Quan Điểm, Định Hướng Về Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước


lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại DN.

TCC DNNN: Có quan điểm cho rằng “TCC DNNN” là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho DN, hướng tới những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi. Mục tiêu chung của TCC là đạt được một “thể trạng” tốt hơn cho DN để DN hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của DN.

Một cách chung nhất có thể hiểu: TCC DNNN có thể hiểu là điều chỉnh lại sở hữu lại nghành nghề, mô hình hoạt động, thể chế, cơ chế hoạt động, bố trí lại nguồn nhân lực (vốn và nhân lực) tạo lập một trật tự DNNN mới chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn theo định hướng của Nhà nước.

Nội hàm của TCC DNNN bao gồm ba nội dung: thể chế, thiết chế và định chế


1.2.3. Quan điểm, định hướng về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước


Đánh giá chung về DNNN, tại rất nhiều hội thảo, diễn đàn đều đánh giá, sở dĩ phải TCC lại vì: Hiệu quả và sức cạnh tranh thấp mặc dù nhận được khá nhiều ưu đãi về nguồn lực; Thực trạng tài chính ở không ít TĐKT, TCT NN, DNNN rất yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính, thua lỗ kéo dài; Việc thực hiện vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với kinh tế của các TĐ, TCT NN còn hạn chế; Nhiều TĐ, TCT NN chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, chậm đổi mới, năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản trị DN còn yếu kém, bất cập; Tiến trình đổi mới, sắp xếp DNNN còn những hạn chế. Do vậy, việc TCC lại là rất cần thiết.

Quan điểm TCC DNNN của Đảng và Nhà nước ta là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.


Một là phải quán triệt chức năng của nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quan trọng là DNNN (xu hướng lâu dài là nhà nước giảm điều hành quá trình kinh tế cụ thể, tập trung thực hiện chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm dịch vụ công).

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 5


Hai là TCC DNNN không phải là hạn chế, làm giảm vai trò mà phải làm cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quá trình TCC phải thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng.

Ba là TCC DNNN phải thực hiện trên cả phương diện vĩ mô (điều chỉnh lại chính sách, khung pháp lý, phân bổ lại nguồn lực, cơ cấu sở hữu, quản lý của khu vực DNNN) và cả phương diện vi mô (điều chỉnh lại sở hữu, mô hình, cơ chế hoạt động, quản trị, bố trí lại nguồn lực ở từng DN ), đồng thời phải gắn với TCC nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 -2020.

Bốn là vừa thực hiện TCC hệ thống DNNN (trên 5 phương diện chủ yếu: ngành nghề, tài chính, quản trị DN , quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật) vừa thực hiện TCC theo thực thể (tại mỗi tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước). Kiên quyết thực hiện TCC DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh không phân biệt cấp, cơ quan quản lý theo nguyên tắc giảm về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Năm là đổi mới triệt để hệ thống nông, lâm trường quốc doanh gắn với giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và hiệu quả quản lý, sử dụng đất và các mục tiêu quản lý khai thác rừng của nhà nước.

Sáu là kiên định về mục tiêu và nguyên tắc, mềm dẻo trong hình thức và phương thức thực hiện; không tuyệt đối hóa duy ý chí, không sử dụng mệnh lệnh hành chính trong quá trình TCC trong bán, giải thể, sáp nhập và thành lập mới DNNN.

Mục tiêu TCC DNNN


Một là nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của khu vực DNNN và từng DNNN tương xứng với nguồn lực được giao.


Hai là lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của DNNN, nhất là TĐKT, TCT nhà nước.

Bà là đảm bảo cho TĐKT, TCT nhà nước làm tốt vai trò, công cụ điều tiết vĩ mô, là đầu tàu định hướng cho sự phát triển, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy các DN thuộc thành phần khác cùng phát triển.

Bốn là đặt DNNN đặc biệt là TĐKT, TCT nhà nước trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với các DN khác, nhất quán và kiên trì thực hiện nguyên tắc thị trường trong hoạt động của DNNN.

Năm là hình thành các DNNN có quy mô lớn, hầu hết đa sở hữu, sau năm 2015 có 43 TĐKT, TCT nhà nước; đến năm 2020, có khoảng 3-5 TĐKT nhà nước lớn nằm trong số những TĐKT hàng đầu trong khu vực, có 1-2 TĐKT ngang tầm quốc tế và khu vực Đông Á; 10-15 TĐKT, TCT nhà nước có vai trò đầu tàu, dẫn dắt, điều tiết kinh tế trong phạm vi quốc gia.

Định hướng TCC DNNN:


Một là tập trung phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo cân đối lớn (tiền tệ, điện, lương thực, giao thông, vận tải hàng không, đường sắt, viễn thông, dầu khí, xăng dầu, khai thác tài nguyên, khoáng sản, xây lắp); ngành độc quyền tự nhiên (hóa chất độc, phóng xạ...); dịch vụ công; ổn định kinh tế vĩ mô và quốc phòng, an ninh trên một số địa bàn quan trọng; hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện thông qua đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch.

Hai là thực hiện triệt để hơn phân định và tăng cường chức năng quản lý nhà nước và chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu trên cơ sở hoàn thiện cơ chế phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc phải có một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính theo dòi việc sử dụng vốn tài sản nhà


nước và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN, kể cả TĐKT, TCT nhà nước đặc biệt.

Ba là đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKT, TCT nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN, tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động sản xuất kinh doanh của DN.

Bốn là đẩy mạnh CPH DNNN, chú trọng vào TĐKT, TCT theo hướng giảm số lượng DNNN và giảm vốn nhà nước tại DN; thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong các DNNN, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tư nhân lớn có năng lực tài chính, quản trị trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào DNNN.

Năm là đổi mới quản trị và cơ chế hoạt động của DNNN theo hướng chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, hạn chế hoạt động theo hình thức công ty TNHH; tuân thủ quy định của luật DN, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

Sáu là thực hiện công khai minh bạch hoạt động của DNNN, đặc biệt là TĐKT, TCT nhà nước trong những lĩnh vực, ngành nghề độc quyền tự nhiên.

Bảy là chuyển đổi các DN, ban quản lý rừng, hoặc giải thể các nông lâm trường, phù hợp với các chính sách về quản lý đất đai, về rừng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đảm bảo phát triển kinh tế.

1.3. Vai trò của báo chí với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước


Vai trò là tính chất của sự vật, sự việc hiện tượng, dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó. Báo chí có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi lẽ:

- Là kênh tạo lập định hướng và hướng dẫn dư luận;

- Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân


- Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội

- Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với những định chế khác trong xã hội.

- Chúng cũng trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân.

Báo chí vừa là người bạn đồng hành thân thiết, vừa là cầu nối hữu hiệu giữa DN và cộng đồng. DN là một trong những đối tượng phản ánh không thể thiếu của báo chí, đồng thời cũng là một đối tượng độc giả đặc biệt của báo chí. DN ăn nên làm ra thì báo chí cũng có thêm điều kiện phát triển. Vai trò của Báo chí Việt Nam đối với DN được thể hiện trên nhiều bình diện.

1.3.1. Báo chí thông tin tuyên truyền về đường lối, chính sách, của Đảng và Nhà nước về hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Có thể khẳng định rằng: Nhiệm vụ tuyên truyền các định hướng, quan điểm của Đảng về vấn đề TCC DNNN là rất quan trọng, bởi việc phổ cập được các định hướng, quan điểm đường lối của Đảng về vấn đề này đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ góp phần tạo sự đồng thuận nhất trí chung trong đổi mới kinh tế của đất nước, tạo ra sức mạnh tinh thần trong lĩnh vực “chủ đạo” của nền kinh tế. Thực tế cho thấy Đảng đã ra nhiều Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, có Nghị quyết vào cuộc sống rất nhanh tạo ra sự phát triển mạnh về kinh tế xã hội nhưng cũng có Nghị quyết vào cuộc sống còn chậm do nhận thức không theo kịp tình hình phát triển, mỗi người một ý đã làm cho Nghị quyết chưa phát huy hết tính đúng đắn của nó. Với lĩnh vực DNNN do đây là vấn đề khó, còn nhiều quan điểm khác nhau. Cho nên tạo sự nhất trí, đồng thuận cao thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng trong lĩnh vực TCC DNNN là một trong các vấn đề mấu chốt của công tác tuyên truyền về kinh tế hiện nay.

Báo chí cung cấp cho công chúng những thông tin phong phú về tình hình hoạt động của DN trong và ngoài nước, hoạt động giữa các loại mô hình DN khác nhau và kinh nghiệm TCC DN ở các quốc gia. Thông qua đó, báo chí giúp cho công


chúng hiểu được đường lối chính sách phát triển kinh tế của quốc gia, hiểu được nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân đang xây dựng cũng như hiểu được các quá trình vận động, các xu hướng biến đổi, kinh nghiệm TCC DN của các nước… báo chí viết về các vấn đề TCC cũng đã tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: cách nhìn của người dân, giải thích của nhà quản lý, ý kiến của nhà khoa học và đương nhiên là cả quan điểm riêng của nhà báo. Với quan điểm tiếp cận như vậy, đã có những nhà báo được coi là những chuyên gia trong một số chuyên ngành nào đó. Cách tiếp cận và phương thức phản ánh như vậy cũng đã thể hiện tính dân chủ, công khai, công bằng thông tin về kinh tế và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. Thực tiễn những năm qua cho thấy, trong từng thời kỳ lịch sử, vấn đề kinh tế thường nảy sinh nhiều câu chuyện đòi hỏi phải có cách nhìn nhận và sự định hướng đúng đắn. Khi vấn đề nào đó đang có nhiều quan điểm và được đưa ra bàn thảo trên báo chí, công chúng sẽ hiểu được vấn đề một cách trọn vẹn, còn nhà quản lý sẽ có cơ sở để đưa ra các quyết sách phù hợp ý Đảng, lòng dân. Không chỉ phản ánh thông tin, báo chí còn chuyển tải nhiều ý kiến tham vấn, có những ý kiến phân tích mang tính phản biện xác đáng về những “lỗ hổng” của cơ chế, chính sách, phần nào giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời khắc phục hoàn thiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành. Hơn thế nữa, báo chí giờ đây không chỉ phản ánh đơn thuần đời sống kinh tế mà còn chủ động tham gia tìm tòi, gợi mở, kết nối thông tin và thúc đẩy hành động, nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, DN có điều kiện kinh doanh tốt.

Cũng chính vì thế, vấn đề TCC DNNN không chỉ thu hút sự quan tâm của nhân dân mà còn giành được sự quan tâm đặc biệt của báo giới. Bám sát thực tiễn, hệ thống báo chí đã tích cực thông tin, tích cực tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Chương trình hành động của các cấp, các ngành, tình hình triển khai TCC DNNN với đông đảo bạn đọc, từ đó xây dựng những diễn đàn trao đổi, thảo luận, phản biện chính sách, tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị về vấn đề mang tính quốc gia này.


Như trên đã nói, do TCC DNNN là vấn đề khó, vĩ mô nên mỗi một chính sách ban hành không dễ để mọi người có thể hiểu hết. Do vậy, với ưu điểm “truyền thông đại chúng”, báo chí sẽ thông tin một cách dễ hiểu nhất nhưng vẫn bao quát và đúng vấn đề để người dân có thể nắm được ý chính là vô cùng quan trọng. Thông qua báo chí, vấn đề TCC DNNN, được nhìn nhận, mổ xẻ ở nhiều góc độ, từ đề xuất của cơ quan nghiên cứu, nhà quản lý, đến phản biện của các chuyên gia, những chia sẻ từ cộng đồng DN và dư luận xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang được làm rò hơn, sâu hơn và cụ thể hơn, như việc tính toán và huy động kinh phí để thực hiện TCC DNNN. Điều rất quan trọng là tập hợp, phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nhiều thành phần trong xã hội đối với từng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không chỉ truyền bá các quan điểm lý luận trong các Nghị quyết của Đảng mà báo chí cũng đã đi sâu tham gia tổng kết thực tiễn, đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề TCC DNNN. Báo chí còn đưa những thông tin nhiều chiều để tạo nên cái nhìn tổng thể khó khăn, thuận lợi của chính sách. Tất cả những việc làm đó với mục tiêu cuối cùng là để chính sách đi vào cuộc sống của người dân.

Tất nhiên, để tạo được sự đồng thuận trong xã hội thì điều quan trọng là phải chuyển nội dung tuyên truyền thông tin TCC DNNN của các cơ quan chuyên môn thành dư luận xã hội rộng rãi. Để làm được điều này, đòi hỏi cần phải cơ cấu nội dung và chất lượng thông tin, mở rộng thông tin, tạo ra thông tin hai chiều, đối thoại dân chủ, minh bạch thông tin, nâng cao nhận thức làm cho đời sống kinh tế ngày càng sôi nổi. Với phương thức tuyên truyền linh loạt, khoa học, báo chí đã phản ánh trung thực kịp thời, tập hợp được tiếng nói tâm huyết của các chuyên gia, của các nhà kinh tế và cả người dân tham gia góp ý, phản biện, góp phần đưa những Nghị quyết, quyết sách về vấn đề DNNN, chính trị, những vấn đề tưởng chừng như rất khô cứng của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, đóng góp chung vào thành công của lực lượng đầu tàu này.

1.3.2. Báo chí thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội về hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước


Tại Đại hội Đảng XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu nền báo chí cách mạng Việt Nam nhận thêm vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội. Trong Nghị quyết Đại hội về phát triển hệ thống thông tin đại chúng nêu rò: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước…”. Đây được coi là nhiệm vụ nặng nề đối với người làm báo.

Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định.

Báo chí có vai trò quan trọng trong việc giám sát phản biện các vấn đề về kinh tế - xã hội. Đối với hoạt động của các DNNN vai trò này lại càng quan trọng hơn. Bởi lĩnh vực này vốn được xem là có nhiều lỗ hổng chính sách, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, thất thoát tài sản và tiền bạc của nhà nước. Và thực tế đã chừng minh điều đó. Do vậy, bằng việc thực hiện nhiệm vụ giám sát xã hội, thông tin phản ánh, phản biện xã hội trong hoạt động TCC DNNN, báo chí đã trở thành một động lực quan trọng tiến trình TCC DNNN.

Báo chí đã luôn theo sát những diễn biến của nền kinh tế nói chung và TCC DNNN nói riêng như một lực lượng giám sát hoạt động của hệ thống DNNN. Chính sự vào cuộc của báo chí dưới những góc nhìn nhiều chiều, hoạt động của các DNNN nói chung và TCC DNNN nói riêng, được phản ánh một cách sinh động.

Sự phản biện của báo chí đối với lĩnh vực TCC DNNN có thể thấy rò ở một số chủ đề: “Kinh tế nhà nước (nòng cốt là DNNN) là chủ đạo của nền kinh tế”; “Phân cấp, phân quyền và trách nhiệm trong hoạt động DNN”; “Mô hình để quản lý DNNN hiệu quả”; “Ai là ông chủ thực sự của DNNN”; “Minh bạch thông tin đối với DNNN”; “Lợi ích nhóm”. Đây đang là những vấn đề nóng bỏng, tuy rất vĩ mô nhưng vô cùng quan trọng. Báo chí đã phản biện, phân tích để tìm ra một mô hình hợp lý nhất, mục tiêu là để nâng cao thể trạng cho DNNN, hạn chế sự thất thoát, đổ vỡ như thời gian qua. Đồng thời, nếu có sự cố thì phải tìm ra địa chỉ trách nhiệm.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí