Thống Kê Các Thể Loại Được 04 Báo Sử Dụng Thông Tin Tcc Dnnn


Chủ đề TCC DNNN cũng có nhiều biểu đồ thể hiện được sự chuyển biến của cộng đồng DN trong quá trình thực hiện chủ trương này.

Riêng TBKTSG có ưu điểm nổi trội trong hình thức thể hiện đó là hình họa. Trong 77 tin bài tin bài về TCC DNNN thì có 13 hình họa. Các hình họa này chủ yếu do họa sĩ riêng của báo thiết kế căn cứ vào nội dung tin bài. Các hình họa nhìn rất bắt mắt và tạo được dấu ấn riêng cho tờ báo, đồng thời cũng góp phần thư giản, giảm áp lực thông tin nặng nề của một tờ báo kinh tế chuyên sâu.


Một số hình ảnh minh họa trên TBKTSG Tuy nhiên TBKTSG lại chưa chú trọng đến 1


Một số hình ảnh minh họa trên TBKTSG


Tuy nhiên, TBKTSG lại chưa chú trọng đến các ngôn ngữ vi văn tự khác.

Bảng biểu gần như không có, và biểu đồ cũng chỉ có 2/73 tin bài.


2.3.2. Các thể loại báo chí được thể hiện


Thống kê các thể loại báo chí được sử dụng trên 04 tờ báo khảo sát cho kết quả như sau:



Tên ấn phẩm

Tin

Bài phản ánh

Phỏng vấn

Bình luận

Bài báo khoa

học

Tổng tin bài về TCC DNNN

BTT

Số lượng

3

4

2

1

0

10

Tỷ lệ %

30

30

20

10

0

100%

BĐT

Số lượng

8

31

4

1

1

45

Tỷ lệ %

17,78

68,89

8,89

2,22

2,22

100%

TBKTSG

Số lượng

7

61

3

2

4

77

Tỷ lệ %

9,09

79,22

3,89

2,59

5,18

100%

TCTCDN

Số lượng

8

24

2

0

8

43

Tỷ lệ %

18,6

58,14

4,65

0

18,60

100%

Tổng số (số lượng)


27

120

11

4

13

175

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Bảng 2.3.2: Thống kê các thể loại được 04 báo sử dụng thông tin TCC DNNN


2.3.2.1. Tin


Trên BTT: Vốn là tờ nhật báo hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, có thể nói, Tuổi trẻ sống bằng thể loại tin là chính. Tuy nhiên, do tôn chỉ mục đích của báo chủ yếu hướng vào các hoạt động dân sinh nên đây là là chủ đề mà báo tương đối “kén”. Điều này thể hiện rò ở việc tổng tin bài về đề tài này rất ít, và việc đưa tin cũng rất vắn tắt. Trong 10 tin bài về TCC DNNN thì có 3 tin là: “Tổ chức lại một số tập đoàn” [9, (242), tr17]; “TCC hai tập đoàn ngành xây dựng: Giảm gánh nặng cho nhà nước” [9, (274), tr7]; “VNA CPH ” [10, (19), tr4];

Trên BĐT: Số lượng tin về TCC DNNN xuất hiện nhiều hơn BTT. Đầu tư có 8 tin. Đây là số lượng khá khiêm tốn về đề tài này đối với một tờ báo kinh tế. Tuy nhiên, Đầu tư không phải là báo ngày, nên tin cũng không phải là thể loại được lựa chọn số một ở báo. Mặt khác, có rất nhiều tin hàng ngày có thể được cập nhật ở báo điện tử. Còn trên báo giấy sẽ được thể hiện dạng bài phản ánh thông tin, hoặc bài tường thuật dài hơn, sâu hơn. Các tin trên BĐT chủ yếu được đăng ở trang 2, trang tin tức sự kiện hoặc trang DN – doanh nhân.

Tìm giải pháp TCC DNNN” [7, (127), tr2]; “Vinachem rút khỏi hóa dầu” [7, (140), tr1]; “5 DN lọt vào danh sách hỗ trợ TCC của ADB” [8, (31), tr2]; “Hoàn


thành đề án TCC VNA” [8 (7), tr2]; “Vicem hoàn thiện phương án thực hiện CPH ” [8, (10), tr2]; “DATC được chủ động TCC DNNN” [8, (86), tr2]

Trên TBKTSG, như trên đã nói do là báo tuần vốn gĩ không xem tin là thế mạnh, báo chủ yếu chỉ điểm qua các tin về cơ chế chính sách và tiếp tục phân tích sâu hơn ở các thể loại khác. Lượng tin trên TBKTSG chỉ ở mức 7/77 tổng số tin bài của báo này về TCC DNNN và chỉ bằng 1/9 lượng bài phản ánh. Các tin trên báo cũng chỉ khoảng 100-200 chữ.

Một số tin trên báo: “Phân quyền mạnh hơn cho quản lý DN ” [53, (32), tr8]; “Đầu tư ngoài ngành mỗi cơ quan một con số” [53, (34), tr8]; “Nợ xấu DNNN tới 200 nghìn tỷ đồng” [53, (41), tr7]; “Cải cách DNNN vẫn chậm chạp”, [54, (21), tr8]; “Đẩy nhanh các tiến độ sắp xếp các DN thuộc Vinashin” [54, (30), tr7]; “Vinashin chính thức thoái các vụ kiện quốc tế” [54, (32), tr6]; “Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN đạt hơn 45.000 tỷ đồng” [54, (33), tr6].

Trên TCTCDN, cũng tương tự như TBKTSG, Tạp chí chỉ đưa 8/43 tin bài về chủ đề này. Cách đưa tin cũng không có nhiều khác biệt, gần như không có tin phát hiện kiểu độc quyền. Thông tin chủ yếu tập trung vào các quy định mới do cơ quan chủ quản đưa ra. Vị trí các tin thường ở 4 trang đầu của Tạp chí và được in giấy couse bốn màu, trong lúc đó các bài ở giữa đều giấy bãi bằng và in hai màu. Các tin trên Tạp chí là: “Phê duyệt đề án TCC DNNN” [51, (8), tr8]; “Các TĐ, TCT tiết kiệm 14.000 tỷ đồng” [51, (10), tr5]; “Hoàn thiện dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh” [52, (4), tr2]; “TCC DNNN: Quy định chung và trách nhiệm riêng” [52, (7), tr2]; “Cục TCDN : Tiếp tục xây dựng các đề án về TCC DNNN” [52, (7), tr2-3]; “Góp ý vào dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN” [52, (7), tr5]; “Ban hành quy chế giám sát tài chính DN” [52, (7), tr8];

2.3.2.2. Bài phản ánh


Theo tác giả Trần Quang trong giáo trình Các thể loại báo chí chính luận, bài phản ánh được phân thành 03 nhóm lớn: Bài phản ánh thông tin, bài phản ánh phân


tích và bài phản ánh nêu vấn đề. Kết quả khảo sát cho thấy các báo đều ưu chuộng sử dụng thể loại này. Có tờ sử dụng bài phản ánh chiếm đa số, trong đó nhiều nhất là bài phản ánh phân tích và nêu vấn đề.


Tên ấn phẩm

Phản ánh Thông tin

Phản ánh phân tích

Phản ánh nêu vấn đề

Tổng bài phản ánh về TCC DNNN

BTT

Số lượng

3

1

0

4

Tỷ lệ %

90

10

0

100

BĐT

Số lượng

16

8

7

31

Tỷ lệ %

51,61

25,81

22,59

100

TBKTSG

Số lượng

11

43

7

61

Tỷ lệ %

18,03

70,49

11,48

100

TCTCDN

Số lượng

8

11

5

24

Tỷ lệ %

33,33

45,83

20,83

100

Tổng số (số lượng)


38

63

19

120

Bảng 2.3.2.2: Thống kê các loại bài phản ánh về TCC DNNN trên 04 báo


Thứ nhất bài phản ánh thông tin


Đây là thể loại được 04 cơ quan báo chí dùng khá nhiều chiếm 38/120 tổng số bài phản ánh về TCC DNNN và chỉ sếp 2 sau loại bài phân tích là 63 bài. Các bài phản ánh thông tin có thể phản ánh thông tin về cơ chế chính sách, cũng có thể về tình hình cộng đồng DN hay cụ thể tại một DN nào đó. Do các báo được khảo sát ngoài Tuổi trẻ, không còn tờ nào là nhật báo, do đó để không bị lỗi thời trong thể loại tin tức, các báo có xu hướng chuyển thành bài phản ánh để cập thông tin sâu hơn, đầy đủ hơn đối với các nội dung tại cuộc họp, một chủ trương, một cơ chế, hay một cuộc tổng kết về chương trình, kế hoạch...

Trên BTT, do số lượng chung về chủ đề TCC DNNN không nhiều nên Tuổi trẻ cũng chỉ có 03 bài phản ánh thông tin về chủ đề này: “Sẽ giảm còn 5-7 tập đoàn nhà nước” [9, (242), tr3]; “Bàn ba nhóm vấn đề khó, nhạy cảm” [9, (268), tr1-3];

Trên BĐT, nhóm bài này chủ yếu là phản ánh thông tin tại các DN như: “VNF1 không thiếu tiền TCC” [7, (105), tr9]; “Vinacomin rời sân chơi bảo hiểm” [7, (146), tr6]; “Vinatex dồn dập thoái vốn ngoài ngành” [7 (148), tr6]; “TCC VNE:


Đường còn gập ghềnh” [8, (01), tr8]; “Bật đèn xanh để TCC VNA” [8, (09), tr5]; “Dồn sức TCC DN viễn thông” [8, (15), tr9]; “DN ngành giao thông tự cứu mình qua TCC” [8, (38), tr10]. Nhìn chung với những bài này chủ yếu cập nhật thông tin về tình hình TCC tại DN, đồng thời thực hiện chức năng giám sát của báo chí để phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc hoặc những chuyển biến tích cực nhằm cổ vũ, động viên các DN khác làm theo.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài thông tin về cơ chế chính sách và tình hình chung của cộng đồng DNNN. Chẳng hạn, ở bài: “Lấp đầy những khoảng trống pháp lý” [7, (131), tr5], tác giả Bảo Duy cho biết Chính phủ sẽ ban hành Nghị định mới. Theo đò sẽ : “Sự rò ràng về chủ thể, công cụ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với khu vực DNNN sẽ chấm dứt tình trạng không rò ràng trong thực hiện các chức năng”. Trước đó, tác giả cũng thông tin thêm về tình hình khoảng trống pháp lý về lĩnh vực DNNN hiện nay là: “Hiện tại, khu vực này đang thiếu quy định rò và cụ thể về giám sát thực hiện các quyền, nghĩa vụ và bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhà nước, thiếu các quy định về phương thức và biện pháp hình thành các quyết định của chủ sở hữu nhà nước… Lý do là, hầu hết các văn bản liên quan đến hoạt động của DNNN đều dựa trên cơ sở Luật DNNN năm 2003 và Luật DNNN 2005. Nhưng các văn bản luật này hết hiệu lực, nhiều cơ quan quản lý nhà nước và DNNN vẫn phải vận dụng các văn bản hướng dẫn của Luật DNNN để xử lý các vấn đề trong thực tế”.

Hay tại bài “DNNN muốn tiếp cận khoản hỗ trợ từ ADB: Phải minh bạch thông tin” [7, (148), tr6], BĐT cũng “mách nước” cho các DNNN để tiếp cận được một gói hỗ trợ không hề nhỏ nhằm tận dụng thêm nguồn lực để thực hiện cải cách.

Một số bài báo về nhóm bài này là: AMC cứu cánh để xử lý nợ tồn” [7, (134), tr11]; “ADB khuyến cáo trong cải cách DNNN” [8, (43), tr4]; “Thúc đẩy tiến trình CPH DNNN: Đề xuất loại bỏ một số lĩnh vực” [8, (99), tr5].

Tương tự hai tờ báo trên, TBKTSG và TCTCDN cũng dùng thể loại bài phản ánh thông tin để thông báo các sự kiện được sắp xếp theo đề tài có sự đánh giá các


hiện tượng. Một số tác phẩm thuộc nhóm bài này trên TBKTSG: DNNN cắt lỗ” [53, (33), tr19]; “Giải tán bớt tập đoàn” [53, (34), tr9-67]; “Cải cách DNNN: Chấn chỉnh DNNN bằng luật mới” [53, (42), tr12-13]; “Trục vớt Vinashin” [53, (46), tr12-13]; “Vẫn được đầu tư ngoài ngành” [53, (46), tr53]; “Nỗ lực lội ngược dòng của PVFC” [54 (12), tr10-11]; “Một năm bước ra ánh sáng” [54, (18), tr32]; “Đầu tư ngoài ngành: Vẫn được bật đèn xanh” [54, (26), tr50]; “Nợ xấu các DNNN sắp được xử lý” [54, (30), tr24]. Trên TCTCDN : Tăng tốc cuối năm, chú trọng sắp xếp lại TĐKT” [51, (9), tr2-3]; “TCC DNNN: Các ông lớn nhập cuộc thoái vốn” [51, (10), tr16-17]; “Hai phương án điều chỉnh lương, thưởng tại DNNN” [51, (10), tr22]; “Các TĐ, TCT quyết tâm vượt khó” [52, (1), tr11-13]; “Nhiều con nợ khó đòi được DATC cứu vớt” [52, (1), tr32-33]; “TCC DNNN: Đã chậm lại xin lùi” [52, (7), tr6-7]; “Một số điểm mới khi đầu tư vốn nhà nước vào DN” [52, (8), tr8-9]; “Nợ của DNNN không được tính vào nợ công” [52, (8), tr22-23].

Thứ hai bài phản ánh phân tích


Đây thực sự là thể loại thuộc thế mạnh của các báo chuyên ngành kinh tế. Dạng bài này đòi hỏi phải phân tích và đánh giá nguyên nhân gây ra sự kiện, hiện tượng được phản ánh trong bài. Với thể loại này, thường được các báo dùng để phản ánh tiến độ thực trạng triển khai TCC nền kinh tế. Thống kê tại Bảng 4 cho thấy, BTT có 01 bài, BĐT có 08 bài, TBKTSG có nhiều nhất 43 bài và TCTCDN có 11 bài. Những bài viết thuộc thể loại này chủ yếu phản ánh sự chậm trễ trong TCC DNNN; Chất lượng đề án TCC; Tình trạng nợ nần và việc xử lý nợ…

Sự phân tích sẽ góp phần giúp độc giả nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc hơn. Chẳng hạn, TBKTSG đăng bài: “Còn nhiều việc phải làm” [53, (32), tr12-14], tác giả Tư Giang đã phân tích: “Việc nhập nhằng về vài trò quản nhà nước và chủ sở hữu là một trong những tồn tại lớn nhất và dai dẳng nhất. Tuy nhiên, đề án TCC DNNN đã không đưa ra định hướng hay giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ vấn đề này”. Do vậy, tác giả phân tích tiếp: „Điều then chốt này chưa làm được thì ý tưởng cử 80 cán bộ xuống giám sát các TĐKT, TCT của Bộ Tài chính là hão huyền, lẫn


cả về thực tế lẫn lý thuyết”. Hay tại tác phẩm: “Sắp xếp lại Vinaphone và Mobiphone: VNPT khó được hưởng miễn trừ” [7, (133), tr10], sau khi nêu đề xuất của VNPT trong đề án, tác giả Huyền Anh phân tích: “Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc cấm tập trung kinh tế có thể được xem xét miễn trừ trong hai trường hợp. Một là, nếu một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể, hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Trường hợp miễn trừ, chắc chắn không được tính đến, vì cả VinaPhone và MobiFone đều đang trong tình trạng sống khỏe. Theo bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2012 vừa được công bố, MobiFone đứng thứ 2, trong khi VNPT đứng thứ 9”...

Các tác phẩm của thể loại này trên các báo như: Trên BTT: Khó xử ký nợ xấu nếu chưa phân loại: Cần giảm mạnh DNNN” [9, (256); tr16]. Trên BĐT: Loại bỏ kinh tế địa tô” [7, (112), tr5]; “CPH DNNN bó chân vì ôm đồm” [7, (115), tr5]; “Tổng công ty bưu điện VN: có lẽ vẫn phải phụ thuộc VNPT” [7, (149), tr5]. Trên TBKTSG: Chưa chạm đến cốt lòi TCC” [53, (32); tr14]; “Cứu ngân sách hay cứu nền kinh tế” [53, (34), tr10]; “Vì sao chỉ mua nợ DNNN” [53, (40), tr15]; “Tìm lối ra cho Vinashin” [53, (43), tr9-10]; “Chưa thể hi vọng một cuộc lột xác” [54, (10), tr17-18]; “Bán DNNN để cứu DNNN, tại sao không” [54, (19), tr20-21]; “Chủ đạo chỏi lại bình đẳng” [54, (23), tr9]; “Kinh tế Nhà nước hay DNNN là chủ đạo” [54, (26), tr12]...

Trên TCTCDN: Xử lý nợ xấu: Nên thực hiện nguyên tắc Hà Nội” [51, (9), tr18-21]; “Dừng thí điểm tập đoàn: Đâu là nguyên nhân cốt lòi” [51, (10), tr20-21]; “Xử lý nợ gặp với TCC DNNN: Nên phát hành chứng thư bảo lãnh DATC” [51, (10), tr30-31]; “Chuyển đổi sở hữu thông qua mua bán nợ: Thiếu chiến lược với nhà đầu tư chiến lược” [51, (12), tr30-31]; “Chứng khoán hóa các khoản nợ gắn với nhiệm vụ TCC DN ” [52, (3), tr28-29]; “Hậu VAMC: Nợ xấu biến chất hay biến mất” [52, (4), tr32-33]; “Đầu tư vốn vào DN : Điều đến đâu, chỉnh thế nào” [52, (7), tr4-5]; “VAMC mua nợ xấu: Trả giả hay ép giá” [52, (7), tr20-21]...


Thứ ba bài phản ánh nêu vấn đề


Các báo đã cập nhật được các vấn đề nóng hổi, gai góc và đang vướng làm chậm tiến trình TCC cũng như hạn chế sự phát triển của khu vực này như: sự bưng bít thông tin, thiếu minh bạch; thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; nợ của DNNN và TCC chưa triệt để hay mô hình giám sát, quản lý…

Đây là những vấn đề nhức nhối được báo chí đề cập và được xem là rào cản thực sự. Đề án TCC cũng nêu rò là sẽ dần khắc phục tình trạng này. Trên TBKTSG có bài: “Mô hình nào quản lý tập đoàn” [53, (46); tr52]; “Ai giám sát DNNN?” [53, (47), tr10]. Vấn đề được nêu trong bài báo là: Việc quản lý nên giao cho chủ sở hữu, bộ chuyên ngành; bộ tài chính hay một cơ quan độc lập chuyên làm nhiệm vụ này. Vì tình trạng hiện nay là mỗi bộ, ngành quản lý, giám sát một mảng nhưng khi xảy ra thất thoát thì không ai chịu trách nhiệm. Đây cũng là một vấn đề được hầu hết các bài đề cập. BTT không có bài dạng này, còn BĐT có 7 bài; TBKTSG có 5 bài và TCTCDN 5 bài. Một số bài trên BĐT: “Tiền đâu để TCC” [7, (99), tr10]; “Phân vân quản lý DNNN” [7, (137), tr10]; “Không có kịch bản chung khi TCC vốn DN ” [7, (131), tr5]; “TĐ, TCT nhà nước xin cơ chế thoái vốn” [8, (8), tr1-4]; “Câu hỏi về tính tuân thủ của DNNN” [8, (10), tr1-3]. Trên TBKTSG: TCC DNNN: Mò mẫm” [52, (32), tr11-12]; “Khó tiếp cận số liệu nợ công” [52, (34), tr48]; “Bàn mãi cũng chỉ bàn chơi” [53, (5), tr10]; “Luật lệ bị phớt lờ” [53, (16), tr20-21]; “Thoái trào” [53, (35), tr12-13]. Trên TCTCDN: Minh bạch thông tin về nợ: Xưa như diễm” [51, (11), tr34-35]; “CPH đang phá tiến độ: Vẫn là xác định giá trị đất” [52, (3), tr18-19]; “Thoái vốn không trốn, không chờ” [52, (5), tr8-9]; “Mua bán và xử lý nợ: Nợ tăng, xử lý giảm” [52, (8), tr24-25]

2.3.2.3. Phỏng vấn


Các bài phỏng vấn trên các báo chủ yếu là phỏng vấn một nhân vật chính, còn chùm phỏng vấn nhóm nhân vật dạng bàn tròn không nhiều. Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn thường là lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, DN và các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nhân vật có uy tín trong lĩnh vực trao đổi.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí