điệu hồn của dân tộc mình vào tác phẩm văn chương. Một trong những phương thức giúp chuyển tải tốt nhất chính là ngôn ngữ. Vì thế đã có những nhà văn, nhà thơ dùng tiếng mẹ đẻ để sáng tạo thơ văn. Dường như chỉ có thứ tiếng ấy mới diễn tả được đúng và đủ những tư tưởng, tình cảm, những khát vọng, ước ao... của đồng bào dân tộc mình. Hơn nữa, họ còn đưa vào sáng tác của mình cách diễn đạt, cách nói quen thuộc của người DTTS. Hệ thống thành ngữ, tục ngữ giàu sắc thái dân gian, dân tộc cũng được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật mang lại hiệu quả cao trong việc thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm văn chương.
Các tác giả: Bàn Tài Đoàn, Vương Anh, Vương Trung, Dương Thuấn, Y Phương, Inrasara…là những nhà thơ DTTS hay sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các sáng tác của mình.Vì thế,các nhà thơ đã thể hiện được đặc điểm vềtâm lý, con người cùng truyền thống văn hoá của dân tộc mình vào trong các sáng táccụ thể. Như vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm không chỉ đơn thuần là công cụ nữa mà nó trở thành một nét bản sắc của văn hoá dân tộc. Mỗi từ ngữ được nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình trở thành kết tinh của truyền thống văn hoá dân tộc. Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ để sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ DTTS sáng tác bằng tiếng Kinh ngày càng nhiều, nhưng họ vẫn thểhiện chân thực, sinh động tư tưởng, tình cảm dân tộc bằng cách kế thừa, sáng tạo những tinh hoa trong vốn văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, việc sử dụng tiếng Kinh để sáng tác vẫn không làm mất đi bản sắc dân tộc, bởi cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ vẫn mang đậm màu sắc của DTTS.
Bản sắc dân tộc còn biểu hiện ở sự vận dụng các hình thức thể loại thơ ca truyền thống. Thơ ca DTTS có sự thấm nhuần sâu đậm củavăn hoá và văn học dân gian, bởi thơ ca dân tộc thiểu số được phát triểnthẳng từ thơ ca dân gian lên thơ ca hiện đại - nên có sự ảnh hưởng hết sức sâu đậm củavăn hoá và văn học dân gian. Mỗi dân tộc có những làn điệu dân ca, điệu thơ riêng như: Người Tày - Nùng có những điệu sli, lượn, phong slư, soong hao,...người Dao
có những làn điệu Páo dung, sơn ca, Pút tồng,...thơ ca hiện đại đã kế thừa và phát huy một cách sáng tạo những thể loại thơ ca truyền thống đó.
Như vậy, muốn thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc trong văn chương thì trong lao động sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn phải thể hiện được tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn và biết kế thừa một cách sáng tạo những tinh hoa của văn hóa, văn học truyền thống dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể, vàđồng thời phải thể hiện được bản lĩnh và cá tính sáng tạo của chính mình. Nếu thiếu đi những điều này, các nhà văn dân tộc sẽ “dễ dàng để mất đi bản sắc dân tộc trong sáng tác” của mình. Trong cuốn Tuyển tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỉ XX, nhà lý luận phê bình Lâm Tiến cũng đã đề cao vai trò, trách nhiệm của người cầm bút trong việc thể hiện bản sắc dân tộc vào sáng tác văn chương. Ông cho rằng: “Việc thể hiện bản sắc dân tộc trong văn học là sự phấn đấu tự giác của nhà văn. Nó đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao và sự tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi của mỗi nhà văn dân tộc. Nó không chỉ đòi hỏi người viết có tâm huyết, có tình cảm sâu nặng với dân tộc mình, có vốn sống phong phú, có một chiều sâu tư tưởng cần thiết, mà còn phải thực sự có tài năng” [29,tr.20]. Đó thực sự là một ý kiến, một nhận định vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn của một nhà nghiên cứu văn học DTTS tiêu biểu đã giành trọn cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp văn học DTTS Việt Nam.
1.1.2 Vài nét về bản sắc văn hóa dân tộc Nùng
Dân tộc Nùng là dân tộc thiểu số trong tổng số 54 dân tộc anhem trên lãnh thổ Việt Nam, dân số người Nùng đứng thứ sáu, sau dân số các dân tộc: Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơme. Với số dân là: 865412 người, người Nùng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, sau đó đến các tỉnh:Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và rải rác ở một số tỉnh ở miền núi khác. Ngoài lãnh thổ ở Việt Nam, người Nùng còn cư trú khá đông ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông - Trung Quốc. Tại vùng Việt Bắc - cũng như người
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 1
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 2
- Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 3
- Bản Sắc Dân Tộc Trong Sáng Tác Của Các Nhà Thơ Nùng Thời Kỳ Hiện Đại.
- Bài Thơ Hiến Pháp Ban Hành Như Mùa Xuân , (In Trong Tuyển Tập Thơ 1945- 1960) Giải Thưởng Của Hội Đồng Văn Học Dân Tộc Và Giải Thưởng Hoàng Văn Thụ.
- Báo Slao Sli Tò Toóp (Trai Gái Sli Đối Đáp) - Sưu Tầm Và Dịch Thơ (Song Ngữ) - Nxb Lao Động - 2011, Giải Ba - Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam.
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Tày, người Nùng chiếm tỉ lệ khá cao so với các dân tộc thiểu số khác (Ví dụ ở Lạng Sơn là: 43,86%, Cao Bằng là: 32,85%...)
Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam nói chung là những người di cư từ Quảng Tây – Trung Quốc sang, họ cư trú ở vùng đất có nhiều rừng núi, quanh các thung lũng lòng chảo và dọc theo các triền sông. Vài chục năm gần đây, người Nùng đã có số lượng không nhỏ định cư tại các thành phố, thị trấn, thị xã bên cạnh các dân tộc khác như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông…
Dân tộc Nùng còn có các tên gọi khác theo địa phương và được định danh theo hai loại: Tên gọi theo đặc điểm trang phục có: Nùng Khèn Lài (nhóm người Nùng có ống tay áo đáp vải khác nhau), Nùng Hù Lài (nhóm người Nùng đội khăn chàm có những đốm trắng), Nùng Shử Tỉn (nhóm người Nùng mặc áo ngắn chỉ chấm mông)… Hoặc tên gọi theo địa danh cư trú khởi nguồn trước khi di cư tới Việt nam: Nùng An, Nùng Inh, Nùng Phản Shình, Nùng Cháo, Nùng Quý Rịn, Nùng Lòi, Nùng Din, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Viển, Nùng Chỉ…
Đồng bào Nùng thường sống thành từng bản trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả. Người Nùng có văn hóa ẩm thực khá độc đáo ví dụ như: Có món "Khau nhục"; món “trám đen nhồi thịt”; có tục mời nhau uống rượu kiểu chéo chén (tục này có từ lâu đời),… nay đã thành tập quán của đồng bào trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà ở của người Nùng có hai loại chính, đó là: Nhà sàn và nhà đất.Ngoài ra còn có nhà sàn nửa đất (nhưng không phổ biến bằng hai loại nhà trên).
Trang phục của người Nùng thường được cắt may rộng hơn, ngắn hơn so với người Tày và thường là màu chàm tím.
Cũng như người Tày, người Nùng gắn cuộc sống của mình với cây lúa nước và đời sống nương rẫy. Phương thức sản xuất của người Nùng chủ yếu vẫn theo lối cổ truyền, để nâng cao năng suất người Nùng đã sử dụng hình thức xen canh gối vụ, phục vụ cho từng diện tích canh tác và các loại cây trồng.
Trong đời sống từ xa xưa của người Nùng các nghề thủ công khá phát triển và đạt trình độ khá cao. Sự phát triển này đã ảnh hưởng tích cực đền việc hình thành các nét bản sắc văn hóa đặc trưng của người Nùng (dệt vải, đan lát, may vá…)
Bản sắc văn hoá dân tộc Nùng trước hết được thể hiện ở ngôn ngữ, chữ viết. Nhìn về ngọn nguồn lịch sử, cũng như người Tày, người Nùng cũng được coi là cư dân bản địa ở Việt Nam vốn đã được hình thành từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn đã xác định được rằng, người Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Và có nhiều nhánh khác nhau. Người Nùng ở Lạng Sơn (quê hương của nhà thơ Mã Thế Vinh) chủ yếu là người Nùng An, Nùng Ing, Nùng Cháo, Nùng Phàn Sình. Chính sự khác nhau về địa bàn cư trú này đã tạo nên những phương ngữ và làm nên sắc thái riêng giữa tiếng nói của đồng bào dân tộc Nùng ở Lạng Sơn với tiếng nói của đồng bào dân tộc Nùng ở Hà Giang, Quảng Ninh, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai. Đến thăm làng bản của bà con dân tộc Nùng ở Lạng Sơn, người ta có thể cảm nhận được sự đổi thay mang dấu ấn hiện đại hoá, công nghiệp hoá trong lao động, sản xuất. Song, bên cạnh sự đổi thay ấy, người ta vẫn tìm thấy được nét văn hóa riêng của dân tộc Nùng từ hình thức cư trú tập trung đến trang phục, kiến trúc nhà ở (nhà sàn hoặc nhà đất). Đặc biệt hơn nữa là bà con ở đây vẫn dùng ngôn ngữ địa phương để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
Vào thế kỷ thứ 17 - 18, trong quá trình giao lưu văn hoá với các dân tộc Hán, người Nùng cũng đã có chữ Nôm - Nùng. Đến giai đoạn những năm 1960, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã xây dựng bộ chữ Tày - Nùng theo lối viết của chữ Quốc ngữ với 31 chữ cái chính và 3 chữ cái phụ. Tuy không được phổ cập, truyền bá rộng rãi như tiếng Việt, nhưng ngôn ngữ Nùng vẫn tồn tại trong giao tiếp, trong sinh hoạt, giao lưu văn hoá của bà con. Và chính sự trong sáng, dễ hiểu của ngôn ngữ Nùng đã góp phần hình thành nên lối tư duy trong sáng, giản dị của đồng bào dân tộc Nùng, trở thành nguồn sáng tạo nghệ thuật
trong thi ca. Minh chứng cho điều đó là những làn điệu sli, lượn, những bài hát cỏ lảu… độc đáo, thắm đượm tình thân với hình thức diễn xướng tập thể, làm nên nét riêng của dân tộc Nùng. Đó là tiếng hát trữ tình thể hiện mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mặc dù hình thức hát sli trên các nẻo đường, phiên chợ đến nay đã bị mai một, nhưng cho đến nay, trong những dịp hội hè, ngày tết, trong các đám cưới ở các bản làng, du khách vẫn có thể được nghe các chàng trai, cô gái dân tộc Nùng trao gửi tâm tình qua những câu sli đằm thắm, ngọt ngào. Qua những câu sli ấy mà nhiều đôi nam nữ đã nảy nở tình cảm, nên duyên vợ chồng.
Bản sắc văn hóa dân tộc Nùng còn được thể hiện ở các phong tục tập quán phong phú của người Nùng, đó là: Các phong tục tập quán trong ngày lễ tết, trong đám cưới, đám ma, tục thờ tổ tiên... mang đậm sắc thái Nùng.
Nói đến nét văn hoá trong phong tục tập quán dân tộc Nùng, không thể không nhắc đến những lễ hội dân gian. Hiện nay, lễ hội dân gian của đồng bào Nùng ở vùng Việt Bắc nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng vẫn được tổ chức thường xuyên, phong phú, nhất là vào dịp đầu xuân.
Lễ hội dân gian của người Nùng khá phong phú. Ngoài lễ hội“Lồng tổng” (có sự ảnh hưởng của dân tộc Tày) là hội mở đầu vụ gieo trồng trong năm. Đó cũng là ngày Hội Xuân - thời điểm có sự giao hòa âm dương giữa trời và đất, người Nùng làm lễ hội để cầu mong cho mùa màng, cho muôn vật sinh sôi nảy nở, cầu cho toàn thể dân bản bước vào năm mới bình an, no đủ. Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội khác mang đậm bản sắc Nùng như: Lễ hội “Nàng Hai Tả Cạo” (xã Chí Minh, huyện Tràng Định) lễ hội diễn ra vào ngày 18/3 âm lịch để tiễn đưa Nàng Trăng về trời; lễ hội “Bủng kham” (xã Nà Phái, Đại Đồng huyện Tràng Định); lễ hội “Đình Pác Moòng” (xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn); lễ hội “Trò Ngô” (xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng); lễ hội “Ná Nhèm” (Trấn Yên, Bắc Sơn); lễ hội “Phài Lừa” (Hồng Phong, Bình Gia); lễ hội “Đầu pháo Kỳ Lừa” (thành phố Lạng Sơn)…
Trong quá trình tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống của người Nùng, chúng ta có thể nhận thấy một điểm nổi bật là: Bà con đều sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để giao tiếp với nhau; hoặc để cầu khấn cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc... Cùng với các trò chơi dân gian của cộng đồng Nùng như: Múa sư tử, ném còn, múa vò, hát sli...Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp cho đến tận ngày nay đã làm nên nét văn hoá riêng trong đời sống sinh hoạt, trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Nùng.
Hôn nhân trong xã hội Nùng: Người Nùng có quy định rất chặt chẽ trong hôn nhân gia đình, ví dụ: Cấm lấy người trong dòng tộc với nhau, trừ những người họ xa khác chi (tuy nhiên những trường hợp họ xa lấy nhau cũng rất hiếm). Có thể nói, lễ cưới là một nghi lễ quan trọng của đời người, là một trong những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, in đậm dấu ấn tín ngưỡng của từng dân tộc. Đám cưới của người Nùng xưa thường diễn ra với nhiều nghi lễ phức tạp mang màu sắc văn hóa đặc trưng trong đó nổi bật là tục hát đối đáp (hát sli) trong ngày cưới và hát cỏ lảu (mời rượu). Hôn nhân của người Nùng cũng tuân theo các bước nghi lễ: Dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu. Tất cả đều diễn ra rất trang trọng, tươi vui, mang đầy màu sắc dân gian, dân tộc miền núi.
Bên cạnh những nghi lễ phong phú, phức tạp trong việc tổ chức cưới xin, trong đám ma người Nùng cũng có những tập tục rất riêng, không giống với các dân tộc khác. Người Nùng quan niệm rằng: Bên cạnh thế giới của người còn sống thì còn có thế giới của người chết. Đó là một quan niệm đã tồn tại lâu nay trong tâm thức của người Nùng. Vì thế họ tin rằng những người chết đã sang thế giới bên kia cũng có mọi nhu cầu sinh hoạt như người còn sống, nên trước khi cử hành chôn cất người Nùng tiến hành các nghi lễ rất phức tạp nhằm chuẩn bị cho người chết có một “cuộc sống thứ 2” bên kia thế giới được đầy đủ và sung sướng.
Một điều cần nhấn mạnh là: Dân tộc Nùng có một kho tàng văn hóa, văn học dân gian rất phong phú và đặc sắc. Đó là kho tang các truyện thần thoại, cổ tích, những câu thành ngữ, tục ngữ, những truyện thơ, những làn điệu dân ca tha thiết, ngọt ngào như các điệu: sli, then và hát soong hao… trong đó nổi bật hơn là làn điệu sli.
Sli là một làn điệu đặc trưng của dân tộc Nùng. Có thể kể đến một số kiểu loại chính như: Người Nùng Cháo có sli slình làng, nguời Nùng Giang có sli giang, người Nùng Phàn slình có sli bốc, sli phàn slình… Thực chất Sli (vả Sli) là một hình thức hát thơ (kiểu như Phong Slư của dân tộc Tày nhưng cơ bản khác nhau về mặt tính chất). Sli của đồng bào Nùng được coi là một thể loại trữ tình dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà mới... và chủ yều là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ.
Trước đây, đã là người Nùng, hầu hết ai cũng biết hát Sli, yêu thích Sli bởi ngoài việc hát ví, đối đều thể hiện được sự tài hoa, thông minh của người hát, lời hát sli còn được coi như tiếng hát giao duyên. Hát Sli thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người với những lời Sli đầy đủ tính ví von, bóng bẩy, tinh tế vừa xa xôi vừa gần gũi, ẩn chứa rất nhiều hàm ý… Đối với Sli giao duyên, thường do một đôi trai gái hoặc một vài đôi trai gái thể hiện theo lối đối đáp. Bao giờ cũng có người đứng ra Sli trước (kiểu mời gọi, lĩnh xướng). Người hát trước thường là người có giọng vang, trong và phải có khả năng ứng đối khéo léo, tài tình và nhanh nhậy. Khi bên này vừa ngừng tiếng Sli (hỏi) thì bên kia cũng phải có người nhanh chóng cất lời Sli để đáp lại. Lời Sli đôi khi không chỉ là những lời ngọt ngào, duyên dáng, tế nhị thể hiện tình cảm lãng mạn, đằm thắm của đôi trai gái - mà còn có khi là những lời hát nói về cuộc sống sinh hoạt, các hiện tượng tự nhiên, các mốc thời gian cùng các sự kiện, các nhân vật và lịch sử… Nó phản ánh muôn vàn khía cạnh của cuộc sống tâm hồn, tâm linh trong cộng đồng dân tộc Nùng.
Về hình thức thể loại, nhìn chung Sli có những bài thơ có độ dài ngắn khác nhau. Có bài Sli chỉ khoảng 4 đến 8 câu, lại có những bài Sli dài đến hàng trăm câu, câu thơ thường chỉ có từ 5 đến 7 chữ. Vần của bài thơ được xác định bởi vần của chữ cuối cùng câu đầu tiên của bài thơ. Các chữ cuối cùng của các câu chẵn tiếp theo được gieo gối vần trên cơ sở hiệp vần với chữ cuối cùng câu đầu tiên. Có thể nói, Sli là một làn điệu mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Nùng. Đến nay, vẫn còn nhiều người biết hát Sli nhất là trong các ngày lễ hội truyền thống của dân tộc Nùng (nhưng chủ yếu là người lớn tuổi). Đây chính là nét văn hóa đặc sắc rất cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống văn hóa thời kỳ hiện đại và hội nhập ngày nay của dân tộc Nùng.
Ngoài hát sli còn có hát then, đây là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Có thể xem hát then là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín ngưỡng, tường thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới của đội quân then để cầu xin Ngọc Hoàng phù hộ và giúp đỡ cho gia chủ hoặc cộng đồng vượt qua mọi tai ương, thử thách, ban cho sức mạnh, ban cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Các bản trường ca then thường gồm nhiều chương đoạn với độ dài ngắn và nội dung chi tiết ít nhiều khác biệt. Bản dài nhất đã sưu tầm được dài tới 4949 câu với 35 chương đoạn.
Hát then là một hình thức diễn xướng tổng hợp bao gồm cả ca nhạc, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau. Âm nhạc luôn là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát then có nhiều bài nhiều làn điệu khác nhau. Nhạc cụ đệm đơn giản (đàn tính, bộ quả nhạc xóc), song ở đây có thể gặp những đoạn hát hai ba bè đầy tính nghệ thuật. Người Tày - Nùng bất kể tuổi tác, giới tính, (những người mê tín cũng như không mê tín) đều rất thích nghe hát then. Then là một hoạt động văn hóa mang tính truyền thống và là một nét văn hóa đặc trưng của người Tày – Nùng trên cả nước.
Một loại hình thơ ca dân gian phổ biến khác của người Nùng Phàn Slình Xứ Lạng là hát cỏ lẳu. Đó là những câu hát dùng trong đám cưới của người