Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 2


Qua những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà nghiên cứu về thơ Bàn Tài Đoàn, chúng tôi thấy có một điểm chung, một sự khẳng định là: Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã có rất nhiều những đóng góp cho nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung; những sáng tác của nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng riêng của nhà thơ dân tộc thiểu số mà rất khó có ai có thể bắt chước được.

Tuy nhiên, hầu như tất cả những bài viết trên mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu, điểm qua hoặc chỉ ra một vài nét tiểu biểu về nội dung, nghệ thuật trong một số bài thơ, tập thơ của nhà thơ Bàn Tài Đoàn trong đó có một số ý kiến đã nhấn mạnh đến nét bản sắc Dao trong thơ ông. Nhưng có thể nói, cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu mang tính qui mô, hệ thống, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể về vấn đề Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để làm đề tài nghiên cứu của mình, với hy vọng sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hoá học và văn học)

- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp

- Phương pháp so sánh và một số phương pháp nghiên cứu khác

5. Những đóng góp của luận văn

- Nghiên cứu Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác thơ ca của tác giả thơ người dân tộc Dao này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


- Phân tích và khẳng định những nét đặc sắc trong thơ của Bàn Tài Đoàn và những đóng góp của ông đối với nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng, thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 2

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc Dao và nhà thơ Dao

Bàn Tài Đoàn

Chương 2: Bàn Tài Đoàn - Tiếng nói tâm hồn đích thực của người Dao Chương 3: Một nghệ thuật thơ đậm bản sắc Dao


PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1

VÀI NÉT VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC DAO VÀ NHÀ THƠ BÀN TÀI ĐOÀN

1.1. Về khái niệm bản sắc văn hoá và bản sắc văn hoá trong thơ

1.1.1. Vài nét về khái niệm về bản sắc văn hoá

Nghiên cứu về bản sắc văn hoá trong văn học không thể không nói đến khái niệm văn hoá. Hiện nay như chúng ta biết đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về văn hoá ( Người ta đã dẫn ra tới hơn 400 định nghĩa về khái niệm này). Chúng tôi chỉ xin đưa ra một số định nghĩa – mà theo chúng tôi là khá đầy đủ và có thể căn cứ vào đó để áp dụng trong quá trình nghiên cứu vào một trường hợp thơ cụ thể này.

UNESCO đã định nghĩa về bản sắc văn hoá như sau: “ Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và vật chất, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” [ 32, tr. 1153].

P.GS, viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam đã khẳng định: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội[41,tr.10].

Trong cuốn Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt (Trong sự so sánh với dân tộc khác) tác giả Nguyễn


Đức Tồn cũng cho rằng văn hoá gồm có bốn thành tố cơ bản như: “Văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức cộng đồng, văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội” [43,tr.40]

Có thể thấy, khái niệm văn hoá mang rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt thì văn hoá có nghĩa là trình độ văn hoá, nếp sống văn hoá. Nó cũng còn được dùng để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn nào đó trong lịch sử theo nghĩa chuyên biệt, nhưng theo nghĩa rộng thì văn hoá bao gồm tất cả những gì thuộc về tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống . . .những giá trị về tinh thần trong cuộc sống hiện đại .

Vậy còn khái niệm bản sắc văn hoá - một khái niệm mang tính công cụ trong công trình nghiên cứu của chúng tôi - sẽ được hiểu như thế nào? Trong cuốn Bách khoa toàn thư (của Liên Xô) khi bàn về bản sắc văn hoá các nhà nghiên cứu đã chỉ rò “ Mỗi dân tộc có đặc tính của mình, chỉ riêng mình mới có, còn các dân tộc khác thì không có” [36,tr.7-8].

Vì vậy, khi nói đến văn hoá là người ta nghĩ ngay đến tính chất ổn định, bất biến của nó trong đời sống của con người, trong quá trình phát triển của lịch sử, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối cố định. Mỗi một dân tộc, một quốc gia trên thế giới đều chứa đựng trong nó những yếu tố văn hoá riêng, chính những yếu tố riêng ấy đã tạo ra những nền văn hoá riêng của dân tộc đó, quốc gia đó. Trong quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới chúng ta thấy một điều đó là: giữa các nền văn hoá đó mặc dù có những điểm riêng, song giữa chúng có nhiều điểm tương đồng.

Nhà thơ Nông Quốc Chấn khi nghiên cứu về vấn đề bản sắc văn hoá cũng đã có những nhận định khá rò về vấn đề này: “ Bản sắc văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều nét đặc trưng. Có nét chung trong văn hoá người Việt (còn gọi là người Kinh), có những nét riêng trong văn hoá các dân tộc thiểu


số. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến trúc, nhà cửa, cách ứng xử giữa người với người…những nét riêng ấy không mâu thuẫn với nét chung; nó đang có sự hài hoà” [17,tr.52].

Giáo sư Phan Ngọc cũng đã đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc: “Nói tới bản sắc văn hoá tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử” [26,tr.49].

Có thể thấy văn hoá và bản sắc văn hoá vốn đã được định hình một cách khá bền vững. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng tính bền vững đó chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc, đều có văn hoá riêng và thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình, bởi chúng ta thấy không một quốc gia, một dân tộc nào lại mang trên mình một nền văn hoá chung chung, hoặc nền văn hoá lai căng pha trộn của các dân tộc, quốc gia khác nhau trên thế giới, bởi nền văn hoá ấy phải gắn liền với sự hình thành và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Những nét đặc trưng văn hoá ấy được biểu hiện rất khác nhau, nhưng nó là ngôn ngữ dân tộc, bởi nó là phương tiện để thơ ca phản ánh văn hoá và bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Như vậy, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam “là cái biểu hiện tập trung diện mạo dân tộc, cái để nhận diện một dân tộc” [32,tr.1159].

Trong cuốn Giáo trình lý luận văn học đã nhận định: “Mường, Mán, Tày, Nùng, Ê đê, Gia rai…Các tộc người này cũng có văn hoá, tiếng nói riêng, giàu bản sắc” [18,tr.73]. Như vậy, có thể thấy bên cạnh cái chung thì bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số lại có những đặc điểm riêng, đặc điểm riêng ấy là do môi trường tự nhiên, xã hội đem đến cho các dân tộc thiểu số Việt Nam.


Khi nói tới bản sắc văn hoá dân tộc là nói đến “Hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo là tiếng nói dân tộc, là tâm lý, nếp tư duy, là phong tục tập quán, là hình thức nghệ thuật truyền thống” [32,tr.1160].

Có thể nói, bản sắc dân tộc vừa là cái chung (của dân tộc) vừa là cái riêng (sự sáng tạo của người nghệ sĩ) thông qua ý thức dân tộc nên nó mang đậm màu sắc dân tộc và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Vì vậy, khi đi nghiên cứu bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam là chúng ta phải đi nghiên cứu những cái biểu hiện cụ thể tập trung miêu tả diện mạo của dân tộc để từ đó nhận diện ra được cái tiêu biểu nhất của dân tộc đó. Tuy vậy, bên cạnh những cái chung đó thì mỗi dân tộc thiểu số Việt Nam lại có những đặc điểm riêng tạo nên sự đa dạng hoá về văn hoá cho các dân tộc Việt.

Các dân tộc ở Việt Nam, mặc dù mỗi một dân tộc có một nguồn gốc lịch sử khác nhau, tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, trình độ phát triển xã hội không đồng đều nhưng trong quá trình chung sống, tiếp xúc lâu dài với nhau họ đã tạo ra được những đặc điểm chung về văn hoá thống nhất, tồn tại bên cạnh những đặc điểm riêng của từng dân tộc. Những nét đặc trưng về văn hoá ấy được biểu hiện rất khác nhau ở mỗi một tộc người, nhưng trước hết là ngôn ngữ dân tộc, là các phong tục tập quán, là môi trường sống và lối sống của mỗi một dân tộc.

Vậy qua những tìm hiểu về văn hoá và bản sắc văn hoá đã nêu ở trên, chúng ta thấy rằng bản sắc văn hoá không phải là một vấn đề chung chung trừu tượng mà nó chính là cách để thể hiện tâm hồn, thể hiện tính cách của mỗi một dân tộc qua cách cảm nhận, cách suy nghĩ, cách nói, cách viết của riêng mỗi nhà văn, đồng thời các nhà văn cũng luôn cố gắng thể hiện một cách sáng tạo những truyền thống văn hoá của chính dân tộc mình.


1.1.2. Bản sắc văn hoá trong văn học nói chung, trong thơ ca nói riêng

Khi nghiên cứu về bản sắc văn hoá trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng các nhà nghiên cứu văn học đều có chung một nhận định là: Bản sắc dân tộc được biểu hiện ở đề tài, chủ đề và phương thức biểu hiện của tác phẩm.

Trước hết bản sắc văn hoá “Được thể hiện ở đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng”[16, tr259]. Như chúng ta đã biết “Đề tài là khái niệm chỉ các loại hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [16,tr.259] còn “chủ đề là vấn đề trung tâm mà tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”(36,Tr.262). Như vậy, chúng ta thấy chủ đề và đề tài là vấn đề cốt lòi của của một tác phẩm, đồng thời tự bản thân nó phần nào đã thể hiện được cá tính sáng tạo, chiều sâu tư tưởng, khả năng nhận biết và nắm bắt cuộc sống của nhà văn.

Bởi vậy, mỗi tác Văn học ra đời đều là tiếng nói riêng của tác giả. Tiếng nói ấy nó được cất lên từ những biểu hiện cụ thể trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Có bao nhiêu hiện tượng trong đời sống tự nhiên thì có bấy nhiêu đề tài được phản ánh trong văn học. Nhưng ở mỗi một đề tài thì mỗi nhà văn lại có cách nhìn, cách phản ánh khác nhau. Chẳng hạn, cùng về đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ những mỗi một nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau, trong thơ Hồ Xuân Hương đó là tiếng nói đòi quyền được hưởng cuộc sống hạnh phúc riêng tư của người phụ nữ trong xã hội cũ, song trong thơ Nguyễn Du là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên thân phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ.

Tuy nhiên bản sắc văn hoá dân tộc không phải chỉ được thể hiện trong đề tài dân tộc, cái quyết định là chủ đề tác phẩm. Có thể khi chủ thể sáng


tác chọn đề tài sáng tác về dân tộc khác nhưng vẫn thể hiện được bản sắc của dân tộc mình, bởi anh ta đã thổi vào đó cái hồn, cái cốt cách của dân tộc mình. Vì thế, bản sắc văn hoá chính là kết tinh trong tâm hồn tính cách của tác giả.

Khi sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, nhân vật, sự việc, không gian, thời gian là của đất nước Trung Quốc nhưng người đọc vẫn nhận ra bản sắc dân tộc Việt Nam được thể hiện trong Truyện Kiều đó là truyền thống văn hoá, tâm hồn dân tộc Việt Nam. Khi đọc Truyện Kiều người đọc hiểu thêm về truyền thống, tâm lí, tư duy của dân tộc mình. Vì thế, người đọc nhận thấy bản sắc dân tộc ở đây được kết tinh trong tâm hồn tính cách dân tộc của tác giả.

Nói đến bản sắc dân tộc là nói đến con người, nếp sống, nếp sinh hoạt của cộng đồng dân tộc. Bởi tính cách, tâm hồn dân tộc được biểu hiện qua hoàn cảnh lịch sử cụ thể, qua tính cách điển hình của nhân vật mà hoàn cảnh lịch sử, nhân vật điển hình là sự kết tinh của bản sắc dân tộc. Hình tượng người phụ nữ là một hình tượng điển hình trong thơ ca Việt Nam nhưng hình tượng người phụ nữ trong thơ Tố Hữu khác với hình tượng người phụ nữ trong thơ Bàn Tài Đoàn, lại càng khác với hình tượng người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của những người phụ nữ trong từng thời kỳ có tính lịch sử cụ thể vì bản sắc dân tộc không phải là một phạm trù bất biến.

Bên cạnh, việc thể hiện chủ đề, đề tài của tác phẩm bản sắc văn hoá còn được biểu hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Trước hết là việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác, sau nữa là việc vận dụng hệ thống kết cấu và thể loại truyền thống của dân tộc mình.

Một số nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số khi sáng tác văn thơ đã sử dụng, vận dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc mình. Bởi ngôn ngữ là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022