dân tộc là những nét riêng biệt độc đáo của một nền văn hóa, văn học, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa, văn minh của dân tộc được vun đắp nên qua lịch sử, tạo thành phong cách dân tộc”. [35, tr.33]
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hoá Nông Quốc Chấn đã có những phát hiện khá cụ thể về khái niệm này như: “Bản sắc văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều nét đặc trưng. Có những nét chung trong văn hoá người Việt (còn gọi là người Kinh). Có những nét riêng trong văn hoá các DTTS. Những nét ấy biểu hiện trong cách lao động, cách sống, cách kiến trúc, nhà cửa, cách ứng xử giữa người với người… những nét riêng ấy không mâu thuẫn với nét chung; Nó đang có sự hài hoà” [6,tr.52]
Như vậy có thể hiểu: Bản sắc dân tộc là những nét riêng biệt, độc đáo của một nền văn hóa, văn học, nó bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa, văn mạch của dân tộc được vun đắp nên qua lịch sử, tạo thành phong cách dân tộc.
Các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học (Hoàng Trinh, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đình Sử, Phùng Quý Nhâm, Đinh Quang Tồn, Dương Duy Ngữ, Nguyễn Duy Bắc…) đều có những ý kiến thống nhất khi bàn về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học. Theo các nhà nghiên cứu trên thì bản sắc dân tộc trong văn học được thể hiện ở: Đề tài, chủ đề vàcác phương thức biểu hiện của tác phẩm. Ngoài ra, tác giả Phùng Quý Nhâm còn bổ sung thêm đó là: Tính cách, tâm hồn dân tộc.Tóm lại, có thể thấy rò, bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học được thể hiện ở những phương diện cơ bản sau (chúng tôi xin phép được trình bầy lại những ý kiến của những người đi trước về vấn đề cụ thể này):
Đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học: Đề tài là chỉ các loại hiện tượng đời sống, được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Còn chủ đề là vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra nội dung cụ thể của tác phẩm
văn học. Như vây, đề tài, chủ đề tác phẩm văn học là những yếu tố quan trọng đối với nội dung của các tác phẩm văn học.
Đời sống sinh hoạt và con người là những yếu tố cơ bản của đề tài. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn học. Cho nên có thể nói có bao nhiêu hiện tượng đời sống dân tộc thì có bấy nhiêu đề tài phản ánh về cuộc sống, con người, thiên nhiên, văn hóa… của dân tộc. Thông qua những hiện tượng được phản ánh trong tác phẩm người ta có thể nhận biết được nét riêng của mỗi dân tộc.
Bên cạnh đề tài thì bản sắc dân tộc còn được thể hiện qua chủ đề của tác phẩm. Chủ đề và tư tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm. Nhà văn thông qua chủ đề tư tưởng để phản ánh lí tưởng thầm mĩ, tinh thần, ý chí, khát vọng... của dân tộc mình. Đến với những tác phẩm như Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)...ta sẽ nhận thấy được những yếu tố mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Đó chính là tinh thần yêu nước nồng nàn, là ý chí đấu tranh quật cường, khẳng định chủ quyền cho độc lập dân tộc của Việt Nam. Còn khi đến với những tác phẩm như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Thơ của Hồ Xuân Hương ... người đọc sẽ nhận thấy những giá trị nhân đạo sâu sắc toát lên từ chủ đề tác phẩm. Đó là tiếng nói trân trọng giá trị con người, bênh vực và cảm thông cho những bất hạnh mà họ gặp phải... Có thể nói, thông qua tác phẩm văn chương, nhà văn đã phản ánh được truyền thống dân tộc, tâm hồn và cốt cách dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 1
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 2
- Vài Nét Về Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Nùng
- Bản Sắc Dân Tộc Trong Sáng Tác Của Các Nhà Thơ Nùng Thời Kỳ Hiện Đại.
- Bài Thơ Hiến Pháp Ban Hành Như Mùa Xuân , (In Trong Tuyển Tập Thơ 1945- 1960) Giải Thưởng Của Hội Đồng Văn Học Dân Tộc Và Giải Thưởng Hoàng Văn Thụ.
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Tính cách dân tộc và tâm hồn dân tộc còn được biểu hiện qua hoàn cảnh lịch sử và tính cách điển hình của nhân vật. Khi nói đến bản sắc dân tộc là nói đến con người, đến cộng đồng dân tộc. Nhân vật trong văn học có tính điển hình trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể là sự kết tinh cao độ của bản sắc dân tộc.
- Bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó chính là việc giữ gìn, sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác. Ngôn
ngữ là một bộ phận của văn hóa, nó có giá trị biểu trưng cho dân tộc, nó kết tinh những quan niệm đã hình thành trong lịch sử phát triển của dân tộc. Cho nên vấn đề ở đây không phải là tìm hiểu ngữ nghĩa của câu chữ mà thâm nhập vào cả một nền văn hóa. Khi đọc tác phẩm văn học Việt Nam cần phải có một vốn tri thức về thành ngữ, tục ngữ, những cách ví von dân gian…của ông cha ta vun đắp hình thành từ ngàn xưa. Sự kế thừa ngôn ngữ dân tộc (ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ trong văn thơ truyền thống) đã giúp các nhà thơ có điều kiện sử dụng nhuần nhuyễn và sâu sắc vốn ngôn ngữ của dân tộc mình. Các từ, nhóm từ, tục ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói hàng ngày đã mang tính ước lệ tượng trưng cao đều được các nhà thơ dân tộc vận dụng trong sáng tạo nghệ thuật.
Bản sắc dân tộc thể hiện ở sự vân dụng hệ thống kết cấu và thể loại truyền thống. Mỗi dân tộc có một truyền thồng văn hóa riêng của mình. Đó là kho báu kết tinh những giá trị cao đẹp của một hệ thống thi pháp mà các thế hệ trước để lại. Một nhà văn chân chính luôn biết kết thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Thể loại là một yếu tố góp phần thể hiện rất rò bản sắc dân tộc: Puskin đã vận dụng những thể thơ ca truyền thống của dân tộc mình một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo nên đã được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”. Trong thơ của ông mang âm hưởng của những làn điệu dân gian Nga, vì thế nó đã diễn đạt được sinh động tâm hồn Nga. Dân tộc Việt Nam coi thể thơ lục bát là thể thơ đặc trưng của dân tộc chính vì thế từ khi ra đời đến nay nó vẫn được vận dụng như một phương thức thể hiện hiệu quả nét bản sắc dân tộc Việt. So với thơ thì lịch sử phát triển của văn xuôi còn rất trẻ, văn xuôi nghệ thuật DTTS còn trẻ hơn nữa. Trong văn xuôi, thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết chiếm đại đa số. Hình thức thể loại này bắt nguồn từ hình thức của truyện cổ dân gian của người Việt và của cộng đồng DTTS. Cho tới nay, truyện ngắn và tiểu thuyết vẫn được
sử dụng như những thể loại chính thống trong tác phẩm tự sự của dân tộc Việt nói chung, của các DTTS nói riêng. Ví dụ như:
Trong truyện cổ tích ta thường thấy xuất hiện lối kết thúc có hậu. Bởi nó đã phản ánh được khát vọng bao đời của con người Việt Nam là “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả, ác báo”. Kiểu kết cấu này đã được kế thừa một cách sáng tạo trong sáng tác văn học từ dân gian đến hiện đại.
Như vậy, muốn thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc trong văn chương thì trong lao động sáng tạo nghệ thuật - mỗi nhà văn phải thể hiện được tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của dân tộc mình; và thể hiện một cách sáng tạo những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Có thể nói, mỗi một nhà văn (dù là người dân tộc nào), dù viết về đề tài nào, cũng phải thể hiện được bản lĩnh dân tộc và cá tính sáng tạo của cá nhân mình. Nếu thiếu đi những điều này, các nhà văn sẽ dễ dàng để mất đi bản sắc dân tộc trong sáng tác của mình.
*Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca dân tộc thiểu số
Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca DTTS vừa có sự thống nhất với bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam nói chung, nhưng lại mang những nét riêng, độc đáo. Thơ ca DTTS là do các nhà thơ DTTS sáng tạo ra. Bản sắc dân tộc trong thơ DTTS là bản sắc dân tộc – dân tộc của chính nhà thơ dân tộc sáng tác ra. Bản sắc dân tộc trong thơ DTTS là những nét riêng biệt độc đáo trong truyền thống lâu đời của các DTTS được kết tinh, biểu hiện trong thơ. Chính vì vậy, các nhà thơ DTTS luôn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đây là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Các tác giả trong cuốn “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại” đã chỉ ra khá rò và cụ thể về vấn đề này như sau:
Trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc là một trong những phương cách tốt nhất để làm lên bản sắc dân tộc trong thơ. Với các nhà thơ DTTS thì điều đó
trước hết là trở về với ngôn ngữ dân tộc (tiếng mẹ đẻ) để sáng tác. Quá trình kế thừa và sử dụng vốn quý này sẽ góp phần tô đậm bản sắc dân tộc cho thơ, bởi ngôn ngữ là một biểu hiện quan trọng nhất của đặc tính dân tộc. Những sáng tác đầu tiên của các nhà thơ miền núi hiện đại thường được viết bằng tiếng dân tộcvà hầu như không người làm thơ DTTS nào lại không từng dùng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để sáng tác. Quá trình này đòi hỏi người viết phải có sự sáng tạo rất nhiều dựa trên khả năng tiềm tàng của thứ ngôn ngữ bản địa. Như chúng ta đã biết, những sáng tác thơ ca của các nhà thơ DTTS đến được với đông đảo bạn đọc phải thông qua việc dịch ra tiếng mẹ đẻ. Thật khó có thể chuyển tải được hết những cảm nghĩ tinh tế, kín đáo, những ẩn ý chỉ có thể diễn đạt được bằng tiếng dân tộc với các tập quán, cùng các phương cách phô diễn và lĩnh hội đặc thù của người DTTS. Nhưng cũng phải nói, nhiều bài thơ được dịch sang tiếng Việt về căn bản vẫn đảm bảo được tứ thơ, hệ thống hình ảnh, cách cấu tạo và những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng. Đó là kết quả của việc lao động sáng tạo để tạo ra thể “song ngữ”. Đã có rất nhiều các tác giả thành công trong việc sử dụng hình thức thơ song ngữ mà chúng ta có thể kể đến như các bài thơ: Việt Bắc chuyển mình, Hiến pháp ban hành như mùa xuân, đẹp… của nhà thơ Mã Thế Vinh; Dọn về làng, Bộ đội ông cụ, Bài thơ Pắc Bó, Chiếc đàn tính và tiếng hát người nghệ sĩ mù, Đảng người mẹ quang vinh của nhà thơ Nông Quốc Chấn… và còn nhiều nhà thơ khác cũng thành công theo hướng này. Để góp phần tô đậm bản sắc dân tộc cho thơ khi dịch ra tiếng Kinh, hoặc viết bằng tiếng Kinh các nhà thơ dân tộc đã đưa nhiều từ (cụm từ) dân tộc vào trong sáng tác. Đó là những danh từ chỉ sự vật riêng chỉ có ở miền núi hoặc những từ có sắc thái đặc biệt như: Giàng (trời); Khuổi slao (suối con gái); Pò (núi); Điếp (yêu); Pí noọng (anh, em) Sli, phong slư…
Có thể thấy, nhờ việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ làm chất liệu và làm công cụ tư duy và sự sáng tạo trong trạng thái song ngữ, tác phẩm của các nhà thơ DTTS đã thể hiện được một phần bản sắc của dân tộc mình. Bởi vì một bài thơ
của người dân tộc mà không nói lên tâm hồn của dân tộc mình thì không được goi là bản sắc văn hóa dân tộc nữa.
Bản sắc dân tộc được thể hiện trong thơ ca dân tộc thiểu số qua chủ thể sáng tác. Nhà văn bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, một nền văn hoá nhất định. Cho nên bản sắc dân tộc trong văn học liên quan chặt chẽ tới chủ thể sáng tạo ra nó. Chính họ là người bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc dân tộc trong văn học, làm cho bản sắc đó không mất đi mà trường tồn mãi mãi.
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: "Có thể nói rằng bản sắc của nghệ thuật dân tộc do chính những nghệ sĩ dân tộc tạo ra" [5,tr.41]. PGS.TS Nguyễn Duy Bắc cũng đưa ra nhận định: "Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính nhà văn dân tộc sáng tạo ra... ". Với phương pháp tiếp cận bản sắc dân tộc trong thơ các DTTS Việt Nam như vậy, tác giả Nguyễn Duy Bắc đã làm rò bản sắc dân tộc thể hiện trong thơ DTTS Việt Nam hiện đại và nhấn mạnh: "Bản sắc dân tộc trong thơ dân tộc là bản sắc dân tộc - dân tộc của chính nhà thơ sáng tạo ra nó". Có lẽ, các nhà văn, nhà thơ DTTS là người nhạy cảm và thấy rò vấn đề này hơn ai hết. Nhà nghiên cứu Lâm Tiến có cái nhìn cụ thể hơn: “Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính nhà văn sáng tạo ra, nó là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ sáng tạo những truyền thống văn hóa của dân tộc trong những điều kiện lịch sử nhất định” [31]. Còn nhà thơ Inrasara (dân tộc Chăm) nói: "Không ai có thể hát thay chúng ta"…
Các nhà văn, nhà thơ là người dân tộc thiểu số là người con của dân tộc, được sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, nên họ có cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt riêng, thể hiện được rò truyền thống văn hoá của dân tộc mình và nói lên tiếng nói, tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của chính dân tộc mình. Đại đa số các nhà văn, nhà thơ DTTS đều là những người con, người em của chính dân tộc mình, họ sinh ra và lớn lên trên chính quê hương của mình, nên họ là những người vô cùng am hiểu về cuộc sống, thiên nhiên, con người, về
phong tục tập quán của dân tộc mình. Vì vậy, khi sáng tác các nhà văn, nhà thơ đã đưa vào sáng tác của mình những nét đặc trưng tiêu biểu nhất về bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Tiếng nói của họ thể hiện trong các sáng tác của mình chính là tiếng nói của dân tộc đã sinh ra họ.
Như vậy, một tác phẩm muốn có được bản sắc dân tộc, nhà văn phải gắn bó chặt chẽ với cội nguồn của nền văn hóa đó, phải hiểu sâu sắc và yêu tha thiết truyền thống văn hoá của dân tộc mình, có cảm hứng từ cội nguồn văn hóa đó, có tài năng, có sự sáng tạo và thể hiện bản sắc đó trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật.
Bản sắc dân tộc được thể hiện qua đối tượng phản ánh: Đó là đề tài, chủ đề mà nhà thơ nhận thức, khám phá từ sự tổ hợp các đặc điểm về tự nhiên về xã hội, về các phong tục tập quán của dân tộc; từ các vấn đề có sức ám ảnh trong quá trình sáng tác của nhà thơ. Trong bài “Trả lời bạn thơ Mường”, nhà thơ Nông Quốc Chấn đã viết: “Dân tộc mình nói hàng ngày như thế nào? Nơi ở ra sao? Làm ruộng làm nương bằng cách gì? Nhà cửa, quần áo, điệu hát, điệu múa, phong tục, tình hình có gì đặc biệt” [16,tr50]. Nông Quốc Chấn đã khái quát được vấn đề là: Toàn bộ đối tượng phản ánh của thơ ca DTTS đều gắn với đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Cụ thể là:
- Đối tượng phản ánh là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội: Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều sống trong những không gian thiên nhiên khác nhau mang những nét đặc trưng riêng của mình. Nếu như những con người của đồng bằng sống trên những vùng đất bằng phẳng, phì nhiêu, màu mỡ với những cánh đồng xanh ngút mắt, những dòng sông đỏ nặng phù sa... thì trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ DTTS - không gian thiên nhiên hiện ra đó là những con suối, những dòng sông vốn hiền hòa, thơ mộng nhưng cũng thật dữ dội, đầy hiểm nguy khi mùa nước lũ… Môi trường thiên nhiên ở đây là những dãy núi sừng sững, là sự ngút ngàn của rừng cây, là những ruộng bậc thang, những ngôi nhà sàn, là những chiếc cọn nước kẽo kẹt đưa nước suối lên ruộng…
- Đối tượng phản ánh là những sinh hoạt văn hóa của dân tộc: Chính nếp sống sinh hoạt là cơ sở tạo nên bản sắc dân tộc. Người DTTS sống hòa hợp với núi rừng, với thiên nhiên, họ sống hòa hợp với nhau - đó là cái gốc của tinh thần nhân ái, đoàn kết, quý trọng con người… Bên cạnh đó, những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc cũng ăn sâu vào tâm thức các nhà thơ DTTS. Những lễ hội, những phong tục tập quán là những kết tinh của truyền thống văn hóa dân tộc luôn được phản ánh trong những sáng tác của các nhà thơ DTTS. Nét đẹp trong các hoạt động văn hóa như những trò chơi dân gian; những hình thức diễn xướng như: Tung còn, ném yến, đánh đu, hát then, hát sli, hát lượn… đã phản ánh được đời sống tinh thần phong phú của đồng bào DTTS Việt Nam trong tác phẩm của các nhà thơ DTTS.
- Đối tượng phản ánh còn là đời sống tâm hồn, tính cách của con người dân tộc: Đặc điểm nổi bật nhất của người dân tộc miền núi là họ sốngvới nhau rất mộc mạc, chân thành, có cái gì đó “rất nguyên sơ” nhưng cũng rất văn hóa, văn minh. Họ hiền lành, tốt bụng, cả tin, lãng mạn, phòng khoáng… nhưng cũng rất quyết liệt, rắn rỏi, bản lĩnh. Trong các tác phẩm thơ của: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Mã Thế Vinh, Mã A Lềnh, Pờ Sảo Mìn, Lò Ngân Sủn, Y Phương, Insara, Bùi Tuyết Mai… những đặc điểm đó trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người miền núi đã luôn được phản ánh một cách rò nét và sinh động.
Có thể nói, bản sắc dân tộc thể hiện trong thơ ca các DTTS được kết tinh ở đối tượng phản ánh, ở thế giới hình tượng mang đậm màu sắc dân tộc được nhà thơ sáng tạo ra. Thế giới đó được thể hiện thông qua sự cảm nhận, thông qua những quan niệm của các nhà văn về cuộc sống, con người miền núi và cách phản ánh mang đậm nét cá tính sáng tạo của tứng nhà văn.
Bên cạnh đó, bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Hình thức nghệ thuật ấy là ngôn ngữ, là kết cấu, là cốt truyện và hệ thống thể loại.Người nghệ sĩ bao giờ cũng muốn chuyển tải hết