Bản Sắc Dân Tộc Trong Sáng Tác Của Các Nhà Thơ Nùng Thời Kỳ Hiện Đại.


Nùng. Cỏ lảu kể chuyện rượu, chuyện cưới, kể về quá trình diễn tiến một đám cưới của người Nùng: Ăn hỏi, lấy số mệnh, báo mệnh hợp, lễ tết, lễ báo cưới, lễ cưới. Đám cưới dù có ồn ào, náo nhiệt đến đâu, nhưng khi có cỏ lảu cất lên thì tất cả đều lặng im, chăm chú và say sưa lắng nghe. Có thể nói, từ khi đến nhà cô dâu, họ nhà trai muốn bầy tỏ điều gì hầu như đều phải thông qua hát cỏ lẳu: Xin vào cổng, xin vào nhà, xin cho chú rể vái lạy tổ tiên, ông bà, xin cho chú rể được mời rượu, trầu, thuốc; xin cho đón dâu, xin cho chú rể cùng cô dâu về nhà trai; còn với bạn bè cô dâu, chú rể thì qua cỏ lẳu để kết bạn, tìm duyên.

Những lời cỏ lẳu của người Nùng đã phản ánh chân thực, sinh động, cụ thể về những sinh hoạt, những phong tục, nghi lễ của một đám cưới của người Nùng. Chính nó đã góp phần tạo nên nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Nùng.

Còn hát soong hao. Tiếng Nùng, soong hao có nghĩa là hai ta, đôi ta. Hát soong hao là hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trữ tình của nam nữ thanh niên dân tộc Nùng qua lối hát đối đáp - giao duyên.

Hát soong hao được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân, từ những phiên chợ đầu năm đến những phiên chợ cuối cùng của tháng ba âm lịch. Hát soong hao đông vui nhất vào những ngày mùng tám tháng giêng, mười tám tháng hai âm lịch, nam nữ ngồi hai dãy đối diện nhau mà hát. Họ hát từ sáng đền khi trời ngả về chiều họ mới đứng dậy ra về và cuộc hát kéo dài theo con đường về bản xa. Từ cuộc hát đó, có biết bao đôi trai gái đã nên duyên thành vợ thành chồng. Tuy hát Soong hao của dân tộc Nùng không có nhạc đệm. Nhưng không vì thế mà nó kém đi sức hấp dẫn, say đắm, ngọt ngào. Đối với người Nùng, những tiếng hát ấy đã ăn sâu vào tâm khảm họ và tồn tại từ bao đời nay. Hát soong hao – có thể hát trong lễ hội, phiên chợ, hát trong đám cưới, hát trong sinh hoạt đời thường: Hát Soong hao ngày thường (hát trong nhà) thường là khi đến chơi nhà người quen và được nhóm hát ở đó mời. Đầu tiên là những câu hát đối đáp sẵn có. Sau đó, để diễn tả tình cảm của mình, người hát đã ứng khẩu, hát với


nhau những lời say đắm nhất. Cứ thế, hết đôi này đến đôi kia, hát Soong hao kéo dài đến hết cả đêm, sáng ngày hôm sau. Hát Soong hao trở thành một phần không thể thiếu trong đám cưới của người Nùng. Theo phong tục của dân tộc Nùng, khi chọn phù dâu và phù rể, nhà trai, nhà gái phải chọn người có ngoại hình đẹp, bản thân và gia đình tốt nhưng nhất thiết phải hát hay để có thể nắm chắc phần thắng khi thi hát và tạo không khí sôi nổi, vui vẻ trong đám cưới. Mỗi cuộc hát Soong hao có trình tự riêng nhưng hát hay, hấp dẫn hay không lại tuỳ thuộc vào tâm trạng người hát hoặc quan hệ chủ - khách trong nhà.

Ngày nay, hát Soong hao không chỉ là lời hát giao duyên của trai gái người Nùng mà còn được người dân nơi đây ứng dụng vào các phong trào văn hóa văn nghệ vào các cuộc vận động, công tác xã hội. Vì thế, không ít lời mới được ra đời, và nội dung của lối hát này cũng vì thế mà phong phú thêm và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các bà con dân tộc Nùng hiện nay.

1.2 Bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà thơ Nùng thời kỳ hiện đại.

Với những nét văn hóa truyền thống như trên có thể khẳng định: Bản sắc văn hóa Nùng rất đặc sắc và phong phú. Bản sắc văn hóa ấy đã được các thế hệ nhà văn, nhà thơ Nùng thể hiện khá sinh động, cụ thể trong các sáng tác của mình. Thử điểm qua những cây bút thơ của dân tộc Nùng thời kỳ hiện đại để thấy được bản sắc Nùng trong các tác phẩm của các thế hệ nhà thơ dân tộc Nùng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Các tác giả người dân tộc Nùng khá đông đảo. Họ là các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận phê bình như: Mã thế Vinh (sinh: 1932); Lâm Tiến (sinh: 1934); Đinh Ngọc Lân (sinh: 1937); Hoàng Nam (sinh: 1941); Lã Trung Sơn (sinh: 1944); Hoàng Choóng, Mã Văn Tính (sinh: 1947); Hà Thị Nự, Hoàng Quảng Uyên (sinh: 1950); Trịnh Kim Hiền, Mông Ký Slay (sinh: 1951); Hoàng Thị Thiều (sinh: 1957); Vàng Thung Chúng (sinh: 1968)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Trong những sáng tác thơ của các tác giả này bản sắc Nùng được thể hiện một cách rò nét ở những phương diện sau:

Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 5

VềNgôn ngữ thơ:

Thơ được sáng tác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là một mảng làm nên nét đặc trưng của thơ ca DTTS. Với người nghệ sĩ khi sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tạo nghệ thuật là sự bộc lộ đầy đủ niềm trân trong, ý thức gìn giữ những nét truyền thống văn hóa của chính dân tộc mình: Trong cuốn “Như mạch nước nguồn” nhà nghiên cứu, phê bình của Lạng Sơn -Lộc Bích Kiệm đã viết: “Mã thế Vinh là người nghệ sĩ dân tộc Nùng, sáng tác thành công nhiều tác phẩm bằng tiếng Nùng, là người có trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng và khơi dạy những nguồn cảm hứng sâu xa về dân tộc” [13,tr.55]. Ví dụ như: Các tác phẩm của Mã Thế Vinh cần phải kể đến: Lằm tàng chài pây (Con đường anh đi) viết về người anh hùng dân tộc Hoàng văn Thụ, Báo slao sli tò toóp (Trai gái sli đối đáp); Đua phăn (Giấc mơ), Páo múa công (Báo mùa công), Khẳn bản (Mừng bản), Việt Bắc fựn đang (Việt Bắc chuyển mình), Hiến pháp slì tồng pan phân mâứ (Hiến pháp ban hành như mùa xuân), Vẻ tỉ tò đin hây (Vẽ bản đồ quê tôi), Đăy (Đẹp),…Hoàng Choóng có các bài như: Tèo tàng có phải tức (Con đường anh đi), Tèo tàng noọng lược tức (Con đường em chọn), Pích nộc bân slung tức (Cánh chim bay cao), Cái kìu hin (Bắc cầu đá), Nạy lục chính chắc (Giờ con mới biết), Pò tỉ noọng (Núi quê em) Vàm sli cần xứ Lạng (Cầu sli người xứ Lạng)…

Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sáng tác của các nhà thơ Nùng đã thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc Nùng một cách rò nét, sinh động.

Về hình tượng con người miền núi trong thơ:

Nhân vật trữ tình trong thơ của các nhà thơ dân tộc Nùng nói chung là những con người cụ thể được hiện lên một cách sinh động với cách nghĩ, cách cảm và hành động mang đậm chất Nùng nói riêng và chất miền núi nói chung.


Các nhà thơ dân tộc Nùng đã sử dụng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính hình tượng để miêu tả về ngoại hình cũng như tâm hồn của con người miền núi. Hình ảnh người phụ nữ (người mẹ, người vợ, người con gái…) được các nhà thơ miêu tả đẹp: như hoa hồi, hoa kim ngân, hoa ban, hoa của bản mường; họ là hương sắc, là linh hồn của núi rừng, của làng bản. Nhà thơ Mã Văn Tính đã miêu tả họ:

“Em xinh xinh, rất trẻ

Người của núi hồn nhiên Đẹp như hoa ban đỏ…”

(Em gái Mông xuống hội)

“Mắt long lanh đón Tiếng cười vang sân

Ai làm đôi má em hồng…”

(Một nét núi xuân)

Nhà thơ Mã Thế Vinh đã viết về họ với những lời thơ chan chứa niềm yêu mến, tự hào:

“Làm hoa đẹp giữ vườn Làm hương hồi xanh núi…”

(Trọn tình em)

“Những cô dâu nhóm lửa Má đỏ ửng lên phên…”

(Đêm tháng sáu)

“Cho cô Xứ Lạng đẹp mãi màu da…”

(Đẹp)

Gái đẹp như hoa kim ngân”

(Làng núi đá)

Những người phụ nữ miền núi ấy không chỉ xinh, chỉ đẹp về hình thức mà đời sống tâm hồn của họ cũng rất đẹp. Ở họ luôn phơi phới một niềm tin yêu, một sự hi vọng; ở họ luôn bừng sáng vẻ đẹp của sự hi sinh vô bờ bến đối


với gia đình, với nước non, với Đảng: “Em là con gái biên thùy/ Một lòng với quê hương xứ sở/ Với đời - người mẹ vuông tròn/ Với anh - làm người tình chung thủy/ Với nước - làm đầy tớ nhân dân/ Với Đảng - một đời em phấn đấu…” (Trọn tình em); và “Mẹ ở núi lòng cao hơn núi/ Tình dạt dào trăm suối ngàn khe/ Hồi bí mật bán củi lấy cơm nuôi chồng, đồng chí/ Đào củ mài lòng mẹ sâu hơn hố mẹ đào…” (Lòng người mẹ Việt Bắc).

Còn hình ảnh người con trai dân tộc miền núi cũng đã được phác họa qua ngòi bút của các nhà thơ dân tộc Nùng với vẻ đẹp hoang sơ, khỏe mạnh, rắn rỏi và yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương: “Con trai cao lênh khênh”; “Trai rắn khỏe như thân nghiến”; “Con trai lớn lên đi đánh giặc” (Làng núi đá).

Hình tượng người anh hùng dân tộc Hoàng Văn Thụ với vẻ đẹp toàn diện cả về hình thức lẫn tâm hồn, lẫn ý chí và phẩm chất cách mạng đã được nhà thơ Mã Thế Vinh thể hiện rất sinh động, cảm động trong Trường ca “Lắm tàng chài pây” (Con đường anh đi); Và hình tượng người cách mạnglão thành Hoàng Văn Kiểu trên quê hương xứ Lạng đã được nhà thơ Hoàng Choóng say sưa miêu tả, ngợi ca trong bài thơ “Người cằm pây mừa Hội Hoan” (Gửi lời về quê Hội Hoan)… đây là những hình ảnh đẹp đẽ, rất đáng tự hào về con người DTTS vùng núi cao, vùng biên cương của Tổ Quốc đã được các nhà thơ dân tộc Nùng thể hiện trong những sáng tác của mình.

Có thể thấy,các nhà thơ dân tộc Nùng đã phác họa khá rò nét chân dung về con người miền núi - ở đây là những người Nùng, người Tày - một cách chân thực, sinh động. Đó là những chàng trai, cô gái miền núi khỏe mạnh, đầy sức sống, họ đẹp như những bông hoa rừng ngát hương khoe sắc trên những triền núi cao thơ mộng và hùng vĩ. Đó là những cô gái khỏe mạnh, chăm chỉ, khéo léo, tài hoa; đó là những người vợ tảo tần suốt đời hi sinh vì chồng, vì con; đó là những bà mẹ giành trọn cuộc đời nuôi con, nuôi cháu, nuôi cách mạng; và đó cũng là những chàng trai miền núi khỏe mạnh vững chắc như cây


lim, cây nghiến của núi rừng, họ là những chàng trai yêu quê hương và đã sẵn sàng hi sinh vì quê hương miền núi nói riêng, vì Tổ quốc Việt Nam nói chung.

Về hình ảnh quê hương miền núi:

Các nhà thơ dân tộc Nùng đã tỏ ra rất hào hừng khi viết về quê hương miền núi với cảnh sắc thiên nhiên vùng cao tươi đẹp vừa hùng vĩ, vừa dữ dội nhưng cũng đầy lãng mạn, thơ mộng, cũng như rất đắm say khi viết về cảnh đẹp của bản làng miền núi với những phong tục tập quán, với lối ứng xử đầy tình nghĩa giữa con người với con người ở nơi đây. Hình ảnh những rừng hồi thơm ngát, với những bông hoa hồi tám cánh thơm, cay, ngọt, nông nàn; những rừng đào, rừng lê nở hồng, nở trắng trên triền núi; hình ảnh những cánh rừng xanh thẳm, những đồng lúa, những nương ngô, dây đàn tính, chăn thổ cẩm, bậc cầu thang, dốc về bản, những dòng sông, những con suối, những cọn nước quay nhẫn nại đêm ngày; những mái nhà sàn, những bản làng chìm trong khói lam chiều; những tấm áo chàm; những ngày hội xuân vang vọng tiếng sli, tiếng hát soong hao… Hầu như không một nhà thơ Nùng nào lại không cất tiếng ngợi ca về quê hương xứ xở của mình trong niềm tự hào khi nói về những hình ảnh thân thương, gần gũi đó. Ví dụ như những bài thơ, câu thơ sau: “Trời chiều/ Chưa thấy hoàng hôn/ Tiếng chim/ Tiếng ve/ Tiếng vang của núi/ Làm mê mẩn người…Nắng vàng/ Nhuộm thắm chân đồi…Áo màu/ Bạc nắng mưa…”(Chưa tới hoàng hôn); “Xuân về bồng bềnh nắng/ Bồng bềnh hoa đào thắm bên đường/ Tiếng chim gọi bầy nghe cũng khác/ Líu lo - líu lo - hót vang mường” (Quê núi); “Bồng bềnh trong hơi sương/ Dịu dịu toả bầu trời mới lạ/ Phố núi trong bồng bềnh sắc áo…”(Xuân về); “Tháng giêng lên chơi núi/ Lạc vào hội áo chàm/ Tiếng hát nì à/ Tiếng hát nì a ...Vọng vang ngân vách đá/ Câu hát xưa ông bà/ Bừng bừng khao khát/ Lung lay trái tim...” (Xuân xứ lạ); “Ai sinh ra mùa tung còn/ Để cho đôi lứa hút hồn vào nhau/ Trai vùng cao/ Gái vùng sâu/ Sân còn vào hội xa đâu cũng về…Quả còn như có bùa mê/ Niềm vui muốn


được sẻ chia nhiều người/ Còn bay cao vút lên trời/ Mắt long lanh đón” (Một nét xuân núi).

Trong xu thế phát triển, hòa nhập, thì nên hiện đại hóa về cả nội dung và hình thức thơ là điều tất yếu. Bên cạnh các yếu tố hiện đại, tính bản sắc văn hóa dân tộc vẫn luôn là yếu tố làm nên vẻ đẹp nội sinh của thơ. Để thơ có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, các tác giả dân tộc ít người luôn có ý thức trau dồi, chăm chút cho thơ của mình mang vẻ đẹp riêng. Đã có những nhà thơ Nùng tạo được ấn tượng trong đời sống thơ ca DTTS, họ đã có những đóng góp đáng kể đối với sự nghiệp văn học các DTTS Việt Nam. Tác phẩm của các nhà thơ Nùng vừa khẳng định sự hòa nhập, vừa khẳng định tính riêng - tính bản sắc - trong tiến trình phát triển của văn chương Việt Nam thời kỳ hiện đại.

1.3 Bản sắc văn hòa Nùng trong thơ mã Thế Vinh.

Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm văn học ngôn ngữ là chìa khoá, là yếu tố đầu tiên để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Mỗi một dân tộc có điều kiện sống khác nhau, có nền văn hóa khác nhau, nên mỗi nhà văn, nhà thơ lại sử dụng chất liệu ngôn từ khác nhau để sáng tác. Bởi vậy, các tác phẩm văn học đều mang màu sắc riêng của dân tộc mình. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, những thành tựu đạt được của văn xuôi sáng tác bằng tiếng DTTS ở nước ta còn khá khiêm tốn, nhưng thơ ca lại có nhiều thành tựu hơn. Một số tác giả vẫn sáng tác bằng cả chữ viết của dân tộc và chữ dân tộc được latinh hoá. Các nhà thơ có nhiều sáng tác viết bằng tiếng dân tộc có thể kể đến như: Hoàng Đức Hậu; Nông Quốc Chấn; Bàn Tài Đoàn; Nông Minh Châu; Nông Viết Toại; Mã Thế Vinh; Lò Văn Mười; Cầm Biêu; Hoàng Nó; Vương Trung; Triệu Văn Kim; Inrasara; Dương Thuấn, Y Phương… Đội ngũ những người sáng tác bằng tiếng DTTS ở nước ta hiện nay tuy không nhiều nhưng có một số thành tựu đáng ghi nhận. Các tác phẩm thơ ca của họ vẫn là món ăn tinh thần bổ ích của đồng bào các dân tộc vùng cao, nhất là các dân tộc có chữ viết riêng của mình.


Để góp tiếng nói của mình vào đời sống văn học nghệ thuật các DTTS, nhiều tác giả đã chú trọng tới việc khám phá, bảo lưu văn hóa gốc của dân tộc mình thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết và thể hiện những nét đặc trưng của bản sắc dân tộc trong nội dung phản ánh cũng như trong nghệ thuật thể hiện. Vì thế, tác phẩm của họ khá đa dạng, phong phú và tạo được nhiều dấu ấn đậm nét. Chủ đề trong sáng tác của các nhà thơ người DTTS hầu hết đều tập trung viết về vẻ đẹp của cuộc sống con người, của thiên nhiên núi rừng với những dòng sông, con suối, với những phong tục tập quán của quê hương. Từ những điểm chung đó, mỗi tác giả lại tìm ra một cách thể hiện riêng trong các phương thức sáng tạo của riêng mình.

Tác giả Mã Thế Vinh là người dân tộc Nùng của vùng cao biên viễn Lạng Sơn, ông đến với sự nghiệp thơ ca một cách tự nhiên, hồn nhiên và ông làm thơ để thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thực của chính mình. Hay nói một cách khác: Ông làm thơ cho mình và cho đồng bào của mình đọc, nghe và để hát nữa. Vì thế, bài thơ đầu tiên ông viết và hầu hết trong các tập thơ sau này của ông đều được sáng tác bằng tiếng Nùng (sau dịch ra tiếng Kinh). Ông là người có “duyên nợ” với sự nghiệp văn chương, nên sau bao ngày tháng hoạt động trong môi trường văn hóa, văn nghệ - ông vẫn đam mê sáng tác và “trời” đã không phụ lòng đam mê đó - ông đã trở thành một nhà thơ Nùng hiếm hoi trong đội ngũ nhà thơ DTTS Việt Nam thời kì hiện đại. Ông đã ghi dấu ấn trong đời sống thơ ca DTTS bằng các tác phẩm thơ đậm chất Nùng - từ ngôn ngữ thơ đến nội dung thơ và các phương thức nghệ thuật trong quá trình sáng tác thơ. Việc sáng tác thơ bằng tiếng Nùng là trách nhiệm tự thân của ông với mục đích để lưu giữ ngôn ngữ, tiếng nói và bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống tinh thần của cộng đồng Nùng. Bởi theo ông, chỉ có sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ mới thể hiện hết được những tình cảm, cảm xúc chân thật, mộc mạc nhưng cũng đầy sự tinh tế trong tâm hồn người miền núi. Còn nếu chỉ sáng tác

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022