Quyền Được Tham Gia Vào Đời Sống Văn Hóa, Chính Trị

thực tế, nhạy cảm và cần tránh những định kiến hoặc sự quy kết. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về HIV/AIDS, về quyền của họ cũng như trách nhiệm của cộng đồng trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền của những phụ nữ có HIV/AIDS, đặc biệt là các quyền không bị phân biệt đối xử trong mọi lĩnh vực.

1.2.2.8 Quyền tự do hội họp và lập hội

Điều 20 UDHR quy định “mọi người có quyền được hội họp và lập hội một cách hòa bình”, như vậy phụ nữ có HIV/AIDS được quyền thành lập và tham gia các nhóm, các tổ chức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.

Trong bối cảnh HIV/AIDS, tự do hội họp và lập hội là yếu tố quan trọng để tiến hành các hoạt động vận động, tuyên truyền về HIV, để các nhóm tự giúp nhau, tăng cường sự đối thoại giữa các nhóm cũng như các thành viên trong nhóm với các nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động xã hội, các tổ chức dân sự. Đảm bảo cho các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của những người có HIV/AIDS được truyền tải đến những nhà hoạch định chính sách, và những ý kiến đó cần được ghi nhận trong quá trình thiết lập các chương trình, chính sách về HIV/AIDS.

Quyền này đảm bảo cho những phụ nữ có HIV/AIDS được tham gia vào tổ chức của người sử dụng lao động, các công đoàn để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực lao động mà không bị phân biệt đối xử bởi tình trạng có HIV/AIDS.

1.2.2.9 Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, chính trị

Thừa nhận quyền được tham gia vào các hoạt động công cộng cũng như tham gia vào đời sống văn hóa, chính trị là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tham gia của những người có HIV/AIDS nói chung và phụ nữ có HIV/AIDS được tham gia vào việc xây dựng chương trình, chính sách về HIV/AIDS. Hơn ai hết, những phụ nữ có HIV/AIDS là người hiểu được mong muốn, nhu cầu của mình trong mọi vấn đề liên quan đến HIV, vì vậy, trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình về HIV/AIDS thì nguyện vọng của những phụ nữ có HIV/AIDS cần được tiếp nhận và bảo đảm thực thi.

1.2.2.10 Quyền được hưởng các chuẩn mực cao nhất có thể về sức khỏe tâm lý và thể chất

Quyền được hưởng các chuẩn mực cao nhất có thể về sức khỏe tâm lý và thể chất ngoại trừ các yếu tổ được đảm bảo về lương thực, thực phẩm, nước sạch, vệ sinh môi trường…, trong bối cảnh HIV/AIDS bao gồm khía cạnh liên quan đến việc “phòng ngừa, điều trị và kiểm soát đại dịch” và “việc tạo ra các điều kiện mà đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ y tế và sự chăm sóc y tế dành cho mọi người đau ốm”

Để đảm bảo thực thi có hiệu quả quyền này, các nhà nước cần bảo đảm rằng việc cung cấp thông tin thích hợp, giáo dục và hỗ trợ về HIV, bao gồm việc tiếp cận với các dịch vụ nhằm hạn chế sự lây nhiễm HIV, các biện pháp phòng ngừa (như cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm sạch) và phải bảo đảm rằng việc xét nghiệm HIV là tự nguyện, có sự tư vấn trước và sau khi xét nghiệm, các thông tin liên quan đến HIV của người đó phải được bảo mật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo thực thi quyền này đó là phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Tính sẵn có: Có nghĩa là các cơ sở chăm sóc y tế và các dịch vụ hàng hóa như thuốc men và các chương trình y tế phải sẵn sàng và đủ số lượng để đáp ứng được nhu cầu khám và điều trị của phụ nữ có HIV.

Bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV AIDS ở Việt Nam - 7

Tính có thể tiếp cận: Nghĩa là các cơ sở y tế, hàng hóa và dịch vụ y tế phải có thể tiếp cận được đối với mọi phụ nữ có HIV mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào và chi phí cho những dịch vụ đó phải ở mức phù hợp để mọi phụ nữ có HIV đặc biệt là người nghèo có thể sử dụng các dịch vụ này. Đặc biệt tính có thể tiếp cận bao gồm cả yếu tố được tiếp cận về thông tin, theo đó phụ nữ có HIV được tư vấn về tình trạng sức khỏe của mình, có cơ hội để tìm kiếm, tiếp nhận và được phổ biến về ý tưởng, thông tin liên quan đến điều trị HIV.

Tính có thể chấp nhận: Nghĩa là tất cả các cơ sở y tế, hàng hóa, dịch vụ y tế phải tôn trọng đạo đức y tế, nhạy cảm với những yêu cầu về giới, tôn trọng văn hóa, đạo đức của phụ nữ có HIV, đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin liên quan đến tình trạng có HIV của bệnh nhân.

Chất lượng: Các cơ sở y tế, hàng hóa và dịch vụ y tế phải phù hợp về mặt khoa học, y học và đảm bảo có chất lượng tốt, trong thời hạn sử dụng.

Đặc biệt, trong việc chăm sóc và điều trị cho phụ nữ có HIV các vấn đề cần được quan tâm hơn đó là về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Phụ nữ có HIV cần được tư vấn và tiếp cận với thông tin về tình dục an toàn, được chăm sóc sức khỏe, các thông tin về phá thai an toàn và tiếp cận với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con…

1.2.2.11 Quyền được có tiêu chuẩn sống thích đáng và được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội

Điều 25 UDHR quy định “mọi người có quyền được có một tiêu chuẩn sống thích đáng cho sức khỏe và sự yên vui của bản thân và gia đình mình, bao gồm được có lương thực, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết và quyền được bảo đảm an sinh trong các trường hợp bị thất nghiệp, đau ốm, khuyết tật, góa bụa, già cả hoặc mất nguồn sống ngoài sự kiểm soát của mình”.

Như vậy, nhà nước cần có chính sách đảm bảo cho phụ nữ có HIV/AIDS được hưởng quyền về tiêu chuẩn sống thích đáng và hưởng các dịch vụ an sinh xã hội, bởi việc đảm bảo quyền này là thiết yếu đối với việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của phụ nữ với HIV/AIDS.

Một bộ phận lớn phụ nữ có HIV/AIDS là người nghèo, dễ rơi vào tình trạng bần cùng hóa do sự hoành hành của bệnh tật phát sinh từ HIV/AIDS, do bị phân biệt đối xử mà có thể dẫn tới tình trạng bị thất nghiệp, vô gia cư hay nghèo đói do đó việc đảm bảo quyền này sẽ góp phần làm giảm bớt những đau khổ cho phụ nữ xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của họ.

Để đảm bảo quyền này, nhà nước cần có chính sách, chương trình liên quan đến chăm sóc y tế, hỗ trợ tài chính, cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng, bảo đảm việc làm và được tham gia bảo hiểm xã hội.

1.2.2.12 Quyền được làm việc

Mọi người có quyền được làm việc … được có một điều kiện làm việc công

bằng và thuận lợi”. Như vậy phụ nữ có HIV/AIDS có quyền được tự do chấp nhận và lựa chọn việc làm phù hợp, được hưởng điều kiện về môi trường làm việc và nhận mức thù lao xứng đáng.

Người lao động không có trách nhiệm phải khai báo tình trạng có HIV của bản thân đối với người sử dụng lao động. Người xin việc và người lao động không bị bắt buộc phải xét nghiệm HIV và bị từ chối nhận vào làm, sa thải người lao động, từ chối nâng lương, thăng chức cho người lao động vì lý do người đó có HIV đều là vi phạm quyền được làm việc của người lao động. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cho người phụ nữ có HIV/AIDS được làm việc cho đến khi họ còn có thể đảm đương công việc được giao và sau đó giống như những trường hợp đau ốm khác, phụ nữ có HIV/AIDS phải được tạo điều kiện để có thể tiếp tục làm việc đến khi có thể và khi không thể tiếp tục công việc thì họ được đối xử như những trường hợp ốm đau hay khuyết tật khác.

Phụ nữ có HIV/AIDS được tạo điều kiện thuận lợi ở nơi làm việc như bảo đảm các điều kiện về môi trường làm việc, được bố trí công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe, được chăm sóc y tế, được tham gia công đoàn và tham gia bảo hiểm xã hội.

Do tính chất của HIV/AIDS, nên đối với một số công việc người có HIV/AIDS không được tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cộng đồng, những công việc đó phải được pháp luật quy định cụ thể, phù hợp và không phân biệt đối xử. Đối với những người đang làm công việc đó thì phải được bố trí và sắp xếp công việc mới phù hợp. Đối với một số công việc có nguy cơ lây nhiễm HIV đặc biệt là các công việc về y tế, nhà nước cần có biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm như đào tạo về phòng chống lây nhiễm và được cung cấp các công cụ về an toàn lao động.

Như vậy, việc bảo đảm quyền được làm việc của phụ nữ có HIV có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ có HIV/AIDS, chỉ thông qua lao động mới tạo cho người phụ nữ có thu nhập chính đáng để đáp ứng nhu cầu về

chữa bệnh cho bản thân, chăm sóc gia đình, con cái và góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. Bởi yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng đối với phụ nữ có HIV do họ vẫn phải có trách nhiệm đối với gia đình, nếu không có công việc để tạo thu nhập rất nhiều phụ nữ có HIV sẽ quay trở lại con đường mại dâm và như vậy nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng sẽ tăng lên.

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ TRONG BỐI CẢNH HIV/AIDS Ở VIỆT NAM


2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS

Việt Nam – một thành viên của Liên hợp quốc, đã phê chuẩn nhiều công ước quốc tế về quyền con người trong đó có Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979.

Với tư cách là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam có trách nhiệm thể chế hóa nội dung của các công ước đó vào pháp luật quốc gia sao cho phù hợp và thống nhất với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người nói chung và các quyền con người của phụ nữ nói riêng.

Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật đầy đủ trong việc bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong mọi lĩnh vực.

Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, điều chính các quan hệ xã hội mang tính nền tảng, nguyên tắc và chủ đạo nhất, trong đó có vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.

Tại chương V Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, công dân Việt Nam được tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội, các quyền này được thể hiện là các quyền công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và luật.

Hiến pháp ghi nhận mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình và nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Các quyền về lao động, quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền

học tập, quyền sở hữu tài sản, quyền kết hôn, lập gia đình và được nhà nước bảo hộ, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền tự do hội họp và lập hội đều được Hiến pháp ghi nhận.

Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành đều ghi nhận các quyền trên và có cơ chế để đảm bảo thực thi các quyền đó trên thực tế.

Đặc biệt, trong bối cảnh HIV/AIDS ở Việt Nam, phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đặc biệt là trong những lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hôn nhân gia đình.

2.1.1 Thành tựu của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS

2.1.1.1 Pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền của phụ nữ trong bối cảnh HIV/AIDS trong lĩnh vực lao động, việc làm

Lao động và làm việc là quyền và nghĩa vụ của công dân. Luật phòng chống HIV/AIDS ghi nhận người sống chung với HIV/AIDS có quyền được học văn hóa, học nghề và làm việc.

Trong lĩnh vực lao động, việc làm, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực thi, không phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính hay tình trạng có HIV của người lao động, theo đó:

Các quy định tại Bộ luật lao động thừa nhận “quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng mọi mặt với nam giới”. Nam, nữ làm việc như nhau thì được hưởng tiền lương ngang nhau.

Các quy định của Luật bình đẳng giới nêu rò nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác, bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành nghề.

Để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực này, Luật bình đẳng giới đưa ra

các biện pháp như quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Liên quan đến khía cạnh thù lao và bảo hiểm xã hội Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương khẳng định quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ nếu cùng làm công việc như nhau thì được trả lương như nhau. Ngày 30/11/2011, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 42/2011/TT-BYT đã bổ sung nhiễm HIV vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế, theo đó nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.

Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02/04/2003 của Chính phủ quy định không được áp dụng các hình thức kỷ luật như sa thải, buộc thôi việc đối với lao động nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Đặc biệt, trong bối cảnh HIV/AIDS, người lao động có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống phân biệt đối xử cho người lao động, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động. Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, ép buộc người lao động làm công việc khác hoặc từ chối nâng lương, đề bạt, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người đó nhiễm HIV. Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển và từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển nhiễm HIV và có trách nhiệm bảo mật các thông tin liên quan đến tình trạng có HIV/AIDS của người lao động.

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trong cả nước tiếp nhận, sử dụng người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV vào làm việc, ngày 02/11/2009, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 316/TB-VPCP, theo đó Bộ Lao động, thương bình và xã hội, Bộ tài chính cần có biện pháp, chính sách

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí