Tương tự, các tác phẩm về nhóm bài này của TBKTSG đều đã đưa ra được những khuyến nghị rất sâu sắc nhờ đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia kinh tế đầu ngành. Ngay ở phần giới thiệu về báo cũng nêu rò danh sách các cộng tác viên là các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước: TS Vũ Thành Tự Anh; Luật gia Nguyễn Ngọc Bích, TS Lê Đăng Doanh; Huỳnh Thế Du, TS Nguyễn Ngọc Điện, TS Trần Du Lịch…
Trên TCTCDN , như trên đã nói, với nhóm bài này thực sự là điểm mạnh đối với một tờ tạp chí khoa học. Ngoài việc xác định tôn chỉ mục đích chuyên sâu cho các phóng viên, Tạp chí còn có nhiều bài báo khoa học của các học giả. Các ý kiến đề xuất, kiến nghị trong mỗi tác giả rất rò ràng. Chẳng hạn trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên báo: “Xử lý nợ xấu: Nên thực hiện nguyên tắc Hà Nội” [51, (9), tr18-21], TS Phan Thanh Hà, Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất: “Vấn đề chính của DATC là họ phải làm việc với các ngân hàng riêng biệt và khó bắt các ngân hàng đồng ý làm theo một phương án nếu họ không muốn. Vì vậy, tôi cho rằng nên thực hiện nguyên tắc Hà Nội để kết nôi các ngân hàng cùng xử lý. Đây không phải một quy định pháp luật mà là một bộ nguyên tắc được thống nhất giữa các ngân hàng và người cho vay lớn nhằm quản lý việc TCC. Theo đó, Bộ Tài chính cần yêu cầu tất cả các ngân hàng tuân theo nguyên tắc này. Theo đó, yêu cầu thứ nhất: không tác động gì đến công ty và chia sẻ thông tin; thứ hai, các ngân hàng tập hợp thành một nhóm và sẽ thảo luận cùng nhau. Nếu 70% ngân hàng có nợ đồng ý, các ngân hàng khác phải tham gia TCC với điều kiện giống nhau. Thứ ba, căn nhặc việc cần có một tổ chức định giá nếu như không thỏa thuận được. Với quy tắc Hà Nội sẽ dừng việc cạnh tranh giá và tập trung vào nâng cao giá trị thu hồi”.
Đây không phải là trường hợp đặc biệt, các bài viết, ý kiến, bình luận trên Tạp chí đều đi rất sát chủ đề và đề ra nhiều giải pháp khác nhau. Đây thực sự là một kênh để cơ quan quản lý tham khảo, nhất là trong giai đoạn này, cơ quan của chủ quản được giao nhiệm vụ xây dựng nhiều Nghị định, thông tư về vấn đề này, trong đó có các vấn đề trọng tâm như: Cơ chế giám sát vốn, cách xác định giá trị DN để
tiến hành CPH ; cơ chế thoái vốn đầu tư trái ngành khi giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách…
Một số bài viết có nhiều ý kiến đáng chú ý trên Tạp chí như: “DNNN – một số vấn đề, thực trạng và giải pháp” [52, (10), tr12-13-14]; “Xử lý nợ gắn với TCC DNNN: Nên phát hành chứng thư bão lãnh DATC” [52, (11), tr22-24]; “Xử lý nợ xấu bất động sản: DATC nên là nhà cung cấp bảo lãnh tín dụng”, [53, (5), tr28-29]; “Giám sát TCDN : Quan trọng là cơ chế, chính sách” [53, (7), tr10-11]; “Cổ tức nghìn tỷ: Bỏ quên có chủ ý” [53, (7), tr11-13]; “Nợ của DNNN không được tính vào nợ công” [53, (8), tr22-23]
2.3. Thực trạng hình thức thông tin
2.3.1. Cách thức tổ chức thể hiện
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Định Hướng Về Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Thực Trạng Thông Tin Báo Chí Về Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Thông Tin Về Thực Trạng Tái Cơ Cấu Của Các Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Thống Kê Các Thể Loại Được 04 Báo Sử Dụng Thông Tin Tcc Dnnn
- Tổng Bài Phỏng Vấn Theo Đối Tượng Được Phỏng Vấn Trên 04 Báo
- Báo Chí Phản Ánh Mặt Trái Nhiều, Mặt Ưu Điểm Ít
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
2.3.1.1. Bố cục thể hiện và vị trí trang
Cả 4 tờ báo được lựa chọn khảo sát đều rất chú trọng khâu thể hiện, từ cách lựa chọn, sắp xếp tin bài ở trang nhất, tổ chức chuyên mục, chuyên đề và tin bài, hình họa trong mỗi số báo. Các tác phẩm của các báo hầu như đều có tít chính, tít phụ và sapo, ảnh hoặc biểu đồ, bảng biểu minh họa. Ngoài ra, việc trích dẫn các ý kiến hoặc các vấn đề quan trọng làm box cũng đã tạo ra những điểm nhấn và tạo sự dễ đọc, dễ nhận biết vấn đề cho bạn đọc.
BĐT có lựa chọn các chuyên mục phù hợp với việc đăng tải các bài viết về TCC DNNN. Trang 1, ngoài phần măng sét cố định trên đầu trang, Đầu tư cũng lạ chọn phần giữa trang báo (lệch về phía tay trái) cho 01 tít bài và 01 ảnh lớn, cùng với đôi dòng giới thiệu về bài “đinh” của số báo phát hành (Phần này được coi là ở trung tâm trang báo); về phía tay phải, tòa soạn lựa chọn những bài được coi là đặc sắc của số báo, đưa tít bài, trang số và đôi khi kèm ảnh minh họa. Dưới cùng được bố trí lần lượt theo hướng từ phải sang là chuyên mục Góc nhìn đầu tư; rồi đến biểu đồ hoặc ảnh cùng một số tít bài. Do là trang quan trọng của tờ báo, nên những nội dung hình ảnh được đưa ra là thông tin sự kiện có tính thời sự đang được dư luận
quan tâm. Kết quả khảo sát của người viết thì có đến 60% các bài viết liên quan đến chủ đề nghiên cứu đều được rút tít, hình ảnh ra trang đầu.
Một số hình ảnh trang 1 BĐT có thông tin về TCC DNNN
Ngoài ra, các tin, bài về vấn đề TCC DNNN được bố trí trên khá nhiều chuyên trang, chuyên mục của Đầu tư: Góc nhìn đầu tư (trang 1); Tin tức sự kiện (trang 2); Kinh tế đầu tư (trang 4); Tài chính ngân hàng (trang 7); DN doanh nhân (trang 10 hoặc trang 13); Thời sự nhận định (trang 3) còn có nhiều tiểu mục Đối thoại để đăng tải các bài phỏng vấn các đối tác có liên quan đến vấn đề mà bài viết đề cập. Một số tin bài cũng được đưa vào mục Diễn đàn kinh doanh; Cơ hội đầu tư; Đầu tư chứng khoán; Nhịp cầu đầu tư và rất ít khi có ở mục Đời sống pháp luật, CNTT- Viễn Thông. Về dung lượng, các tin thường có độ dài từ 100-200 chữ. Bài từ 800- 1000 chữ và thường có kèm ảnh minh họa.
Đầu tư cũng thực hiện một số báo gộp nhân các ngày lễ lớn trong năm như Tết dương lịch, nguyên đán. Các số gộp có thay đổi về cơ cấu trang, chuyên mục. Thường các số gộp chỉ để tên chuyên mục chung chung như: Chào xuân 2013; Kỷ niệm 30/4-1/5. Hình thức các tờ báo gộp thường bắt mắt hơn, cách làm báo hiện đại hơn, ít chữ và bố trí thoáng hơn.
Trên BTT, do là tờ báo chính trị xã hội lại là nhật báo nên các thông tin về chính trị xã hội hàng ngày được chú trọng hơn. Phía trên cùng trang 1 của báo là măng séc. Ngay phía dưới là sự kiện trọng đại nhất trong ngày, thường là hoạt động của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Tiếp xuống là bài đinh của số báo được thiết kế to nổi bật nhất. Các bài đinh của các trang báo thường được để ở phía bên tay trái từ trên xuống và có thể có ảnh minh họa đi kèm. Do là tờ báo chính trị xã hội hàng ngày nên thông tin trên trang nhất về chủ đề TCC DNNN không nhiều. Báo vẫn ưu tiên các vấn đề dân sinh liên quan trực tiếp đến người dân hơn là bàn các vẫn đề vĩ mô. Do vậy thông tin về TCC DNNN nếu không gắn với hoạt động của Đảng, Chính phủ, Quốc hội thì mới có cơ hội xuất hiện trang 1 và tiếp theo là trang 3 (trang thời sự). Còn các tin thường ở trang 2 (trang tin). Nếu là bài viết thì đăng ở trang 6-7 (trang kinh tế).
Một số trang BTT đăng tin, bài về TCC DNNN
Trên TBKTSG, thông qua số lượng tin bài về vấn đề nghiên cứu đã thấy được mức độ quan tâm của tòa soạn TBKTSG đến chủ đề này. Do vậy, cách thức tổ chức thể hiện cũng được quan tâm đặc biệt. Là báo khổ giấy A4 – khổ thường được xem là khó trình bày đối với báo, chỉ hợp với Tạp chí, nhưng tờ báo này đã có nhiều sáng tạo, trình bày trên giấy couse mart và in 4 màu. Riêng trang bìa 1 có thể đi
thẳng vào chủ đề kèm ảnh minh họa, cũng có thể chọn ảnh cho bài PR vì mục đích thương mại, nhưng luôn có Tít với phông chữ cho nổi bật cho bài đinh.
Một số trang bìa 1, TBKTSG đăng thông tin về TCC DNNN
Một số chuyên đề TCC DNNN trên TBKTSG
Các tin bài về TCC DNNN của TBKTSG thương đăng ở các trang: Trang 1 (Lời Ban Biên tập); Trang 8 (Tin trong tuần); Trang 11-14-15 (Sự kiện và vấn đề) – Đây là trang thường được đăng tải nhiều nhất. Thời báo thường xuyên có những
chuyên đề được tổ chức một cách bài bản ở các trang này. Mỗi chuyên đề thường có 3-5 trang, khoảng 3 bài.
Các chuyên đề tiêu biểu như: “Giải pháp TCC DNNN” ngày 9/5/2013 có 2 bài: “Bán DNNN cứu DNNN tại sao không?” Và “Có ai mua cảng biển không” từ trang 20 đến trang 22.
Bên cạnh các chuyên đề ở mục vấn đề sự kiện các tin bài về DN có thể được đăngở trang 20-50 (trang tài chính, chứng khoán) với các mục: Cải cách DNNN, trên đường phát triển.
Trên TCTCDN: Về hình thức có thể nói Tạp chí là tờ kém mềm mại hơn cả so với các tờ báo được khảo sát. Do là tạp chí khoa học nên việc thiết kế vẫn theo hướng truyền thống và thường là thiết kế liền 2-3 trang/bài và thường chỉ có 1 ảnh phụ họa đi kèm.
Một số bìa TCTCDN có chủ đề TCC DNNN
Duy chỉ có trang bìa 1 của Tạp chí thì được in 4 màu bằng giấy couche khá đẹp, thể hiện chủ đề rò ràng của số báo, và trong đó có không ít bìa mang đậm dấu
ấn “TCC DNNN”. Các bìa này ngoài hình ảnh còn có tít lớn, có thể đó là tít của riêng một tin bài hoặc chùm bài về TCC DNNN.
Các bài về chủ đề này thường được đăng ở các chuyên mục tin tức sự kiện, vấn đề hôm nay, nghiên cứu – trao đổi và DN – thị trường. Tạp chí cũng có gộp một số nhân dịp Tết Nguyên đán. Với các số gộp thường được in màu trên giấy couse chất lượng tốt. Theo đó, hình thức thể hiện cũng ấn tượng hơn, các chuyên mục được lược bỏ, và còn tổ chức bàn tròn ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, DN...
Một số trang TCTCDN thông tin TCC DNNN
Dù là tạp chí khoa học, song các bài viết đều được thể hiện một cách khá nhẹ nhàng (ngoại trừ bài Nghiên cứu khoa học của các học giả), ngôn ngữ không quá chuyên ngành gây khó hiểu. Và việc giật tít cũng khá ấn tượng: “CPH DNNN: Định giá đang phá tiến độ”, “Thoái vốn không trốn không chờ”, “Nợ xấu biến mất, hay biến chất”, “Cổ tức nghìn tỉ: Bỏ quên có chủ ý?”
2.3.1.2. Ảnh và hình họa, biểu đồ
Có thể thấy, việc sử dụng các ngôn ngữ phi văn tự trên mỗi trang báo với nhiều hình thức như: Biểu đồ, đồ thị, bản đồ, bảng biểu, ảnh, tranh minh họa… ngày càng đa dạng hơn, sinh động hơn và quan trọng hơn với việc thể hiện thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế. Theo thạc sĩ Hà Huy Phượng, trong sự độc đáo của thông tin đồ họa có nhiều ưu điểm rò nét. Nó không chỉ dành riêng cho sách, báo in
và còn sử dụng cả trên truyền hình hoặc báo điện tử trên mạng Internet. Thông tin bằng đồ họa lợi thế hơn cả chữ viết và hình ảnh chụp. Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa còn có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức… Thông tin đồ họa giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng và đặc biệt tiết kiệm đáng kể diện tích mặt báo. Tuy nhiên, thông tin phi văn tự chỉ là kênh thông tin phụ của báo chí. Nó chỉ có tác dụng đối với một số thể loại, một số chủ đề, đề tài nhất định và chỉ phù hợp với một số tờ báo nhất định và hấp dẫn với một số độc giả nào đó.
Qua 4 tờ báo khảo sát cho thấy, ảnh minh họa được các báo dùng nhiều nhất. Trong 175 tin bài về chủ đề TCC của các báo có 98 ảnh được dùng, tương đương 56%. Có bài được dùng 2 ảnh kèm. Điều này cũng dễ hiểu vì thực tế có nhiều người khi cầm tờ báo trên tay ngay lập tức đọc tít, sapo, tiếp đến là xem ảnh có thông tin, có đẹp không, có gì thu hút không? Cả 4 tờ báo được khảo sát thì hầu như đều rất ưa dùng ảnh minh họa. Đó có thể là ảnh báo chí, ảnh chân dung, hay đơn giản hơn là ảnh minh họa về một đề tài cụ thể nào đó. Có tác phẩm ảnh do chính phóng viên, tác giả viết thực hiện, cũng có ảnh phóng viên trích dẫn nguồn minh họa, có ảnh mua của Thông tấn xã. Hầu hết các ảnh thời sự (Hội nghị, hội thảo, các cuộc họp của Quốc hội, Chính phủ); ảnh chân dung các nhà quản lý, chuyên gia, lãnh đạo DN phù hợp với từng bài viết.
Với BĐT, ngoài ảnh minh họa thì có một số biểu đồ rất đáng chú ý. Báo gần như cố định có biểu đồ minh họa về các bài đinh ở trang 1.
Một số biểu đồ về TTC DNNN trên trang nhất BĐT