Vai Trò Và Nhiệm Vụ Báo Chí Truyền Thông Về Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Việt Nam

10/10/2016 của Bộ Nội vụ - cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì triển khai công tác tuyên truyền về CCHCNN. Hai Đề án trên là một trong nhiều biện pháp cụ thể của Chính phủ nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu chung là đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, thông tin đầy đủ, kịp thời về quan điểm, chủ trương của Đảng và CS pháp luật của NN về CCHCNN tiếp tục là nội dung trọng tâm được đặt ra. Với vai trò là cơ quan chủ quản báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình thành lập, duy trì các chuyên trang, chuyên mục CCHCNN. Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các báo viết, tạo chí, tập san thiết lập và duy trì chuyên mục phát sóng định kỳ về CCHCNN, mở chuyên trang, chuyên mục thích hợp để tuyên truyền về CCHCNN,… Thông tấn xã Việt Nam được giao chỉ đạo các đơn vị thông tin, cơ quan thường trú trong và ngoài nước tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHCNN.

Hiện nay, CCHCNN đã bước sang giai đoạn mới 2021-2030. Quan điểm của Nhà nước về công tác truyền thông CCHCNN trong đó có CS CCHCNN tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021-2030 nêu rõ nước ta phải “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội”, “tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi cán bộ, công chức và người dân nhận thức đúng, đồng thuận, chấp thuận các chủ trương, CS, nội dung CS CCHC của Đảng, Nhà nước”, “tiếp tục sử dụng công cụ, biện pháp thiết thực để phát huy dân chủ, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy HC, như tăng cường lấy ý kiến của người dân đối với việc xây dựng thể chế, chính sách,...”.

Từ các văn bản mang tính chỉ đạo định hướng nói trên của Đảng, Nhà nước và trước yêu cầu thực tiễn của công cuộc CCHCNN, công tác truyền thông về CS CCHCNN nói riêng và CCHCNN nói chung thời gian qua đã được các cơ quan chức năng quan tâm, chú trọng. Với vai trò trung tâm trong hoạt động tuyên truyền, báo chí đã vào cuộc với nhiều nội dung và hình thức

65

đưa tin nhằm đưa các thông tin về CS CCHCNN đến với người dân, CBCCVC, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ CCHCNN qua từng giai đoạn phát triển của đất nước.

1.3. Vai trò và nhiệm vụ báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

1.3.1. Vai trò báo chí trong truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước

1.3.1.1. Đảm bảo sự thành công của chính sách và giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn

Theo nhà nghiên cứu Lê Vinh Danh (2001), TTCS đóng vai trò quan trọng đối với mỗi khâu của chu trình CS. TTCS một mặt đảm bảo cho sự thành công của CS, mặt khác giúp cho CS ngày càng được hoàn thiện hơn. Cụ thể, trong khâu hoạch định CS, TTCS giúp xác định đúng và trúng vấn đề CS, bảo đảm sự đồng thuận xã hội. Báo chí phát hiện, nêu vấn đề kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng cần can thiệp chính sách. Để thuyết phục được công chúng, những thông tin đó cần được báo chí đưa tin có chiều sâu, có tính nghiên cứu và đủ độ tin cậy khoa học. Theo đó, nếu như báo chí chỉ thông tin theo những sự kiện và vấn đề thời sự mà thiếu những khảo sát, nghiên cứu theo chiều sâu thì khó có thể bảo đảm được vai trò này.

Khâu xây dựng CS giúp quá trình lựa chọn giải pháp công cụ CS phù hợp. Khâu thực hiện CS giúp cho giám sát CS được thực hiện với sự tham gia của cả xã hội. Lúc này báo chí cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm cho công chúng về những vấn đề CS sẽ can thiệp, từ đó lấy ý kiến phản biện, tổ chức phản biện xã hội, góp phần hoàn thiện CS. Từ thực tế cho thấy, nếu CS không được thông tin và phản biện xã hội rộng rãi; hoặc cơ quan ban hành CS không lắng nghe phản biện xã hội của công chúng và dư luận xã hội sẽ khiến cho các cơ quan có thẩm quyền thiếu cơ sở ra quyết định chính xác, thậm chí bị nhóm lợi ích chi phối, lũng đoạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Khâu đánh giá CS giúp làm rõ được kết quả CS, đồng thời tuyên truyền kết quả CS, giúp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện CS [12]. Bên cạnh đó, công chúng sẽ biết, hiểu và thực hiện cũng như tham gia giám sát quá trình thực thi chính sách. Nguyễn Văn Dững cho rằng giám sát xã hội thông qua truyền thông có thể đảm bảo cho mục tiêu, nội dung chính sách được thực thi triệt để; lợi ích các nhóm người được hưởng lợi do chính sách quy định được bảo đảm

66

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 10

thực hiện; chống mọi biểu hiện lạm quyền làm méo mó các quan hệ lợi ích so với khung chính sách quy định. [35, tr 55]

Thang Văn Phúc (2001) cho rằng truyền thông có chức năng tạo dư luận xã hội để gây sức ép đối với chính quyền trong hoạch định CS. Chính công nghệ thông tin và TTCS đã làm cho các quy trình CS được minh bạch nhờ truyền thông theo dõi, giám sát và phản biện. Sự nổi lên của các loại hình báo chí cùng với các hình thức thể hiện đa dạng, hiện đại đã làm cho sức mạnh của hệ thống TTCS như là một trụ cột thứ tư của nhà nước [50].

Theo Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (2003), vai trò của báo chí TTCS không chỉ giới hạn để cung cấp thông tin mà còn có chức năng giáo dục mọi người về các vấn đề CS quan trọng, liên quan đến cuộc sống của người dân. Báo chí tiến hành phê bình, phân tích và đánh giá chuyên sâu bằng cách thảo luận về ưu và nhược điểm của một CS nhất định của chính phủ hoặc bất kỳ vấn đề nào một cách vô tư và công bằng. Trong quá trình phục vụ công chúng, báo chí TTCS có thể thông báo những gì tốt hay có hại cho nhà nước, người dân, doanh nghiệp để có những phản đối hoặc hỗ trợ. Đó là cách báo chí thực hiện vai trò của một người đưa ra ý kiến. Kết quả của cách tiếp cận như vậy làm cho chính phủ có cơ sở để thận trọng, tỉ mỉ hơn trong việc xây dựng CS [68].

1.3.1.2. Làm trung gian thực hiện các đánh giá chính sách theo cách phân luồng và giám sát chính sách nhiều chiều khác nhau

Theo C. Mác, sản phẩm của truyền thông là dư luận xã hội. Báo chí TTCS cần khơi nguồn, phản ánh, truyền dẫn và định hướng dư luận xã hội và thực hiện các đánh giá quan trọng của CS theo cách phân luồng. Nó thực hiện vai trò của cơ quan giám sát quốc gia theo nhiều chiều khác nhau và là công cụ khơi nguồn, truyền dẫn, kết nối sức mạnh giám sát, phản biện xã hội từ các thiết chế xã hội, các tổ chức và công dân. Với vai trò này, báo chí thực hiện như một chức năng xã hội đặc thù được Đảng, Nhà nước giao phó, được công chúng và dư luận xã hội ủy quyền. Là yếu tố trung gian kết nối đội ngũ tri thức, chuyên gia, nhà khoa học,... báo chí vừa giám sát xã hội, vừa tạo diễn đàn phản biện CS.

Thực tiễn lịch sử cho thấy, nếu chính phủ áp dụng CS không mang lại lợi ích chung cho người dân, truyền thông có thể chỉ trích CS này nghiêm trọng đến mức khơi dậy sự phản đối của người dân đối với chính phủ để thay thế nó; chính phủ đôi khi phải tự rút lui khỏi các vấn đề mà truyền thông đã phản ánh. Do đó, vai trò của

67

báo chí TTCS với tư cách là người trung gian bảo vệ các quyền công dân đối với việc xây dựng CS công bằng và có lợi. Grunig (2001) cho rằng TTCS làm cơ sở trung gian đối thoại giữa chính phủ và các bên liên quan - nơi trong số họ là người gửi và người nhận thông tin và mối quan hệ của họ dựa trên sự đồng thuận và hài lòng lẫn nhau [115].

Theo Arinder (2016), vai trò này của báo chí với tư cách là đại diện của công chúng nổi lên như một hệ thống các cơ quan giám sát hoạt động của chính phủ. Thông qua một số phương pháp và kỹ thuật như chuyên mục, phỏng vấn, hội thảo và diễn đàn công cộng,..., báo chí giúp cho việc truyền đạt nguyện vọng của người dân tới các nhà hoạch định CS hàng đầu, những người có thể không biết đến họ bởi các kênh có sẵn khác [81].

1.3.1.3. Góp phần quảng bá hình ảnh của chính phủ

Canel & Luoma‐ah (2018) cho rằng TTCS góp phần quảng bá hình ảnh của chính phủ. Trước đây, người dân thường cho rằng các tổ chức khu vực công bị quy trách nhiệm về sự quan liêu, chậm chạp, kém hiệu quả và tham nhũng. Những thất bại này đã dẫn đến mối quan hệ chưa tốt giữa khu vực công và người dân. TTCS đã nỗ lực nhằm cải thiện hình ảnh khu vực công bằng cách cải thiện sự thiếu hiểu biết của người dân, giúp chính phủ hiểu được những kỳ vọng thay đổi của người dân [94].

Hình ảnh của chính phủ được “tô điểm” nhờ báo chí TTCS bằng việc báo chí giới thiệu giải pháp bằng CS của chính phủ để giải quyết các vấn đề trong xã hội trước công chúng. Lịch sử Việt Nam cho thấy có nhiều CS do được tổ chức công tác thông tin, truyền thông về CS nên đã thu được những kết quả đáng ghi nhận như: CS về đẩy mạnh tăng gia sản xuất “Tấc đất, tấc vàng”, kết quả là nước ta đã khai thác triệt để đất bỏ hoang trong 02 năm (1945-1946); Chính phủ Việt Nam non trẻ với muôn vàn khó khăn đã giả quyết, thực hiện thành công nhiệm vụ “diệt giặc đói”. CS huy động nguồn lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến lớn miền Nam”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” đã tạo ra các nguồn lực và sức mạnh thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; CS về “đại đoàn kết dân tộc” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất đã tạo nên sức mạnh thực hiện thành công cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Bên cạnh đó, báo chí TTCS còn góp phần làm cho hoạt động của chính phủ ngày càng dân chủ,

68

bởi qua truyền thông, người dân sẽ gây áp lực buộc chính phủ phải có những cải cách làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực trong khu vực công, phá tan vị trí độc quyền của khu vực công trong nền kinh tế của đất nước, tạo ra nhu cầu tiếp cận chiến lược đối với các hoạt động công cộng.

Một số nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng việc báo chí TTCS làm giảm hoặc tránh những hậu quả không lường trước về sau, chẳng hạn như bất ngờ, hiểu lầm, kháng cự, thất vọng và đầu cơ giữa các người dân và tổ chức. Mức độ ủng hộ và phản kháng của công chúng cũng như tầm quan trọng về phản biện của người dân trở nên rõ ràng, từ đó tạo ra cơ hội để điều chỉnh CS hoặc củng cố lập luận cho CS (dự định).

1.3.1.4. Nâng cao tính dân chủ trong hoạt động của chính phủ

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin coi dân chủ là vấn đề quyền lợi của nhân dân theo nghĩa rộng, là nguyên tắc trong quản lý - tổ chức.

Với quan niệm dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí Minh không chỉ đặt nhân dân lên vị thế chủ thể xã hội, mà còn nói rõ mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa vị thế chủ thể xã hội của nhân dân với hành động làm chủ xã hội của nhân dân. Người khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, là lợi ích thiết thực của nhân dân, là động lực thúc đẩy nhân dân hành động vì đất nước, vì dân tộc. Thời gian qua, Chính phủ của Việt Nam luôn chú ý đến công tác TTCS và cố gắng tạo ra nhiều kênh khác nhau để tăng cường tương tác với người dân liên quan đến CS mà Chính phủ ban hành, để người dân được tham gia nhiều hơn vào quá trình xây dựng CS. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định những văn bản quy phạm pháp luật, từ luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ đến quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, đều phải được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Công thông tin điện tử của cơ quan chủ trì soạn thảo để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Bằng việc nâng cao tính dân chủ trong hoạt động của chính phủ, báo chí TTCS góp phần nâng cao niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Theo Seydel, Van Ruler, & Scholten (2002), TTCS nâng cao tính dân chủ trong hoạt động của chính phủ vì TTCS trước tiên do chính phủ khởi xướng. Điều này làm cho các cử tri liên tục được thông báo về các thông tin lên quan đến chủ đề họ đang quan tâm, làm cơ sở để tham vấn và đánh giá CS. Chính phủ

69

cũng sẽ dễ dàng có được sự hiểu biết thực tế về các phản ứng có thể có của người dân thông qua các ý định CS truyền đạt công khai qua TTCS. Nhà nghiên cứu Meyer (2002) cho rằng trong một số trường hợp, TTCS có khả năng vượt ra khỏi phạm vi CS, là cơ quan trung gian của nền dân chủ có chủ ý, tức là các nhóm xã hội và các tổ chức chính trị qua truyền thông để bày tỏ thái độ dân chủ [141]. Theo Amita Singh (2006), TTCS làm rõ những gì đang diễn ra trong đời sống chính trị. Đời sống chính trị sẽ trở nên thú vị hơn, gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày và người dân thông qua cầu nối TTCS. TTCS góp phần làm cho công chúng trở nên quan tâm hơn đến chính trị và CS [80].

1.3.2. Nhiệm vụ của báo chí trong chu trình chính sách cải cách hành chính nhà nước

CS CCHCNN là một bộ phận của CS. Do đó, quy trình báo chí truyền thông về CS CCHCNN cũng trải qua các giai đoạn gồm: hoạch định CS, thực thi CS và đánh giá CS.

1.3.2.1. Báo chí truyền thông trong giai đoạn hoạch định chính sách

Đây là giai đoạn, báo chí thảo luận chính sách và chủ yếu tập trung phản biện xã hội để bảo đảm các CS tập trung giải quyết các vấn đề theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước tránh bi lợi ích nhóm chi phối, thao túng CS. Trong phạm vi luận án, phản biện xã hội được hiểu là phản biện của các tổ chức, cộng đồng xã hội và công dân thông qua báo chí đối với CS của Nhà nước với mục đích hoàn thiện và tối ưu hóa chính sách trong thực tiễn.

Glenn (2014) cho rằng TTCS trong giai đoạn hoạch định CS hay vận động CS phản ánh thái độ, nhận thức, đánh giá, cảm xúc, ý tưởng và tình huống của nhóm mục tiêu theo sáng kiến CS của chính phủ [141]. Những thái độ, nhận thức và tình huống tương tự rất quan trọng, là bằng chứng ban đầu để các nhà hoạch định CS hiểu được các tình huống của nhóm mục tiêu và đưa ra các giải pháp hợp lý, dễ hiểu hơn trong hoạch định CS. Các nhà hoạch định CS thiết kế và xây dựng các đề xuất sau đó được xem xét để áp dụng cho các nhóm mục tiêu nhất định [92].

Những người ra quyết định về CS làm việc trong các cơ quan bộ ngành khác nhau nên thông qua báo chí truyền thông về CS CCHCNN để có được những tham vấn trước khi đưa ra xem xét các vấn đề CS. Điều này rất hữu ích cho chính phủ để nhận ra các tình huống thực tế của vấn đề CS. Về các bên chịu tác động của CS, cần thông qua báo chí truyền thông về CS để tham vấn trước

70

đối với chính phủ và biết trước những gì chính phủ đang lên kế hoạch. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự hiểu biết CS của người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan khi quy trình CS khởi động.

1.3.2.2. Báo chí truyền thông trong giai đoạn thực thi chính sách

Báo chí truyền thông trong giai đoạn thực thi CS tập trung thực hiện chức năng tuyên truyền, giới thiệu và giáo dục để xã hội và nhân dân đồng thuận, gia tăng hiểu biết, mở mang kiến thức nhằm quán triệt và thực hiện hay đưa CS đi vào thực tế.

Theo Burma (2001), trong giao tiếp của chính phủ, giới thiệu CS có nghĩa là các hoạt động, chiến lược và quy trình thúc đẩy các sáng kiến, chương trình CS của chính phủ tới công chúng hoặc các nhóm mục tiêu nhất định để hỗ trợ các CS của chính phủ [91]. Glenn (2014) cho rằng có một loạt các hoạt động giới thiệu CS cụ thể. Ví dụ, chính phủ có thể tổ chức các sự kiện công cộng để thông báo cho công chúng hoặc các nhóm mục tiêu của CS về các sáng kiến hoặc chương trình quan trọng của chính phủ qua TTCS. Chính phủ cũng có thể sử dụng TTCS để thực hiện chiến lược giới thiệu CS [114].

Theo Carlson, Stephen, & Kangun (1993), nếu trong giai đoạn hoạch định CS, báo chí truyền thông phản ánh thông tin liên quan đến các sáng kiến CS để thông báo đến người dân; đề cập đến việc trình bày và giải thích các sáng kiến CS cho công chúng hoặc các nhóm mục tiêu nhất định [95]. Trong giai đoạn thực thi CS, giới thiệu CS thường được kết hợp với quảng cáo CS. Theo Zaller (2014) và Oxley,Vedlitz & Wood (2014), chính phủ sử dụng các kênh truyền thông để gửi thông điệp CS thuyết phục đến công chúng. Mục đích là tăng cường nhận thức cộng đồng về sự tồn tại các CS của chính phủ và ủng hộ lợi ích của các CS. Các học giả đã chứng minh rằng thông điệp thuyết phục được gửi qua các kênh truyền thông có vai trò mạnh mẽ trong việc hình thành và thay đổi thái độ của công chúng đối với một CS [169], [146].

Theo Kroll & Moynihan (2015), giáo dục CS là nhiệm vụ thứ hai của báo chí trong thực thi CS. Giáo dục CS là làm cho công chúng hiểu và tham gia tích cực vào việc thực thi CS [131]. Giáo dục CS là một giải pháp mặc định làm thay đổi sở thích và năng lực của cá nhân tham gia thực thi CS. Theo Aguinis & Kraiger (2009), giáo dục CS tức là truyền thông làm cho công chúng hiểu được ý nghĩa của CS đối với họ. Giáo dục CS chỉ liên quan đến việc thực hiện CC hoặc áp dụng các CS mới. Ví dụ như CS nông nhiệp, việc áp dụng CS mới đòi hỏi các

71

chủ thể CS phải học các công nghệ, kỹ năng mới, xây dựng quy trình vận hành tiêu chuẩn mới trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản và thay đổi thói quen và hệ thống quản lý hành chính mới [78].

Theo Aguinis & Kraiger (2009), giáo dục CS trong giai đoạn thực thi CS giúp chính phủ cải thiện nhận thức, thái độ của nhóm mục tiêu, giúp họ vượt qua những khó khăn và trở ngại thực tế trong quá trình thực thi CS, và giải quyết những nghi ngờ và lo ngại cụ thể với những thay đổi. Trong giáo dục CS, nhóm mục tiêu có thể qua báo chí để bày tỏ với chính phủ về các vấn đề và khó khăn khi áp dụng CS mới và chính phủ có thể thuyết phục nhóm mục tiêu bằng cách trình bày các lợi ích tiềm năng của CS. Theo Ting (2011), giáo dục CS cũng có thể cải thiện năng lực thực thi CS của nhóm mục tiêu như mong đợi [159].

1.3.2.3. Báo chí truyền thông trong giai đoạn đánh giá chính sách

Theo các nhà nghiên cứu Porumbescu, Cucciniello & Ceka (2017) và Porumbescu, Belle, Cucciniello & Nasi (2017), trong giai đoạn này, báo chí cung cấp thông tin về kết quả hay hiệu quả CS cho công chúng [151]. Những thông tin này làm chất liệu, bằng chứng trong đánh giá CS của các nhà chuyên môn. Trong gia đoạn đánh giá CS, Jones (1977) cho rằng truyền thông CS có những nhiệm vụ cơ bản: (1) dự đoán các vấn đề CS phát sinh trước các quan chức NN, (2) cảnh báo công chúng về các vấn đề này trên cơ sở cảnh báo chính thức của chính phủ, (3) thông báo cho công chúng về những vấn đề liên quan đến lợi ích và ràng buộc đối với họ, (4) theo dõi các đề xuất CS giữa các nhóm hay các chủ thể CS, (5) tham vấn nội dung cải tiến hay thay đổi CS, (6) dự báo tiến độ ra quyết định CS của chính phủ, (7) giúp các nhà lập pháp lựa chọn CS thay thế, (8) cảnh báo công chúng về cách quản lý CS của chính phủ, (9) đánh giá hiệu quả CS đang thực hiện, (10) gợi mở các hướng đánh giá CS của các bên liên quan [123].

Trong giai đoạn này, báo chí TTCS CCHCNN tiến hành các phê bình, phân tích và đánh giá chuyên sâu bằng cách thảo luận về ưu và nhược điểm về một CS nhất định của chính phủ hoặc bất kỳ vấn đề nào một cách vô tư và công bằng. Do đó, báo chí khiến công chúng phản đối hoặc hỗ trợ việc có tiếp tục thực thi hay cần có CS thay thế từ chính phủ. Theo Callaghan & Schnell (2001), đó là cách báo chí thực hiện vai trò của một người đưa ra ý kiến. Dựa vào đó, chính phủ có thêm nhiều căn cứ trong xây dựng CS. Nếu chính phủ áp dụng CS không mang lại lợi ích chung đối với người dân, báo chí có thể chỉ trích CS hiện

72

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022