Thông Tin Về Thực Trạng Tái Cơ Cấu Của Các Doanh Nghiệp Nhà Nước


được báo cập nhật đầy đủ. Việc truyền đạt ý kiến các cấp, các nhà quản lý cũng là thông điệp kịp thời để các DN triển khai. Đồng thời việc trích dẫn thông điệp đó giúp người dân có điều kiện giám sát, kiểm chứng trách nhiệm cơ quan quản lý giữa nói và làm.

Một số bài viết tiêu biểu nhóm bài này là: “CPH với tái cấu trúc DNNN” [7 (102), tr1-14]; “Khắc phục hạn chế trong đề án TCC” [7 (103), tr5]; “Tái cấu trúc DNNN phải bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất” [7 (129), tr5]; “Xác định rò cơ quan thực hiện chủ sở hữu nhà nước DNNN” [7 (127), tr5]; “Lấp đầy khoảng trống pháp lý về DNNN” [7 (131), tr5]; “Quy định rò trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước” [7 (134), tr3]; “Không có kịch bản chung khi TCC vốn nhà nước” [7 (131), tr5]; “Thúc đẩy tiến trình CPH DNNN: đề xuất loại bỏ một số lĩnh vực” [8 (90), tr5].

Trên TBKTSG: Ngoài những thông tin chủ trương lớn như trên BTT, TBKTSG thông tin chuyên sâu hơn và rộng hơn bao gồm cả các chủ trương của cơ quan quản lý về một số DN. Do là báo tuần, nên báo cũng không phải là thế mạnh trong khâu cập nhật thông tin về chủ trương chính sách của cơ quan quản lý. Thay vào đó, ngoài việc truyền tải thông tin này báo thường có sự cập nhật từ tình hình thực tế của DN để soi vào ý kiến chỉ đạo, điều hành đó.

Các tác phẩm tiêu biểu: “Phân quyền mạnh hơn cho quản lý DN”, [53 (32), tr8]; “Giải tán bớt tập đoàn”, [53 (34), tr9-67]; “Quản trị và giám sát tập đoàn KTNN” [53 (39), tr13-14]; “Cải cách DNNN: Chấn chỉnh DNNN bằng luật mới”, [53 (42); tr12-13]; “Tìm lối ra cho Vinashin”, [53 (43), tr9+10]; “Vẫn được đầu tư ngoài ngành”, [53 (46), tr53]; “Đầu tư ngoài ngành: Vẫn được bật đèn xanh”, [54 (26), tr50]; “Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp các DN thuộc Vinashin”, [54 (30), tr7]; “Giám sát đặc biệt DNNN: quyền được phá sản, giải thể”, [54 (31), tr53]; “Nhiệm vụ bất khả thi”, [54 (11), tr19];

Ở TCTCDN: Chỉ riêng năm 2013, Cục Tài chính DN (cơ quan chủ quản của TCTCDN) được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ soạn thảo 5 nghị định và một số thông tư hướng dẫn, các báo cáo về tình hình hoạt động của DNNN trình Bộ Chính trị,


Quốc hội, Chính phủ… Đây là những vấn đề cốt lòi, trọng tâm trong quá trình TCC DNNN. Vì vậy, TCTCDN đã phát huy lợi thế “người nhà” nên bám sát các chủ trương này ngay khi còn là bản dự thảo đầu tiên. Việc đưa tin một số quy định từ lúc còn manh nha đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc và đóng góp ý kiến của các chuyên gia, DN. Chẳng hạn: “Phê duyệt đề án TCC DNNN” [51 (8), tr8]; “Hoàn thiện dự thảo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh” [52 (4), tr2]; “TCC DNNN: Quy định chung và trách nhiệm riêng” [52 (7), tr2]; “Đầu tư vốn nhà nước vào DN: Điều đến đâu, chỉnh thế nào?” [52 (7), tr 4-5]; “Một số điểm mới khi đầu tư vốn nhà nước vào DN” [52 (8), tr8-9].

Việc thông tin về chủ trương chính sách trên Tạp chí thông thường khi chủ trương chính sách đã cơ bản được “chốt” nghĩa là đã ở bản dự thảo cuối cùng trước lúc trình Chính phủ, hoặc được thể hiện thành bài phản ánh thông tin dài nên thường đầy đủ. Tuy nhiên, điều này thường khiến thông tin bị chậm hơn và không thu hút được độc giả bằng những thông tin ngắn gọn, sơ khai ban đầu. Nhưng điều này cũng dễ hiểu bới đây là tạp chí ngành và việc soạn thảo các văn bản do cơ quan chủ quản đảm nhiệm nên thường bị kiểm duyệt chặt hơn.

2.2.2. Thông tin về thực trạng Tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.


Bên cạnh thông tin chủ trương chính sách, các báo đều bám sát cơ sở thông tin kịp thời những chuyển biến tại DN, từ lúc soạn thảo, ban hành các đề án đến việc thực hiện. Hàng năm, Chính phủ, Bộ Tài chính đều công bố báo cáo về kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách, công tác an sinh xã hội của khối DNNN. Trong đó, cũng có những công bố bán niên tại các kỳ họp Quốc hội. Từ khi ban hành đề án TCC, Bộ Tài chính cũng thường xuyên cập nhật về tình hình chuyển động tại các DN chủ yếu là: CPH, thoái vốn, mua bán, sáp nhập, xử lý nợ; thay đổi quản trị, nhân sự, công nghệ… Do đó, các báo đều tích cực chuyển tải các thông tin này. Trong đó có những thông tin riêng từng chủ đề như vấn đề nợ nần của DNNN; vấn đề minh bạch thông tin; vấn đề thoái vốn; chấp hành pháp luật…Tổng trên 4 tờ báo được khảo sát có 83 tin, bài,

Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013 - 7


chiếm số lượng lớn trong ba tiêu chí tại bảng 2.2b. Việc bám sát thông tin này góp phần cổ vũ động viên các DN thi đua thực hiện chủ trương đẩy nhanh tiến độ TCC. Mặt khác còn kịp thời thông tin những bài học quý, cách làm hay tại DN cũng như phản ánh những vướng mắc của cơ chế chính sách khi được áp dụng vào thực tế để cơ quan chức năng nắm bắt kịp thời có sự điều chỉnh thích hợp.

Trên BTT có 03 bài về TCC tại DN là: TCC hai tập đoàn xây dựng: Giảm gánh nặng cho nhà nước”, [9 (274), tr6]; “VNA phải CPH”, [10 (19), tr6]; “Tổ chức lại một số tập đoàn” [9 (243), tr2]. Đây là những DNNN có quy mô lớn, việc TCC có ảnh hưởng nhất định tới thị trường. Tuy nhiên, thông tin trên BTT cũng chỉ đưa một cách ngắn gọn.

Ngoài BTT, do các tờ báo được lựa chọn đều là báo kinh tế nên việc thông tin cụ thể tại từng DN được chú trọng hơn. Do đó, số lượng thông tin TCC trên 3 tờ báo còn lại đều lớn hơn.

BĐT đã đăng tải 24 tin bài về thực trạng TCC tại DNNN, gấp đôi số lượng thông tin về chủ trương chính sách. Đây cũng là điều dễ hiểu theo đúng tôn chỉ, mục đích của báo là hướng tới DN, đồng hành cùng DN. Các bài báo chủ yếu đi trực tiếp đến hoạt động TCC của DN như: “VNF1 không thiếu tiền để TCC”, [7 (103), tr5]; “Tập đoàn Dầu khí VN: Lập ra quá nhiều công ty cháu”, [7 (110), tr10]; “Tập đoàn hay TCT NN: Tiêu chí bỏ, chọn” [7 (120), tr5]; “Sắp xếp lại Vinaphone và Mobiphone: VNPT khó được hưởng miễn trừ”, [14 (133), tr10]; “Vinachem rút khỏi hóa dầu”, [7 (140), tr1]; “AMC cứu cánh để xử lý nợ tồn”, [7 (134), tr11]; “Vinacomin rời sân chơi bảo hiểm”, [7 (146), tr6]; “Bật đèn xanh để TCC VNA”, [8 (9),tr5]; “Dồn sức TCC DN viễn thông”, [8 (15), tr10].

Một số bài có tính chất cổ vũ động viên rất lớn, góp phần thúc đẩy các DN khác làm theo như: “DN ngành giao thông tự cứu mình qua TCC”, [8 (38), tr5]. Bài báo đã đưa ra những khó khăn hiện tại của các DN ngành giao thông và những kết quả bước đầu sau CPH. Điều này một lần nữa khẳng định CPH đã và đang mang lại hiệu quả và là cách làm không thể thoái lui.


Tuy nhiên, BĐT cũng không chỉ dừng lại ở việc thông tin đơn thuần về TCC tại DNNN mà còn cập nhật tình hình của cộng đồng DN cũng như chỉ rò nguyên nhân tồn tại như: “CPH DNNN: bó chân vì ôm đồm” [7 (120), tr5], bài báo nêu rò: “CPH DNNN là một bài toán khó, phải cân nhắc về mặt lợi ích. Khi thị trường xuống thấp, cộng với tình hình kinh doanh không hiệu quả, khả năng bán đi không được, hoặc có thể không được giá, thậm chí là lỗ nên tâm lý tiếc, thậm chí là sợ trách nhiệm vì bán lỗ, không đảm bảo trách nhiệm bảo toàn vốn, nên chưa muốn bán. Nhưng nhìn lại, khi thị trường lên “phơi phới”, có tâm lý không muốn bán vì nhỡ thị trường lên nữa”. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị: “Câu chuyện đặt ra ở đây là nếu muốn được cả thì sẽ không làm được việc gì, nhất là trong lúc nền kinh tế đang rất khó khăn. Lời giải là phải chọn được đâu là mục tiêu ưu tiên, mục tiêu cơ bản trong cổ phần hoá DNNN để từ đó giải toả những lấn cấn”.

Trên TBKTSG có 43 tin bài (gấp đôi BĐT) thông tin về thực trạng DN. Đây là một con số khá bất ngờ đối với tác giả, bởi báo này chủ yếu tập trung các vấn đề vĩ mô và do là báo tuần nên ít đưa tin. Tuy nhiên, do đặc điểm báo tuần, các bài thông tin hoạt động của DN trên TBKTSG thường được phân tích một cách sâu sắc hơn. Các bài viết trong phần này không chỉ thông tin đơn thuần mà còn phân tích về tình hình TCC tại DN đó, hơn nữa còn đưa ra những nhận định, kiến nghị về DN đó, khái quát thành vấn đề lớn như: “DATC nên thuộc Chính phủ” [53 (39), tr16- 17]; “TCC VNPT: Phục hồi độc quyền” [53 (34), tr52]. Từ thông tin về chức năng nhiệm vụ và số liệu nợ DNNN, tác giả Tư Giang cho rằng để Công ty Mua bán Nợ Việt Nam hoàn thành sứ mệnh của mình phải nâng tầm DATC thuộc chính phủ thay vì thuộc Bộ Tài chính như hiện nay. Hay từ bài viết phân tích TCC tại VNPT, Luật gia Vũ Xuân Tiền đã đề cập đến một vấn đề đang được quan tâm là “độc quyền”…

Báo cũng có những bài viết dạng vấn đề phản ánh tình trạng chung tại DN như: “Những cục nợ chạy lòng vòng”, [53 (39), tr15-16]; “Luật lệ bị phớt lờ” [53, (16), tr20-21]; “Cải cách DNNN vẫn chậm chạp” [54, (21), tr8]; “DNNN cắt lỗ” [53, (33), tr19]; “Nợ xấu DNNN tới gần 200 nghìn tỷ đồng” [53 (41), tr7]. Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết trực tiếp thông tin hoạt động TCC tại DN: “Tìm lối ra cho


Vinashin” [53 (43), tr9-10]; “Trục vớt Vinashin” [53 (46), tr12-13]; “TCC Vinaline:

Phụ thuộc Vinashin” [54 (9), tr10].


Trên TCTCDN có 13 bài viết về thực trạng TCC tại DN. So với 4 tờ báo được khảo sát, thì Tạp chí và TBKTSG có điểm tương đồng hơn ở cách thông tin. Dù là thông tin về tại DN nhưng không chỉ dừng lại ở việc đưa tin hoặc nêu vấn đề. Do phát hành mỗi tháng một số nên số lượng tin không nhiều. Các bài viết về hình hình TCC của cộng đồng DNNN hoặc tại cụ thể tại một DN đều được phân tích sâu hơn. Thậm chí việc công bố một đề tài nghiên cứu ở cấp thạc sĩ còn có trích dẫn cả kết quả điều tra bằng bảng hỏi, và tổng hợp ý kiến đề xuất giải pháp cho DN như tác phẩm: “Xây dựng chiến lược kinh doanh: Nhìn từ Tổng công ty than khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh” [52 (8), tr14-16].

Các TĐ, TCT tiết kiệm 14.000 tỷ đồng” [52 (10), tr5]; “TCC DNNN: Các ông lớn nhập cuộc thoái vốn”, [52 (10), tr16-17]; “Chuyển đổi chủ sở hữu thông qua mua bán nợ: Thiếu chiến lược với nhà đầu tư chiến lược” [52 (12), tr30-31]; “CPH đang phá tiến độ: Vẫn là xác định giá trị đất” [53 (3), tr18-19]; “CPH DNNN: Định giá đang phá tiến độ” [53 (5), tr23-24]; “VAMC: Trái phiếu hay giấy nợ” [53 (6), tr28-29]; “Mua bán xử lý nợ: Nợ tăng, xử lý giảm” [53 (8), tr24-25].

2.2.3. Thông tin về ý kiến bình luận, phân tích và đóng góp vào các vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Ngoài BTT, các báo được lựa chọn khảo sát chủ yếu là báo ngành kinh tế. Do vậy, nội dung phản ánh mang tính chuyên sâu nên đều tập trung phân tích, bình luận và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho TCC. Ngoài các vấn đề được phóng viên của báo phân tích hoặc trích dẫn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo DN, các tờ báo kinh tế đều chú trọng và đăng các bài báo khoa học của các chuyên gia, tập trung phân tích và đề xuất nhiều giải pháp cho cơ quan quản lý thêm tư liệu tham khảo. Cả 4 cơ quan báo chí đều rất chú trọng trong việc tạo lập diễn đàn, thu hút các ý kiến bình luận, phân tích của các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế,


nhà nghiên cứu nhằm đưa ra những kiến thức từ lý luận, kinh nghiệm và các giải pháp cụ thể.

Thống kê cho thấy 4 tờ báo có 55 bài bình luận, phân tích và đóng góp ý kiến vào vấn đề TCC DNNN.

Trên BĐT có 8 tác phẩm về nhóm bài này. Đầu tư đã chạy đều các bài phỏng vấn trên mỗi số báo về các vấn đề kinh tế trong đó có không ít bài về chủ đề TCC DNNN. Các bài phỏng vấn này gần như được xếp cố định ở mục Đối thoại trên trang 3. Đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách… Ngoài ra, Đầu tư còn thể hiện được một điểm nhấn đó là tổ chức được nhiều cuộc gặp gỡ, tọa đàm, cùng các chuyên gia kinh tế hàng đầu với thiện ý ghi nhận những đóng góp, ý kiến phản biện từ các chuyên gia đối với một vấn đề nóng hổi, nhưng cũng mang ý kiến lâu dài, đó là chuyển đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế. Qua đó chạy được khá nhiều chuyên đề dài hơi, đặc biệt là Chuyên đề “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng” trong suốt 5 tháng của năm 2012 (từ tháng 4 đến tháng 9/2012). Đều đặn vào số báo thứ 2 hàng tuần, trên chuyên trang Diễn đàn kinh doanh (trang 5), Đầu tư đã chuyển đến độc giả nhiều thông tin về TCC DNNN có hàm lượng khoa học cao. Hầu hết là những ý kiến, phản biện, đóng góp sát thực, tâm huyết của các chuyên gia nghiên cứu độc lập, cơ quan quản lý (hầu hết là cán bộ lãnh đạo, nguyên là cán bộ lãnh đạo thuộc các đơn vị chức năng của Bộ Kế hoạch Đầu tư) như: TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viên trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Trung ương với các bài: Áp đặc Kỷ luật thị trường cạnh tranh với DNNN; Chế ngự và kiểm soát nhóm lợi ích; Bài viết của đại diện cộng đồng DN như: ông Phùng Hoàng Cơ, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam với bài: Bốn rào cản TCC DNNN.

Bên cạnh đó còn một số tác phẩm đáng chú ý: “Tiền đâu để TCC”, [7, (99), tr5]; “Khó đánh giá thông tin DNNN”, [7, (142), tr3]; “Vẽ lại bức tranh DNNN” [8, (1+2), tr5]; “Xác định rò cơ quan thực hiện quền chủ sở hữu nhà nước” [7, (127), tr5]; “Không có kịch bản chung khi TCC vốn DN” [7, (131), 5]; “Thấu đáo trách


nhiệm sở hữu nhà nước” [7, (140), tr3]; “Quy định rò trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước” [7, (134), tr3];

Trên BTT đăng tải 4 tác phẩm về nhóm bài này: “Tái cấu trúc giữa nói và làm”[10,(42), tr1-4]; “TCC tập đoàn, DNNN sẽ rò địa chỉ trách nhiệm” [9, (296), tr7]; “Diễn đàn DNVN: Làm thật thay vì nghe và hứa” [10, (147), tr1-6]; “Sẽ giảm mạnh vốn nhà nước tại DN” [ 9,(185), tr6]. Các bài viết tập trung phân tích một số vấn đề cơ bản là “địa chỉ trách nhiệm”, giảm vốn, và quy định cụ thể để thúc tiến độ.

Trên TBKTSG, với nhóm bài này, TBKTSG bộc lộ điểm mạnh rò nét và đã đăng tải 9 bài. Vốn được xem là tờ báo chuyên gia, tờ báo luôn có đông đảo cộng tác viên là các học giả, nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Nhiều độc giả, trong đó có tác giả đã tìm đến tờ báo để học hỏi, trang bị thêm kiến thức về kinh tế.

Các tác phẩm tiêu biểu cho nhóm bài này là: “Đẩy xuống nước cho tự bơi” [53, (32), tr1]; “Tập đoàn chưa mang lại lợi ích gì cho DN ” [53, (36), tr46]; “Thuyền thúng sẽ vẫn là thuyền thúng” [53, (38), tr47-48]; “Tránh vết xe đổ của mô hình siêu bộ” [53, (43), tr45]; “Kết thúc thí điểm tập đoàn KTNN: Cần một ủy ban độc lập” [53, (46), tr10-11]; “Bán DNNN để cứu DNNN tại sao không” [54, (19), tr20 -21]; “Vì sao DNNN khó minh bạch thông tin”, [54, (25), tr16-17]; “Điều lệ mẫu không là chìa khóa vàng”, [54, (27), tr58-59”; “Để giảm thiệt hại cho DNNN”, [54, (29), tr21]; “Thà một lần đau”, [54, (34), tr13]; “Thoái trào”, [54, (35), tr12- 13]…

Trong các bài viết có những ý kiến đóng góp rất đáng lưu tâm. Bài “Bán DNNN để cứu DNNN tại sao không” [54, (19), tr20 -21] do phóng viên Hồng Phúc ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã đề xuất như vậy. Trong bài viết, ông Thành nêu vấn đề: “Khi gặp khó khăn, dù là cá nhân hay DN tư nhân đều phải bán bớt tài sản để trả nợ, vậy tại sao Nhà nước không thể làm?”. Chuyên gia này cũng phân tích


những ưu điểm và hạn chế của đề xuất này trước khi kết luận: “Cách làm này có thể hóa giải hầu hết những vấn đề hiện tại!”

Ở bài “Kết thúc thí điểm tập đoàn KTNN: Cần một ủy ban độc lập” [53, (46), tr10-11] của chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, sau khi nêu và phân tích vấn đề tác giả đề xuất: “Đề thực hiện kết luận của Hội nghị trung ương 6 về kết thúc thí điểm tập đoàn, lần này không thể để tiếp diễn cảnh con hát mẹ khen hay. Quốc hội cần lập một ủy ban độc lập về tổng kết thí điểm tập đoàn dưới sự giám sát của Ủy ban kinh tế, ngân sách, pháp luật, khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực địa và xây dựng một báo cáo có căn cứ khoa học và thực tiễn về cuộc thí điểm này để rút ra bài học nghiêm túc và có kiến nghị thích hợp

Với bài “Mô hình nào cho quản lý tập đoàn” [53, (46), tr52] của tác giả Minh Minh, sau khi phân tích những ưu điểm và hạn chế của mô hình quản lý tập đoàn hiện nay, tác giả đưa ra ý kiến: Việc đề xuất thành lập một cơ quan độc lập ngang bộ để quản lý giám sát tập đoàn cũng chưa hẳn là tối ưu. “Nguyên nhân cốt lòi của sự thất bại trong việc thực hiện chính sách đối đối với DNNN trong mấy thập kỷ qua là thiếu cơ chế minh bạch về phương thức và biện pháp hình thành, giám sát việc thực hiện các quyết định của chủ sở hữu nhà nước. Lấp đầy sự thiếu hụt này, không thể chỉ bằng việc thành lập mới các cơ quan, tổ chức mà quan trọng hơn là cơ chế này sẽ được vận hành như thế nào, ai giám sát, chế tài thế nào”. Tuy nhiên lại rất khó tìm được nhiều người vô tư, khách quan khi thực hiện những quyền lớn này.

Do vậy, theo tác giả: “Vì khó tìm được nhiều người vô tư, khách quan khi được giao những quyền hạn lớn trong quản lý DNNN nên càng hạn chế số lượng DNNN thì hiệu quả DNNN càng được đảm bảo. Điều đó cũng phù hợp với xu hướng Nhà nước không nên trực tiếp trực tiếp đầu tư, làm kinh tế thông qua việc thành lập DNNN, mà Nhà nước chỉ nên kiến tạo môi trường đầu tư, phát triển bằng các chính sách để thức đẩy các thành phần kinh tế tự đầu tư, phát triển bằng động lực chính họ”.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí