Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 8

Nói tới cảnh sắc đồng quê, ta không thể không kể tới sự góp mặt của những con vật gần gũi với người dân quê. Thế giới loài vật nơi làng quê khi thì là những con vật mang số kiếp long đong, thảm thương như một biểu tượng cho thân phận người dân quê, khi thì là những con vật ngộ nghĩnh đem lại những niềm vui nhỏ bé cho đời sống tâm hồn người dân quê.

Con cò và cánh cò từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa của người dân đất Việt. Nó lắng sâu vào đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân quê và hiện lên thật gần gũi, thân thương. Trong thơ Nguyễn Duy, ta vẫn thấy thân thuộc biết bao với cánh cò “bay lả bay la” từ những cánh đồng quê yêu dấu vào câu quan họ đằm thắm ân tình, rồi lại theo câu quan họ của những người bình dân đi ra chiến trường. Cánh cò chao nghiêng ấy mang theo cả bóng hình quê hương, giúp con người trở lại với những phút bình tâm, thảnh thơi để rồi lại vững tâm hơn khi vào trận đánh:

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non

Mà hương đồng cứ dập dờn trong mây

(Khúc dân ca I)

Với Nguyễn Duy, hình ảnh cánh cò trắng mãi là biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống mang bản sắc dân tộc của tâm hồn người Việt tần tảo, lam lũ mà trắng trong, tinh khiết. Chính vì vậy, cánh cò đã, đang và sẽ mãi là thi liệu truyền thống mang những giá trị trường tồn cùng năm tháng:

Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà

(Khúc dân ca II)

Đôi lúc trong thơ Nguyễn Duy ta lại bắt gặp hình ảnh cánh cò biển cùng những con sò, con ốc, con nghêu. Làm trắng “cả một bờ đại dương” nhưng cánh cò vẫn như cô đơn, lạc lõng trước sự đổi thay của thời cuộc. Đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

phải chăng cũng chính là tâm trạng của con người trước những biến thiên, dâu bể cuộc đời. Trước sự đổi mới của đất nước, bên cạnh niềm vui mừng hân hoan thì một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và mang nặng hồn quê như Nguyễn Duy sao tránh khỏi những phút giây lo sợ sự đổi mới ấy sẽ làm phai nhạt đi, mai một đi, thậm chí tàn lụi đi những giá trị truyền thống của văn hóa làng quê:

Mênh mông không một cánh buồm Toàn ghe gắn máy với xuồng đuôi tôm Đáy giăng, lưới quét, sóng chồm

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 8

Lấy ai làm bạn sớm hôm với cò

(Lời ru con cò biển)

Nguyễn Duy là nhà thơ đi nhiều. Vì vậy, có thể thấy sự góp mặt của nhiều loài vật trong khu vườn quê của ông - nơi những vùng đất mà nhà thơ có dịp đi qua. Đó là rừng Trường Sơn thời chiến rộn rã tiếng ve ngày hè, là vùng Đồng Tháp Mười trong mùa nước nổi với những bầy rắn, con cò mang đặc trưng riêng của một vùng đất phì nhiêu, trù phú…

Nếu Nguyễn Duy thường hướng về sự triết lí hóa khi khắc họa các loài vật thì Đồng Đức Bốn lại thiên về tâm trạng hóa. Trong thơ Đồng Đức Bốn ta vẫn thấy xuất hiện những con vật quen thuộc của chốn đồng quê bùn đất rơm rạ với cánh cò, cánh vạc… Thế nhưng, những con vật này đã hao hụt đi vẻ yên ả vốn có, thay vào đó là một số kiếp long đong, thảm thương:

Ngang trời tiếng vạc mảnh mai

Chém trăng đã đứt làm hai mảnh rồi

(Cái đêm em ở với chồng)

Hay như những con trâu, con bò hiền lành trong cơn lũ vỡ đê, phải chịu cảnh tang thương cùng với con người:

Trâu bò thất thểu long đong Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi

(Vỡ đê)

Bên cạnh hình ảnh những loài vật mang số kiếp long đong, lận đận của một hồn thơ đầy hoang mang, day dứt, luôn đi tìm cho mình những giá trị sống cao quý, ta còn thấy trong khu vườn quê Đồng Đức Bốn những con vật ngộ nghĩnh, thân thuộc mang lại niềm vui nhỏ bé cho đời sống tâm hồn người dân quê. Đó là hai chú cào cào gây xao xác cả một vùng cỏ dại: Tưởng rằng gió đến xôn xao/ Không ngờ hai chú cào cào đánh nhau (Viết ở bờ sông), là những loài chim hiền lành, thản nhiên bay nhảy như không hề biết đến một cuộc đời giông bão: Mỗi lần cỏ dại trên đê/ Chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng (Chuông chùa kêu trong mưa), là tiếng chim đánh thức niềm hi vọng: Ở trong những bụi gai tre/ Vẫn còn những tiếng chích chòe gọi mưa (Đi tìm lại những lời ru)… Thiên nhiên trong thơ Đồng Đức Bốn thường gắn với tâm trạng con người, gắn với cuộc sống nơi làng quê. Đó là những hình ảnh, âm thanh rất đỗi thân thương, quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng lại chất chứa bao tâm trạng suy nghĩ của một tâm hồn vốn bình dị mộc mạc nay sống giữa cuộc đời mới, những gì là đối cực của cuộc sống làng quê yên ả đang dần xâm lấn khiến nhà thơ hoang mang, mong tìm ra cho mình giá trị sống đích thực.

Đến với thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn chúng ta bắt gặp tầng tầng lớp lớp hình ảnh thân thuộc của làng quê. Tất cả đều được nhìn nhận bằng cảm quan quê mùa, bình dị, thuần hậu và cái tình của người trong cuộc. Vì thế, ta dễ dàng nhận thấy những hiện tượng tự nhiên như nắng, gió, trăng, sao không còn là cảnh sắc của đất trời nữa mà đã trở thành một phần máu thịt của tâm hồn con người, mang trong đó linh hồn dân tộc từ ngàn năm vọng lại.

Bầu trời quê với vầng trăng thơ mộng đã khơi nguồn cảm hứng cho tâm hồn của biết bao thi sĩ. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn yêu trăng bằng cả tấm lòng của một con người quê mùa thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Duy, vầng trăng quê trở nên lung linh, đẹp đẽ, huyền ảo và thanh bình biết bao:

Ô kìa đột ngột trăng lên

Trăng, trời, trăng láng bạc trên lá rừng

(Trăng)

Khi còn là người lính giữa đại ngàn Trường Sơn, ánh trăng đã không ít lần làm xao động tâm hồn thi sĩ, trở thành người tri âm tri kỉ với con người:

Tình cờ đó khéo giống đây Trăng kia cùng cánh võng này soi nhau

Đêm nay em anh ở đâu

Cứ nhìn trăng ấy – nhìn lâu thấy người

(Võng trăng)

Chính bởi yêu trăng, gắn bó thân thiết với trăng đến thế nên khi về sống giữa thành thị nơi ánh điện cửa gương, nhìn vầng trăng tình nghĩa một thời vẫn tròn đầy, vẹn nguyên, nhà thơ không khỏi nghĩ suy, day dứt về sự vững bền của những giá trị xưa cũ trước cuộc sống đô thị hóa hiện đại. Vì vậy, có thể nói Ánh trăng đã một lần nữa khẳng định bản chất “nhà quê” trong con người Nguyễn Duy. Yêu tha thiết đồng quê, nhà thơ đã ví bầu trời sao với chiếc “bánh đa rắc vừng”:

Nở bung hoa cải hoa cà

Trời sao như chiếc bánh đa rắc vừng

(Sao)

Đồng Đức Bốn cũng yêu trăng quê tha thiết. Trong một bài thơ viết khi xa xứ, tác giả mong ước được trở lại quê nhà để hòa mình vào vẻ đẹp của vầng trăng quê:

Đã đành ngang dọc sơn hà

Cũng nên về chốn quê nhà ngắm trăng Quê nhà chẳng có đâu bằng

Anh đi rất nhớ sao giăng trắng trời

(Đã đành ngang dọc sơn hà)

Thế nhưng, ta cũng thấy vầng trăng trong thơ Đồng Đức Bốn có sự biến hóa muôn hình vạn dạng, mang theo những cảm xúc, tâm trạng của con người. Đó là hình ảnh trăng với các biến thể: trăng gầy, trăng cong, trăng tròn, trăng khuyết, trăng vàng, trăng ngà… Tất cả đều gợi cho người đọc một cảm giác về sự cô đơn, lẻ loi hay đó cũng chính là tâm trạng và nỗi niềm của nhà thơ.

Bên cạnh hình ảnh trăng, ngọn gió đồng quê cũng được nhắc đến nhiều trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Những cơn gió mùa thu mát lành gợi nhớ đến một tuổi thơ êm đềm với những câu hát ru ngọt ngào của bà, của mẹ nay trở về trong những vần thơ đằm thắm của hai tác giả:

Gió mùa thu đẹp đêm rằm

Mẹ ru con, gió ru trăng sáng ngời Ru con, mẹ hát à ơi

Ru trăng, gió hát bằng lời cỏ cây

(Mùa thu – Nguyễn Duy) Hãy về đây với bến sông

Với tôi ở giữa cánh đồng heo may

(Hãy về đây với bến sông – Đồng Đức Bốn) Thế nhưng những ngọn gió quê mùa cũng có lúc mang đến cái giá lạnh,

xa xót trong lòng người. Nguyễn Duy cảm nhận sâu sắc cái cơ cực của đời người với cuộc sống quẩn quanh:

Gió làm cho nón đứt quai

Cho xuồng ba lá xoay hoài dưới mưa

(Mùa nước nổi)

Còn Đồng Đức Bốn thì cảm thấy lạnh giá cả cõi lòng trong “Cái đêm em ở với chồng”. Có thể nói, cái đêm gió mùa ấy đã trở thành một nỗi ám ảnh khắc gợi nỗi buồn, nỗi đau của thi sĩ:

Cái đêm hôm ấy gió mùa

Tơ nhện giăng đến cổng chùa thì tan

Cùng với gió, mưa cũng là hình ảnh đặc sắc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Những cơn mưa nơi rừng Trường Sơn dễ gợi nhớ, gợi buồn trong lòng người. Với Nguyễn Duy, giọt mưa đã trở thành “giọt nhớ”, “giọt mong”, mang theo những tâm tư, tình cảm của người lính nơi phương xa:

Mùa mưa gõ trống mái tăng

Lưới trời bủa trắng vây giăng cõi người Giọt nhớ cứ nhỏ nhẻ rơi

Giọt mong rả rích nhão lời tha hương

(Mưa)

Còn mưa trong thơ Đồng Đức Bốn mang theo nhiều sắc thái hình hài. Lúc là cơn mưa rào mùa hạ, gắn với kỉ niệm: “Chia tay một trận mưa rào/ Thấy gì ở phía ngôi sao bây giờ” (Chia tay một trận mưa rào), khi lại là cơn mưa giông: “Một ngày ở với mưa giông/ Đường đi chẳng có cầu vồng bắc qua” (Ở với mưa giông), hay cơn mưa mau: “Nhuộm buồn những hạt mưa mau/ Thành sao nở trắng vườn cau trước nhà” (Cuối cùng vẫn còn dòng sông). Thế nhưng, cơn mưa giữa nơi phố thị của Đồng Đức Bốn cũng quê đến kì lạ dưới cái nhìn, cái cảm đầy chân quê của nhà thơ:

Chiều trên phố Huế ra đi Mưa mùa đông cứ rù rì bên tôi

(Chiều mưa trên phố Huế)

Cơn mưa mùa đông “rù rì” ấy đã để lại những ấn tượng khó phai, khắc chạm trong tâm khảm của người thi sĩ nặng tình với đồng quê.

Sau cơn mưa là hình ảnh nắng quê trong trẻo, đẹp tươi. Cái nắng trong thơ Nguyễn Duy thật bình dị, mượt mà lại vô cùng đẹp đẽ:

Nắng se thành sợi dệt mành

(Nắng)

Nhưng đôi khi, đó là cái nắng chói chang lẫn với màu đất đỏ vì lửa đạn chiến tranh. Cái khắc nghiệt, gian khổ của cuộc chiến như càng được nhân lên trong màu nắng lửa:

Bom đào đất đỏ, đỏ au

Chói chang trưa nắng một màu lửa nung

(Đất đỏ - nước xanh)

Trong thơ Đồng Đức Bốn, cái nắng quê thường được đẩy tới mức tận cùng của sự nghiệt ngã. Đó là hình ảnh nắng với các sắc thái: nắng gắt, nắng tái nắng tê, nắng bơ phờ… làm nổi lên tâm trạng đau đáu, quay quắt những nỗi đau đời của con người quê cơ cực, chìm nổi. Thế nhưng, chính nhà thơ cũng nhận ra giá trị của chất quê trong cuộc sống hôm nay với những vần thơ triết lí mà cũng đầy dung dị, mộc mạc:

Nhà cao dẫu đến lưng trời Nếu không có cỏ cũng vơi sắc hồng

Huống chi cả một cánh đồng Nếu không mọc nắng thì không có gì

(Tôi từ ngõ nhỏ ra đi)

Như vậy, có thể thấy các hiện tượng tự nhiên trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều có những phút giây trong lành, êm ái, hiền dịu mang một tâm sự buồn man mác. Nhưng cũng có khi là sự dữ dội, là những phút giận dữ của thiên nhiên trong cảm nhận riêng của từng tác giả. Những hình ảnh thơ như thế thường gợi ra sự chìm nổi, nghiệt ngã của cuộc sống làng quê trong những ngày bom đạn thời chiến hay sự chen lấn, xô đẩy, xót xa của đời người thời hiện đại.

Con sông quê là một hình ảnh quen thuộc và phổ biến trong thơ ca khi viết về làng quê. Cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều tiếp thu nguồn thi liệu truyền thống này từ nền văn học dân tộc. Những dòng sông quê hương nơi mà họ đã sống hoặc đã từng đi qua đều để lại những ấn tượng khó phai

mờ. Nguyễn Duy khi đi qua mảnh đất xứ Huế mộng mơ đã bị hút hồn bởi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương:

Lan báo hỉ nở tình cờ

Bóng ngô đồng rụng xuống bờ Hương giang

(Nhớ bạn)

Con sông Mê-kông trong mùa nước lũ dữ dội và hùng vĩ nơi vùng đất Nam Bộ cũng được Nguyễn Duy nắm bắt và thể hiện trong thơ mình:

Sông Mê-kông đổ hồng hào Chạc ba nào biết rốn nào nông sâu

(Hàng Châu)

Mỗi dòng sông quê đều mang một vẻ đẹp riêng, một sắc thái riêng biệt, nhưng chúng đều được khắc họa bởi tấm lòng yêu quê, yêu cái đẹp làng quê của nhà thơ. Mỗi con sông quê khi đi vào thơ ca đều góp phần gợi ra cái không khí, quang cảnh làng quê nhưng cũng chứa đựng cả những tâm sự, băn khoăn day dứt của nhà thơ đồng quê trước sự chuyển mình của cuộc sống hiện đại.

Vênh vênh nửa nước nửa trời Bàn chân kim loại quậy sôi bến tàu

Soi mình úp mặt nông sâu

Long bong ngũ sắc váng dầu hoang mang

(Sông Cấm)

Đồng Đức Bốn viết nhiều về sông quê, cả những con sông mang danh cụ thể và những con sông không tên. Tất cả đều hiện lên đầy mĩ cảm và ngập tràn tâm trạng. Đó là dòng sông Thương mang nặng nỗi đau, nỗi buồn của con người:

Sông Thương như gỗ hóa trầm Mùi hương để vết tím bầm trên da Sông Thương từ buổi em xa

Tay anh quờ xuống hóa ra bị chàm

(Sông Thương)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023