Thực Trạng Thông Tin Báo Chí Về Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước


Tính chiến đấu của báo chí đã thể hiện rò khi công khai đòi hỏi thực hiện một số giải pháp có động chạm đến “lợi ích nhóm”. Một số tác phẩm cũng để cập thẳng những sai phạm xảy ra ở một số DN, tuy rằng thông tin này chưa nhiều và chưa thực sự mang tính tự phát hiện của phóng viên mà chủ yếu dựa vào các kết quả của cơ quan chức năng khi đã có kết quả thanh kiểm tra. Việc giám sát, phản biện kịp thời rộng khắp đã phần nào thúc đẩy quá trình TCC DNNN và tạo sự đồng thuận của xã hội và DN.


Tiểu kết Chương 1


Như vậy, TCC là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được kỳ vọng sẽ mang lại một sự thay đổi lớn góp phần tháo gỡ những khó khăn, trì trệ để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Với mục tiêu “TCC để mạnh hơn” để đảm bảo những nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia khi mà các thành phần kinh tế không làm được. Đồng thời, TCC để phân bổ lại nguồn lực, làm bình đẳng hóa các thành phần kinh tế tạo động lực cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Báo chí là tiếng nói của đảng, nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội là công cụ cách mạng của Đảng. Do vậy, báo chí phải thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời, đây cũng là chủ đề quan trọng và hấp dẫn vì nó còn nhiều quan điểm khác nhau, nên độc giả tìm đến báo để xem, tìm hiểu về các luồng ý kiến hiểu thêm vấn đề. Mặt khác, do vốn DNNN là vốn của dân, do vậy, người dân cũng rất quan tâm thông tin việc phân bổ, sử dụng nguồn lực quan trọng này, nên báo chí đã tích cực vào cuộc để khai thác thông tin. Đề tài về doanh nghiệp nhà nước giúp công chúng tìm đến báo để biết được chủ trương, để tìm hiểu thông tin và cũng thể hiện trách nhiệm của công dân về đồng vốn nhà nước, đồng vốn của nhân dân đang được quản lý giám sát như thế nào? Tại sao việc quản lý, giám sát nó chưa được chặt chẽ và có sự điều chỉnh thế nào?

Như vậy, ở chương 1, ngoài việc khái quát một số lý luận về báo chí và thông tin báo chí, người viết còn làm rò thêm mối quan hệ giữa báo chí với nền kinh tế, đặc biệt là vai trò của báo chí đối với hoạt động của DNNN và chủ trương tái cơ cấu DNNN. Đây là cơ sở để nhìn nhận, phân, tích, đánh giá và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng thông tin báo chí các phần sau.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN BÁO CHÍ VỀ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.1. Sơ lược về 4 tờ báo được khảo sát


2.1.1. Báo Đầu tư


BĐT là cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành lập từ ngày 12/6/1991- Tờ bán nguyệt san Việt Nam- Đầu tư nước ngoài và tuần báo tiếng anh Vietnam Investmert Review ra số đầu tiên vào ngày 27/9/1991 đánh dấu sự xuất hiện các ẩn phẩm của cơ quan BĐT trên thị trường Báo chí Việt Nam. Sau hơn 20 xây dựng và phát triển, đến nay BĐT đã trở thành một trong những cơ quan báo chí kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.

Trong năm năm đầu BĐT trực thuộc Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (State Committee For cooperation and Vietnam Investmert – SCCI).

Tháng 9 năm 1996, sau khi SCCI hợp nhất với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Việt Nam – Đầu tư nước ngoài đổi tên thành BĐT và tăng kỳ xuất bản lên 2 kỳ/tuần. Từ tháng 7 năm 2000 đến nay xuất bản 3 kỳ/tuần (thứ 2 thứ 4 thứ 6).

Ngoài ra, BĐT còn có các ẩn phẩm: Timeout (ra đời năm 1993) – Phụ trương của Vietnam Invesment Review phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

BĐT chứng khoán (ra đời năm 1999), đến nay phát hành 3 kỳ/tuần và tháng 5/2007, ra mắt tinnhanhchungkhoan.vn; Tháng 9/2009, chính thức khai trương báo điện tử tiếng Việt: www.baodautu.vn và báo điện tử tiếng anh: www.vir.com.vn;

BĐT có trụ sở tại 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội và đã thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Quảng Bình.

Về cơ cấu tổ chức: Tổng cố cán bộ, nhân viên của BĐT gồm 185 người, trong đó khối phóng viên, biên tập viên có 95 người. Ngoài ra, báo có đội ngũ cộng tác


viên gần 100 người. Toàn bộ đội ngũ cấp phòng, ban của báo đều được đào tạo cơ bản. Trong đó có 24 người có trình độ đại học, 02 người có trình độ thạc sĩ. Về trình độ lý luận chính trị, có 25 người trình độ trung cấp, 01 người trình độ cao cấp.

BĐT gồm có 8 phòng, ban. Trong đó các ẩn phẩm được sản xuất bởi 03 ban nội dung, đó là Ban Đầu tư, Ban Chứng khoán và Ban Tiếng Anh. Các dịch vụ kinh doanh do hai phòng Quảng cáo Truyền thông và phòng Kinh doanh phát hành phụ trách.

2.2.2. Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh


BTT TP Hồ Chí Minh (BTT) là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên cộng sản TP Hồ Chí Minh, ra đời ngày 2/9/1975. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, tờ báo Chính trị Xã hội này đã khẳng định vị trí của mình trong làng báo chí Việt Nam. Hiện nay, BTT là tờ nhật báo lớn nhất nước, báo phát hành trên toàn quốc với số lượng bình quân 350.000 bản/ngày. BTT xếp thứ 6/100 tờ báo lớn tại châu Á, và thứ 34/200 trên thế giới (Theo đánh giá xếp hạng của trang web thư mục và tìm kiếm quốc tế).

BTT còn có các ấn phẩm phụ như: Tuổi trẻ cười, Tuổi trẻ Chủ nhật, Tuổi trẻ điện tử, bản tiếng anh Tuoitre news và đều có lượng phát hành cao.

BTT có trụ sở chính tại 60 A, Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Báo có 9 văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành: Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Đắk Lắk và Cần Thơ.

Về nhân sự: BTT có gần 1000 phóng viên tại trụ sở chính và các văn phòng đại diện. BTT luôn nhận được sự cộng tác nhiệt tính của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu. Đội ngũ phóng viên của Báo rất đông đảo, năng động đã tạo dấu ấn trên mặt báo và được bạn đọc Việt Nam yêu thích. Ngoài ra, BTT còn gửi phóng viên ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.


Nhờ làm kinh tế báo chí tốt, nên mức lương của BTT hiện nay đều đảm bảo mức trên 10 triệu đồng/người/tháng. Nhuận bút của Báo cũng thuộc diện cao nhất nhì làng báo chí Việt Nam hiện nay.

2.1.3. Thời báo Kinh tế Sài Gòn


TBKTSG là một tờ báo tiếng Việt trong bốn tờ báo thuộc nhóm TBKTSG (Saigon Times Group). Ba tờ còn lại trong nhóm này là (TBKTSG Online; báo Sài Gòn tiếp thị; Thời báo Vi tính Sài Gòn); hai tờ báo tiếng Anh (Saigon Times Weekly; Saigon Times Daily), hai tờ phụ trương quảng cáo: Thị trường Địa ốc và Chào; hai tổ chức phi lợi nhuận là Saigon Times Club và Saigon Times Foundation;

Saigon Times Group cũng thường xuyên tổ chức các “Chương trình vận động xã hội” nhằm phục vụ cho định hướng hỗ trợ DN trong nước. Saigon Times Group còn có Tủ sách “Saigon Times” và xuất bản đĩa CD-ROM giúp truy cập tin, bài đã đăng trên các báo của Group.

Ấn phẩm chính TBKTSG: Phát hành vào thứ năm hằng tuần, gồm 80 trang, khổ 20cm x 30cm, là tuần báo thông tin tổng hợp và có chiều sâu về kinh tế với đối tượng đọc là giới kinh doanh, nhà quản lý, chuyên viên, sinh viên và những người quan tâm đến kinh tế. Số đầu tiên ra ngày 04/01/1991.

Ngoài trụ sở chính đặt tại 35 Nam kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM, báo còn có các văn phòng đại diện tại: Hà Nội, TP.Đà Nẵng; Đồng bằng sông Cửu Long.

2.1.4. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp


TCTCDN là cơ quan ngôn luận của Cục Tài chính DN – Bộ Tài chính. Tạp chí được hình thành trên cơ sở nâng cấp tờ Thông tin DN vào năm 2001. Đây là một tờ tạp chí khoa học về lĩnh vực kinh tế, xuất bản hàng tháng với 40 trang nội dung khổ A4. Tạp chí chủ yếu đăng các bài nghiên cứu khoa học kinh tế của các học giả và bài do phóng viên thực hiện. Tổng Biên tập Tạp chí do lãnh đạo Cục Tài chính DN kiêm nhiệm. Cơ cấu Tạp chí được chia làm 2 ban là Ban Trị sự và Ban Biên tập.


Ban Trị sự phụ trách công tác phát hành, quảng cáo, tạo nguồn thu và công tác văn phòng, tài chính. Ban Biên tập chuyên tâm vào công tác nội dung. Tạp chí có 9 người. Trong đó có 5 người thuộc Ban Trị sự và 4 người thuộc Ban Biên tập.

2.2. Thực trạng nội dung thông tin


TCC là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó, TCC DNNN là một trong ba thành phần chính của đề án TCC toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, hầu hết các tờ báo đều bám sát chủ trương này và có nhiều thông tin nhanh chóng kịp thời, đa dạng.


Tên ấn phẩm

Tổng số tin bài về TCC DNNN

Ước tổng số tin bài trong 01 năm

Số phát hành trong năm

Tần suất xuất hiện tin bài về TCC DNNN

Tỷ lệ % tin bài về TCC DNNN

BTT

10

22.239

353

35,3

0,04

BĐT

45

9.600

150

3,33

0,47

TBKTSG

77

2.860

52

0,68

2,69

TCTCDN

43

228

12

0,28

18,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 6

Bảng 2.2a: Thống kê tổng số tin bài về TCC DNNN trên 04 báo


Qua thống kê các báo được khảo sát (Bảng 2.2a) cho thấy, BTT đã đăng tải 10 tin bài trong tổng số 22.234 tin bài (con số ước); tần suất xuất hiện là cứ 35,3 số báo thì có một tin hoặc bài về TCC DNNN. Đây là tờ lượng tin bài về đề tài này ít nhất trong các tờ được khảo sát.

BĐT đã đăng 45 tin bài trên tổng số 9.600 tin bài được đăng tải trong 150 số phát hành. Tần suất xuất hiện 3,33 số báo, tức là gần như tuần nào cũng có tin bài về TCC DNNN.

Trên TBKTSG, chủ đề TCC DNNN được ưa dùng hơn. Khi mật độ xuất hiện về chủ đề này dày hơn. Cứ 0,68 số báo thì có một tin bài về TCC DNNN. Trong 01 năm được tác giả lựa chọn khảo sát có 77 tin bài về vấn đề này. Cứ một số báo có 1,48 tin bài về TCC DNNN. Có nhiều số báo được tổ chức các chuyên đề chuyên sâu.


Trên TCTCDN, số lượng tin bài về TCC DNNN cũng được chú trọng. Trong 12 số báo có đến 43 tin bài về DNNN. Như vậy, tần suất xuất hiện ở mức 3,5 tin bài/số và số tin bài về TCC DNNN chiếm đến 18,86% tổng tất cả các tin bài trong năm. Như vậy, có thể thấy mật độ khá dày và là TCC DNNN đã trở thành chủ đề xương sống của Tạp chí. Rất nhiều số báo có 2-3 tin bài cùng chủ đề này hoặc có các chuyên đề được tổ chức một cách có hệ thống về từng vấn đề hẹp.

Nội dung thông tin trên các báo chủ yếu có thể phân 03 loại như sau: Thông tin về chủ trương, chính sách; thông tin về mua bán, sáp nhập, CPH, thoái vốn; thông tin về ý kiến bình luận, phân tích và đóng góp vào vấn đề TCC DNNN



Tên ấn phẩm

Thông tin về chủ trương

chính sách

Thông tin về mua bán sáp nhập,

CPH...

Thông tin về ý kiến bình luận, phân tích TCC

DNNN

Tổng tin bài về TCC DNNN

BTT

Số lượng

3

3

4

10

Tỷ lệ %

30

30

40

100

BĐT

Số lượng

12

24

9

45

Tỷ lệ %

26,67

53,33

17,78

100

TBKTSG

Số lượng

11

43

23

77

Tỷ lệ %

14,28

55,84

29,97

100

TCTCDN

Số lượng

11

13

19

43

Tỷ lệ %

25,58

30,23

41,19

100

Tổng cộng (số lượng)


37

83

55

175

Bảng 2.2b: Thống kê tin, bài TCC NNN theo nhóm chủ đề trên 04 báo


2.2.1. Thông tin về chủ trương, chính sách TCC DNNN


Với ưu điểm là cơ quan ngôn luận của các Bộ, ngành, hội có uy tín và có vai trò quan trọng trong việc tham mưu, chủ trì xây dựng các chính sách về DNNN và TCC DNNN nên cả 4 tờ báo được khảo sát đều đã tập trung thông tin một cách đầy đủ, kịp thời về các chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về thông tin TCC DNNN.

4 tờ báo, tạp chí đã có tổng 37 tin, bài về cơ chế, chính sách mới và quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề TCC DNNN. Trong đó, Tuổi trẻ có 3/10 tin bài; BĐT 12/45 tin bài; TBKTSG có 11/45 tin bài; TCTCDN có 11/43 tin, bài.


Các thông tin trên chủ yếu tập trung các chính sách mới trong gian đoạn tác giả khảo sát như: Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Đề án “TCC DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”; Nghị định 99/2012/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN; Nghị định số 61/2013/NĐ- CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước; Nghị định 71/2013/NĐ-CP, ngày 11 tháng 7 năm 2013 quy định về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Chính phủ và các bộ ngành còn ban hành nhiều chính sách quan trọng cụ thể hóa đề án TCC DNNN...

Trên BTT: Là tờ báo chính trị xã hội đang có lượng phát hành vào diện lớn nhất trong làng báo chí Việt Nam hiện nay, BTT cũng thông tin kịp thời các thông tin cơ bản về vấn đề TCC đó là giảm số lượng DN, số vốn và sắp xếp lại bộ máy. Tuy nhiên, số lượng không nhiều, chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản. Cụ thể: “Sẽ giảm còn 5-7 tập đoàn nhà nước” [9 (242), tr3]; “Tổ chức lại một số tập đoàn” [9 (243), tr17]; “Sẽ giảm mạnh vốn nhà nước tại DN”, [10 (185), tr6].

Trên BĐT: Như ở trên đã nói, do trực thuộc Bộ kinh tế tổng hợp, nên có lợi thế về mặt nguồn tin. Trong thời gian từ tháng 8/2012- tháng 8/2013, Bộ Kế hoạch Đầu tư được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo nhiều đề án về lĩnh vực TCC DNNN, trong đó các đề án tiêu biểu là: Quyết định số 339/QĐ – TTg, ngày 19 tháng 2 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể TCC kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020; Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN… Vì thế, BĐT bám rất sát vấn đề và thông tin kịp thời. Ngoài ra, việc công bố tổng hợp số liệu của các cơ quan chức năng hay ý kiến chỉ đạo, điều hành cũng

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí