Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 10

cha, chưa kịp hưởng một ngày thái lai thì đã vội vã giã từ cuộc sống dương thế” [42, tr. 61-62].

Qua những vần thơ viết về mẹ, về cha, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều bộc lộ những tình cảm yêu thương chân thành, lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Các nhà thơ đã xây dựng được hình ảnh của những người mẹ, người cha mang những nét đẹp truyền thống, mang bản sắc văn hóa của con người Việt Nam sống mãi cùng thời gian.

Một hình tượng khác cũng rất đặc sắc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là hình tượng người vợ và những tình cảm nhân bản, những dòng thơ nặng nghĩa tình mà các tác giả dành cho vợ.

Nguyễn Duy có hẳn một tập thơ “Vợ ơi” dành viết về vợ. Và người vợ trong thơ ông là hình ảnh người phụ nữ mang những nét đẹp truyền thống với cái chân chất, mộc mạc từ ngàn đời. Nguyễn Đức Thọ đã có nhận xét thật sâu sắc: “Có lẽ sau Tú Xương, tôi chưa thấy ai ca ngợi vợ tài như Nguyễn Duy. Thông thường thì làm thơ về tình yêu, về những người tình… nhà thơ nào cũng làm được cả. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có vô khối bài thơ tình tuyệt hay, còn về vợ thì từ xưa đến nay thì chỉ thấy văn tế và câu đối là có người làm hay, chứ rất ít người có thơ hay về vợ” [41]. Bằng tấm lòng yêu thương sâu sắc dành cho người vợ thân yêu của mình, Nguyễn Duy đã xây dựng thành công hình ảnh một người vợ với những phẩm chất truyền thống đáng quý của người phụ nữ Việt Nam hay lam hay làm, tần tảo, chịu thương chịu khó với “nghìn việc không tên” mà làm nên “cõi bình yên nhẹ nhàng” cho cả gia đình:

Thông thường thượng đế dong chơi Trần gian choang choác sự đời là em Nghìn tay nghìn việc không tên

Mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng

(Vợ ốm)

Nhà thơ cảm nhận sâu sắc những vất vả, hi sinh lớn lao của người vợ quê mùa. Vì chồng vì con, người vợ ấy phải “quanh năm tất bật”, phải “loay hoay” với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Cuộc sống vất vả với bao nỗi lo toan đã dần lấy đi nhan sắc và tuổi xuân của người vợ theo tháng năm. Nhà thơ xót xa biết bao trước mái tóc “bạc bạc dần” của người vợ yêu dấu:

Gót chân ăn vẹt bậc thềm Quanh năm tất bật đi tìm ngày xuân

Tóc loay hoay bạc bạc dần…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

(Mời vợ uống rượu)

Và để bày tỏ lòng tri ân với vợ, Nguyễn Duy đã trân trọng “mời vợ uống” rượu”:

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 10

Mỗi năm tết có một lần

Mời em li rượu tay nâng ngang mày

Dường như tết đến là dịp để nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn vô vàn với vợ mình. Chén rượu xuân mà Nguyễn Duy dành tặng cho vợ chứa đựng trong đó biết bao tình yêu thương và sự tri ân với người vợ giàu đức hi sinh.

Không viết nhiều về vợ như Nguyễn Duy nhưng ta vẫn nhận ra thấp thoáng trong thơ Đồng Đức Bốn bóng hình người phụ nữ dịu dàng, đảm đang truyền thống. Nhà thơ đã nhận ra vẻ đẹp của một người vợ đồng thời cũng là một người mẹ qua lời kể đầy tự hào của người cha về kỉ niệm thơ mộng của mẹ cha thuở trước:

Mẹ đi gánh nước giếng đình

Bỏ quên cái tình vào chiếc võng gai Bỏ quên vào những ban mai

Chiếc cầu bắc bởi hai quai yếm đào

(Con ơi)

Trên phông nền văn hóa miền Bắc, hình ảnh người mẹ lúc ấy khi tuổi mới đôi mươi hiện lên thật trong trẻo và duyên dáng.

Khác với Nguyễn Duy và nhiều nhà thơ khác, người vợ quê trong thơ Đồng Đức Bốn ít khi hiện lên với dáng vẻ cơ cực, vất vả mà thường mang vẻ đẹp quyến rũ lòng người. Vẻ đẹp ấy toát ra từ hình thể, là sự kết tinh từ thiên chức của người làm mẹ. Nhà thơ đã có những vần thơ rất hay ngợi ca cái mặn mà, đằm thắm, hấp dẫn của những người vợ, người mẹ một con:

Đúng là gái có một con

Để tôi ngơ ngẩn trông mòn mắt ra Chẳng thể nào dám đi xa

Gái một con cứ nhởn nha trong đầu

(Gái một con trông mòn con mắt)

Vẻ đẹp của người phụ nữ trong cái thiên chức làm vợ, làm mẹ đã được dân gian đúc kết trong nhiều câu ca dao, thành ngữ. Nói như vậy có thể thấy, Đồng Đức Bốn đã tiếp nối cái mạch truyền thống trong cách cảm cách nghĩ về vẻ đẹp con người. Nhưng đồng thời ta cũng thấy trong thơ anh cái mới mẻ, mạnh bạo của một nhà thơ quê sống giữa thời hiện đại.

Tóm lại, bằng tình cảm yêu thương chân thành xuất phát từ tận đáy lòng, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều có những vần thơ hay làm nên tên tuổi của mình khi viết về những người thân trong gia đình. Các nhà thơ đã xây dựng trong thơ mình hình ảnh những người mẹ, người cha, người vợ mang những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam với tình yêu vô vàn, lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc.

2.2.2. Về những chàng trai nơi thôn dã

Nói đến những con người của quê hương không thể bỏ quên hình ảnh của những anh trai làng ngộc nghệch đáng mến nơi thôn dã. Đó đều là những con người thực được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn khắc họa trong thơ.

Sống nhiều trong chiến tranh, Nguyễn Duy có điều kiện gần gũi hơn với những anh trai quê ngoài mặt trận. Người lính trong thơ Nguyễn Duy hiện lên thật chân thực, bình dị ngay từ xuất thân của mình. Họ đều là những người

con của làng quê ra đi chiến đấu, bỏ lại sau lưng là giếng nước, gốc đa cùng những người thân yêu và cả tuổi thanh xuân của mình. Từ những người con trai thật thà, chất phác của ruộng đồng, họ trở thành những anh hùng nồng nàn lí tưởng chiến đấu bảo vệ quê hương:

Ở đây có những người con Mang theo cái nõn nòn non lên rừng

(Người con trai)

Và trong những tháng ngày chiến đấu, người lính ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn với nỗi nhớ quê hương, gia đình và người yêu. Nhớ về quê hương là họ nhớ về chốn làng quê nghèo khó với “cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng” (Đò Lèn), là nhớ về thời trẻ với những vất vả gieo neo:

Tuổi trẻ anh áo nâu, chân đất bữa cháo, bữa khoai, đi cày và đi học bụng cồn cào con chữ chạy liêu xiêu

(Gửi về Lam Sơn)

Nhớ về quê hương là người lính nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm nơi quê nghèo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thế nhưng, đó cũng là nơi in bóng biết bao người thân thuộc để người lính nhớ mãi không quên trong suốt chặng đường hành quân:

Nơi ấy

nhá nhem giữa quên và nhớ đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ mây chiều hôm gánh gạo đưa ta

tất tưởi đường xa cầu vồng sáng đỏ

(Xó bếp)

Từ nỗi nhớ da diết về quê hương, gia đình ta thấy được tình yêu quê sâu sắc của người lính. Bên cạnh đó, người lính còn ngời sáng với vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Trong hoàn cảnh của cuộc chiến đấu gian khổ, những

người lính xích lại gần nhau hơn, sát cánh bên nhau trong chiến đấu, sinh hoạt. Tình đồng đội được xây dựng trên cơ sở của những người cùng lập trường, tư tưởng, cùng chí hướng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Người lính trong thơ Nguyễn Duy có sự quan tâm, chia sẻ hết sức đặc biệt. Họ luôn có sự cảm thông, yêu thương nhau bằng tình cảm gia đình ruột thịt. Người chiến sĩ đi vào chiến trường, gắn bó cuộc đời mình với đồng chí, đồng đội như “anh”, “em”. Họ có thể hiểu được nhau trong từng hành động, suy nghĩ để rồi sau những chặng đường hành quân mệt mỏi họ lại ru nhau trong từng giấc ngủ:

“Ngủ đi bạn, ngủ đi anh” “Ngủ đi bạn, ngủ đi em”

(Lời ru đồng đội)

Cuộc sống trong chiến tranh là vô cùng gian khổ. Thế nhưng, trước cái ác liệt của cuộc chiến, người lính vẫn thể hiện một lối sống tình nghĩa, chia sẻ cùng nhau những tâm tình:

Có người con gái tôi yêu Tiếc chưa kịp nói cái điều ấy thôi

Biết là em cũng yêu tôi

Cũng chưa kịp nói cái điều ấy ra

Đó còn là những người lính tràn đầy tinh thần lạc quan giữa khó khăn gian khổ. Đi vào nơi lửa đạn, đối mặt với cái chết nhưng người lính không hề sợ hãi mà vẫn luôn thể hiện niềm tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Giữa bom đạn khốc liệt, người lính vẫn tìm được cho mình những phút giây bình yên, thư thái cho tâm hồn. Và nguồn động viên lớn nhất với người lính có lẽ là những lá thư chứa đựng muôn vàn tình cảm của người thân nơi hậu phương. Sau trận chiến, người lính lại đem những lá thư ra đọc. Những phút giây ấy, người lính không còn bận tâm về trận đánh ác liệt vừa xảy ra hay trận

đận đánh sắp tới nữa. Lúc này, họ được trở về với con người thật, với những phút bình yên thật quý báu:

Khoái nào bằng phút ngả lưng mở trang thư dưới bóng rừng đu đưa

(Bầu trời vuông)

Chiến tranh mang lại bao nỗi đau, nỗi xót xa cho con người. Nó đã lấy đi tuổi xuân và xương máu của biết bao chàng trai. Thế nhưng, cũng đáng tự hào và vinh dự biết bao trước những người con anh hùng bất khuất ấy của quê hương.

Tuổi hai mươi trắng răng cười Trắng con đường Chín bạn tôi không về

(Giấc mộng trắng)

Tóm lại, có thể thấy hình ảnh người lính là một hình ảnh hết sức đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Duy. Nhà thơ đã xây dựng thành công bức chân dung về người lính mang những vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất cao quý của người lính Việt Nam truyền thống. Đó là những con người bình dị, chất phác với tình yêu quê hương, gia đình, với tình đồng chí, đồng đội sâu sắc và niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai.

Nguyễn Duy khắc họa hình ảnh người lính bằng cảm quan của người trong cuộc, còn với Đồng Đức Bốn, hình ảnh ấy lại thường hiện lên qua nỗi nhớ, kí ức của người thời bình. Khi được trực tiếp thăm nghĩa trang Trường Sơn, Đồng Đức Bốn như thấy mình được sống tiếp nối những nguồn sống cha anh của một thời oanh liệt hào hùng:

Bám tay vào tấm bia hoa

Bỗng nghe máu chảy sang ta dập dồn Thơm trong cỏ mộ hoàng hôn

Tiếng chân anh vượt Trường Sơn chẳng già

(Ở nghĩa trang Trường Sơn)

Thế mạnh của Đồng Đức Bốn là những vần thơ viết về cuộc sống đời thường với việc khắc họa hình ảnh những anh trai làng trong cuộc sống hôm nay – một cuộc sống hiện đại nhập nhòe mà văn minh đô thị đang tràn lấn về thôn quê:

Nhà quê có mấy trai tơ Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi

(Nhà quê)

Cũng có khi, với những vần thơ thật thà, trần trụi, Đồng Đức Bốn vẽ lên một cảnh quê kệch, ngộ nghĩnh lạ đời với hình ảnh những lão thợ cày đã không còn đủ ruộng đất để quanh năm cày cấy mà quay ra rượu chè rồi trút sự quẫn bách lên đầu nhau:

Ngả nghiêng mấy lão thợ cày Rượu say vác cả cối chày nện nhau

(Chờ đợi tháng ba)

Đến với thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, ta thấy các tác giả đều tập trung ngòi bút tìm về vẻ đẹp của những người trai làng từ ngàn xưa để có cái nhìn đúng đắn hơn về sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc tới cuộc sống thời đại. Những anh trai làng quê kệch, ngộc nghệch mà đáng mến là những hình ảnh đẹp, kết tinh từ những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn nhà thơ.

2.2.3. Về những cô gái quê, cô thôn nữ

Hình ảnh những cô gái quê, cô thôn nữ trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những hình ảnh đẹp. Đó là những con người chân lấm tay bùn, mang nét đẹp truyền thống của người con gái Việt Nam nơi đồng quê. Đó còn là những người tình mang tâm sự sâu lắng tha thiết của thi nhân.

Nguyễn Duy đi nhiều và ở bất cứ miền đất nào, nhà thơ cũng đều nhìn ra được bóng dáng thân thương của những cô thôn nữ. Ông phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của những cô thiếu nữ khắp mọi miền quê: từ những cô gái xứ đồng miền Bắc tới những cô gái miền Trung hay vùng đồng bằng

sông Cửu Long, từ cô gái xứ Thanh tới cô nữ sinh trường Đồng Khánh… Nguyễn Duy đã phát hiện ra ở họ vẻ đẹp duyên dáng e ấp của người con gái Việt Nam truyền thống.

“Em” trong thơ Nguyễn Duy mang vẻ đẹp thanh xuân, tươi trẻ, là hình ảnh gợi nhớ về một thời tuổi trẻ và quê hương yêu dấu:

Em thanh xuân như ngày xưa của anh

dưới sân trường có một viên sỏi xanh rất nhỏ anh cất giấu tuổi trẻ mình ở đó

(Gửi về Lam Sơn)

Nhà thơ như cảm thấy cuộc đời thêm đẹp tươi và tràn đầy sức sống kể từ khi có “em”. “Em” đã đến và làm cho cuộc sống này thêm ý nghĩa hơn. Thế mới biết tình yêu quả có sức mạnh vô biên và to lớn biết nhường nào:

Bộn bề công việc bấy lâu

hẹn nhau dành dụm cho nhau một chiều đường nào cũng lắm thương yêu

lối nào cũng đẹp rất nhiều lứa đôi

(Mưa trong nắng)

“Em” trong thơ Nguyễn Duy có khi lại là một người con gái “chợt qua đường” nhưng cũng đủ để nhà thơ nắm bắt và thể hiện được vẻ đẹp thanh tân, trong trẻo của “em”:

Người con gái chợt qua đường

Áo em mong mỏng màn sương núi đồi Chợt rơi lại một nụ cười

Và… sương rười rượi một trời phía sau

(Bất chợt)

Hình ảnh bóng hồng thoáng qua trong phút giây bất chợt đã để lại niềm xốn xang khó tả trong lòng thi nhân. Để rồi nhà thơ lại ao ước được gặp lại vẻ đẹp ấy vào mỗi buổi sớm mai:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí