Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay - 1


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC


NGUYỄN THỊ HÀ


TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 9 22 01 21


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Ngô Văn Giá

2. PGS.TS. Lê Tú Anh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án rò ràng, trung thực, chưa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nội dung cam đoan trên.


Thanh Hóa, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận án Nguyễn Thị Hà


LỜI CẢM ƠN


Qua gần 6 năm học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa, đến nay, NCS đã hoàn thành luận án với tên đề tài “Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay”.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa học Xã hội trường Đại học Hồng Đức. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Văn Giá và PGS.TS. Lê Tú Anh – những thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi kỹ năng, phương pháp nghiên cứu, cung cấp nhiều tài liệu chuyên môn quý giá, giúp tôi hoàn thành luận án và dần hoàn thiện kiến thức chuyên ngành tôi đang theo đuổi.

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa luôn quan tâm và tạo điều kiện thời gian giúp tôi hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất.

Tôi vô cùng biết ơn gia đình hai bên nội, ngoại đã luôn ở bên khích lệ, động viên và tin tưởng con đường học tập, nghiên cứu mà tôi lựa chọn.

Do một số hạn chế nhất định, Luận án chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hướng nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án Nguyễn Thị Hà


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT



TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Nhà xuất bản

Nxb

2

Thành phố

TP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay - 1


MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Đóng góp mới của luận án 4

6. Bố cục của luận án 5

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1. Toát yếu thể loại tản văn 6

1.1.1. Khái niệm “tản văn” 6

1.1.2. Đặc điểm của tản văn 15

1.2. Các nghiên cứu về tản văn và tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 19

1.2.1. Nghiên cứu lý thuyết thể loại tản văn ở Việt Nam 19

1.2.2. Nghiên cứu về tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 23

Tiểu kết 28

Chương 2. SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 29

2.1. Điều kiện chi phối sự vận động và phát triển của tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 29

2.1.1. Điều kiện khách quan 29

2.1.2. Điều kiện nội tại 34

2.2. Các chặng vận động của tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 37

2.2.1. Tản văn từ 1986 đến hết thế kỉ XX 38

2.2.2. Tản văn từ đầu thế kỉ XXI đến nay 42

2.3. Các xu hướng tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 48

2.3.1. Xu hướng trữ tình 49

2.3.2. Xu hướng tự sự 53

2.3.3. Xu hướng chính luận 56

Tiểu kết 58

Chương 3. CÁI TÔI TÁC GIẢ VÀ BỨC TRANH ĐỜI SỐNG TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 60

3.1. Cái tôi tác giả 60

3.1.1. Cái tôi tự biểu hiện 62

3.1.2. Cái tôi tham dự đời sống xã hội 67

3.1.3. Cái tôi suy tư văn hóa 71

3.2. Bức tranh thế giới 74

3.2.1. Bức tranh sinh thái 75

3.2.2. Bức tranh xã hội 81

3.2.3. Bức tranh văn hóa 90

Tiểu kết 99

Chương 4. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 101

4.1. Kết cấu của tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 101

4.1.1. Cách tổ chức, sắp xếp các chi tiết, hình ảnh trong tản văn 101

4.1.2. Kết cấu tự do, linh hoạt 109

4.2. Ngôn ngữ trong tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 112

4.2.1. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ, phương ngữ 112

4.2.2. Ngôn ngữ mang tính thông tấn, báo chí 118

4.2.3. Ngôn ngữ mang tính chính luận 121

4.2.4. Ngôn ngữ mạng 126

4.3. Giọng điệu trong tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay 130

4.3.1. Giọng điệu trữ tình 131

4.3.2. Giọng điệu suy tư, triết luận 135

4.3.3. Giọng điệu hài hước, giễu nhại 138

4.3.4. Kết hợp và chuyển đổi giọng điệu linh hoạt 142

Tiểu kết 144

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 160

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tản văn là thể loại có mặt ngay từ những chặng đầu của văn học hiện đại Việt Nam. Từ thập kỉ thứ hai của thế kỷ XX, các tác phẩm tản văn của Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác, Đạm Phương... đã được độc giả yêu thích và đón nhận như nhiều thể loại văn xuôi hiện đại đang được định hình. So với các thể loại văn học khác, tản văn xuất hiện sớm và đã có những bước phát triển ghi dấu ấn trong đời sống văn học, góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và thành tựu phong phú của nền văn học Việt Nam. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1986, với những chuyển biến mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và văn học nói chung, thể tản văn đã có nhiều chuyển động đáng kể. Bối cảnh xã hội mới đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện nhiều phong cách tản văn mới mẻ, độc đáo và hấp dẫn. Tản văn từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX được coi là thời kỳ khởi sắc; từ đầu thế kỷ XXI đến nay được coi là thời kỳ bùng nổ, là “thời của tản văn”. Với tư cách là một thể văn xuôi quan trọng trong nền văn học hiện đại, tản văn từ năm 1986 đến nay đã góp phần đáng kể vào việc dân chủ hóa nền văn học Việt Nam. Nói cách khác, tản văn có vai trò không nhỏ trong việc kiến tạo diện mạo của văn học Việt Nam thời kì từ sau Đổi mới. Vì vậy, việc nghiên cứu tản văn Việt Nam từ năm 1986 đến nay không chỉ giúp người nghiên cứu nhìn nhận đầy đủ hơn về diện mạo của chính nó, mà còn góp phần xác định được đặc điểm, xu hướng vận động và những thành tựu của văn học trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.

1.2. Đã có một thời, tản văn được cho là những chuyện lan man, chỉ dành cho các cây bút nghiệp dư và những nhà văn không chuyên nên dễ dàng bị rơi vào quên lãng. Thực tế, tản văn là những sáng tác văn học có nội dung đời sống phong phú, cách thể hiện đa dạng, hiện đang được nhiều người viết, người đọc ưa thích và lựa chọn. Sự nở rộ của tản văn từ sau năm 1986 đến nay tạo nên nhiều đổi thay trong nhận thức về thể loại và vị thế của nó trong nền văn học. Nghiên cứu tản văn Việt Nam thời kỳ này, người viết có điều kiện nhận thức sâu sắc hơn về bản chất

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí