Quyền Được Kết Hôn, Lập Gia Đình Và Bảo Vệ Gia Đình

dứt hợp đồng lao động, người có HIV phải được làm việc cho đến khi nào điều kiện sức khỏe còn cho phép.

Công ước số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữcho một công việc có giá trị ngang nhau được Tổ chức Lao động quốc tế thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1951, theo đó “trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau” là nói về các mức trả công được ấn định không phân biệt đối xử về giới tính. Mỗi nước thành viên, bằng những biện pháp thích hợp với các phương pháp hiện hành trong việc ấn định mức trả công, phải khuyến khích, và trong chừng mực phù hợp với các phương pháp ấy, bảo đảm việc áp dụng cho mọi người lao động nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau.

Công ước số 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, 1958, được tổ chức lao động quốc tế thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1958, theo công ước mỗi nước thành viên chịu hiệu lực của Công ước cam kết tuyên bố và theo đuổi một chính sách quốc gia, nhằm thúc đẩy bằng những phương pháp thích ứng với hoàn cảnh và thực tiễn quốc gia, sự bình đẳng về cơ may và về đối xử trong việc làm và nghề nghiệp để nhằm huỷ bỏ mọi sự phân biệt đối xử về mặt này.

Theo công ước thuật ngữ “phân biệt đối xử” bao gồm:

Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dòi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác động triệt bỏ hoặc lam phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp;

Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử mà Nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rò sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động, nếu có, và của các tổ chức thích hợp khác.

Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi thuộc một công việc nhất định và căn cứ trên những đòi hỏi vốn có của công việc đó thì sẽ không coi là phân biệt đối xử.

Trong Công ước này, những thuật ngữ “việc làm” và “nghề nghiệp” bao hàm

cả việc được tiếp nhận đào tạo nghề, được tiếp nhận việc làm và các loại nghề nghiệp, và cả các điều kiện sử dụng lao động.

Các quy định của ILO về bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động và việc làm, các quy tắc ứng xử với HIV/AIDS tại nơi làm việc là phù hợp với các quy định của các công ước quốc tế về quyền con người đảm bảo các quyền liên quan đến việc làm, không phân biệt đối xử và bảo vệ đời tư của người lao động có HIV/AIDS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1.2.2 Các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS

Có nhiều định nghĩa về quyền con người đã được công bố, trong đó mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc nhìn nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định. Ở cấp độ quốc tế, định nghĩa về quyền con người của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thường được trích dẫn, theo đó “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [27,37]. Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn, theo đó “quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội … đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người” [27,37].

Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV AIDS ở Việt Nam - 6

Như vậy, như mọi chủ thể khác trong xã hội, các quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS phải được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực thi trên thực tế. Các quyền con người đó được xem xét trong mối quan hệ tương tác và hỗ trợ nhau, việc đảm bảo có hiệu quả quyền con người này sẽ góp phần đảm bảo có hiệu quả việc thực thi các quyền con người khác và ngược lại. Trong bối cảnh HIV/AIDS, việc giới hạn và hạn chế một số quyền con người của phụ nữ có HIV/AIDS là không có cơ sở. Hơn nữa, phụ nữ có HIV/AIDS là nhóm đối tượng bị tổn thương kép do vậy họ cần được tạo ưu thế hơn trong việc hưởng thụ các quyền con người.

1.2.2.1 Quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử

Quyền này được ghi nhận trong các công ước quốc tế về quyền con người và

là một trong những nguyên tắc của luật quốc tế về quyền con người. Luật quốc tế về quyền con người thừa nhận quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và không bị phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì như về chủng tộc, màu da, giới tình, tôn giáo, ngôn ngữ, quan điểm chính trị và quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, dòng dòi hoặc những tình trạng khác. Sự phân biệt đối xử dựa trên bất cứ yếu tố nào cũng đều trái với quy định của luật quốc tế về quyền con người là làm tăng tính dễ bị tổn thương đối với những người có HIV/AIDS.

Quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực ngoài xã hội và trong gia đình cũng như trên mọi phương diện của đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc bảo đảm quyền này của phụ nữ có HIV/AIDS đòi hỏi trách nhiệm từ phía nhà nước và các chủ thế khác trong xã hội. Nhà nước có trách nhiệm ghi nhận quyền một cách bình đẳng trong pháp luật quốc gia và có các chương trình, chính sách nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử trên thực tế. Các tổ chức, cá nhân trong xã hội có trách nhiệm không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với phụ nữ có HIV/AIDS. Mọi sự vi phạm quyền này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phụ nữ - là nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong bối cảnh HIV/AIDS:

Thứ nhất, phụ nữ có nguy cơ cao đối với lây nhiễm HIV, do vậy quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử bảo đảm cho phụ nữ tiếp cận thông tin và giáo dục liên quan đến HIV, giáo dục biện pháp phòng ngừa và các dịch vụ y tế cũng như quyền chủ động rời bỏ các mối quan hệ hoặc các công việc mà họ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV.

Thứ hai, đối với những phụ nữ có HIV/AIDS, quyền này đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với các chủ thể khác trong các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, việc làm, giáo dục, tự do và an ninh cá nhân… để hạn chế tác động tiêu cực của HIV/AIDS.

Liên quan đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử UNAIDS đưa ra định nghĩa về sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, theo đó: “Sự kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS được mô tả như một quá trình mất giá của những người sống chung hoặc có quan hệ với người bị nhiễm HIV/AIDS. Sự kỳ thị này thường có

nguồn gốc từ kỳ thị mại dâm và tiêm chích ma túy là hai con đường thông dụng nhất dẫn đến lây nhiễm HIV.

Sự phân biệt đối xử đi sau kỳ thị là việc đối xử không công bằng đối với một người nào đó do họ bị nhiễm hoặc do cảm tưởng là người đó bị nhiễm HIV. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử vi phạm đến các quyền cơ bản của con người, ở cấp độ khác nhau từ chính trị đến kinh tế, xã hội, tâm lý và thể chế.

Một khi có sự kỳ thị người ta thường muốn làm ngơ trước tình trạng thực sự hoặc có thể nhiễm HIV của mình. Điều này đã dẫn đến nguy cơ làm cho bệnh tật tiến triển nhanh hơn đối với bản thân họ cũng như nguy cơ gây lây nhiễm HIV sang những người khác” [55,11].

Định nghĩa này đã chỉ ra những dấu hiệu của sự kỳ và phân biệt đối xử, đồng thời khẳng định sự kỳ thị và phân biệt đối xử là vi phạm các quyền con người cơ bản của phụ nữ có HIV và định nghĩa cũng đưa ra những hậu quả của sự kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ có tác động tiêu cực với chính bản thân người có HIV mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lây lan HIV trong cộng đồng.

Do vậy, việc bảo đảm quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử của phụ nữ có HIV/AIDS một mặt bảo đảm được các quyền con người của nhóm xã hội này, mặt khác cộng đồng được hưởng lợi từ việc thừa nhận và bảo đảm quyền này của phụ nữ có HIV/AIDS.

1.2.2.2 Quyền được kết hôn, lập gia đình và bảo vệ gia đình

Quyền được kết hôn và lập gia đình bao gồm quyền “của đàn ông và phụ nữ đến độ tuổi theo quy định, không hạn chế về chủng tộc, dân tộc hoặc tôn giáo được kết hôn và lập gia đình” và được “bảo đảm các quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn nhân và khi hôn nhân kết thúc”.

Quyền này còn bao gồm quyền của phụ nữ được bình đẳng trong việc quyết định số con và khoảng các giữa các con. Quyền này có ý nghĩa quan trọng đối với phụ nữ có HIV/AIDS bởi do những đặc điểm dịch tễ học của HIV/AIDS là lây truyền qua đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con do vậy nhà nước có trách nhiệm bảo đảm thực thi quyền này của phụ nữ có HIV/AIDS. Phụ nữ có HIV/AIDS

có thể mang thai theo phương pháp khoa học. Đối với những phụ nữ mang thai có HIV/AIDS cần tư vấn về xét nghiệm HIV sớm để phát hiện và điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Theo các nghiên cứu được tiến hành, phụ nữ mang thai được phát hiện và điều trị sớm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ trẻ em sinh ra nhiễm HIV chỉ chiếm khoảng 30%. Như vậy, cơ hội để phụ nữ có HIV/AIDS sinh được những đứa con khỏe mạnh là khá cao khoảng 70%. Quyền này còn bao gồm khía cạnh, phụ nữ nhiễm HIV/AIDS được nhận con nuôi mà không bị ngăn cấm bởi tình trạng có HIV/AIDS của bản thân.

Việc bảo đảm quyền được mang thai của phụ nữ có HIV/AIDS đồng thời, đảm bảo quyền được phá thai an toàn. Một mặt do tính chất lây truyền HIV từ mẹ sang con mặt khác do tâm lý của người phụ nữ mang thai có HIV/AIDS lo sợ không có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi đứa trẻ được sinh ra nên họ có mong muốn phá thai. Việc quyết định giữ thai hay phá thai là quyền của phụ nữ mang thai mà không bị cưỡng ép hay bắt buộc bởi bất cứ chủ thể nào, trong trường hợp người đó có yêu cầu phá thai thì được áp dụng các biện pháp phá thai an toàn, trường hợp người phụ nữ muốn tiếp tục mang thai và sinh con thì được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Mọi sự cưỡng bức phá thai hoặc triệt sản đối với những phụ nữ có HIV/AIDS đều là sự vi phạm quyền được lập gia đình cũng như quyền tự do bất khả xâm phạm của phụ nữ.

Quyền lập gia đình và bảo vệ gia đình còn bao gồm nhân tố bình đẳng trong gia đình của phụ nữ có HIV/AIDS. Phụ nữ có HIV/AIDS bình đẳng với chồng trong việc đưa ra những quyết định quan trọng của gia đình, bình đẳng trong vấn đề về tình dục an toàn và quyền được ly hôn khi mà nếu tiếp tục quan hệ hôn nhân gia đình đó thì quyền của phụ nữ có HIV/AIDS sẽ không được bảo đảm.

1.2.2.3 Quyền về đời tư

Cộng đồng quốc tế thừa nhận “không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc trái pháp luật vào đời tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của họ hoặc có thể bị xúc phạm danh dự, thanh danh một cách trái pháp luật. Tất cả mọi người có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những sự can thiệp và xúc phạm như vậy”.

Đối với phụ nữ có HIV/AIDS, quyền về đời tư bao gồm sự tôn trọng tính riêng tư về thể chất, không bị bắt buộc xét nghiệm HIV và được bảo mật các thông tin cá nhân liên quan đến tình trạng có HIV/AIDS.

Tất cả phụ nữ kể cả những người trong các trung tâm giáo dục, trung tâm bảo trợ xã hội và các cơ sở y tế đều không bị bắt buộc xét nghiệm HIV, việc xét nghiệm HIV chỉ được tiến hành trên cơ sở tự nguyện của họ. Được tư vấn về HIV trước và sau khi tiến hành xét nghiệm.

Mọi thông tin liên quan đến tình trạng có HIV của một người đều phải được bảo mật. Pháp luật Viêt Nam nghiêm cấm việc công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó. Việc tiếp xúc với các thông tin cá nhân liên quan đến tình trạng bị nhiễm HIV phải bị cấm theo nguyên tắc bảo mật.

Quy định về bảo mật đối với thông tin liên quan đến tình trạng có HIV của phụ nữ xuất phát từ sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội đối với họ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người đó, do vậy trừ trường hợp do luật định (rất hạn chế) thì chỉ người có HIV mới có quyền công khai tình trạng có HIV của bản thân và chỉ người đó có quyền tiếp cận và lấy các thông tin liên quan đến bệnh án của mình. Các y, bác sỹ có trách nhiệm giữ bí mật liên quan đến tình trạng có HIV của bệnh nhân mà mình điều trị.

Quyền này của người có HIV/AIDS nói chung và phụ nữ có HIV/AIDS nói riêng có một số trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định đó là trong một số trường hợp như truyền máu, hiến mô, tặng cho bộ phận cơ thể thì sẽ áp dụng việc xét nghiệm HIV trước khi tiến hành các hoạt động đó bởi vì mục tiêu bảo vệ lợi ích cộng đồng là cần thiết, các thông tin thu được trong quá trình xét nghiệm HIV trong những hoàn cảnh như vậy đều được bảo mật. Tuy nhiên, trước khi tiến hành xét nghiệm, phụ nữ hiến mô, tặng cho bộ phận cơ thể được tư vấn các thông tin liên quan đến HIV/AIDS.

Trong một số trường hợp, thông tin về tình trạng có HIV của một người được thông báo cho người khác như chồng, bác sỹ, nhân viên tư vấn, nhân viên y tế chăm

sóc và điều trị trực tiếp cho người có HIV. Những người này được pháp luật quy định cụ thể và có trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến HIV của vợ, bệnh nhân mà mình chăm sóc, điều trị, tư vấn.

1.2.2.4 Quyền hưởng thụ các lợi ích từ những tiến bộ khoa học và việc áp dụng các tiến bộ đó

Quyền hưởng thụ các lợi ích từ những tiến bộ khoa học và việc áp dụng các tiến bộ đó là quan trọng trong bối cảnh HIV/AIDS, theo nghĩa là đảm bảo cho việc xét nghiệm, điều trị được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cũng như để sản xuất vắc-xin hữu ích. Trên thế giới, ngày càng có nhiều tiến bộ khoa học liên quan đến HIV/AIDS được áp dụng như thuốc điều trị HIV, thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con…

Nghĩa vụ của các nhà nước trong việc đảm bảo quyền này là cần có cơ chế, chính sách đảm bảo cho mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ, những người nghèo có cơ hội được tiếp cận với các tiến bộ khoa học trong việc điều trị HIV/AIDS một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử.

1.2.2.5 Quyền tự do và an toàn cá nhân

Pháp luật quốc tế thừa nhận “mọi người có quyền được tự do và an toàn cá nhân. Không ai có thể bị bắt và giam cầm một cách vô cớ. Không ai có thể bị tước tự do trừ khi điều đó dựa trên cơ sở phù hợp với những thủ tục quy định trong pháp luật” do vậy, phụ nữ có HIV không bị xâm phạm một cách tùy tiện quyền được tự do và an toàn cá nhân qua các biện pháp như giam giữ ở những khu vực đặc biệt hoặc cách ly họ. Việc lấy lý do bảo vệ sức khỏe cộng đồng để biện minh cho sự tước đoạt tự do của phụ nữ có HIV/AIDS là việc làm vi phạm quyền về tự do và an toàn cá nhân của họ bởi HIV không lây qua tiếp xúc thông thường và thực tế đã chứng minh các lợi ích về y tế công đạt được bằng cách hội nhập những người sống chung với HIV/AIDS vào cộng đồng và khuyến khích họ tham gia vào đời sống công cộng và kinh tế.

1.2.2.6 Quyền được giáo dục

Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đã thừa nhận “mọi người đều

có quyền được giáo dục”. Trong bối cảnh HIV/AIDS, quyền được giáo dục của phụ nữ bao gồm ba hợp phần lớn, đó là:

Thứ nhất: Quyền được tiếp nhận giáo dục về HIV/AIDS, đặc biệt là kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm HIV và chăm sóc người có HIV/AIDS. Trách nhiệm của nhà nước và các tổ chức trong việc bảo đảm thực hiện nội dung này là lồng ghép các kiến thức về HIV/AIDS vào các chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư, để bảo đảm cho phụ nữ có kiến thức nhất định về HIV để tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị lây nhiễm HIV, cũng như biết và thực hiện các quyền của người có HIV/AIDS. Đây là một phương thức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS hướng tới mục tiêu thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với những người có HIV/AIDS.

Thứ hai: Những phụ nữ, trẻ em gái có HIV/AIDS không bị từ chối quyền được giáo dục bao gồm việc từ chối không được đến trường, từ chối được nhận học bổng, việc tiếp cận với giáo dục quốc tế…

Thứ ba: Thông qua giáo dục, để thúc đẩy sự hiểu biết, sự tôn trọng và không phân biệt đối xử với phụ nữ có HIV/AIDS. Lồng ghép với các chương trình, thông tin về bình đẳng giới.

1.2.2.7 Quyền tự do biểu đạt và thông tin

Quyền tự do biểu đạt và thông tin là quyền “mọi người đều có quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp… Mọi người có quyền tự do biểu đạt, quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin và các ý tưởng dưới mọi hình thức”. Như vậy, trong bối cảnh HIV/AIDS phụ nữ có quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá thông tin liên quan đến phòng ngừa, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Trách nhiệm của nhà nước và các tổ chức trong việc bảo đảm quyền này, đó là bảo đảm cho những thông tin đó được phổ biến, dễ tiếp cận, không bị ngăn cấm và đảm bảo cho việc tuyên truyền, phổ biến thông tin phù hợp với bối cảnh văn hóa và truyền thống tôn giáo của từng địa phương. Các tổ chức truyền thông cần tôn trọng các quyền và nhân phẩm của những người có HIV/AIDS đặc biệt là các quyền về đời tư. Thông tin về HIV/AIDS cần phải đảm bảo chính xác,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022