Về Những Người Thân Trong Gia Đình

Đó có khi là con “sông mưa” với nỗi thất vọng khi mong ngóng người tình:

Sông mưa tầm tã trong chiều Tôi ngồi tôi đợi người yêu tôi về Tôi ngồi đợi chán đợi chê

Người yêu tôi vẫn chưa về sông mưa

(Viết ở bờ sông)

Như vậy có thể thấy, sông quê trong thơ Đồng Đức Bốn luôn được khắc họa trong cái nhìn đầy tâm trạng của tác giả. Đó đa phần là những dòng sông chở nặng nỗi buồn, nỗi đau của con người tạo nên một giai điệu buồn man mác của thơ anh. Thế nhưng, đọc thơ Đồng Đức Bốn, ta vẫn thấy ánh lên khát vọng mạnh hơn nỗi đau. Nhà thơ đã hơn một lần gửi vào hình ảnh dòng sông niềm tin, niềm hi vọng và bản lĩnh:

Sang sông không ngại đắm đò Mặc cho sóng gió giở trò trêu ngươi

(Đời tôi)

Cùng nói về sông quê nhưng Nguyễn Duy thiên hơn về miêu tả cảnh vật với những tâm sự có phần nhẹ nhàng, kín đáo hơn trong thơ Đồng Đức Bốn. Dòng sông quê trong những vần thơ Đồng Đức Bốn nghiêng về gợi tả tâm trạng, trải bày nỗi lòng với những buồn phiền ưu tư trong tâm hồn con người. Thậm chí có khi, đó là dòng sông của tâm trạng, nỗi niềm, dòng sông của cmar thức:

Đừng buông giọt mắt xuống sông Anh về dẫu chẳng đò đông cũng chìm

(Dòng sông của cảm thức)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Một hình ảnh thường lặp đi lặp lại trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những hội hè đình đám - một không gian văn hóa dân gian mang đậm

đặc trưng cuộc sống của con người miền quê. Ta thấy trong thơ của các tác giả, những ngày hội quê thường được khắc họa một cách trực tiếp như những ghi chép khi nhà thơ đến thăm hội. Chùm bài “Ghi chép chùa Hương” của Nguyễn Duy đã ghi lại khá đầy đủ những gì diễn ra trong dịp lễ. Cảnh lễ chùa vẫn tấp nập như xưa nhưng trong thời đại mới, phương tiện đi lễ của con người cũng khác. Bên cạnh những “nón mê chân đất” là từng “bầy xe cúp lùa nhau”, nét đẹp văn hóa truyền thống đã có sự đan xen của cuộc sống hiện đại:

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 9

Từng đôi anh trước chị sau Từng bầy xe cúp lùa nhau trên đường

Cũng là đi hội chùa Hương

Nón mê chân đất thập phương gập ghềnh

(Đi chùa)

Còn trong thơ Đồng Đức Bốn, những ngày hội quê hiện lên với nét đẹp quen thuộc của những ngày hội truyền thống. Đó là những lễ hội chùa Hương, hội Lim hay hội mùa hiện lên đầy thiêng liêng, mượt mà, êm ái như những ngày hội làng thuở xưa:

Tôi về đây với hội Lim

Nghe câu xe chỉ luồn kim thuở nào Ai người đội nón quai thao

Ngực che thêm dải yếm đào làm duyên Ở đây trên bến dưới thuyền

Hoa thơm bướm lượn để nghiêng mái chèo Người ơi để lá ngừng reo

Bướm bay lên núi xuống đèo ngẩn ngơ Người ơi em vẫn đợi chờ

Sông sâu đã nhện nhả tơ bắc cầu

(Hội Lim)

Về với hội Lim là về với giai điệu chín nhớ mười thương trong câu hát cũ, là đôi mắt lúng liếng đa tình trao gửi của người quan họ khi câu giã bạn buông lơi.

Đặc biệt, Đồng Đức Bốn hết sức thành công với hình ảnh đình làng cùng tiếng chuông chùa. Đây là hình ảnh rất đỗi thân thương, ăn sâu vào tiềm thức và đời sống tinh thần của người dân đất Việt. Đình làng là nơi hội họp hoặc sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân quê, nơi để con người quê được giao lưu và thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Đình quê, chùa quê trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên như một không gian của cõi tâm linh thiêng liêng, là nơi nương tựa để mỗi tâm hồn Việt tìm đến sự thanh thản:

Mải mê ngồi dựa cột đình

Nghe sư gõ mõ tụng kinh chiều chiều

(Về lại chốn xưa)

Tiếng chuông chùa thanh bình, mênh mang và sâu lắng nơi làng quê là âm thanh, hình ảnh đầy sức ám ảnh và để lại nhiều dư ba trong thơ Đồng Đức Bốn. Nó giúp cho thơ ông tĩnh hơn, sâu hơn, “thiền” hơn và trong sáng hơn:

Một tay cầm những xót chua Một tay vịn tiếng chuông chùa để yêu

(Gửi người một chút mộng mơ) Bởi tin vào tiếng chuông chùa

Đời còn có lúc thiệt thua vẫn cười

(Đưa em qua trận bão người)

Tiếng chuông chùa đã trở thành một điểm tựa của lòng tin, đức tin, tạo nên nguồn sức mạnh thiêng liêng giúp con người vượt qua mọi giông bão cuộc đời.

Tóm lại, bức tranh thiên nhiên, cảnh sắc quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn hiện lên hết sức phong phú, đa dạng với việc sử dụng những thi liệu truyền thống quen thuộc. Bằng tài năng nghệ thuật và

tình yêu sâu sắc với làng quê, các nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh quê mang những nét đặc trưng, bản sắc của làng quê Việt Nam. Đó là một quê hương còn nghèo khó, cơ cực mà yên ả, thanh bình, bình dị mà cũng rất đỗi nên thơ. Tấm lòng yêu quê, cái tình quê lai láng đã giúp tâm hồn thi nhân thăng hoa để viết nên những vần thơ tuyệt tác về làng cảnh quê hương Việt Nam.

2.2. Bản sắc của con người

Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những con người của đồng quê. Họ gắn bó sâu sắc và yêu tha thiết cuộc sống cũng như con người thôn quê. Chính vì vậy, hình ảnh con người quê trong thơ của các tác giả hiện lên với những nét bản sắc riêng không lẫn và thật gần gũi, thân thương. Đó là hình ảnh người bà, người mẹ, người cha cùng những chàng trai, cô gái của xứ đồng… Những con người bình dị ấy được khắc họa với những đặc điểm và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam truyền thống từ bao đời nay. Họ là những con người giản dị, chân chất mà cũng đầy hồn hậu, bao dung với lối sống nhân ái, nặng nghĩa tình; sống nghèo khổ, lam lũ mà vẫn bản lĩnh, lạc quan, tin tưởng vào tương lai… Đó chẳng phải là những nét đẹp bản sắc của con người Việt Nam từ ngàn xưa đó sao.

2.2.1. Về những người thân trong gia đình

Nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn bắt nguồn từ chính những người thân. Đó là hình ảnh của những người mẹ, người cha, người vợ… Tất cả đều hiện lên vô cùng chân thật, sinh động với tình cảm mến yêu vô bờ của nhà thơ.

Nguyễn Duy là người viết nhiều và viết rất hay về mẹ. Để ngợi ca người mẹ, anh đã trân trọng đặt nhan đề cho một tập thơ của mình là Mẹ và em. Có thể thấy trong thơ Nguyễn Duy sự tồn tại của hai hình ảnh người mẹ. Trước hết đó là người mẹ thực đã mang nặng đẻ đau và cũng là người mẹ của quê hương xứ sở, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Nguyễn Duy đã góp phần công lao không nhỏ để tạc nên

tượng đài người mẹ Việt Nam bằng thơ ca trong thời kháng chiến nói riêng và trong thơ Việt nói chung. Với lời thơ đằm thắm, thiết tha, trân trọng và hàm ơn một cách trong trẻo, Nguyễn Duy đã khắc họa thành công hình ảnh người mẹ quê nghèo khó, cơ cực, vất vả mà đảm đang, giàu tình thương con:

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa) Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

(Tre Việt Nam )

Giữa làng quê nghèo, bình dị, lam lũ, hình ảnh người mẹ hiện lên cũng lam lũ, tần tảo mà quá đỗi thân thương. Đó là người mẹ của làng quê, người mẹ yêu nước thương con, không quản hi sinh vì con vì nước.

Viết về mẹ, Nguyễn Duy luôn gắn với những lời ru như một sự tìm về cội nguồn, về với tầng sâu văn hóa dân gian. Những lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ đã thức dậy cả tầng sâu văn hóa, đi theo con suốt những năm tháng của cuộc đời:

Cái cò… sung chát… đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Nguyễn Duy đã tiếp thu nguồn mạch của ca dao truyền thống nhưng không hề lẫn vào ca dao. Ta vẫn thấy một sắc thái riêng biệt trong giọng điệu thơ Nguyễn Duy, có cái gì vừa êm ái vừa đi vào chiều sâu của sự suy tưởng.

Tiếp nối mạch cảm xúc từ trong ca dao khi viết về mẹ, người mẹ trong thơ Đồng Đức Bốn hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, tình tứ mang âm điệu ca dao:

Mẹ đi gánh nước giếng đình

Bỏ quên cái tình vào chiếc võng gai Bỏ quên vào những ban mai

Chiếc cầu bắc bởi hai quai yếm đào

(Con ơi)

Đó còn là người mẹ một đời giông bão với biết bao chịu đựng, hi sinh vì sự no ấm của các con:

Cả đời ra bể vào ngòi

Mẹ như cây lá giữa trời gió rung Cả đời buộc bụng thắt lưng

Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng

(Mẹ tôi)

Có thể thấy, gần gũi với người mẹ hết lòng hi sinh cho chồng con “Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương” trong thơ Nguyễn Duy, người mẹ trong thơ Đồng Đức Bốn là những đấng hi sinh hết mình cho chồng con. Người mẹ ấy luôn nhẫn nhịn, hi sinh, nén lòng vì sự bình an cho mái ấm gia đình, lam lũ, vất vả mà vẫn thầm lặng quên nỗi đau hướng về các con:

Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười

Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương Bát cơm và nắng chan sương

Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau

(Trở về với mẹ ta thôi)

Trong thơ Đồng Đức Bốn, mẹ cũng là hiện thân của quê hương, đất nước. Nhà thơ luôn khát khao trở về với mẹ, trở về với chốn yên bình, tĩnh lặng cho tâm hồn. Có thể nói, Trở về với mẹ ta thôi là những dòng nước

mắt khóc mẹ của một đứa con đứng tuổi, đã thấu hiểu lẽ đời và chiêm nghiệm ra rằng:

Trở về với mẹ ta thôi

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay

Trở về với mẹ ta thôi

Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ

Nhà thơ luôn tin rằng tình mẫu tử sẽ còn sống mãi, vượt qua mọi ranh giới âm dương, vượt qua mọi không gian, thời gian. Đồng Đức Bốn đã dựng lên bức tượng đài về người mẹ với những nét vẽ khắc chạm của người mẹ Việt Nam nghèo khó, lam lũ, hay lam hay làm, nhẫn nhịn, hi sinh tất cả vì con. Và vì vậy, tình mẹ đã trở thành bất tử và “nằm sâu trong trái tim anh”.

Với cảm xúc yêu thương chân thành sâu sắc từ tận đáy lòng những người con hiếu nghĩa, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã viết nên những vần thơ thật hay, thật xúc động và thấm thía về mẹ. Người mẹ trong thơ của họ thể hiện được những kế tục và cách tân của hai nhà thơ này đối với thơ ca truyền thống.

Bên cạnh hình tượng người mẹ, các nhà thơ cũng xây dựng hình ảnh người cha – trụ cột trong gia đình. Nguyễn Duy thể hiện niềm tự hào, yêu thương, khâm phục với người cha đã mang cả tuổi xuân dâng hiến cho cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương đất nước:

Ở đây có những người con

nửa đời Việt Bắc nửa đời Trường Sơn

(Người cha)

Thế nhưng, người cha anh dũng trong chiến đấu “Xả hết mình khi nước gặp tai ương” ấy lại thanh thản trở về sống với ruộng đồng, cây cỏ trong vườn khi được “Về làng”. Người cha lúc này mang nét đẹp bình dị, chất phác với

cuộc sống nghèo khó, lam lũ như bao người nông dân khác từ muôn đời nay. Có cái gì đó như xót đau, nghẹn đắng biết bao trước hình ảnh:

Cha ta cầm cuốc trên tay

Nhà ta xơ xác hơn ngày ta xưa Lưng còng bạc nắng thâm mưa Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì

Cái nghèo, cái đói cứ đeo đẳng người nông dân suốt bao đời. Thế nhưng, giữa cuộc sống còn nhiều gian nan, vất vả ấy, người cha “vẫn cười khì”, vẫn lạc quan tin tưởng, vui vẻ với cuộc sống nơi đồng ruộng làng quê:

Không răng… cha vẫn cười khì Giàu nghèo có số nghĩ chi cho buồn

(Về làng)

Cũng giống như Nguyễn Duy khi viết về người cha nông dân, Đồng Đức Bốn đã xây dựng hình ảnh người cha cần mẫn, lam lũ, hăng say với công việc để chăm lo cho gia đình. Người cha ấy hiện lên thật gần gũi, thân thương với tiếng lanh canh, lạch cạch của đôi bàn tay lao động thoăn thoắt:

Lanh canh, lạch cạch ngoài hiên Bố tôi đan chiếc trăng lên làm sàng

(Bố tôi)

Người cha cần mẫn với công việc đan vót ấy trở nên thật vĩ đại trong con mắt của Đồng Đức Bốn:

Lạ chưa chỉ một tay chiêu

Mà đập vỡ mặt trời chiều tháng ba

Và kết thúc bài “Bố tôi” là một âm điệu buồn mênh mang với hình ảnh “Tôi ra hứng gió vọng hồn bố tôi”. Người cha giờ đây đã không còn nữa, tất cả giờ chỉ là quá khứ, là kí ức về cha. “Viết về các đấng sinh thành, Đồng Đức Bốn không chỉ giản đơn dừng lại ở ngợi ca ân đức mà cái sâu sắc chính là sự thấu hiểu đến tận đáy lòng nỗi cực nhọc bần hàn của mẹ

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí