Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 8


“Núi xanh như vẽ nước như dầu Chẳng thấy anh hùng dấu cũ đâu Khách vụng duyên may kết tri kỷ Gương đàn chưa nở vội rời nhau”

(Diễn trận sơn)

Loại cảm hứng thứ hai của các tác giả thơ được gợi lên từ những nét đặc trưng riêng của đất Lạng Sơn - vùng đất không giống nhiều tỉnh lỵ và nhiều vùng biên trấn khác. Lạng Sơn vừa là một thành trì, vùng biên ải, lại vừa là một đô thị buôn bán sầm uất, một Cửa khẩu luôn rộn rã người - xe. Nhà thơ Ninh Tốn có cái nhìn tinh tế và có điểm nhìn khác so với các nhà thơ khác. Ông đã từng làm thơ ca ngợi làng gốm Bát Tràng, cảnh buôn bán tấp lập ở Phố Hiến, khi đến với Lạng Sơn - ông đặc biệt chú ý đến Phố chợ Kỳ Lừa. Cái đẹp ở đây không chỉ là non xanh nước biếc, mà ở cái cảnh rộn rịp, buôn bán sầm uất: “Đưa thư rộn rịp đoàn xe ngựa/ Nhà cửa bày dăng hàng lụa tơ”.Còn Phan Huy Chú lại có một sự quan tâm khác, đó là sự giàu có, phong phú của mảnh đất này với các mặt hàng thổ sản và các loại hoa quả đặc sản của vùng núi cao (đào, lê, mận, hồng, quýt...). Vì thế, ở bài thơ “Phố Kỳ Lừa”, ông đã ghi chép lại một cách chân thực và sinh động hình ảnh: Những dãy nhà ngói đông đúc dân cư, những chiếc sọt xanh đầy hoa quảcùng sản phẩm núi rừng; nơi kẻ Bắc, người Nam ngược xuôi đi lại, phố phường luôn toát ra vẻ tấp nập, đông vui đầy sức sống: “Nam Bắc lại vòng địa, phong vị liến cao hoa”. Đó cũng là cảm xúc của các đoàn sứ giả khi đi qua cửa Ải Nam quan bồi hồi nhớ lại quê hương đất Việt yêu dấu, xúc động trước cảnh núi non hùng vĩ, cùng cảnh các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao… chung sống đoàn kết, gắn bó, tưng bừng ở nơi đây. Thơ về Lạng Sơn của những sứ giả đã trở thành một phần trong kho tàng Thơ ca đi sứ của nước ta thời phong kiến.

Nguồn cảm hứng thứ ba của các tác giả thơ từ xưa đến nay - chính là niềm trân trọng tự hào về một vùng quê giàu bản sắc văn hóa các DTTS - với


những ngày Hội xuân, chợ phiên, với những hình ảnh các cô gái DTTS trong những trang phục rực rỡ sắc màu thổ cẩm cùng những chàng trai áo chàm (xanh, đen) hát những làn điệu dân ca truyền thống, điệu hát giao duyên ( Sli, Then, Lượn, Phong Slư…) tha thiết, làm xao xuyến lòng người. Biết bao hạnh phúc lứa đôi đã được khởi nguồn từ những bài ca, tiếng hát ngọt ngào, thẫm đẫm ân tình ấy. Cho đến nay, những cảnh đẹp đầy hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên Xứ Lạng cùng với vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình của cộng đồng các DTTS, những cư dân bản địa vốn rất chân chất, thật thà cùng với một nền văn hóa giàu bản sắc vẫn luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ Lạng Sơn nói riêng và của các nhà văn, nhà thơ các dân tộc khác khi đến với Lạng Sơn nói chung.

Những nguồn cảm hứng trên càng trở nên mãnh liệt hơn đối với nhà thơ Mã Thế Vinh - người con ưu tú của dân tộc Nùng - Lạng Sơn, nhà thơ tiêu biểu của Xứ Lạng thời kỳ hiện đại. Ông đã vô cùng tự hào giới thiệu với tất cả mọi người về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên; vẻ đẹp của truyền thống lịch sử oai hùng; vẻ đẹp của con người Xứ Lạng dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, họ còn là những người chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong lao động; khéo léo và tài hoa, đã tạo nên một vẻ đẹp chung cho mảnh đất biên giới với sự giàu có, ấm no, cùng những sản vật mang đậm dấu ấn vùng - miền, dấu ấn văn hóa, văn minh của xứ sở này. Ví dụ như bài thơ: Đỉn tỉ Lạng Sơn (Dải đất Lạng Sơn); Lạng Sơn chầu mì (Lạng Sơn giàu có); Dặng tềnh phja mẻ (Đứng trên núi mẹ): “Lạng Sơn: Ngọn núi cao Đông Bắc/ Núi Mẫu Sơn trên đỉnh mây vờn/ Có Ký Cùng con sông chảy ngược/ Ải Bình Nghi đường thủy thông thương… Khu di tích lịch sử Chi Lăng/ Hầu Nhân Bảo, Liễu Thăng thí mạng/ Có Bắc Sơn khởi nghĩa đi đầu/ Cùng đường bốn anh hùng chống Pháp/ Có Thất Khê, Cao Lộc, Lộc Bình/ Vựa thóc người dư ăn dư bán/ Văn Quan, Văn Lãng lắm hoa hồi/ Rượu nếp Mẫu Sơn ai ai cũng thích/ Tam nhị Thanh - Tô Thị vang xa/ Đất


Xứ Lạng anh hùng trận ải/ Người Xứ Lạng vượt khó làm ăn/ Cho Lạng Sơn mạnh giàu sung sướng” (Lạng sơn giàu có) [47,tr.850 - 851]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Đây là vùng đất giàu có nguồn tài nguyên, khoáng sản cùng bao nhiêu “của quý” trên rừng, ruộng nương mầu mỡ: “Đất đai lắm của cải bạc vàng/ Cây cối rừng tiếp rừng xanh đất/ Ruộng nương đám tiếp đám phẳng phiu/ Than, quạng, phốt phát, đồng, chì, nhôm/ Hoa hồi với sa nhân nấm quý/ Củ nâu nhiều vô kể song mây…” (Dải đất Lạng Sơn) [47,tr.689]; …“Có cánh đồng, đồng ruộng tốt tươi/ Có đỗ tương – nhiều hàng xuất khẩu”… Lắm suối đèo hoa hồi xanh núi/ Đất Ba Xã, Tràng Các, Khánh Khê/ Gỗ nghiến Tu Đồn ta xuất khẩu” (Dải đất Lạng Sơn) [47,tr.690 - 691]…“Lộc Bình huyện giáp giới Hải Ninh/ Mỏ Na Dương than non lượng lớn/ Nhiều loại cỏ đồi bãi chăn nuôi/ Có Mẫu Sơn núi cao nghỉ mát/ Quả đào tiên, trà hương, chanh dại”…“Lạng Sơn lắm của quý dân lành/ Làm ăn nhiều thuận dòng không khó/ Bốn mùa nhiều ngô, lúa, sắn, khoai” (Dải đất Lạng Sơn) [47,tr.691 - 692 - 693]

Thiên nhiên miền núi luôn được các nhà văn, nhà thơ DTTS chú ý miêu tả, khắc họa trong tác phẩm của mình. Họ đã gửi bao tâm tình, bao niềm yêu mến tự hào vào cảnh sắc nơi đây. Nhà thơ Dương Thuấn đã từng ngây ngất trước vẻ đẹp của Mùa xuân miền núi:

Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 8

-“Mùa xuân lại đến với non ngàn bao la Dọc thung trời trắng hoa mận, hoa mơ”.

Nhà tiểu thuyết Nguyễn Trường Thanh (nhà văn Xứ Lạng) cũng đã viết những câu văn đầy chất thơ như thế này: “Gió heo may về sớm để lộ ra những chum quả ngọt đỏ rực trong nắng chiều, núi Chóp Chài, núi Mẫu Sơn xanh biếc dưới bầu trời thanh cao. Cảnh sắc thiên nhiên xứ lạng mùa thu vẫn hùng vĩ với vẻ đẹp mơ hồn vốn có từ bao đời của nó”; “Nắng xuân ấm áp lan tỏa cả phố phường làng quê, rừng núi, những cây Hồng Đào, Bích Đào, Bạch Đào nở muộn, những chum hoa đang bừng nở khoe sắc tỏa hương. Đéo Giang, Văn


Vỉ, núi Nhị, Tam Thanh như xanh hơn, núi Chóp Chài, Mẫu Sơn sáng đẹp, hùng vĩ, trầm mặc, uy nghiêm…”.

Còn đối với Mã Thế Vinh - ông sáng tác hàng loạt bài thơ để ca ngợi mảnh đất Xứ Lạng tươi đẹp, đầy yêu thương của mình. Với cái nhìn của một người con quê hương, với cái nhìn của một nhà văn hóa DTTS - ông đã chọn cho mình một chỗ đứng “trên núi mẹ” để quan sát, để thu vào tầm mắt của mình những vẻ đẹp của Xứ Lạng và rồi để nói về Tấm bản đồ quê hương với những nét dấu yêu, tha thiết:

-“Trên núi mẹ nhìn trời nhìn biển Biển xa xa - sóng núi đang dâng Nhìn Lộc Bình đất đồi lộng gió

Ðây Nà Dương, Tú Ðoạn, Lục Thôn Kìa Chi Lăng, Như Khê, Nhượng Bạn Có Lăng Xê, Ðồng Bục nêu tên”…

-“Ngắm nắng hồng đỉnh núi Bố lúc hoàng hôn Còn xuôi bè bảy cây trên hồ Nà Cáy

Đếm chiều cao đập Bản Thềnh, Pó Loỏng, Thâm Seo Xem máy húc lưng trời đang ủi đất”

(Đứng trên núi mẹ) [41, tr. 26].

Qua “tấm bản đồ” do thầy giáo vẽ, ông đã hình dung ra từng nét, từng nét thật sinh động, chan chứa tình người và lòng tự hào đối với xứ núi non hùng vĩ nơi biên ải của mình:

“Vẽ quê tôi có Mẫu Sơn nghìn thước Đường Đồng Đăng thước bốn về thủ đô”… “Thấy rừng hồi san sát chen cây

Thấy đồng xanh lúa lay sóng biển Thấy đồng quang cột điện dang tay”


Thấy bản trong sân nhà lát mới Ngói đỏ tươi bên suối soi mình

Thấy vịt đàn trong hố bom đuổi cá Thấy xuân về hối hả trên cây”

(Vẽ bản đồ quê tôi) [38,tr.13]

Ở đây ông đã cảm nhận rất rò sự đổi mới của quê hương vùng cao biên giới và đầy hứng khởi, tự tin khi vẽ tiếp “bản đồ” quê hương với “lòng phấn khởi” với “đôi mắt sáng”:

Ngày hôm nay trâu sắt cười vang

Mở tốc độ trên bản đồ 5 năm xây dựng Thấy tương lai về xã hội với lời ca

Đó là bản đồ quê hương đổi mới”

(Vẽ bản đồ quê tôi) [47,tr.13-14]

Và ở trên núi mẹ, ở trên tầng cao mới, ông đã nhìn thấy quê hương đổi mới, hiện đại, rực rỡ, sánh vai với bạn bè năm châu: “Ở tầng cao ngắm cảnh quê hương/ Một màu xanh - xanh đồng, xanh núi/ Những ánh điện sao lưới quê ta/ Gạch nối văn minh xua nghèo đói”… “Trên tầng cao Tềnh Tổng/ Đêm Kỳ Cùng sao đèn rực rỡ/ Với tấm lòng Việt nam rộng mở/ Dải đất Lạng Sơn đa cảnh hữu tình”. (Lạng Sơn đa cảnh hữu tình) [41,tr.144-145]

Vẻ đẹp cẩm tú của Xứ Lạng còn được ông gửi gắm vào đôi bàn tay khéo léo của các cô gái (Dao, Tày, Nùng) để thêu nên hình sông thế núi

“Rồng xuống chầu tiên núi”

(Thị tứ Cầu hoa) [41,tr.140]

“Rồng lượn theo núi qua đằng trước Núi dựng đằng sau tựa phượng sà”

(Mừng bản) [47, tr. 655]

Trong từng vuông thổ cẩm rực rỡ sắc màu: Ôi! Tôi ước được tay cô gái Dao khéo léo/ Thêu dãy Cai Kinh muôn sắc hài hòa/ In ngọn Phia Giang vào


khăn áo mới/ Với Kỳ Cùng núi sóng reo ca”… “Như cô gái Tày dệt núi dệt hoa/Bắt ánh trăng non in mặt chăn cưới/ Như cô gái Nùng hai tay nhuộm giỏi/ Gói các vì sao vào tấm vải/ Ngâm nước chàm làm khăn đỏ ngân hà” (Đẹp) [47,tr.716 - 717].

Và ông cũng đã gửi vào tay, vào hồn của những người viết truyện, viết Sử những lời ca (cho các làn điệu: Sli, lượn, soong hao…) để đồng bào hát ngợi ca về vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp tình người, vẻ oai hùng của lịch sử quê hương:“Biết Tam Thanh đẹp, nhờ người viết truyện/ Biết Chi Lăng đất thiêng không chỉ núi giăng dài/ Biết ải đẹp vang lời ca tiễn/ Biết hương hồi thơm núi bởi tay/ Biết tỉnh ta đẹp quê Hoàng Văn Thụ/ Có Bắc Sơn đường bốn tiếng vang xa” (Đẹp) [47, tr.717]; “Thăm bia Ngô Thì Sĩ núi Tiên/ Thăm cửa lũng Kỳ Làng - Đảng tổ chức/ Dấu tích Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh/ Dấn ấn Hồ Chí Minh còn đó/ Nối chiến công Phai Khắt, Nà Ngần/ Viếng chiến tích diệt Nhật, chống phỉ/ Chiến công người Pọ Mã đội ngàn/ Đẩy cao trào mùa thu cách mạng” (Nhớ về) [41, tr. 133]; “Trời đất phôi thai nàng đứng đấy/ Khuân trời Tam Thanh núi vờn mây/ Bồng bềnh bao thời qua trước mắt/ Bao đấng giai nhân đến ngất ngây/ Thủ tiết thờ chồng trong nghĩa cả” (Ai vãn nàng Tô) [41,tr.108]…

Ông luôn tự hào về vùng quê hương mang đầy dấu tích của các cuộc chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử. Những cái tên như Chi Lăng, Bắc Sơn, Kỳ Cùng… luôn vang lên trong thơ ông: “Biết Chi Lăng đất thiêng không chỉ núi giăng dài/ Biết ải đẹp vang lời ca tiễn/ Biết hương hồi thơm núi bởi tay/ Biết tỉnh ta đẹp quê Hoàng Văn Thụ”(Đẹp) [47, tr.717]; “Khe thung sâu hào trận/ Vách đá mòn lối chân/ Những người rung “thiên triều”/ Bằng nhạc điệu Chi Lăng!/ Chiếc chuông thần Việt Nam/ Treo đỉnh ngọn Mã Yên/ Rung rụng đầu Hổ tướng/ Bao Liễu Hầu phương Bắc/ Quên ngủ dưới suối vàng/ Còn kinh hãi Chi Lăng!”. (Điệp khúc Chi Lăng) [41, tr. 49]; “Bắc Sơn mới phất lá cờ lên/ Pháp, Nhật như hùm beo mất đất (Giữ vững đường đi) [47, tr. 704]; “Với thù –


sôi sục thác Kỳ Cùng”… “Kỳ Cùng ngầu nước đôi bờ ngát xanh” “Kỳ Cùng dậy sóng giữa non xanh” (Khúc hát đôi quê) [41, tr.95].

Qua những áng thơ này, ta nhận thấy rất rò từng dòng sông, thác nước, từng ngọn núi, khe sâu, từng con đường… trên Xứ Lạng đều gắn bó với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, đều ghi dấu những chiến công hiển hách của đồng bào ta. Là một người con của mảnh đất thiêng liêng này - Mã Thế Vinh đã cất lên tiếng thơ hào sảng để ca ngợi mảnh đất giàu chiến công lịch sử trong các câu thơ, bài thơ của mình.

Lạng Sơn là chiếc nôi văn hóa của các tộc người DTTS vùng cao. Các DTTS nơi đây luôn đoàn kết chung sống, cùng lao động sản xuất, làm cho Lạng Sơn thêm giàu đẹp, cùng sát cánh bên nhau để đánh đuổi kẻ thù xâm lược; cùng nhau tạo lên những phong tục tập quán đẹp, tạo nên nét bản sắc vùng cao độc đáo. Lạng sơn là quê hương của các lễ hội, quê hương của các làn điệu dân ca Tày, Nùng, Dao…Trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Lạng Sơn luôn thu hút đông đảo nhân dân với các thành phần, đối tượng khác nhau tham gia (như: Trẻ con, thanh niên, người già… nhất là các đối tượng là nam nữ thanh niên). Họ đến với lễ hội, đến với các phiên chợ chủ yếu là để gặp gỡ nhau, để giao lưu, chia sẻ tình cảm, để hát đối đáp, để uống rượu, để vui cùng nhau…Vì thế, Lễ hội và phiên chợ là hai sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc trưng của đồng bào vùng cao nói chung, của Lạng Sơn nói riêng.

Trong thơ Mã Thế Vinh, ta nhận thấy có rất nhiều bài thơ ông đã say sưa miêu tả những phong tục tập quán đẹp của mảnh đất giàu bản sắc văn hóa này. Đó là những ngày tết đầy ấm cúng trong làng bản, với tiếng lợn kêu eng éc, với cảnh gói bánh chưng, làm bánh khảo, bánh khẩu sli, …cảnh hoa đào hé nở, cảnh hoa lê chúm chím, cảnh non nước hữu tình: “Năm nay xuân đến sớm trên thềm/ Cành lê đang điểm nụ ngoài hiên/ Nhà dưới nhà trên ra máng nước/ Rửa lá bên cối gạo nếp thơm/ Gói bánh tiễn anh đi nghĩa vụ” (Sắc lá đọ trời xanh) [48,tr. 30] “Đôi Én xuân chao liệng Kỳ Cùng/ Mang sắc nắng trời Nam sưởi


Bắc/ Xua tan lạnh giá nẻo đông ngàn” (Lời ca quện hai đầu Tổ quốc!) [41,tr. 90]; Hoa sở, hoa lê ngọt mật ong/ Rượu cẩm nàng Tô đón khách sang” (Ven đô đất lành) [41,tr. 135]; “Trời đông qua rồi tới mùa xuân/ Gió chuốt mù tan xanh núi non/ Vui xuân con nhỏ khoe áo mới/ Gái trẻ bên chồng lúm mà hồng” (Mừng xuân treo “song hỷ”) [41,tr. 152]; và “Ngày xuân trảy hội qua làng/ Thấy ai đó bên góc sàn quay tơ/ Chân đi lòng những ngẩn ngơ/ Như tay ai đã nối tơ vào lòng” (Mùng đôi chưa đình) [41,tr. 115]…

Nào là những ngày phiên chợ, ngày hội xuân tưng bừng, rực rỡ với các tà áo Tày, áo Nùng với túi đeo thổ cẩm, với vàng bạc lấp lánh… và với cảnh tìm nhau, hẹn nhau, cảnh đối đáp giao duyên của những đôi nam nữ trong tiết trời mùa xuân: “Xuân này em rủ đi Khâu Mja/ Chóp Chài anh e quá xa chân” (Ven đô đất lành) [41,tr.135]; “Hẹn thàng đôi kỳ đi chợ phiên/ Lòng ước mắt mơ thấy bạn hiền/ Ra ngò có đôi chim chiền chiện/ Cánh bay cánh đậu cành mộc miên/ Nhiều chặng đợi bên đường úa lá/ Áo màu nhiều sắc tựa bướm xuân” (Hẹn chợ phiên) [41,tr. 105]; “Mua hoa chợ tình ta xuất hành/ Em ơi có mỏi tựa nhau bước/ Trước sau vẫn tới đỉnh xuân em”. (Đỉnh Xuân em) [41,tr.126]; “Từng đôi vịn búi sim sườn núi/ Lựa lời ướm giọng khúc tình giao… Hoa khoe bướm lượn lòng xốn xang/ Trong đời ai cũng lần trảy hội/ Kết ngãi trao tình chuyện báo slao” (Trẩy hội báo slao) [48,tr.20]; “Muôn tà áo bay tựa bướm xuân/ Già trẻ gái trai thanh lịch/ Dưới nắng hồng chói chang/ Thấm đậm đà Xứ Lạng/ Hương hoa tỏa ngất trời/ Khắp bản mường ngò phố/ Người người đi trảy hội/ Hội hoa xuân Khâu Lừa!” (Chợ hoa xuân Khâu Lừa) [41, tr.46]. Nào là cảnh những người đứng tuổi tìm nhau uống rượu “chéo chén” say sưa: “Tuổi cao vui hội ngộ “chéo chén(Trẩy hội báo slao) [48,tr.20]…

Tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên đã luôn thôi thúc ông khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn không chỉ tại quê hương mình mà ông còn ở bao miền quê khác. Ông luôn bị thu hút bởi những cảnh thiên nhiên đẹp khác và tình nghĩa của con người ở những nơi ông đã từng qua. Đi đâu, đến đâu ông cũng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022