Dự Báo Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids Ở Việt Nam Trong Thời Gian Tới

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG

BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Về quy mô dân số trẻ em và trẻ em cần bảo vệ đặc biệt

- Quy mô dân số trẻ em

Tỷ lệ trẻ em trên tổng dân số có xu hướng giảm dần xuống 30% vào năm 2020. Đến năm 2015-2020, có xu hướng tăng trong nhóm trẻ 12-16 tuổi dẫn đến áp lực trong công tác BVCSTE ở nhóm tuổi này. Trẻ em sống tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ (chiếm 53% trẻ em cả nước). Tỷ số giới tính khi sinh vẫn cao, 111 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái năm 2010. Giới tính của trẻ em là vấn đề cần xem xét khi hoạch định chính sách cho trẻ em trong giai đoạn này. [6]

- Nhóm trẻ em cần bảo vệ đặc biệt

Nhóm trẻ em bị tác động bởi sống trong các vùng địa lý, kinh tế-xã hội khó khăn. Tỷ lệ trẻ em so với tổng dân số ở khu vực Đông bắc, Bắc trung bộ và Duyên hải nam trung bộ cao (> 40%) hơn so với tỷ lệ chung toàn quốc (30%). Đây là những vùng có tỷ lệ nghèo cao ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 5 nước chịu tác động nặng nhất của biến đổi khí hậu. Dự báo 73% dân số bị ảnh hưởng tập trung chính ở các tỉnh: Lai Châu, Thái Bình, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh...ở những khu vực này cần tập trung hỗ trợ các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nhóm trẻ em bị tác động bởi di cư và đô thị hóa. Di cư và đô thị hóa nhanh dẫn đến một số vấn đề phải cần quan tâm giải quyết có liên quan đến trẻ em: Sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng giữa thành thị và

nông thôn; Quy hoạch các công trình phúc lợi phục vụ trẻ em như nhà trẻ, trường học, trạm y tế, khu vui chơi…đảm bảo môi trường sống an toàn, thân thiện; Sự hội nhập, môi trường kinh tế-xã hội thay đổi nhanh dẫn đến một số trẻ em có nguy cơ bị tổn thương: trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phạm tội, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị buôn bán, và trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 10

3.1.2. Tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong thời gian tới

HIV/AIDS đã và đang không chỉ tác động đến quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình nói chung mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống an toàn và sự phát triển của mỗi con người, đặc biệt sự phát triển toàn diện của trẻ em. Trẻ em là nạn nhân gánh chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch HIV/AIDS. Những nhóm quyền cơ bản đã bị đại dịch tác động làm hạn chế, xấu đi, thậm chí mất đi những quyền mà đáng lẽ trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS phải được hưởng như: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được học tập, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được tham gia... Cuộc sống của nhóm trẻ em trên gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều em không được gia đình chăm sóc do cha mẹ đã chết, phải sống cùng người bảo trợ hoặc ông, bà, họ hàng (thậm chí không biết nguồn gốc gia đình, gia cảnh khó khăn, nghèo túng (49,5% trẻ nhiễm HIV thuộc các gia đình nghèo và 2,1% rất nghèo). Thêm vào đó, áp lực dư luận quá lớn, sự xa lánh, kỳ thị của cộng đồng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, dễ đẩy các em sa vào tệ nạn xã hội.

Hiện nay cả nước có khoảng 457.691 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS. Hơn 50% trẻ trong số đó thuộc các gia đình nghèo và rất nghèo. Có khoảng 2.800 trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV, 915 trẻ dưới 13 tuổi và khoảng 14.500 người trong độ tuổi từ 14-18 tuổi bị nhiễm HIV. Ước tính có khoảng 263.000 trẻ em dưới 18 tuổi sống trong hoàn cảnh không được trợ giúp đầy đủ từ gia đình, cha mẹ, anh chị và người thân.

Những tỉnh, thành phố có số người nhiễm HIV được phát hiện cao nhất là TP HCM 920 người; Hà Nội 391 người; Thanh Hóa 246 người; Điện Biên 494 người; An Giang 172 người; Đồng Tháp 155 người...[51]

Riêng thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 1.750 em sống chung với HIV. Dự tính nếu không có sự can thiệp kịp thời từ các chương trình thì số trẻ em sống chung với HIV tại TP Hồ Chí Minh sẽ vượt con số 7000 em vào năm 2015. [10]

Như vậy trẻ em nhiễm HIV tại Việt Nam hiện đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Các số liệu trên chỉ mang tính tương đối vì còn rất nhiều trẻ em nhiễm HIV chưa được công khai.

3.1.3. Tình hình lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Ở Việt Nam, bất chấp nỗ lực tuyên truyền của ngành y tế, nhận thức của người dân về HIV/AIDS vẫn còn khá hạn chế. Nhiều bà mẹ khi mang thai chủ quan, không đi xét nghiệm và chỉ được phát hiện nhiễm HIV/AIDS khi gần sinh hoặc lên bàn sinh, lúc đó trở tay thì quá muộn.

Ước tính ở Việt Nam mỗi năm có 1,8 - 2 triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai hiện nay khoảng 0,35% thì mỗi năm có khoảng 5000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con. Nếu không có bất kỳ can thiệp nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV từ người mẹ nhiễm HIV sang con của mình là từ 35 - 40%. Như vậy, nếu không can thiệp chủ động và tích cực, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời và toàn diện thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm xuống dưới 5%, thậm chí dưới 2% con, có nghĩa là mỗi năm chúng ta có thể cứu được từ 1.800 - 1.900 cháu bé khỏi nhiễm HIV thông qua các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020. Nhưng với nguy cơ dịch HIV/AIDS đang gia tăng tại các huyện khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc dự phòng lây nhiễm HIV cần được triển khai mạnh hơn theo hướng đa dạng hóa các biện pháp dự phòng sớm cho các đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân cư, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các hoạt động can thiệp giảm tác hại. [15]

Xác định mục tiêu loại trừ khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con vào năm

2015 là hoạt động thiết thực và mang đầy tính nhân văn cao cả, Bộ Y tế đã chỉ đạo các sở y tế từ Trung ương đến địa phương tích cực triển khai các hoạt động DPLTMC, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang. Để thúc đẩy các hoạt động DPLTMC và đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã tổ chức biên soạn và ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về DPLTMC theo cả 04 hợp phần được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, bao gồm: Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ; Phòng tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; Các can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV; Cung cấp cách chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau sinh.

Với những nỗ lực của các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội, đến hết tháng 6/2012, riêng trong lĩnh vực can thiệp (hợp phần 03 và 04) cả nước ta đã có 226 điểm cung cấp dịch vụ DPLTMC (2 điểm tuyến Trung ương, 92 điểm tuyến tỉnh, 132 điểm tuyến huyện, chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc). Tại các điểm cung cấp dịch vụ này, phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV. Nếu phát hiện nhiễm HIV, phụ nữ mang thai được điều trị DPLTMC bằng thuốc kháng virut (ARV) từ tuần thai thứ 14, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV 4 tuần sau sinh, được hỗ trợ sữa ăn thay thế sữa mẹ, được điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV bằng phương pháp xét nghiệm tìm kháng nguyên. Tất cả các dịch vụ này hiện nay đều được miễn phí.

Trong 5 tháng đầu năm 2013 số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012. Công tác phòng, chống lây truyền từ mẹ sang con hiện đang triển khai trên địa bàn cả nước với những định hướng mới, với các can thiệp về phòng lây truyền từ mẹ sang con như: Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai sớm; Thuốc ARV cho phòng lây truyền từ mẹ sang con từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai thứ 28 trước đây).

Hiện nay cả nước có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ

mẹ sang con, trong đó có 2 điểm tuyến trung ương, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là tuyến huyện. Tính đến hết quý I/2013 đã có 330.654 phụ nữ mang thai được tư vấn trước xét nghiệm HIV với 138.822 trường hợp được xét nghiệm HIV…

Hướng tới mục tiêu loại trừ tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con, WHO khuyến cáo các quốc gia triển khai đồng bộ các can thiệp DPLTMC. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị bằng ARV phác đồ 3 thuốc càng sớm càng tốt không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh (triệu chứng lâm sàng và số lượng tế bào CD4) và duy trì điều trị ARV cho bà mẹ sau sinh con. Khuyến khích mổ lấy thai (nếu có chỉ định y khoa) và nuôi trẻ bằng sữa thay thế sữa mẹ đồng thời với việc điều trị dự phòng bằng ARV cho trẻ đến 4-6 tuần tuổi. Từ năm 2013 trở đi, các dịch vụ DPLTMC được lồng ghép triệt để vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm tiếp cận với phụ nữ mang thai sớm nhất, nhằm có thể khắc phục tình trạng xét nghiệm HIV muộn và điều trị DPLTMC bằng ARV muộn ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản có mạng lưới “chân rết” đến tuyến xã và thôn bản vì vậy sẽ chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ mang thai và con của họ tốt hơn trong suốt quá trình mang thai và sau sinh. Đồng thời với cách tiếp cận này, Bộ Y tế đang triển khai thí điểm mô hình Sáng kiến điều trị 2.0. Mô hình này cung cấp dịch vụ gần dân, đơn giản và giảm chi phí, lấy trạm y tế xã làm trung tâm cung cấp dịch vụ toàn diện liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có DPLTMC. Tại Việt Nam, để loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời với các nỗ lực của Chính phủ, các địa phương cần triển khai thực hiện đầy đủ 04 hợp phần của một chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện (như trên), trong đó tập trung vào làm giảm sự lây truyền HIV trong phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai để kịp thời can thiệp toàn diện các biện pháp dự phòng đối với mẹ và con để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ.

Điều trị cho những phụ nữ mang thai nhiễm HIV không chỉ giúp họ sống sót và sống tốt mà còn giúp dự phòng lây nhiễm HIV cho con họ trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú. Điều trị cũng giúp phòng chống lây nhiễm qua đường tình dục từ phụ nữ nhiễm HIV sang bạn tình không nhiễm HIV.

Điểm nổi bật của chương trình quốc gia giai đoạn 2012- 2015 Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới các địa phương nghèo có số lượng trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AID bằng hoạt động thiết thực hỗ trợ nguồn ngân sách nhất định để đảm bảo cho các em được chăm sóc và phát triển toàn diện dựa trên quyền của các em. Cùng với các chính sách là những nỗ lực tổng thể với các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; hỗ trợ các chương trình tại cộng đồng và các dịch vụ tại phòng khám, cung cấp các dịch vụ toàn diện cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm: hỗ trợ thực phẩm dinh dưỡng, nơi ở, bảo vệ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ học phí, dụng cụ học tập, hỗ trợ vay vốn không lãi cho gia đình có người nhiễm HIV. Cũng bắt đầu từ năm từ năm 2013, các dự án quốc tế sẽ ngừng hoạt động hoặc cắt giảm ngân sách, đặc biệt là dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay với 120 huyện ngừng hoạt động can thiệp giảm tác hại, chỉ còn 87 huyện dự án chuyển giao cho dự án khác. Và như vậy những huyện không được can thiệp sẽ có nguy cơ gia tăng dịch HIV trở lại. Cùng với đó là kinh phí Dự án truyền thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm 1/3 so với nhu cầu trong năm đã ảnh hưởng lớn đến tất cả các hoạt động truyền thông và sẽ không đạt được các mục tiêu đã đề ra. [24]

Trong Kế hoạch hành động Quốc gia đa ngành dành cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu tổng quát của Chương trình là tạo dựng môi trường sống mà đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ cao. Chủ động phòng ngừa giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, Chương trình đã đưa ra các giải pháp nhằm tạo cơ hội cho các em không bị phân biệt đối xử, hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển thông qua phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. Những nỗ lực chấm dứt tình trạng nhiễm mới ở trẻ em đến năm 2015 và giúp các bà mẹ có HIV sống sót là một thành tố quan trọng trong khuôn khổ cam kết chung của UNICEF đối với sự sống còn của trẻ em theo phong trào toàn cầu. [4]

3.2. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là nghĩa vụ của toàn xã hội

Trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn có quyền được sống bình thường, được vui chơi, hòa đồng với chúng bạn, được đến trường... Không ít khó khăn, thách thức nảy sinh làm hạn chế việc thực hiện các quyền của trẻ em đó là tình trạng thiếu nhân lực (phần lớn cán bộ ngành giáo dục tham gia phòng, chống HIV/AIDS kiêm nhiệm) và vật lực (cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư chưa đúng mức); phạm vi hoạt động các chương trình, dự án hạn hẹp, vẫn còn tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử, nhận thức và hiểu biết của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh chưa cao; nguồn kinh phí do quốc tế tài trợ có xu hướng giảm dần... đang trở thành mối lo tiềm ẩn gia tăng đại dịch.

Nhà nước bao gồm: Quốc hội, Chính phủ,các bộ ban ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Mặt khác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong một thế giới có AIDS không chỉ nằm ở chính sách, phía các cơ quan quản lý mà còn ở cách nhìn nhận của cộng đồng.Trẻ em vốn là đối tượng yếu thế, khi đương đầu với bệnh thế khó vượt qua rào cản tâm lý xã hội. Sự hiểu biết toàn diện, đúng đắn về HIV/AIDS giúp cộng đồng có ý thức, thái độ thiện chí và đối xử chuẩn mực, tiếp thêm nghị lực để các em sống tích cực, có trách nhiệm với bản thân, xã hội. Tháo gỡ rào cản định kiến trước hết phải bắt đầu từ thái độ của nhân viên xã hội, thầy thuốc, nhà giáo dục, thân nhân của người nhiễm HIV,cấp ủy đảng chính quyền địa phương các cấp.

Sự vào cuộc của truyền thông rất quan trọng, cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức để hành động đúng, là "chìa khóa" phòng ngừa từ xa. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho giáo viên, học sinh; tăng cường kiểm tra và ngăn chặn, giải quyết triệt để sự kỳ thị, cản trở học tập của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS một cách hệ thống, đa ngành và bền vững; huy

động các nguồn lực hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe giới tính và HIV/AIDS, trang bị kiến thức cho trẻ BAH tự bảo vệ mình khỏi đại dịch... Để thực hiện được yêu cầu quan trọng này trước hết phải đề cập đến trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đó là yêu cầu cốt lòi tiếp tục phải duy trì với mức cao hơn về "chất" thời gian tới. [65]

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Trong hơn 20 năm qua Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển và cải thiện hệ thống khung pháp lý cho các vấn đề về HIV/AIDS Chiến lược quốc gia mới và Luật phòng chống HIV/AIDS đã mang đến một cách tiếp cận toàn diện trong việc giải quyết vấn đề này. Những thay đổi trong chính sách gần đây bằng cách đề cao việc chống kỳ thị, phân biệt người có H và coi trọng việc làm xét nghiệm, tư vấn tự nguyện đã trở lên phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên để giải quyết thấu đáo vấn đề trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, một số yêu cầu sau được đặt ra trên cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao sự phù hợp của luật pháp Việt Nam với các chuẩn mực và hướng dẫn của quốc tế, đồng thời đảm bảo sự chú trọng đặc biệt đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Xây dựng các điều khoản riêng biệt dành cho trẻ em: Luật phòng chống HIV/AIDS chưa có một chương hoặc phần riêng quy định về trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS. Cần có sự quan tâm chú ý đặc biệt đối với vấn đề quyền của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm khái niệm rò ràng về “trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khái niệm này phải được mở rộng ra ngoài nhóm trẻ em bị nhiễm HIV và bao gồm trẻ em có bố, mẹ nhiễm HIV/AIDS, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do mất người chăm sóc là cha hoặc mẹ hoặc do gia đình bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của HIV/AIDS.

- Điều trị và chăm sóc y tế: Luật phòng chống HIV/AIDS chưa có các điều khoản cụ thể quy định và khuyến khích việc xây dựng các dịch vụ chăm sóc y tế thân thiện với trẻ vị thành niên trong đó có việc tiếp cận với các dịch vụ làm xét

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2022