Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Về Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước


cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và PBXH của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...”.

Thực hiện chức năng giám sát, PBXH là báo chí góp phần khơi gợi, tập hợp nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của toàn dân, trước hết là đội ngũ trí thức, chuyên gia về mọi lĩnh vực góp ý cho các quyết sách lớn của Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo đó, giám sát và PBXH bằng báo chí và thông qua báo chí là việc làm sinh động nhất của việc phát huy dân chủ xã hội theo nghĩa để cho người dân được nói, bảy tỏ quan điểm của mình.

Giám sát, PBXH của báo chí trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật là để kịp thời phát hiện những nơi làm đúng, làm hay để biểu dương, khích lệ, tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình; đồng thời cũng để sớm phát hiện những trục trặc, những nơi làm dở, làm sai, vi phạm chủ trương, chính sách và luật pháp. Vai trò và sức mạnh giám sát xã hội của báo chí trước hết là xã hội hóa những việc làm tốt và những sai phạm của các tổ chức, cá nhân để khơi nguồn và định hướng dư luận xã hội theo hướng ủng hộ hoặc chỉ trích, tạo áp lực dư luận và buộc các cơ quan công quyền giải quyết, giải thích và giải đáp trước nhân dân, trước công luận. Trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong những năm gần đây, phần lớn những vụ việc đều do báo chí phát hiện, phanh phui rồi các cơ quan chức trách mới vào cuộc.

Giám sát và PBXH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau – đây cũng là mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn. Có giám sát mới có hiểu biết, có kinh nghiệm để phát hiện được ưu điểm cũng như những hạn chế, yếu kém mà đề xuất, kiến nghị thay đổi hoặc bổ sung về đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật. Ngược lại, có PBXH thì giám sát mới sát, đúng và trúng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần giúp quản lý xã hội ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Qua giám sát và PBXH, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân bộc lộ thành phản hồi xã hội, nhờ


đó giới cầm quyền nắm được thông tin và kịp thời điều chỉnh phương thức quản lý, phòng ngừa xung đột xã hội.

Giám sát và PBXH là hai chức năng gắn bó mật thiết với nhau vì chỉ giám sát một cách nghiêm túc mới có thông tin đầy đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Giám sát của báo chí thực chất là giám sát bằng dư luận xã hội. Qua giám sát, theo dòi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò PBXH của mình. Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội, PBXH là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ. Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng, vì vậy sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và PBXH. Bằng cách này hay cách khác, hoạt động phản biện luôn chứa đựng khả năng tạo ra một trường tương tác xã hội giữa 3 nhóm cộng đồng: đó là cộng đồng trí thức (phát hiện và lý giải vấn đề), cộng đồng truyền thông (phổ biến, chuyển tải thông tin) và cộng đồng xã hội (hưởng ứng thông tin và hình thành dư luận). Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và PBXH của mình. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rò ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rò rệt. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng được nâng lên.

Trong tác dụng phòng ngừa và hạn chế sai lầm, cả trước và sau khi quyết định chính trị được ban hành, giám sátvà PBXH đều cần thiết và quan trọng, nhưng ở khâu ban hành quyết định chính trị, PBXH giúp các quyết định chính trị ngay khi còn ở giai đoạn dự thảo đã chịu sự cọ xát với các ý kiến khác nhau, nhờ đó gạn lọc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

được phương án bất lợi, lựa chọn phương án tối ưu, vì thế vai trò của PBXH quan trọng hơn nhằm đảm bảo các quyết định có chất lượng tốt nhất, hạn chế sai lầm, tối ưu hóa phương án xã hội. Như vậy trong giai đoạn chuẩn bị ban hành các quyết định chính trị thì vai trò của PBXH rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi PBXH phải được thực hiện từ sớm, phải có sự tranh luận chủ động để làm rò các vấn đề, lôi cuốn sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và sự đồng thuận của xã hội về các vấn đề được nêu.

Sở dĩ chức năng giám sát và PBXH của báo chí đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội vì báo chí có tính công khai, tính đại chúng. Ý kiến trên báo chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau. Một ý kiến độc đáo có thể là khởi nguồn gây cảm hứng cho hàng ngàn ý kiến khác. Song ý kiến của đa số chưa hẳn đã đúng, có khi ý kiến của thiểu số, thậm chí của một người lại mới là chân lý. Chính vì thế phải lắng nghe bằng “nhiều tai”, lắng nghe tất cả mọi ý kiến, kể cả các ý kiến thiểu số. Tiếng nói của người dân qua báo chí nếu được lắng nghe, tiếp thu sẽ tạo ra một vòng phản hồi tự tăng cường rất tốt: chất lượng chính sách được nâng cao, nhân dân tích cực tham gia vào những công việc chung của đất nước, uy tín của chính quyền được củng cố, cứ như thế làm cho các chính sách và quyết định về sau càng đúng đắn và hợp lòng dân hơn. Ngược lại, nếu tiếng nói của người dân không được lắng nghe, phản hồi hay bị làm ngơ thì dần dần họ sẽ mất niềm tin vào vai trò làm chủ của mình, lòng tin vào chính quyền cũng bị giảm sút, đến một lúc nào đó họ sẽ không thiết tha tham gia vào công việc chung của quốc gia nữa.

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 4

Nếu một tờ báo có số lượng phát hành lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì tác dụng phản biện lớn hơn rất nhiều. Đó là chưa kể khi có một thông tin có giá trị, các báo đồng loạt đăng tải càng tạo nên tác động trên phạm vi rộng, gây áp lực đối với các chủ thể hoạch định và thực thi chính sách. Tất nhiên, dư luận không hình thành ngay lập tức sau khi bài báo được công bố mà đòi hỏi phải hội tụ đủ quy mô, cường độ, tần số. Ngày nay với sự đa dạng các loại hình báo chí từ báo nói, báo viết, báo hình đến báo điện tử cùng đưa tin về một vấn đề nào đó thì tạo dư luận rất nhanh


chóng, sôi động, nhất là báo điện tử đã và đang trở thành một kênh phản ánh rất nhanh nhạy những thông tin từ xã hội cũng như thông tin của Chính phủ đối với người dân. Chính vì ý nghĩa đó mà người ta còn gọi báo chí là quyền lực thứ tư để phân biệt với ba nhánh quyền lực trong bộ máy nhà nước là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bản thân khái niệm quyền lực thứ tư tự nó đã nói lên vai trò, sức mạnh giám sát, phản biện của báo chí.

Hiệu quả PBXH của báo chí cũng đòi hỏi dũng khí, bản lĩnh của từng tờ báo, từng nhà báo khi giác ngộ được sâu sắc về trách nhiệm xã hội của mình. Báo chí rất khó thực hiện tốt chức năng PBXH nếu thiếu tự do ngôn luận, thiếu chế định luật pháp bảo vệ quyền của nhà báo trước các nguy cơ kiểm duyệt cũng như gắn trách nhiệm của tổng biên tập, nhà báo với tin tức đưa ra, nhưng cao nhất chính là trách nhiệm xã hội của báo chí. Do đó, để báo chí thật sự trở thành một kênh PBXH hiệu quả thì có rất nhiều việc phải làm, trước hết là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, bảo đảm vừa giữ vững ổn định chính trị - tư tưởng, vừa tăng cường năng lực phản biện của báo chí.

Báo chí thực hiện chức năng giám sát và PBXH trước hết ở việc cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý và ngược lại. Hoạt động quản lý có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào tính chất, số lượng và chất lượng thông tin hai chiều liên tục này. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí cần phải tuân thủ một hệ thống các nguyên tắc là cơ sở phương pháp luận cho hoạt động báo chí, là chuẩn mực nghề nghiệp và cũng là nền tảng cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí, trong đó nổi bật nhất là tính chân thật, khách quan, tính công khai, tính đại chúng và tính chiến đấu.

Thực chất, PBXH của báo chí chính là sự PBXH được thể hiện trên báo chí. Báo chí thực hiện hoạt động phản biện của mình qua các nội dung: tổ chức PBXH, thông tin các hoạt động và kết quả PBXH, trực tiếp tham gia PBXH.

1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước


1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước


DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao. DNNN có hai loại: Loại hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và loại hoạt động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, còn có loại nằm giữa hai loại trên như những tổ chức kinh tế đang quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở kinh tế hạ tầng (cầu, đường, sân bay, bến cảng…).

Luật DN năm 2005 giải thích: DNNN là DN trong đó Nhà nước sở hữu trên50% vốn điều lệ; Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 củaChính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN định nghĩa: DNNN là DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm: a) DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

b) DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

DNNN là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống cấu trúc nền kinh tế của một quốc gia, thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN và khả năng dẫn dắt nền kinh tế, khắc phục các khuyết tật của thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường. DNNN chỉ là một phận quan trọng của kinh tế nhà nước. Còn kinh tế nhà nước là đặc trưng của một loại hình sở hữu sở hữu. Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam là lực lượng vật chất quan trọng là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô.

Trong thành phần kinh tế nhà nước, các DNNN giữ vai trò then chốt, là quả đấm thép của nền kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.

Đối với kinh tế nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình DN. Hình thành một số TĐKT, các TCT đa sở hữu, áp dụng mô hình quản lý hiện đại, có năng lực canh tranh quốc tế.


1.2.2. Khái niệm về cơ cấu và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước


Cơ cấu: Theo cuốn từ điển tiếng việt (2007) do cố Giáo sư Hoàng Phê chủ biên có một số định nghĩa về từ “cơ cấu”:

Ở dạng danh từ: (1) cơ cấu là nguyên tắc kết hợp và hoạt động của các chi tiết máy trong cùng một chỉnh thể, theo những quy luật nhất định.

(2) cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể: cơ cấu của nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đại biểu quốc hội, cải tổ cơ cấu tổ chức quản lý hành chính [41, tr. 348].

Ở dạng động từ: cơ cấu được hiểu là tổ chức, sắp xếp các thành phần, bộ phận trong một chỉnh thể, nhằm thực hiện chức năng chung: Cơ cấu lại danh mục đầu tư, TCC ngân hàng [41, tr. 348].

Qua khảo cứu và thu thập các khái niệm về cơ cấu, có thể hiểu về cơ cấu như sau: cơ cấu hay kết cấu là một phạm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng nào đó, kể cả số lượng và chất lượng là tập hợp những mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó trong một thời gian nhất định.

TCC: Thuật ngữ “TCC” (có cách gọi khác là tái cấu trúc) hiện đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay, và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. “TCC” trong tiếng anh có một số từ thường được sử dụng: 1 http://uman.com.vn/dich-vu/tu-van- chien-luoc/tai-cau-truc-doanh-nghiep-c13a52.html

(1) Restructuring – được hiểu là việc điều chỉnh lại định hướng chiến lược (strategic direction), tầm nhìn (vision) hoặc cơ cấu lại một lĩnh vực, một ngành, một tổ chức nào đó. Theo cách tiếp cận này thì TCC được coi là một cuộc cách mạng về sự thay đổi. TCC sẽ làm thay đổi toàn bộ cơ cấu của hệ thống hoặc hoạt động của tổ chức, cắt bỏ toàn bộ những gì chưa làm được để làm lại từ đầu. Nội dung của TCC bao gồm điều chỉnh lại chiến lược, khung khổ các nguồn lực và tài chính của DN nhằm thích ứng với thị trường hoặc cũng chỉ có thể là những cải cách tích cực làm phản ứng lại thị trường. Trên thực tế, TCC luôn là những quyết định khó khăn và


gây tranh cãi. TCC thường liên quan đến tư duy cũ, mối mòn, sự bảo thủ mang tính hệ thống.

Bản chất của TCC là một trò chơi tổng bằng không (zero sum game). Chiến lược chuyển dịch cơ cấu làm giảm tổn thất tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng thoát khỏi tình huống khó khăn. 2 http://en.wikipedia.org/

(2) Một thuật ngữ khác được sử dụng là “Re-engineering” – nghĩa là “TCC quy trình”. Thuận ngữ này thường được áp dụng cho việc sắp xếp lại các quy trình cốt lòi để tăng hiệu quả, tăng tính cạnh tranh, tối thiểu hóa chi phí, tăng lợi nhuận DN. Theo Michael Hammer và James Champy (trong cuốn TCC tổng công ty xuất bản năm 1993), TCC được xem là sự bắt đầu lại của một hệ thống hoặc TCC lại một công ty, hay một quá trình kinh doanh. Quá trình này bao gồm xem xét lại, thiết kế lại căn bản quá trình kinh doanh để đạt được những cải tiến đáng kể trong kinh doanh.

(3) Một hình thức TCC khác có thể được hiểu là cắt giảm chi phí và tránh cơ cấu lại toàn bộ hệ thống – Downsizing. Đây là sự kết hợp giữa “Restructuring” và “Re- engineering”, khá thích hợp trong trường hợp kinh tế suy thoái như hiện nay.

(4) Một thuật ngữ có nội hàm rộng hơn “Recreating” – có nghĩa là tái tạo, hay tái lập DN. Quá trình này bao gồm ba bước chính:

i) Tái lập tư duy (Rethinking); ii) Thiết kế lại (Redesigning); iii) Xây dựng lại (Rebuilding).

Tái lập tư duy là suy ngẫm lại về môi trường, thị trường và DN. Môi trường mà DN đang tồn tại hoặc sẽ hướng đến bao gồm các yếu tố vĩ mô như chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội, công nghệ… Thị trường mà các DN đang hoạt động, bao gồm dung lượng của thị trường, mức tăng trưởng, xu hướng tiêu dùng, phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu, các tác động ảnh hưởng (sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng và hiện tại, sức ép từ khách hàng, sức ép từ nhà cung cấp…), thương hiệu, hệ thống phân phối…


Khi tái lập tư duy, cần phải thu thập và phân tích rất kỹ những thông tin của môi trường bên ngoài và bên trong DN để có những giải pháp tốt nhất cho DN. Kết quả của “tư duy lại” có thể là một trong những phương án sau: i) Tiếp tục các bước tiếp theo: Thiết kế lại, xây dựng lại; ii) Tạm dừng để xem xét lại; iii) Loại bỏ.

“Thiết kế lại” là “vẽ” lại toàn bộ bức tranh tổng thể và chi tiết về DN, đi từ triết ký kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lòi, các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi, văn hóa DN, mục tiêu, định hướng chiến lược, chiến lược công ty… cho đến cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý điều hành, các hoạt động, quá trình, các nguồn lực… “Thiết kế lại” là để cho ra đời một “bản vẽ kiến trúc” mới ưu việt hơn cho tào nhà DN dựa trên cơ sở những phân tích trong quá trình “tư duy lại” ở trên.

“Xây dựng lại” là xây dựng lại tòa nhà DN theo đúng thiết kế mới đã lập. Đây là một quá trình lâu dài và gian khổ, đòi hỏi sự cam kết từ phía lãnh đạo DN cũng như sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, nhân viên. Kết quả của quá trình “xây dựng lại” phụ thuộc vào “vật liệu”, “trang thiết bị” xây lắp, con người, “phương pháp thi công”… Vì vậy, nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban, bô phận và cần có những người am hiểu cách thức xây dựng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Như vậy, “TCC” coi là một phần của quá trình tái lập, chủ yếu chỉ đi vào mục tiêu “nâng cao thể trạng” của DN trên nền tảng hiện có, trong khi đầu ra của tái lập là giải pháp tốt nhất cho DN, bao gồm mục tiêu, định hướng, giải pháp dựa trên một nền tảng có thể hoàn toàn mới. Thuật ngữ “TCC” có thể được hiểu theo các nghĩa khác nhau, một cách chung nhất có thể hiểu: TCC là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như: Sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lòi và chuẩn mực của tổ chức hay DN.

TCC có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp thấp là sự chuyển đổi, sắp xếp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022