Thành Tựu Trong Việc Thực Hiện Nguyên Tắc:"đảm Bảo Sự Sống Còn Của Trẻ Ở Mức Tối Đa"

Để thực hiện nguyên tắc “Không phân biệt đối xử" đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt và triển khai sâu rộng trong phạm vi quốc gia về nghiêm cấm hành vi ứng xử đối với nhóm trẻ em trên. Nhiều địa phương đã đưa vào chương trình tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong đối xử với trẻ em tại gia đình và cộng đồng. Các hình thức chăm sóc và điều trị trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được các cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em thực hiện linh hoạt, hiệu quả. Chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội chính thống. Mô hình trên đã phần nào lấp đầy khoảng trống về dịch vụ bằng cách huy động nguồn lực cộng đồng và đảm bảo mối liên hệ hiệu quả hai chiều với các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Bộ GDĐT đã xây dựng kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011 – 2015 (SRH). Đây là kế hoạch toàn diện đầu tiên trong lĩnh vực này của ngành giáo dục. Với Chương trình trợ giúp trẻ em bị nhiễm HIV và có nguy cơ cao bị nhiễm HIV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020 Bộ GDĐT đang tích cực triển khai thực hiện đề án Tiếp cận giáo dục không rào cản cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; cung cấp giáo dục có chất lượng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; chống phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử trong tất cả các bậc học của hệ thống giáo dục, bao gồm cả cha mẹ và học sinh; thu thập phân tích và báo cáo số liệu đáng tin cậy và đúng hạn về đáp ứng nhu cầu cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong tất cả các bậc học của hệ thống giáo dục; tăng cường năng lực cho giáo viên về quản lý trường hợp đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS...Tác động dự kiến của kế hoạch SRH nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng dự phòng HIV, sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản; giảm thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử trong học sinh sinh viên và cán bộ nhân viên của ngành giáo dục. [4]

Tại 36 sở GD&ĐT và 51 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trong 3 năm qua đã có hơn 11.000 hội thảo, tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS được tổ chức, với hơn 60.000 lượt học sinh, giáo viên tham dự. Thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, nhận thức về HIV/AIDS và cách phòng tránh được nâng cao. Trình độ chuyên môn và chất lượng công tác y tế trường học được cải thiện, cơ

sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ, thuốc thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện công tác y tế trường học và phòng, chống HIV/AIDS ngày càng được quan tâm đúng mức hơn. Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đã coi trọng hơn công tác giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường và có kế hoạch triển khai các hoạt động phù hợp với các đối tượng trong từng năm học. Chương trình đào tạo giáo viên giảng dạy các môn học có lồng ghép nội dung HIV/AIDS tại các trường sư phạm được quan tâm đặc biệt. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu xây dựng và thống nhất nội dung về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS phù hợp trong chương trình đào tạo giáo viên và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục.

2.2.3. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc:"Đảm bảo sự sống còn của trẻ ở mức tối đa"

Thành tựu mở rộng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV bằng ARV.

Cũng giống như người lớn, ARV thực sự giữ lại cuộc sống cho trẻ em có HIV. Tuy nhiên, ngoài nguồn thuốc ổn định sự hỗ trợ để các em tiếp cận với điều trị, tuân thủ điều trị là vô cùng cần thiết. Bằng sự nỗ lực của Chính phủ và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS nói chung và trẻ em bị HIV/AIDS nói riêng đã được điều trị miễn phí tại các cơ sở điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Chương trình điều trị bằng thuốc ARV đã được triển khai tại 63 tỉnh thành phố trong cả nước, độ bao phủ trên 25% số huyện; số người nhiễm HIV đang được điều trị bằng ARV là 69.800 người trong đó có con số không nhỏ là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, tăng gấp 26 lần so với cuối năm 2005.

Thuốc ARV ngoài tác dụng giảm tỷ lệ bệnh tật, giảm tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV điều trị bằng ARV đã được thế giới chứng minh là một biện pháp dự phòng nhiễm HIV hiệu quả, như giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, giảm lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.

Việc điều trị bằng thuốc ARV sớm sẽ làm giảm 96% nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, số người mới nhiễm HIV đã giảm mạnh khi mở rộng điều trị bằng thuốc ARV ở người nhiễm HIV là

việc điều chỉnh thời gian bắt đầu điều trị bằng ARV ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV, thay vì điều trị dự phòng từ tuần thai thứ 28 nay điều trị dự phòng được bắt đầu từ tuần thai kỳ thứ 14. [9]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


2344

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 7

1987

1462

930

428

Số lượng bệnh nhân điều trị ARV

2500


2000


1500


1000


500


0

2006 2007 2008 2009 Tháng 6/2010

Năm


Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Biểu đồ 2.1: Số bệnh nhân HIV/AIDS trẻ em đang điều trị ARV qua các năm

Với những chính sách mới của Việt Nam trong điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã làm giảm đáng kể số trẻ nhiễm HIV từ mẹ. Điển hình là hiệu quả can thiệp từ TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm dưới 5% năm 2010 và dưới 3% năm 2011. Như vậy, 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì chỉ còn 3 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ. Nếu không có sự can thiệp thì tỷ lệ này trung bình 35 - 40%.

Hiện nay trong cả nước có 43.671 người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng HIV, trong đó có 41.527 người lớn và 2.344 trẻ em đang điều trị, tăng 5,3 lần so với năm 2006 và 2,7 lần so với năm 2007. Trong số này có 1.071 bệnh nhân đang điều trị phác đồ bậc 2 chiếm 2,5% tổng số bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV. Kết quả này đạt 95,4% so với kế hoạch đến hết tháng 12/2010.

Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã đạt được các tiến bộ đáng kể và đang được tăng cường mở rộng (từ 107 cơ sở vào năm 2006 đã tăng lên 223 cơ sở vào năm 2009). Năm 2009 có 96 cơ sở cung cấp dịch vụ lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện và 127 cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và chuyển tiếp dịch vụ. Hiện nay tất cả các cơ sở sản

khoa tuyến tỉnh, thành phố đang cung cấp gói dịch vụ toàn diện phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đến tháng 6/2010, toàn quốc có 225 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong đó 133 cơ sở cung cấp dịch vụ PLTMC toàn diện, và cũng chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh, thành phố tại các tỉnh, thành phố có dự án tài trợ.

Phác đồ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng được cung cấp phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Trong các năm qua, tỷ lệ phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm HIV được tăng đáng kể. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV tăng gấp đôi trong vòng 2 năm qua (từ 351.625 vào năm 2008 lên 762.323 vào năm 2009). Số phụ nữ xét nghiệm HIV và biết kết quả cũng tăng gần 2 lần (từ 249.278 năm 2008 lên 480.814 vào năm 2009). Số lượng phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV tăng đáng kể. Năm 2009 có 1.372 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV, tăng 2,8 lần so với năm 2008.


94.7

95.4

95.6

96.6

60.3

69.5

24.6

20.1

120

100

80

60

40

20

0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


Tỷ lệ PNMT được điều trị DP Tỷ lệ trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm được ĐTrị DP


Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Biểu đồ: 2.2: Tỷ lệ % PNMT và con của họ được điều trị dự phòng

Ví dụ: Hiệu quả Dự phòng lây truyền HIV “mẹ sang con” ở Ninh Thuận.

Trong thời gian qua, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản đẩy mạnh truyền thông và tư vấn ,

xét nghiệm HIV tự nguyện cho PNMT tại các đia phương trong toàn tỉnh . Đến nay,

tỉnh đã tổ chức xét nghiệm tự nguyện HIV cho gần 5.600 PNMT. [59]

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã chuẩn bị đầy đủ thuốc kháng virus HIV (ARV) và chuẩn bị cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ có HIV. Trong trường hợp có trẻ được sinh ra từ mẹ có HIV, Trung tâm và các cơ sở sản khoa trong toàn tỉnh thực hiện tư vấn nuôi dưỡng trẻ. Ngoài ra, khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện tư vấn, chăm sóc và theo dòi trẻ và mẹ có HIV sau sinh.

Trong Tháng cao điểm chiến dịch Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Trung tâm Y tế 7 huyện, thành phố đã phối hợp Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh tăng cường truyền thông lưu động về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời tập huấn cho các cán bộ tuyến xã, phường, thị trấn trực thuộc.

Các cơ sở sản khoa tại tuyến tỉnh và huyện, thành phố tư vấn xét nghiệm HIV cho PNMT; cung cấp thuốc ARV; tư vấn nuôi dưỡng trẻ sinh ra từ mẹ có HIV; cung cấp sữa ăn thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ có HIV trong trường hợp người chăm sóc trẻ đủ điều kiện và lựa chọn nuôi trẻ bằng sữa ăn thay thế sữa mẹ; giới thiệu mẹ và trẻ đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV để tiếp tục được chăm sóc và điều trị HIV.

Với đối tượng tác động chính là phụ nữ từ 15- 49 tuổi, PNMT, phụ nữ có HIV, PNMT có HIV, trẻ em sinh ra từ mẹ có HIV và người thân của họ, cán bộ và nhân viên y tế tại các cơ sở cung cấp dịch vụ về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực để Tháng cao điểm chiến dịch Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ cùng cộng đồng đạt được các mục tiêu mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là 100% PNMT có HIV được điều trị và chăm sóc Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; 100% trẻ sinh ra từ mẹ có HIV được điều trị và chăm sóc bằng thuốc ARV cùng với chế độ nuôi dưỡng phù hợp, cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc và điều trị PLTMC toàn diện, nhằm góp phần bảo vệ thế hệ trẻ trong tương lai.

2.2.4. Thành tựu trong việc thực hiện nguyên tắc: "Đảm bảo quyền được tham gia của trẻ"

Mặc dù CRC không có qui định riêng về "quyền tham gia của trẻ" nhưng có một nhóm các điều khoản của Công ước liên quan đến vấn đề này. Các quyền này nằm trong nhóm quyền tham gia:

Quyền bày tỏ ý kiến (Điều 12)

Quyền tìm kiếm thông tin và tự do bày tỏ ý kiến. (Điều 13). Quyền đảm bảo bí mật riêng tư (Điều 16)

Có thể nói CRC mang lại cái nhìn mới mẻ về trẻ em, với vai trò là những người tham gia tích cực trong cuộc sống của mình. Mặc dù thừa nhận trẻ em "là người dễ bị tổn thương nhất cần có sự bảo vệ và trợ giúp của gia đình, xã hội và Nhà nước" CRC cũng qui định rằng mỗi trẻ em có thể "hình thành bày tỏ ý kiến, tham gia vào quá trình đưa ra quyết định và tạo ảnh hưởng tới các giải pháp, can thiệp vào quá trình thay đổi xã hội và xây dựng xã hội với vai trò là một bên tham gia".

Đối với trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thì "Quyền được tiếp cận thông tin" với các em rất quan trọng.

Điều 17 CRC: "Các quốc gia thành viên thừa nhận chức năng quan trọng của phương tiện thông tin đại chúng và phải bảo đảm rằng trẻ em được thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau. Đặc biệt là những thông tin tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em..."

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin về dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS thông qua các kênh chính thức và không chính thức. Các quốc gia thành viên phải cần lưu ý rằng trẻ em cần có các thông tin đầy đủ phù hợp và kịp thời tùy theo mức độ tiếp thu, lứa tuổi, năng lực của trẻ em cũng như giúp trẻ biết cách quan hệ tình dục một cách chủ động và có trách nhiệm để tự bảo vệ mình tránh lây nhiễm HIV. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo để trẻ em có đủ khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình và người khác khi bắt đầu biết sinh hoạt tình dục. Các quốc gia thành viên cần thường xuyên theo dòi và đánh giá hiệu quả của giáo dục trong việc thờ ơ, kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như đối phó với nỗi sợ hãi và các nhận thức sai lầm.

Ngày nay trẻ em đã và đang tham gia vào rất nhiều hoạt động của cộng đồng nhưng vai trò của các em chưa thật rò ràng, nhất là với nhóm trẻ bị nhiễm và bị ảnh

hưởng bởi HIV/AIDS do nhiều nguyên nhân mà việc tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng còn nhiều hạn chế. Các cơ quan truyền thông trong trường hợp đăng tải các vấn đề về quyền trẻ em có liên quan đến HIV/AIDS luôn cần ghi nhớ "nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho trẻ" để đảm bảo giữ bí mật thông tin, danh tính để bảo vệ các em và gia đình.

Trong những năm gần đây Chính phủ đã thúc đẩy nhiều phong trào tại các địa phương với quan điểm tôn trọng và tạo điều kiện để nhóm trẻ em dễ bị tổn thương được thực hiện quyền tham gia của mình, các em được dạy kỹ năng sống, được tìm hiểu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS. Kết quả đã giúp các em có được kiến thức cơ bản để bảo vệ chính mình và giúp đỡ người khác. [38, tr. 285-287].

Kết nối dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ nhiễm HIV

Mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ bị ảnh hưởng bới HIV/AIDS tại thị trấn Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu đã giúp nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vượt qua khó khăn trong cuộc sống, có cơ hội đến trường, hòa nhập cộng đồng.

Với 6 gói dịch vụ: Dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, chữa phục hồi tâm lý, tư vấn pháp lý và tuyên truyền chống phân biệt đối xử. Qua hơn 2 năm thực hiện m” hình đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tháng 4/2012, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chọn thị trấn Long Hải làm điểm triển khai mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình của thị trấn được thành lập với 24 thành viên, trong đó có 4 thành viên nòng cốt là Tư pháp, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an. Ban Chỉ đạo cũng đã xây dựng đội ngũ 39 cộng tác viên mạng lưới kết nối các dịch vụ cộng đồng.

Qua quá trình điều tra, Ban Chỉ đạo đã thống kê được trên địa bàn thị trấn Long Hải có 421 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 4 trẻ nhiễm HIV, 16 trẻ bị phơi nhiễm, 9 trẻ mồ côi do cha hoặc mẹ chết vì AIDS, 7 trẻ sống với mẹ nhiễm HIV... Ban Chỉ đạo chương trình và các cộng tác viên đã đưa các em đi xét nghiệm, khám sức khỏe định kỳ, chuyển dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ nhiễm HIV; hỗ trợ sữa dinh dưỡng, gạo và sách, vở… tạo điều kiện cho các em đến trường.

2.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS

2.3.1. Quyền học tập của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn chưa được đảm bảo

Đại dịch HIV/AIDS không chỉ tác động xấu đến quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các nhóm quyền cơ bản của trẻ em, trong đó quyền được học tập của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV chưa được đảm bảo.

Hiện nay tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử gây trở ngại cho việc học tập của trẻ em nhiễm HIV rất nổi cộm ở các nhà trường, song chủ yếu là do người lớn chứ trẻ em thì rất vô tư, các em chưa thể định hình được sự lây nhiễm của căn bệnh này. Chỉ có rất ít trường học ở Việt Nam hiện nay chấp nhận dạy dỗ trẻ em nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với trẻ em bình thường, còn đại đa số là không chấp nhận. Nhưng việc không chấp nhận này không phải do các thầy cô giáo mà do sức ép của các bậc phụ huynh, nhiều người lôi kéo nhau tạo nên làn sóng phản đối quyết liệt, không cho trẻ “có H” được học chung với con em mình.

+ Đầu năm học 2006, chị Trương Hồng Tâm - một nhân viên xã hội, người nhận nuôi cháu Thanh Hiền - đã xin cho Hiền nhập học tại Trường tư thục mầm non Hoàng Mai. Được chừng một tháng, nhà trường yêu cầu chị Tâm nộp giấy xét nghiệm HIV của cháu Hiền, vì trường mới "phát hiện" mẹ cháu đã chết vì AIDS và nghe nói cháu cũng đã bị nhiễm HIV. [75]

Nguyên nhân do trước đây chúng ta đã tuyên truyền hái quá về HIV như là con ngáo ộp đáng sợ, là căn bệnh thế kỷ, là bản án tử hình… Chính cách tuyên truyền lệch lạc, một chiều theo kiểu miệt thị đó đã khiến người dân mù mờ, không hiểu rò về HIV, gây tâm lý sợ hãi, lo lắng rồi dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử. Bây giờ tuyên truyền lại là rất khó. Chúng ta cần phải giúp mọi người hiểu rò bản chất vấn đề để vượt qua rào cản tâm lý.

2.3.2. Quyền sống của trẻ em sống chung và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chưa được đảm bảo ở mức tối đa

Quyền sống còn là quyền cơ bản của mỗi cá nhân, là tiền đề cho việc bảo vệ tất cả các quyền khác của con người. Bảo vệ quyền này của trẻ cần dựa trên nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2022