nghiệm và tư vấn tự nguyện, các dịch vụ bảo mật về sức khỏe sinh sản và tình dục, tiếp cận với liệu pháp kháng vi rút và các loại thuốc điều trị khác; các dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc giảm đau và chăm sóc tâm lý xã hội chất lượng khác đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Các văn bản pháp lý chuẩn mực về vấn đề thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cần bảo đảm có hệ thống toàn diện về chăm sóc và hỗ trợ các đối tượng là trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi hoặc có nguy cơ bị tổn thương bởi HIV/AIDS. Cần chú trọng tới việc đảm bảo các chương trình quốc gia chăm sóc và bảo vệ trẻ em không tách biệt những đứa trẻ bị ảnh hưởng hoặc nhiễm HIV/AIDS với những đứa trẻ bị tổn thương khác vì điều này sẽ làm tăng sự kỳ thị, làm cho các em tách biệt thêm khỏi những đứa trẻ khác và làm tăng sự phân biệt đối với bản thân và gia đình. Yêu cầu đặt ra là cả trong chiến lược quốc gia và Luật phòng, chống HIV/AIDS nên tập trung thỏa đáng về việc chăm sóc của các cơ quan đoàn thể đối với trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi bởi HIV/AIDS.
- Tiếp cận với các thông tin: Yêu cầu cần có chủ trương và giáo dục về HIV/AIDS cũng như giáo dục về sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho mọi trẻ em nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng. Các cơ quan có thẩm quyền nên xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về giáo dục và năng cao nhận thức về HIV/AIDS có phần riêng đề cập tới các vấn đề hoạt động tuyên truyền và giáo dục thay đổi hành vi của trẻ em và thanh thiếu niên.
- Việc thiếu các tiêu chuẩn bảo mật các xét nghiệm HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng phân biệt và kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Để khắc phục tình trạng trên các cơ quan chức năng cần xây tuyên truyền và nâng cao kỹ năng nhận thức cho cán bộ cơ sở (các bộ xã, phường, thị trấn) nơi có trẻ bị nhiễm HIV hoặc trẻ em có người thân bị nhiễm. Bên cạnh đó cần xây dựng các chế tài đủ mạnh để nghiêm cấm các hành vi làm lộ thông tin bí mật về tình trạng nhiễm HIV/AIDS của trẻ. Các cơ quan đầu mối có chức năng bảo vệ trẻ em cần xây dựng quy chế về bảo mật thông tin, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xét nghiệm, công tác chăm sóc trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS.
3.2.3. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng chống HIV/AIDS ở trẻ em
Tăng cường sự giám sát và lãnh đạo của Nhà nước và chính quyền các cấp đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời khuyến khích sự tham gia của tất cả các tổ chức, đoàn thể xã hội, chính trị, kinh tế, gia đình và trường học; Thực hiện hiệu quả pháp luật và chính sách hiện hành của Việt Nam liên quan đến trẻ em; tiếp tục củng cố hệ thống luật pháp và các chính sách để thực hiện và bảo vệ các quyền trẻ em, tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế. Đồng thời tập trung vào việc lồng ghép một cách hiệu quả các vấn đề trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương;
Tăng cường việc giám sát trong triển khai nguồn lực hiện có cho bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ngân sách nhà nước và các nguồn được đóng góp bởi các tổ chức trong nước, quốc tế và cá nhân; Nâng cấp cơ sở dữ liệu, thu thập và chia sẻ thông tin liên quan đến trẻ em; tăng cường đánh giá, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quyền trẻ em. Chú trọng hơn nữa nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục vui chơi giải trí và tham gia của trẻ em nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong công tác về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới.
3.2.4. Giảm tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Cả nước có khoảng hơn 457.691 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS. Cuộc sống của các em gặp muôn vàn khoa khăn. Nhiều em không được gia đình chăm sóc do cha mẹ đã chết, phải sống cùng người bảo trợ hoặc ông, bà, họ hàng thậm chí không biết nguồn gốc gia đình, gia cảnh khó khăn, nghèo túng (49,5% trẻ em bị nhiễm HIV thuộc gia đình nghèo và 2,1 % rất nghèo). Thêm vào đó, áp lực dự luận quá lớn, sự xa lánh, kỳ thị của cộng đồng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, dễ đẩy các em sa vào tệ nạn xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền Tiếp Cận Các Thông Tin Về Hiv/aids Của Trẻ Em Việt Nam Còn Hạn Chế
- Bài Học Kinh Nghiệm Trong Việc Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids
- Dự Báo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới
- Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 12
- Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg – Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tâm nhìn đến năm 2020 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước vì thế hệ tương lai chịu nhiều thiệt thòi, tạo “đòn bẩy” huy động toàn xã hội hợp sức xoa dịu nỗi đau. [1]
Chuyển biến rò nét qua ba năm là sự phối hợp chặt chẽ của liên ngành Giáo dục - đào tạo- y tế và Lao động thương binh và xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp; sự ủng hộ, chung tay của học sinh, sinh viên, phụ huynh, các tổ chức trong nước và quốc tế, công tác này đã tạo lập được diện mạo mới, dần đi vào chiều sâu
Các trường học đã lồng ghép, tích cực nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào các môn học, các hoạt động của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và các nội dung khác có liên quan như giáo dục giới tính, kỹ năng sống... Đối với các cấp học mầm non, kiến thức cơ bản về phòng, chống HIV/AIDS cũng được cung cấp cho các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Nhờ đó, việc tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận giáo dục và hưởng chính sách xã hội của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được cải thiện.
Bảo đảm quyền được học tập của trẻ BAH bởi HIV/AIDS, giúp các em phát triển toàn diện trí lực và thể lực luôn được ngành giáo dục chú trọng. Bước chuyển khả quan là số trẻ được học hòa nhập tăng mạnh. "Khoảng trống" do kỳ thị đã dần được lấp đầy bởi tình yêu thương, nhân ái, bao dung và bài học kinh nghiệm từ nhiều Sở GDĐT, trường cho thấy, muốn thành công phải kiên trì áp dụng đồng bộ các giải pháp linh hoạt, mềm dẻo và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng, quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở. Đáng chú ý, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV trong các trường học về cơ bản đã giảm đáng kể.
Hầu hết trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV đã được học tập và hòa nhập cộng đồng, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác. Tại Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội số II (Ba Vì, Hà Nội), các chương trình truyền thông được tổ chức thường xuyên tại các thôn, xóm, trường học về chống phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV, trong đó có những trẻ bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS. Hiện nay, các trẻ được chăm sóc tại trung tâm theo mô hình gia đình. Ngoài giờ học trên lớp, khi về nhà trẻ được cán bộ, mẹ nuôi dạy bảo thêm, các anh chị lớn tuổi theo kèm cặp, dạy các em học. Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS như là một giải pháp quan trọng chống lại căn bệnh thế kỷ này, vì kỳ thị và phân biệt đối xử chính là nguyên nhân làm gia tăng HIV/AIDS. [75]
Thực tế đã chứng minh, sự phối hợp liên ngành càng khăng khít thì hiệu quả càng cao. Trong 457.691 trẻ BAH bởi HIV/AIDS, có 64% được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội; 43% được cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý - xã hội, chăm sóc tại gia đình và cộng đồng, tư vấn và xét nghiệm HIV, hỗ trợ dinh dưỡng, phát triển thể chất và 67% được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng. Tính đến tháng 6-2012, có 320 cơ sở triển khai điều trị bằng ARV, cung cấp miễn phí cho 3.567 trẻ nhiễm HIV (tăng 25 lần so với năm 2005 bắt đầu triển khai chương trình điều trị).
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS HIỆN NAY
3.3.1. Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi trong bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS là biện pháp tiếp cận ở nhiều cấp độ nhằm khuyến khích và duy trì việc thay đổi hành vi, làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho mỗi cá nhân và cộng đồng bằng cách phổ biến các thông điệp về phòng, chống HIV/AIDS qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, có vai trò quan trọng đặc biệt trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, bởi vì:
- Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi nâng cao nhận thức của mọi người dân về nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS, sự lây truyền HIV và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại về các yếu tố lây lan của HIV/AIDS, các hành vi nguy cơ và các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ. Từ đó, tạo ra nhu cầu về thông tin, dịch vụ và thúc đẩy hành động, thực hiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ và làm giảm sự kỳ thị xã hội.
- Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi góp phần định hướng mọi người thực hiện pháp luật và các chính sách về phòng, chống HIV/AIDS, kết nối và thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV và các dịch vụ hỗ trợ về kinh tế xã hội khác, tạo môi trường thuận lợi cho mọi người duy trì việc thực hiện các hành vi an toàn. Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin truyền thông trong công tác phòng chống HIV/AIDS, năm 2007 Bộ Y tê đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010.
Kết quả dưới tác động của công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, nhận thức của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy nhận thức của người dân về HIV/AIDS nhìn chung vẫn chưa cao, và đặc biệt mức độ thay đổi hành vi, thực hành hành vi an toàn vẫn còn ở mức độ hạn chế.
Đối với cộng đồng dân cư trưởng thành (tuổi từ 15 - 49) nói chung, nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số AIDS trong nhóm quần thể dân cư bình thường 15- 49 tuổi ở vùng thành thị và nông thôn Việt Nam tiến hành, 2005) cho thấy, tỷ lệ người có quan hệ tình dục với nhiều hơn một bạn tình trong 12 tháng qua là 15,2% trong nhóm nam và 4,7% trong nhóm nữ ở đô thị và 7,5% trong nhóm nam và 2,6% trong nhóm nữ ở nông thôn. Tỷ lệ luôn sử dụng ba cao su tương ứng là 12,0% và 10,4%, trong khi tỷ lệ hiểu đúng các phương pháp phóng tránh lây truyền HIV/AIDS tương ứng là 75,8% và 86%
Kết quả khảo sát 10 năm triển khai Chỉ thị 52/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS cho thấy hầu hết các cán bộ, đảng viên (86 - 90%) và nhân dân (60 - 70%) đã có hiểu biết về đường lây nhiễm và cách phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên tỷ lệ nhầm lẫn vẫn còn rất đáng kể, ví dụ chỉ có 67,2% người trả lời cho rằng một người trông khoẻ mạnh có thể đã bị nhiễm HIV, nghĩa là có 32,8% cho rằng người nhiễm HIV nhìn bề ngoài ốm yếu và chỉ có 41,8% số người trả lời đúng là HIV không lây do muỗi đốt và không lây khi dùng chung thức ăn với người đã bị nhiễm HIV...
Từ những kết quả nghiên cứu, đánh giá như vậy, hầu như tất cả các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đều khuyến nghị cần tập trung nhiều hơn nữa các nỗ lực để thúc đẩy các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.
- Nội dung tuyên truyền phải làm rò về bản chất của HIV/AIDS là bệnh nhiễm khuẩn, dễ lây lan, chưa có thuốc chữa trị công hiệu, chưa có vacxin phòng ngừa phải chỉ ra được một cách cụ thể và sinh động tác hại trước mắt và lâu dài của HIV/AIDS đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, nó đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng con người, đến sự phát triển của đất nước, tương lai của giống nòi, nó làm cho kinh tế gia đình bị kiệt quệ, sức lao động bị huỷ hoại, phá vỡ mối quan hệ trong gia đình, họ hàng, làng xóm và trong cộng đồng
- Công tác tuyên truyền cần thường xuyên đổi mới về nội dung và đa dạng hóa về hình thức thể hiện. Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã có những cố gắng và kết quả nhất định, nâng cao được nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phòng chống HIV/AIDS. Trong việc truyền tải các thông điệp, các biểu tượng thông tin tránh một chiều mang tính hù doạ, gây cảm giác ghê sợ, khiến mọi người càng xa lánh, sợ hãi. Sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng: báo viết, phát thanh, truyền hình, được coi là phương tiện hữu ích trong việc tuyên truyền. Đài truyền thanh cơ sở có mặt tại 285/285 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đây là một loại hình thông tin đại chúng sát dân và trực tiếp phục vụ dân.
* Phòng ngừa có hiệu quả đối với việc trẻ em nhiễm HIV
- Về phía nhà nước
Với thực trạng số trẻ nhiễm HIV có xu hướng ngày một gia tăng và mức độ gây thương tổn tới mỗi cá nhân của trẻ cũng như ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sự phát triển của xã hội là rất rộng. Điều này đòi hỏi sự can thiệp cùng trách nhiệm của nhà nước nhằm hạn chế thực trạng gia tăng mỗi ngày trẻ nhiễm HIV. Cụ thể:
+ Tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, sự chỉ đạo, điều hành của Chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách trong phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS. Từng bước hoàn thiện các chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
+ Xây dựng và tăng cường tổ chức thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS mang tính liên ngành, toàn diện, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS; huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ đối với các hoạt động liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Về phía xã hội
+ Tăng cường vận động toàn dân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào vận động quần chúng. Phát huy vai trò, tính chủ động của các tổ chức đoàn thể trong việc vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu nước. Phát huy vai trò của những người tiêu biểu, các già làng, trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc, tôn giáo, người cao tuổi làm nòng cốt cho việc vận động người dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
+ Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam trong chăm sóc, hỗ trợ những trẻ có nguy cơ bị nhiễm HIV và trẻ nhiễm HIV/AIDS. Thông tin rộng rãi cho nhân dân về trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
+ Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào quần chúng, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng, các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện. Tổ chức các diễn đàn kêu gọi sự cam kết tham gia công cuộc
phòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng. Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
+ Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách tại cơ sở (theo vùng, miền) về chuyên đề phòng chống và bảo vệ cho trẻ em nhiễm HIV, trong đó nhấn mạnh nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để tự phòng chống và bảo vệ bản thân. Nội dung này sẽ được đưa vào trong chương trình sinh hoạt hè thường niên cho các em.
+ Huy động doanh nghiệp tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động y tế tại doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tư vấn về HIV/AIDS, khám sức khoẻ định kỳ, khám, chữa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Xây dựng cơ chể chuyển tiếp giữa y tế doanh nghiệp và các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tổ chức đào tạo và nhận người nhiễm HIV, những người dễ bị cảm nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng do HIV/AIDS được làm việc đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên nhiễm HIV.
+ Xã hội hoá cao công tác phòng, chống HIV/AIDS, có các quy định cụ thể về công tác xã hội hoá nhằm mục đích huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của tất cả các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cá nhân trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
- Về phía nhà trường
+ Nhà trường cần tổ chức nói chuyện chuyên đề về giáo dục sức khỏe giới tính và các chuyên đề về các nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội cho học sinh một cách thường xuyên.
+ Song song với đó là việc phát động các phong trào hay cuộc thi nhằm củng cố và kiểm tra lại các kiến thức cũng như sự hiểu biết của các em về tệ nạn xã hội.