Pháp Luật Việt Nam Trong Việc Bảo Đảm Quyền Của Trẻ Em Sống Chung Và Bị Ảnh Hưởng Bởi Hiv/aids

quyết, Tuyên bố, Hướng dẫn để hỗ trợ các quốc gia trong việc thúc đẩy, tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS. HIV/AIDS được coi là chủ đề trọng tâm của nhiều diễn đàn quốc tế như Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng liên hợp quốc về HIV năm 2001, Hội nghị kêu gọi hành động chống lại HIV/AIDS ở Châu Á thái Bình Dương năm 2001, Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2002.

- Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người là văn kiện nổi, bật chứa đựng những nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề ra những mục tiêu cơ bản về bảo vệ quyền con người của những người sống chung với HIV/AIDS. Các hướng dẫn này là công cụ quan trọng để hỗ trợ cả quyền con người và y tế công, trong đó nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa hai lĩnh vực trên.

- Dù không phải là một Điều ước quốc tế có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người rất hữu ích cho các tổ chức quốc tế, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các chủ thể khác có liên quan và tham gia vào quá trình phòng chống đại dịch HIV/AIDS cũng như cho bản thân những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người và tự do cơ bản của họ. Các Hướng dẫn này gắn liền với các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con người được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn thu thập được trong các hoạt động trên lĩnh vực này trong nhiều năm.

- Các hướng dẫn hành động cho các quốc gia; văn kiện đưa ra hướng dẫn về 12 vấn đề nhằm giúp các quốc gia thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS. Các hướng dẫn này gắn liền với các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con người và được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế thu thập được trong các lĩnh vực này trong nhiều năm, trên cơ sở đó giúp các quốc gia xây dựng những chuẩn mực trong công tác phòng chống HIV/AIDS. [25, tr.281-283]

- Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm (2000)

Tuyên bố Thiên niên kỷ và các MDGs là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn nghèo đói, tất cả trẻ em được học hành, sức khoẻ của người dân được nâng cao, môi trường được duy trì bền vững và mọi người được hưởng tự do, công bằng và bình đẳng. Mục tiêu Thiên niên kỷ được 189 quốc gia thành viên

Liên hợp quốc (LHQ) nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015 và được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của LHQ tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2000 ở Mỹ. Trong số 8 mục tiêu có mục tiêu thứ 6 là: "Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác". Phải thực hiện công tác này vì các điều kiện và bệnh tật liên quan tới HIV là những nguyên nhân chính gây ra tử vong trong đó con số trẻ em dưới 15 tuổi tử vong là rất cao. Cần phải tập trung vào công tác phòng chống HIV/AIDS cũng là bởi vì có rất nhiều người tham gia vào chiến dịch phòng chống HIV/AIDS; có điều kiện tương đối dễ dàng tiếp cận các thông tin kiểm soát tiến độ thực hiện; tác động về mặt kinh tế xã hội của công tác này chủ yếu dành cho phụ nữ và trẻ em.

- Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS (2011).

Trước thực trạng tác động sâu sắc của đại dịch HIV/AIDS tới đời sống của cộng đồng quốc tế. Từ ngày 8 đến 10 tháng 6/ 2011 các nguyên thủ quốc gia, những người đứng đầu Chính phủ và đại diện cho các quốc gia đã tập hợp tại Liên Hợp Quốc để xem xét tiến độ thực hiện Tuyên bố cam kết năm 2011 và Tuyên bố Cam kết năm 2006 về phòng chống HIV/AIDS, để chỉ đạo và tăng cường mạnh mẽ ứng phó toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS bằng cách thúc đẩy việc tiếp tục cam kết chính trị và sự tham gia của các nhà lãnh đạo vào một ứng phó toàn diện tại cấp độ cộng đồng, địa phương quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch HIV và giảm thiểu tác động của dịch. [37]

Đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, Hội nghị đã đưa ra cam kết nhằm đảm bảo rằng ứng phó quốc gia phòng chống HIV và AIDS đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của phụ nữ và trẻ em gái, kể cả những người bị ảnh hưởng và sống với HIV, ở mọi lứa tuổi, thông qua việc tăng cường các biện pháp về pháp lý, chính sách và hành chính cùng các biện pháp khác nhằm phát huy và bảo vệ quyền của phụ nữ và hưởng thụ đầy đủ các quyền con người và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV bằng cách xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, cũng như tất cả các dạng bóc lột tình dục đối với phụ nữ, em gái và các em trai bao gồm tất cả các lý do về thương mại và tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.4. PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM SỐNG CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS

1.4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền của trẻ em

Bảo đảm quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam - 5

Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó ngày càng được nhân dân ta giữ gìn, tôn trọng và phát huy[34]. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến trẻ em, trong bản di chúc của mình, Người đã hai lần nhắc đến nhi đồng, một lần mở đầu và một lần ở đoạn kết thúc: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”. Tình cảm của Người là tình cảm sâu sắc và rộng lớn xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo cao cả với ý thức rò rệt là trẻ em sẽ là những người chủ tương lai của đất nước, những người trực tiếp kế thừa và xây dựng đất nước phát triển hơn, to đẹp hơn. Quan điểm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Người đã sớm trở thành một bộ phận của tư tưởng giải phóng dân tộc với mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh. [42, tr.61]

Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng đến việc xóa đói, xóa mù, bảo đảm các quyền cơ bản cho nhân dân nói chung và trẻ em nói riêng. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 đã trịnh trọng ghi nhận bảo vệ trẻ em tại Điều 14, "Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng". Điều 15 đặc biệt nhấn mạnh đến quan tâm sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Đảng ta “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí, ở các trường sơ học địa phương quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình; Học trò nghèo được Chính phủ giúp”.

Quan điểm nhất quán về chăm lo và bảo đảm các quyền của trẻ em được thể hiện xuyên suất trong các bản Hiến pháp sau này, Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013 tại Điều 40 đã nhấn mạnh quyền của trẻ em và trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời bổ sung thêm khoản 2 thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trong trường hợp quyền của trẻ em bị

xâm phạm: Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục.

Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 về "Tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới"[13] đã thể hiện quan điểm chung của Đảng trong công tác phòng chống HIV/AIDS và đối với trẻ em nói riêng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và triển khai Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991- 2000 và 2001- 2010. Hai chương trình này chủ yếu nhằm tạo những điều kiện tốt nhất để đáp ứng nhu cầu và quyền cơ bản của trẻ em, phòng ngừa và đẩy lùi những nguy cơ đe dọa, xâm hại trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em phát triển hoàn thiện, được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chương trình bao gồm một mục đích rò ràng là bảo vệ trẻ em khỏi các tệ nạn xã hội, hành vi bạo lực và kỳ thị, cũng như các mục tiêu cụ thể về chăm sóc trẻ mồ côi, phục hồi chức năng và chữa trị cho trẻ khuyết tật, tàn tật, giảm thiểu số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

1.4.2. Nội dung quyền của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong pháp luật Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước quyền trẻ em (CRC) cùng hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung

.Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Một trong những nhân tố chủ chốt cho thành công này là sự tồn tại của một khung pháp lý đầy đủ và toàn diện giúp bảo vệ mạnh mẽ các quyền con người của người nhiễm HIV/AIDS nói chung và quyền con người của trẻ em sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong văn kiện quan trọng Đại hội Đảng lần thứ XI: "Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, được sống hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi, trẻ em bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập và vui chơi". [22]

- Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

Thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, ngày 15/6/2004 Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em qui định: "Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt". [29]

Luật gồm 5 chương và 60 Điều là văn bản pháp lý quan trọng thể hiện tinh thần kế thừa, đổi mới và sáng tạo trong quá trình thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và thực tiễn áp dụng Công ước CRC tại Việt Nam. Văn bản pháp lý này đã nêu rò đối tượng được bảo vệ là trẻ em tại Điều 1"Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Đồng thời cũng nêu rò các hành vi nghiêm cấm đối xử với trẻ em tại Điều 7, và trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của không chỉ một ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, Luật đã đưa vào các nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất với sự quan tâm đặc biệt tại Điều 40, đồng thời nghiêm cấm sự phân biệt, kỳ thị với nhóm trẻ em trên.

- Luật phòng chống HIV/AIDS.

Bước vào thế kỷ XXI, Chính phủ và Quốc hội đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật, tạo ra một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ và nhất quán cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Luật phòng, chống HIV/AIDS được Quốc Hội thông qua năm 2006 đã đem lại cơ sở pháp lý cho một ứng phó về HIV/AIDS mạnh mẽ và đa ngành trong việc bảo vệ các quyền con người của người bị nhiễm HIV/AIDS. Luật này đã quy định rò các khái niệm cơ bản về HIV/AIDS, sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội và với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS Luật đã quy định rò trách nhiệm của xã hội và gia đình, nhà trường trong việc bảo vệ và đảm bảo các quyền con người cơ bản

của các em, cụ thể tại Điều 15 khoản 1: "Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS..." Quy định rò các hành vi không được thực hiện tại khoản 2 Điều 15: "Từ chối, tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV/AIDS... Tách biệt, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV/AIDS". [30]

- Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 với mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau năm 2020; giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.

- Nghị định số 69/2011/NĐ - CP ngày 08/8/2011 về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS. Để góp phần tăng hiệu quả cho công tác phòng, chống HIV/AIDS Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/NĐ - CP. Tinh thần của Nghị định đã đem lại sự hỗ trợ quan trọng đối với quá trình thực thi Luật phòng chống HIV/AIDS. Nghị định này cũng đưa ra những biện pháp xử phạt cụ thể đối với việc cung cấp thông tin không chính xác về HIV/AIDS, các hành vi cản trở chăm sóc y tế, học tập....

- Kế hoạch hành động Quốc gia đa ngành dành cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu tổng quát của Chương trình là tạo dựng môi trường sống mà đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ cao. Chủ động phòng ngừa giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. Đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, Chương trình đã đưa ra các giải pháp nhằm tạo cơ hội cho các em không bị phân biệt đối xử, hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển thông qua phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. [7]

- Chương trình mục tiêu quốc gia, phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015. Chương trình đã đưa ra các mục tiêu góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư xuống 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDSđối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. [4]

Tăng cường hoạt động và nâng cao năng lực của hệ thống các Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm từ Bộ đến các cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng dạy và học nội khóa, ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên (HSSV); đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; chú trọng phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, đặc biệt là với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS; đảm bảo các dịch vụ y tế trong các cơ sở giáo dục an toàn và thân thiện đối với HSSV; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các ngành, đoàn thể có liên quan ở các cấp trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS.

- Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bản chiến lược đã đặt ra các mục tiêu, hoạch định các chương trình và giải pháp phòng, chống HIV/AIDS tổng thể, dài hạn nhằm bảo đảm cho công tác này đạt hiệu quả cao, bền vững, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Với trẻ em bị HIV/AIDS Chính phủ đã đặt ra mục tiêu: "Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và xuống dưới 2% vào năm 2020". [15]

- Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về việc phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020.

Đề án xác định, phấn đấu đến năm 2020, có 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp. Phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn; chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS. [33]

Bên cạnh một khuôn khổ pháp lý khá toàn diện hỗ trợ và bảo vệ quyền trẻ em, Việt Nam còn có nhiều chương trình và chính sách quốc gia khuyến khích và bảo vệ phúc lợi của trẻ em, bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình hành động vì trẻ em, các chính sách phúc lợi xã hội và an sinh xã hội... Tất cả xuất phát từ sự quan tâm coi trọng trẻ em - Thế hệ trẻ tương lai, nòi giống của dân tộc theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2022