thiết kế và xây dựng công tác xã hội, bộ máy bảo vệ trẻ em cũng như các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực này. UNICEF cũng cho rằng việc đào tạo về công tác xã hội, bảo vệ và chăm sóc về mặt tâm lý-xã hội cho trẻ em là một chiến lược quan trọng nhằm tăng cường việc công tác bảo vệ trẻ em nói chung. Trên tinh thần đó, UNICEF hỗ trợ xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo, và tiến hành đào tạo các giảng viên dạy về công tác xã hội ở các trường đại học và cao đẳng. Ngoài ra, UNICEF hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn cho cán bộ ở các cơ quan chủ chốt của Chính phủ.
Xây dựng mô hình và tăng cường nguồn lực phục vụ bảo vệ trẻ em: UNICEF hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính cho việc xây dựng và thực hiện các mô hình bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng. Sau này có thể nhân rộng và sử dụng những mô hình này làm cơ sở để xây dựng chính sách và luật pháp trong tương lai.
Nâng cao nhận thức và tham gia: UNICEF góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em, thay đổi ý thức, thái độ đối với trẻ em dễ bị tổn thương và tạo ra sự thay đổi hành vi trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị và xã hội; giới báo chí; các cộng đồng; và các gia đình. UNICEF còn nâng cao vị thế của trẻ em bằng cách khuyến khích chính các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em.
Ngoài ra, UNICEF đã góp phần huy động và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em. [4]
2.4.2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singgapo... tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội mà việc bảo vệ trẻ em được thực hiện theo mô hình ưu tiên khác nhau. Hầu hết các quốc gia này đề xây dựng mô hình "hệ thống bảo vệ trẻ em" đồng bộ; chú trọng đào tạo cán bộ xã hội làm việc thân thiện với trẻ em; xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, quan tâm tới các mô hình thay thế gia đình như trung tâm công tác xã hội với trẻ em; trung tâm trẻ em đường phố; trung tâm giúp trẻ bị nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng...
Các nước phát triển như Nga, úC, Anh, Đức, Thụy Điển và Nauy đặc biệt quan tâm để xây dựng khung pháp lý thân thiện với trẻ em; hệ thống phúc lợi xã hội cho trẻ em và phát triển mạng lưới trung tâm công tác xã hội, văn phòng tư vấn và đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp hoạt động tại các xã, phường. Thông thường cứ 2000- 3000 dân có một cán bộ xã hội chuyên nghiệp và 4- 5 cộng tác viên và cứ 30.000 - 50.000 dân có một trung tâm công tác xã hội. Việc bảo vệ trẻ em tại các quốc gia phát triển luôn hướng tới việc bảo vệ các quyền cơ bản nhằm bảo vệ tốt nhất và dành các điều kiện tốt nhất cho trẻ em. [5]
2.4.2.3. Kinh nghiệm của Việt Nam
* Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư.
Công tác truyền thông vận động xã hội, vận động chính sách và thay đổi hành vi giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vì vậy công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về bảo vệ trẻ em và thúc đẩy nhu cầu của gia đình và xã hội đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Xây dựng kế hoạch hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cụ thể, đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện rò ràng, phù hợp. Trên cơ sở đó coi trọng công tác giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm kịp thời trong việc triển khai hoạt động;
Các cấp quản lý ngành giáo dục, lãnh đạo các nhà trường cần triển khai nghiêm túc, kịp thời các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tăng cường sự tham gia của học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh, nhất là sự tham gia trực tiếp của người có HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong quá trình triển khai hoạt động; Tăng cường công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình và phổ biến kinh nghiệm thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Công tác phối hợp liên ngành trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và theo dòi, giám sát, đánh giá cũng là những yếu tố đảm bảo cho Kế hoạch hành động mang tính khả thi và kết nối, tránh được sự chồng chéo và đảm bảo hiệu quả của từng hoạt động;
Vấn đề giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong lĩnh vực giáo dục luôn là niềm trăn trở của nhiều cấp, bộ ngành. Để đưa trẻ nhiễm HIV đến trường cần có những giải pháp linh hoạt, cần tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh cũng như sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ban, ngành đặc biệt là vai trò của ngành Giáo dục sẽ góp phần quyết định trong việc thành công đưa trẻ em nhiễm HIV tới trường;
Tích cực khai thác nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và huy động nguồn lực từ cộng đồng, góp phần giảm đầu tư của nhà nước và đảm bảo sự bền vững của chương trình là hết sức quan trọng;
Sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý liên ngành trong suốt quá trình triển khai Kế hoạch là cần thiết, tạo điều kiện cho các địa phương triển khai đúng mục tiêu, đạt kết quả tốt
Bảo vệ trẻ em trước hết thuộc về trách nhiệm của gia đình, nhưng khi gia đình thiếu khả năng rơi và điều kiện thực hiện thì cộng đồng xã hội và nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ gia đình. Việc thực hiện thông qua hệ thống chính sách và các chương trình, các dịch vụ cần ưu tiên cho nhóm trẻ em đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn và nhóm trẻ em có nguy cơ bị tổn thương để trẻ em có điều kiện phát triển bình thường.
* Xây dựng Chính sách tạo cơ chế bình đẳng cho các tổ chức xã hội dân sự
Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong ứng phó với đại dịch HIV/AIDS đã được quy định trong các văn bản Luật quan trọng như: Luật phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Chỉ thị số 54-CT/TƯ ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư TƯ Đảng về
tăng cường sự lãnh đao của Đảng đối với công tác phòng , chống HIV/AIDS trong
tình hình mới và văn bản pháp lý mới nhất là Chiến lược quốc gia phòng , chống HIV/AIDS năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ lao động thương binh & Xã hội.
Các tổ chức xã hội dân sự bắt nguồn từ chính cộng đồng, nơi có những nhóm người đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ nhất. Họ là một trong những lực lượng chính để triển khai kế hoạch hành động của Chính phủ ở những địa bàn nóng vốn rất khó tiếp cận. Có thể thấy, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự không những bảo đảm cho việc can thiệp, phòng chống nhằm giảm tác hại của HIV/AIDS đi sâu vào nhận thức của nhân dân, hơn nữa đã huy động được sự đóng góp về nhân lực, vật lực, trí lực của cộng đồng làm tăng hiệu quả của các can thiệp dự phòng, giúp giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống
HIV/AIDS lần đầu tiên Quỹ có tài trợ gần 15 triệu USD do tổ chức xã hội chủ trì thực hiện. Khi nguồn tài trợ quốc tế giảm dần, Nhà nước dành kinh phí từ ngân sách cho tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS có hạn, thì việc xây dựng chính sách ưu đãi đối với các tổ chức xã hội dân sự cần được chú ý đầu tư. Bên cạnh đó, các tổ chức cũng tăng cường năng lực và kết nối với nhau và với cơ quan nhà nước; nghiên cứu chuyển sang mô hình doanh nghiệp xã hội để tạo nguồn kinh phí hoạt động; xây dựng trung tâm thông tin về các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự tạo ra hiệu quả trong việc tháo gỡ những khó khăn cho trẻ em và gia đình có người nhiễm HIV, giúp huy động nguồn lực của địa phương, làm thay đổi hành vi, giảm tác động về các vấn đề xã hội, tác động đến giảm ca lây nhiễm mới và các vấn đề sức khỏe khác.
Để tổ chức xã hội dân sự phát triển mang tính bền vững, được xã hội công nhận và dễ dàng nhận tài trợ thì việc tạo hành lang pháp lý để các tổ chức này hoạt động là rất quan trọng. Các tổ chức xã hội dân sự thường chủ động trong việc thành lập nhóm để hoạt động. Khi có sự chủ động trong công việc, các nhóm có quyền quyết định phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động. Nhóm có khả năng tự tìm nguồn tài trợ cũng như tự điều đình hoặc thương lượng với nhà tài trợ. Do vậy, sự chủ động trong công việc là một minh chứng cho khả năng, chỗ đứng và vị thế của nhóm trong công việc cũng như trong các hoạt động xã hội. Ngoài ra, các tổ chức xã hội dân sự cần xây dựng quy chế cung cấp thông tin về bản thân và qui trình làm việc, chủ động huy động nguồn lực tài chính trong nước thông qua mô hình Quỹ huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS.
Về các cơ quan quản lý nhà nước, cần bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội dân sự. Xây dựng chính sách ưu đãi đối với các hoạt động dịch vụ vì lợi ích công và tăng cường kết nối tổ chức xã hội dân sự với các nhà tài trợ. Các tổ chức cần được tiếp cận với các nguồn kinh phí của chính phủ cho các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội như chăm sóc tại nhà, tư vấn và giám sát vốn vay… và các hoạt động dự phòng khi nguồn hỗ trợ quốc tế giảm dần. Các cơ quan quản lý cần tạo cơ chế bình đẳng cho tổ chức tham gia cung
cấp dịch vụ xã hội, có khung pháp lý phù hợp để các nhóm có thể trở thành một nhà cung cấp dịch vụ xã hội cho những đối tượng dễ bị tổn thương.
* Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ.
Xây dựng môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ, loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy cơ gây tổn thương cho trẻ em, trước hết là tập trung vào việc xây dựng "xã phường phù hợp với trẻ em" coi đây là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các địa phương và được thực hiện ở tất cả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội hiện có. Bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm ưu tiên của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể, xã hội.
Việc xây dựng và phát triển" hệ thống bảo vệ trẻ em" phải được coi là ưu tiên ưu tiên hàng đầu, thông qua việc hoàn thiện hệ thông pháp lý, hệ thống tổ chức và đào tạo cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em mang tính chuyên nghiệp và vận động mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ. Thực hiện tốt cả 3 cấp độ này sẽ tạo được mạng lưới an sinh bảo vệ trẻ em. Việc thực hiện phải được tiến hành từng bước, khi thực hiện tốt sẽ giảm số lượng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không bị tổn thương, không bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tiết kiệm được chi phí và tạo cơ hội tốt nhất phát triển cho trẻ. [6]