Khổ mà tôi vẫn muốn yêu Đau mà tôi chẳng đặt điều cho ai
Ngẩn ngơ một mối tình gai Vẫn tin có một ban mai mỗi ngày
(Chuông chùa kêu trong mưa) Như đã thành một qui luật, trời ban cho thi sĩ cái tài thơ, được sống, được yêu bằng cảm xúc con người sâu sắc thì đồng thời cũng khiến họ phải đa đoan trong những mối tình, trầm mình trong những buồn khổ. Cảm hứng thơ khá đa dạng. Vui, người ta có thể làm thơ. Buồn, người ta cũng có thể làm thơ. Thế nhưng, những cảm xúc buồn khổ, nhớ thương tiếc nuối mênh mang lại thường sản sinh ra thơ, đặc biệt là thơ hay nhiều hơn cả. Tình yêu trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn ngoài sự cuồng nhiệt, say đắm còn có cả những hoang mang, đau đớn. Cõi lòng yêu thương của nhà thơ luôn quay quắt những nỗi đau đời. Nhiều khi là cả những thất vọng, u sầu vì sự lỡ làng. Về mặt này, cái tôi yêu thương của Đồng Đức Bốn rất gần với cái tôi lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính. Như một kẻ thất tình đi giữa đường thơ, những bài lục bát tình của Đồng Đức Bốn luôn chất chứa nỗi lòng của kẻ quê mùa chót đa mang những sầu muộn. Hình ảnh những người tình đẹp đấy nhưng xa xôi, thờ ơ khó tiếp cận đến lạ. Khi nói đến tình yêu và vẻ đẹp người phụ nữ, nhiều thi sĩ khác, đặc biệt là các thi sĩ phương Tây thường mượn hình ảnh hoa hồng đẹp nhưng lắm gai để diễn tả. Vẻ đẹp khiến người ta say mê nhưng cũng luôn phải e dè. Cùng một quan niệm như vậy, nhưng Đồng Đức Bốn lại mượn hình ảnh cây bồ kết lắm gai, chỉ có thể ngắm nhìn, đón nhận hương thơm chứ không thể
gần gũi. Hơn hết, bởi ông là nhà thơ quê Việt.
Em như bồ kết lắm gai
Mà hương vẫn để tóc ai gội đầu
(Cây bồ kết lắm gai)
Khát vọng yêu thương trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn lúc nào cũng sôi sục, cháy bỏng. Yêu thương hết mình, đốt cháy từng luồng cảm xúc, vậy mà Đồng Đức Bốn vẫn như chưa được thoả mãn. Những bóng hồng trong thơ ông luôn tỏ ra thờ ơ lãnh đạm, mang nặng tâm sự lỡ dở của nhà thơ.
Sỏi đá còn biết có đôi Sao em lại nỡ bỏ tôi thẫn thờ
(Ngõ nhỏ mưa dầm) Càng lỡ dở, đau khổ trong tình yêu, nhà thơ càng mong mình được theo đuổi tới tận cùng. Đó là cuộc đuổi bắt không đích đến của bao thi sĩ xưa nay. Những nỗi buồn Trong tình yêu ở thơ lục bát Đồng Đức Bốn được gợi hứng từ những hình bóng rất đặc biệt. Đó là những người gái quê đã sang sông, để lại cho nhà thơ nỗi buồn tận sâu thẳm tâm hồn. Những bài thơ tình xuất phát từ cảnh huống như thế trong thơ ca Việt Nam không ít. Nhưng thường, thi sĩ sẽ dừng cảm xúc khi người tình bỏ đi lấy chồng, yên bề gia thất. Còn Đồng Đức Bốn thì không, cảm xúc yêu thương trong ông còn day dứt, dai dẳng mãi. Không những thế, nỗi đau tình mỗi lúc còn được nhân lên nhiều hơn. Khi “em” đang ấm áp bên chồng cũng là lúc cõi lòng nhớ mong của người trai yêu đương đang lạnh giá, tái tê. Nhà thơ Phạm Tiến Duật khi còn sống từng nhận xét về thơ Đồng Đức Bốn như thế này: “Đó là cây bút tài hoa, một cá tính mạnh mẽ, nổi bật của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Ngang tàng, quyết liệt bất cần. Cái mạnh mẽ nhiều khi làm cho nhà thơ trở thành một kẻ cục tính, phát khùng khi không có lối thoát, khi khát khao dâng lên đến cháy bỏng” (7). Có mấy ai
Có thể bạn quan tâm!
- Người Quê, Tình Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy Và Đồng Đức Bốn
- Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 12
- Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 13
- Ngôn Ngữ Và Chất Đồng Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn.
- Cách Nói Quê, Lề Lối Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn- Một Sản Phẩm Kết Tinh Từ Chất Đồng Quê.
- Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 17
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
thẳng thắn, liều lĩnh như Đồng Đức Bốn:
Xa một ngày hơn triệu mùa đông Em bỏ chồng về ở với tôi không Nỗi nhớ cồn cào như biển
(Em bỏ chồng về ở với tôi không) Những vần thơ tự do thể hiện khá đạt cá tính, cảm xúc của nhà thơ. Sự táo tợn của Đồng Đức Bốn xuất phát từ trong bản chất thật thà, ít nhiều có phần
cục mịch của anh chàng nhà quê chân đất. Điều này được thể hiện khá sâu sắc qua những bài lục bát sâu lắng.
Xui mãi gái chẳng bỏ chồng Đành về ăn vạ cánh đồng heo may
(Nhớ nàng)
Thế đấy, thi sĩ Đồng Đức Bốn trong tình yêu là người ấm áp quê mùa mà ngang tàng, lều lĩnh. Đó là hệ quả tất yếu của cuộc gặp gỡ giữa những giá trị đồng quê với đời sống hiện đại mới mẻ và cá tính riêng của một con người. Ông sẵn sàng “bán sạch cửa nhà” để đuổi theo ước vọng tình yêu. Bởi nhà thơ hiểu rõ, “em” và tình yêu là lẽ sống, là nguồn cảm hứng dồi dào cho lục bát của mình.
Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã tìm đến và thể hiện khá thành công hình ảnh những người phụ nữ trong thơ lục bát của hai ông. Đó là những gì rất đặc sắc, rất đáng ghi nhận và đã được người đọc yêu mến, đón nhận. Tuy nhiên, nếu thế giới người quê, tình quê trong thơ lục bát của họ chỉ dừng lại ở đó thì quả là còn đơn điệu. Bên cạnh những người phụ nữ cùng tình cảm rất quê kia, chúng ta còn thấy rất nhiều hình ảnh những người đàn ông, những người con trai bình dân khác. Đó là những người cha, người anh, lão nông, anh trai làng ở chốn quê kệch.
Đi trong lửa đạn chiến tranh, Nguyễn Duy cảm mến, khâm phục hình ảnh những người cha, người anh, người lính đang quên mình vì quê hương, đất nước. Cả đời gian khó trong chiến trận, “dãi nắng dầm mưa” vì tổ quốc.
Ở đây có những người con
Nửa đời Việt Bắc nửa đời Trường Sơn Đã từng măng củ thay cơm
Bây giờ rau dớn rau môn lại từng
(Người cha)
Nguyễn Duy cũng dành một nỗi lòng mến yêu vô bờ dành cho người cha của riêng mình. Bài thơ Về làng ông làm tặng cha ông và những người dân quê ông. Hình ảnh người cha đầy ấn tượng trở đi trở lại trong bài thơ này.
Người cha hiền hậu, giản dị, xuề xoà và ấm áp tình thương con. Trong những cơ cực của đời người vẫn vui vẻ, dễ dãi. Giống như nhiều người quê khác, người cha nhà thơ cũng thật thà, yêu cuộc sống, tin tưởng vào cuộc sống. Đôi khi còn rất duy tâm tin vào số mệnh:
Đường làng cây cỏ lưa thưa Thanh bình từ ấy sao chưa có gì Không răng…cha vẫn cười khì
Giàu nghèo có số nghĩ chi cho buồn
Đồng Đức Bốn làm thơ khi người cha của ông đã khuất núi. Người cha trong thơ lục bát của nhà thơ chỉ còn là những dư ảnh hiện về trong trí nhớ nhà thơ. Một người cha luôn hăng say lao động, miệt mài, bền bỉ làm những công việc quen thuộc của người dân quê mùa. Trong từng việc làm, người cha gửi vào đó cả những trải nghiệm, cả hồn quê để tạo nên sự khéo léo của đôi tay.
Có bao nhiêu những say sưa
Bố tôi bắt gẫy nắng mưa trưa chiều Lạ chưa chỉ một tay chiêu
Mà đập vỡ mặt trời chiều tháng ba
(Bố tôi)
Sau hình ảnh người cha quê thương mến là hình ảnh những anh trai làng ngộc nghệch, đáng mến. Đó đều là những con người thực được nhà thơ khắc hoạ tự nhiên trong thơ. Sống nhiều trong chiến tranh, Nguyễn Duy gần gũi hơn với những anh trai quê ngoài trận địa. Họ ra đi chiến đấu, bỏ lại phía sau giếng nước, gốc đa, người thân cùng quãng đời thanh xuân. Từ những người trai thật thà, chất phác, họ đã trở thành những con người anh hùng, nồng nàn lí tưởng.
Ở đây có những người con Mang theo cái nõn nòn non lên rừng
(Người con trai)
Họ còn là những con người có lối sống rất tình nghĩa. Giữa những trận đánh, trong sự hoành hành của căn bệnh sốt rét rừng, họ vẫn chia sẻ cùng nhau những tâm tình.
Có người con gái tôi yêu Tiếc chưa kịp nói cái điều ấy thôi
Biết là em cũng yêu tôi Cũng chưa kịp nói cái điều ấy ra
Chiến tranh khắc nghiệt khong trừ bất cứ một ai. Cái điều dang dở kia mãi là dở dang, thành điều tiếc nuối, đau xót muôn đời. Cái bi và cái hùng của người lính trận đã hoà quyện mà tạo nên chất yêng hùng.
Sốt cơn ác tính chín da Chiều hôm sau bạn tôi qua đời rồi Đung đưa cánh võng không người
Treo trong không khí một lời dở dang
(Người đang yêu) Họ là những người trai quê, những người lính, là bạn quê, bạn chiến đấu của nhà thơ. Có những người ra đi mãi mãi không trở về. Tuổi xuân, giọt máu, xương thịt đã hoà cùng sức sống của quê hương đất nước. Đó là nỗi đau, sự xót xa nhưng cũng là niềm tự hào, vinh dự của những làng quê nghèo khó
mà anh hùng bất khuất.
Tuổi hai mươi trắng răng cười Trắng con đường chín bạn tôi không về
(Giấc mộng trắng)
Nếu hình ảnh những người trai thời chiến đi vào thơ lục bát Nguyễn Duy là những sự việc vừa diễn ra, được khắc hoạ nóng hổi bằng cảm quan của người trong cuộc thì hình ảnh ấy trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn lại thường hiện lên qua kí ức, nỗi nhớ của người thời bình. Tuy cùng trang lứa, cùng đi qua lửa đạn chiến tranh nhưng Nguyễn Duy làm thơ sớm, là cây bút trẻ đầy tiềm năng của thơ ca chống Mỹ, còn Đồng Đức Bốn là nhà thơ của cuộc sống hôm nay. Khi Nguyễn Duy đã thành danh thì Đồng Đức Bốn mới chập chững bước vào làng thơ. Những hình ảnh một thời đã lùi xa vào dĩ vãng, ắt hẳn chỉ
có thể hiện lên qua kí ức xa xôi của con người giàu ân tình trong cuộc sống hiện tại.
Thăm nghĩa trang Trường Sơn, Đồng Đức Bốn thấy mình như được sống tiếp nối những nguồn sống của một thời oanh liệt. Cái thời xưa mà không cũ.
Bám tay vào tấm bia hoa
Bỗng nghe máu chảy sang ta dập dồn Thơm trong cỏ mộ hoàng hôn
Tiếng chân anh vượt Trường Sơn chẳng già
(Ở nghĩa trang Trường Sơn) Thế mạnh của Đồng Đức Bốn không phải là làm thơ lục bát về chiến tranh. Những vần thơ hay, ấn tượng hơn cả của nhà thơ là những vần lục bát về cuộc sống đời thường. Chính vì thế, Đồng Đức Bốn tỏ ra thành công, đặc sắc hơn khi đi vào khắc hoạ hình ảnh những anh trai làng trong cuộc sống
hôm nay. Những hình ảnh nhiều khi thật thà, trần trụi mà vẫn giàu chất thơ.
Nhà quê có mấy trai tơ Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi
(Nhà quê)
Đôi khi lại là cảnh quê kệch, ngộ nghĩnh lạ đời:
Ngả nghiêng mấy lão thợ cày Rượu say vác cả cối chày nện nhau
(Chờ đợi tháng ba) Làng quê Việt Nam và những tình cảm ấm áp tình người trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn hiện lên qua nhiều hình ảnh con người khác. Đó là bà bán nước đầu làng, người hát rong, người ăn mày, cô hàng xén, những ông lã quê mùa bình tâm giản dị…Tất cả đã hợp lại để tạo nên bức tranh quê gần gũi, thân thương. Họ là những con người của các miền quê, các xứ đồng trên khắp dải đất Việt Nam. Gương mặt họ, dáng hình họ là những gì đặc trưng của quê hương Việt. Tất cả những con người ấy đều được
khắc hoạ bằng tấm lòng và chất đồng quê thấm sâu trong tâm hồn thi sĩ.
Bên cạnh những điểm tương đồng, chúng ta có thể thấy một số điểm khác nhau khá rõ ràng khi thể hiện tình quê, người quê trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Cơ bản có thể thấy như sau:
Khi khắc hoạ con người, tình người quê mùa, Đồng Đức Bốn thường ấn tượng sâu sắc với những con người xứ Bắc. Đôi lúc có xuất hiện hình ảnh những con người của các miền đất khác nhau nhưng đa phần đều được khắc hoạ mang đậm tính cách, bóng dáng con người quê Bắc. Còn Nguyễn Duy tỏ ra đa dạng, linh hoạt hơn. Thơ lục bát của ông có gương mặt của những con người ở các vùng quê Bắc (Đây cũng là những hình ảnh phổ biến), bên cạnh đó còn có bóng dáng của con người các vùng quê khác như xứ Huế thơ mộng, Đà Lạt nên thơ, hay vùng Châu Đốc, Đồng Tháp Mười, An Giang…Mỗi miền quê, mỗi con người lại hiện lên mang một sắc màu, đặc trưng rất riêng.
Một điều nữa, thời điểm bước vào làng thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là khác nhau, do vậy, thế giới quê mùa trong thơ ca của họ sẽ không thể giống nhau. Nguyễn Duy thiên về khắc hoạ, thể hiện những gì thuộc về thời chiến. Đồng Đức Bốn lại thiên về những cảm quan quen thuộc trong cuộc sống đời thường. Dĩ nhiên, sự phân định này chỉ có tính tương đối.
Đọc thơ lục bát Nguyễn Duy, chúng ta thường cảm nhận và liên tưởng đến những cảm xúc êm ái, mượt mà, có da diết, băn khoăn thì cũng rất nhẹ nhàng. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn lại mang lại những cảm giác bất ổn, day dứt, khắc khoải sâu đậm về cuộc sồng hiện tại. Nhiều khi, dòng cảm xúc trong thơ trở nên quằn quại, đau đáu không ngờ. Trong thơ Đồng Đức Bốn, chúng ta luôn thấy một cái “tôi” đang cố vẫy vùng mong thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Nhưng trớ trêu thay, nhà thơ càng vùng vẫy thì lại càng chìm sâu hơn vào nỗi đời lận đận, nổi nênh. Mà nếu có thoát ra được, hẳn chính nhà thơ cũng phải nuối tiếc, vì ông vừa cố giãy ra khỏi những giá trị làm nên đời thơ của chính mình.
Có thể nói, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những đại diện tiêu biểu cho thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Đọc thơ họ, chúng ta như được tắm mình trong những giá trị quí báu của thơ ca dân tộc. Những giá trị khởi phát từ chính
cuộc sống giản dị, đời thường. Là những đứa con quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã đóng góp vào làng thơ nước nhà những giá trị thơ đặc sắc, tinh tuý của mình. Tiếp tục thổi lên nguồn sống mãnh liệt ngàn đời chảy xuyên qua các thế hệ của dân tộc.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH THỊ VÀ ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI QUA THƠ LỤC BÁT NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN
Một trong những điều cần quan tâm để có thể thấy rõ đặc điểm thơ lục bát đồng quê mỗi thời là mối quan hệ giữa thành thị và đồng quê. Sự chi phối của mối quan hệ này tác động không nhỏ tới thế giới thơ của từng tác giả, thậm chí là tới thơ ca của cả một giai đoạn nào đó.
Phải thấy rằng, như đã thành truyền thống từ chủ nghĩa lãng mạn, thơ ca đồng quê thường có sự đối lập, thậm chí là tương phản thẩm mĩ giữa đô thị và thiên nhiên, đô thị và đồng quê. Truyền thống mĩ học ấy được kế thừa khá rõ trong thơ ca Việt Nam về sau này. Tuy nhiên, bên cạnh những tiếp nối ấy, có những khác biệt, biến thái cho thấy rất rõ dấu ấn của thời đại và hương sắc riêng của thơ ca từng thời. Thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những hiện tượng khá tiêu biểu cho thấy bước đi của thơ lục bát đồng quê trong cuộc sống hôm nay.
Trong thế giới thơ Nguyễn Bính và nhiều tác giả cùng thời, sự đối lập, tương phản thẩm mĩ giữa thiên nhiên thành thị là khá rõ. Với họ, sự xâm nhập của những giá trị mang tính chất hiện đại của thành thị là những gì làm mai một đi cái chất quê mùa đáng quí của những con người đồng ruộng chân lấm tay bùn. Nguyễn Bính từng xót xa trước sự thay đổi cách sống, cách nghĩ của cô gái quê khi đi tỉnh về. Cái chất đồng quê vốn làm nên vẻ đẹp giản dị vốn có của những cô thôn nữ nay đã bị mai một đi bởi tác động của lối sống thị thành:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình thương nhau
Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều