Bài Thơ Hiến Pháp Ban Hành Như Mùa Xuân , (In Trong Tuyển Tập Thơ 1945- 1960) Giải Thưởng Của Hội Đồng Văn Học Dân Tộc Và Giải Thưởng Hoàng Văn Thụ.


bằng tiếng Việt thì nhiều khi có những từ, những chữ không dịch được sát nghĩa nên không giữ được cái hồn của bài thơ, cái tình của người viết.

Các tập thơ được sáng tác hoặc được dịch dưới dạng song ngữ của ông phải kể đến là: Tập thơ Vẽ bản đồ quê tôi - 1981; Lằm tàng chài pây (Con đường anh đi) Tập Trường ca - 1995; Tập thơ “ Nhắn bạn” - 1997; Mã Thế Vinh, Tuyển tập Thơ - Trường ca - Truyện thơ - 2003; Báo slao sli tò toóp (Trai gái sli đối đáp) - (Tập sli – dịch thơ) - 2011; Sli sình làng – (Tập sli dịch thơ); Cỏ lảu và sli lượn Nùng phản slình (Tập sli) – 2012; Tuyển tập Mã Thế Vinh – 2013. Qua những tập thơ trên và những bài thơ như: Giấc mơ (Đua phăn), Báo mùa công (Páo múa công), Mừng bản (Khẳn bản), Việt Bắc chuyển mình (Việt Bắc fựn đang), Hiến pháp ban hành như mùa xuân (Hiến pháp slì tồng pan phân mâứ), Vẽ bản đồ quê tôi (Vẻ tỉ tò đin hây), Dải đất Lạng Sơn (Đin tỉ Lạng Sơn), Đẹp (Đăy)… Qua các tập thơ và bài thơ này, ta có thể thấy được cái nhìn sâu sắc của tác giả về hiện thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của những người dân miền biên viễn của Tổ quốc. Từ đó, người đọc thấy rò hơn cuộc sống sinh hoạt của bà con dân tộc Nùng nơi đây, tuycòn nhiều khó khăn những đã tươi sáng hơn rất nhiều và ngày càng đổi mới, càng no ấm, hạnh phúc hơn.

Tác giả đã chú ý đến cách sử dụng những từ ngữ quen thuộc của người Nùng với lối nói đầy chất so sánh, ví von, cách diễn đạt của những lời trong các bài dân ca Nùng (sli, soong hao, lượn…). Qua những bài thơ đó, người đọc thấy được khả năng sáng tác, khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách mềm mại, uyển chuyển và sáng tạo của tác giả.Cũng qua các tập thơ, bài thơ song ngữ của tác giả Mã Thế Vinh, người ta đều nhận ra khá rò tâm hồn và tư tưởng của nhà thơ. Đó chính là tình yêu mãnh liệt văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mình. Với ông, việc sáng tác thơ song ngữ không đơn thuần là việc dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Việt, mà khi sáng tác bằng song ngữ, công việc nhọc nhằn thêm gấp đôi, gấp ba so với sáng tác bằng một thứ ngôn ngữ. Mỗi một tác phẩm được viết ra chính là công sức, là tâm huyết của ông, không chỉ sáng tác


một lần bằng ngôn ngữ mẹ đẻ mà còn phải sáng tác lần thứ hai khi dịch sang tiếng Việt với một giọng điệu, 1 lối tư duy thơ khác sau đó, xem xét lại, biên tập lại để hoàn thiện bài thơ (tập thơ) song ngữ đó. Thơ song ngữ chính là sự sáng tạo hai lầncùng về một ý tưởng, một chủ đề với mong muốn là: Khắc họa nên một bức tranh sinh động về cuộc sống con người miền núi:

“Vẻ đỉn hây mì Phja Giang slung cải Tàng tàu Đồng Đăng pjót Thủ đô Vẻ đay pjoòi huốt tồng mội tỉ

Vẻ tằng bùng lằn dỉ bắn thâng Vẻ tằng lai không lằn xằng chắc Páy hăn rọ lai slắc đeng khao Bởi pằy tha lằn tồng tha boót

Bắn mì Đảng hâử mác tha khan!”

(Vẻ đỉn tò đin hây) [38,tr51-52]

“Vẽ quê tôi có Mẫu Sơn nghìn thước Đường sắt Đồng Đăng thước bốn về thủ đô Vẽ cho giống, tay tô cho đậm nét

Vẽ những nơi tôi không hề biết

Vẽ những vùng tôi chưa từng trông Trắng, đỏ, xanh…lòng tôi chưa phân rò Bởi trước kia bóng tối đã ăn mòn

Đời tôi chưa có mắt tiên của Đảng!”...

(Vẽ bản đồ quê tôi) [38,tr.13]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Bản sắc Nùng trong thơ Mã Thế Vinh - 6

Là một người con của dân tộc Nùng nơi biên giới nói riêng và người con của dân tộc Việt Nam nó chung, ông luôn có ý thức, trách nhiệm trong việc nói, viết vềchủ đề bảo vệ biên cương, đất nước, giữ gìn hóa bình, tình hữu nghị với các nước láng giềng. Với lối viết chân thực, mộc mạc, ngắn gọn, mà giọng văn vẫn cương quyết, đanh thép - ông đã giúp người đọc nhận thức rò việc bảo vệ hòa bình, bảo vệ cuộc sống bình yên nơi biên giới là việc làm vô cùng quan trọng và là trách nhiệm của tất cả mọi người dân, đặc biệt là người dân vùng biên cương của Tổ quốc:

-“Phúng căn chang kéo sẩ u tàng piên Pay háng khai slự dỉ “vượt biên”?

Hăn nả tu cần slao mo ót mét Lặc đếc eng khai lự pún sèn!

Din phèn, sèn chả quốc cha chắm

Sloong quốc cần đay tang sinh hèn!”

“Gặp nhau trên dốc đèo đường hiên Đi chợ mua bán hay vượt biên?

Trông vẻ mặt em e thất sắc Trộm trẻ con bán hay buôn tiền?

Nha phiến, tiền giả… Nhà nước cấm

Người nay đất nước đàng hoàng hơn”.


(Khoăy khỏ cần pjên chái)

[47,tr.816]

-“Quế Lâm lai hương slắc khău phja Lai kí “sản vật” - fẳn thang lưu truyền Cần hâư quá lai miền liểu lả

Khủng nắt dương tỉ dả Quế Lâm”

(Khảm Quế Lâm)[47,tr.805]

(Khó dễ người biên giới)

[47,tr.817]

-“Quế Lâm hương sắc núi non

Người đi vãn cảnh - phởngon lưu truyền Người đi vãn cảnh trăm miền

Cũng hẹn một lần thăm thành Quế Lâm”

(Qua Quế Lâm)[47,tr.805]


Tất cả những bài thơ này ông được viết bằng hai thứ tiếng (Nùng / Việt) với mục đích: Để cho đồng bào Nùng đọc, nghe và cho các bạn đọc dân tộc khác cùng đọc để hiểu thêm về mảnh đất, con người, về những tình cảm của người dân vùng cao biên giới phía Bắc của đất nước.

Năm 2013, tuyển tập Mã Thế Vinh (thơ song ngữ Tày, Nùng – Việt), dày hơn một nghìn trang do Mai Thế và Vân Trung sưu tầm và biên soạn đã được giới thiệu đến bạn đọc về một công trình văn hóa quý giá của dân tộc Nùng. PGS.TS Trần Thị Việt Trung đã nhấn mạnh: “Tuyển tập công trình có giá trị to lớn vào việc khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà thơ dân tộc Nùng - Mã Thế Vinh trong việc góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy những truyền thống của đời sống văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số nói riêng, của cả dân tộc Việt Nam nói chung trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước.” [47,tr.14]

Nhà thơ Mã Thế Vinh đã sử dụng rất thành thạo, nhuần nhuyễn thứ ngôn của dân tộc mình để tạo nên các tác phẩm thơ vừa dung dị, gần gũi, vừa có tính nghệ thuật rò rệt. Ông sáng tác thơ trước hết là để bộc lộ tâm hồn, bộc lộ tình cảm của chính bản thân mình và nhằm mục đích tuyên truyền, ca ngợi Đảng, Bác Hồ; ca ngợi những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Những bài thơ của ông thường được đồng bào dân tộc Nùng lấy làm lời để hát sli (hát sli, hát lượn…). Có phải vì thế không mà thơ Mã Thế Vinh chủ yếu viết bằng tiếng Nùng sau đó mới dịch ra chữ Quốc ngữ ?


Việc sử dụng chủ yếu tiếng mẹ đẻ trong quá trình sáng tác thơ của ông là một minh chứng rò ràng về tính dân tộc, về bản sắc văn hóa tộc người luôn đậm nét trong thơ Mã Thế Vinh. Ta bắt gặp trong thơ ông rất nhiều cách diễn đạt, cách liên tưởng, cách kể, cách tả hết sức tự nhiên, mộc mạc, giản dị, như chính cách nói, cách diễn đạt trong cuộc sống hàng ngày, trong các sinh hoạt lễ hội, trong các cuộc diễn xướng dân gian của người Nùng xứ hoa đào này!

Khi viết về quê hương, ông luôn có ý thức gắn cảnh thiên nhiên từng ngọn núi, con sông, con đèo, hẻm núi, cánh đồng với những chiến tích lẫy lừng đã đi vào sử sách như: Chi Lăng, Tràng Định, Mỏ Nhài, Vũ Lăng, Thất Khê, Hội Hoan, Bắc Sơn…; hay những bản làng người Nùng, người Tày với những đặc sản nổi tiếng chỉ có ở xứ Lạng như: Vịt quay, hồng Bảo Lâm, hoa Hồi, quýt Bắc Sơn, na Chi Lăng, thuốc lá Bắc Sơn…

-“Tới Lạng Sơn muốn đi Kỳ Cùng Qua ghềnh thác ta ghé Cẩu Pung Ăn bữa “lùm phua”cơm lam nướng Rượu tắc kè chéo chén ai say?

Chỉ say gái Thất Khê biên viễn Qua Tam Kênh ăn quýt Bắc Sơn Mua chục na Chi Lăng, Hữu Lũng Vượt Sài Hồ thăm núi Mẫu Sơn Thưởng trái đào tiên ly trà búp…”

(Lạng Sơn đa cảnh hữu tình)[41,tr.44]

-“…Gà đầy chuồng, trang trại thóc dư Rừng núi với vườn nhà cây trái

Na Chi Lăng, hoa hồi Văn Quan Hồng Bảo Lâm quýt cam Hưng vũ

Mận Thất Khê, lê năm múi Tràng Định…”

(Xứ Lạng du xuân) [48,tr.68]


Ông viết về bản người Nùng với những hình ảnh thật gần gũi, thân thiết, đáng yêu ấm áp lòng người:

-“Bản Phặt bản Lầm cáp bản Cao Slí kỉ mùng mặy mác pao

Nả rườn quá pỉ luồng quẳn

Khău quá lăng pài slứ phủng phao Thôm pja nà nặm pết rặng píc

Hai pảo chang cồn đếc múa ca Báo slao cằn sổc tăm khảu mâứ Cần ké nả cai phản công cha…”

(Khẳn bản) [47, tr.654]

-“Làng Lầm, làng Phật với làng ta Cây qua vây quanh mấy chục nhà Rồng lượn theo suối qua đằng trước Núi dựng đằng sau tựa phượng sà Ao sâu ruộng cá vịt rỉa cánh

Trăng sáng ngoài sân trẻ múa ca Gái trai bên thềm xay giã lúa Quanh bếp bác mẹ luận việc nhà.”

(Mừng bản) [47,tr.655]


Ông hay viết về những phong tục tập quán đẹp, mang đậm bản sắc Nùng ở quê hương. Trong các ngày lễ hội xuân, trong các phiên chợ ở Lạng Sơn từ xưa cho tới tận những năm 70, 80 (của thập kỷ XX) phong tục hát sli (hát dối giữa hai bên Trai / Gái), hát soong hao (hát đôi), hát lượn… vẫn còn rất phổ biến. Do đó, hầu hết các bài thơ Mã Thế Vinh đều được sáng tác hoặc sưu tầm, biên soạn lại lời theo thể thơ dân gian để hát. Trong nhiều bài thơ, ông đã nhắc tới cảnh hội hè, cảnh đối đáp giao duyên đó, ví dụ như:

-“Sloong slam vằn háng hỉn báo slao Kha bản noỏc cai mà tò chao

Lỏ xe bắn pjót làu khuý mạ Khốc khúm khău phja dỉ mí lao Háng hỉn mí mì lăng khai slự Tò tài khảu phú tầu kin cao

Đoỏng pò pá nim páy phjông bjoóc Sám lả sài dầu bjoóc chăn khao Pèng slao mì sli sli tò toóp

Đăm khẳm khảu rườn coỏi sli chao!...”

(Hỏi sli slao báo) [47,tr.840]

-“Hai ba ngày chợ hội “Báo slao” Khối phố làng bản tới kết giao Đường xe chưa thông ta cưỡi ngựa Suối khe lồi lòm cũng chả sao Ngày hội không có gì để mua bán Dắt tay cửa hiệu ăn bánh bao

Sườn đồi búi sim hoa chưa nở Hoa sở nở muộn trắng đồi cao Nàng ơi có sli sli đối đáp

Chập tối vào bản hẵng “sli chao”!…”

(Hội sli “Báo slao”)[47,tr.842]

-“…Làng tôi xanh lưng núi


Mương nước bắc ngang trời Dài suối khe ao sâu

Nước mát cây mát mặt Lời sli lối đường chợ Làng đồi màu ấm no!”

(Làng đồi) [48,tr.23]

Trong thơ ông những cái tên, những địa danh thân thiết đã trở thành biểu tưởng của Xứ Lạng như: Núi Mẫu Sơn, Động Tam Thanh, Núi Tô Thị, Chợ Kỳ Lừa, Sông Kỳ Cùng, Núi Mẹ, Núi Chóp Chài, Chùa Tiên… luôn được nhắc tới với tình cảm yêu miến , tự hào:

-“Vẻ đin hây mì phja Giang slung cải Tàng tàu Đồng Đăng pjót Thủ đô”

(Vẻ tỉ tò đin hây) [38,tr.51]

-“Tràng Định mì Phjiêng Thúa, Ảng Mò Cẩu Pung tàng Mưa Chu – Hang Cắu Chất nặm mà – “kho khẳu” Thất Khê”

-“Quay quay châừ tó ái Bắc Sơn”

-“Mì Tam Thanh, tèo tả Kỳ Cùng Nàng Tô Thị dặng slung muổng chục”

-“Mì Đồng Mỏ háng đông lai cúa Ải Chi Lăng tèo cỏ truyền quay

Khả Liễu Thăng tướng Minh – hình cải”

(Đỉn tỉ Lạng Sơn)

[47,tr.680-682-683]

-“Thâng Lộc Bình lồm tho ỏng nỉu pò Hăn Na Dương, Lủc Thôn, Tú Đoạn Hăn Chi Lăng, Nhượng Bạn, Như Khuê

(Dặng tềnh Phja mẹ) [47,tr.719]

-“Vẽ quê tôi có Mẫu Sơn nghìn thước Đường Đồng Đăng thước bốn về thủ đô”

(Vẽ bản đồ quê tôi) [38,tr.13]

-“Tràng Định có Bình Độ, Ảng Mò Cẩu Pung – Long Châu qua Háng Cắu Bảy suối nhập “kho thóc” Thất khê”

-“Xa xa đều mến mộ Bắc Sơn”

-“Có Tam Thanh dòng sông Kỳ Cùng Nàng Tô Thị bế con ngóng chồng!”

-“Có Đồng Mỏ chợ đông nhiều của quý Ải Chi Lăng chuyện cũ truyền xa

Chém Liễu Thăng tướng Minh – thắng lợi!”

(Dải đất Lạng Sơn)

[47,tr.690-691-692-693].

-“Nhìn Lộc Bình đất đồi lộng gió Đây Na Dương, Tu Đoạn, Lục Thôn

Kia Chi Lăng, Như Khuê, Nhượng Bạn”

(Đứng trên Núi Mẹ) [47,tr.722]


Là người con Xứ Lạng, người con dân tộc Nùng - hơn ai hết, Mã Thế Vinh gắn bó máu thịt với mảnh đất này, thấu hiểu mọi đặc điểm, đặc trưng của vùng văn hóa này. Nên thơ Mã Thế Vinh chính là tâm hồn, là tình cảm, là trí tuệ của người con xứ xở khi viết về quê hương.


Chương 2

MỘT SỐ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ MÃ THẾ VINH


2.1 Vài nét về tác giả Mã Thế Vinh

Nhà thơ Mã Thế Vinh người dân tộc Nùng. Ông sinh ngày 9/5/1932, tại xã Tri Phương, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (hiện ông đang sinh sống cùng gia đình tại thành phố Lạng Sơn). Mã Thế Vinh còn có bút danh là Mã Tào và Mai Thế .

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng núi cao biên giới xứ Lạng xinh đẹp, đầy kiêu hãnh, Mã Thế Vinh được biết đến như một chiếc cầu nối giữa các nền văn hóa: Tày, Nùng và Việt trong thơ ca các DTTS Việt Nam, ông được ví như núi Mẫu Sơn của xứ sở “Bốn mùa xanh thơm hương đất” (Phạm Đông Hưng).

Như phần trên đã nói, tác giả Mã Thế Vinh đến với văn chương không phải bằng con đường học hành bài bản và trường lớp chính quy - mà từ một cán bộ tuyên truyền kháng chiến, tuyên truyền văn hóa, văn nghệ, từ một con người tâm huyết gắn bó và cống hiến hết mình với văn học nghệ thuật DTTS. Bằng sự nỗ lực tự học, tự vươn lên, bằng năng khiếu của chính mình và của một nghệ sĩ dân gian thấm đẫm chất Nùng, ông đã tự tin và đã dấn thân tham gia vào nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: diễn viên, biên kịch, biên đạo, sáng tác thơ, viết báo, sưu tầm - nghiên cứu văn nghệ dân gian... nhưng tên tuổi của ông được biết đến nhiều nhất lại là với tư cách một nhà thơ DTTS tiêu biểu (thuộc thế hệ thứ hai). Ông cũng là nhà thơ dân tộc Nùng duy nhất là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Những tác phẩm và giải thưởng mà ông đã đạt được phải kể đến là:

1. Bài thơ Hiến pháp ban hành như mùa xuân, (In trong Tuyển tập thơ 1945- 1960) Giải thưởng của Hội đồng Văn học dân tộc Giải thưởng Hoàng Văn Thụ.

2. Vẽ bản đồ quê tôi, Tập thơ (Song ngữ) , Nxb Văn hóa – Hà Nội, 1981

3. Lằm tàng chài pây (Con đường anh đi) Tập Trường ca (song ngữ) - Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn xuất bản – 1995

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí