Cách Nói Quê, Lề Lối Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn- Một Sản Phẩm Kết Tinh Từ Chất Đồng Quê.

Có thương thuyền giữa sông trôi lững lờ

(Chợ Thương- Đồng Đức Bốn)

Có lúc, cách xưng hô lại gợi lên sự vui đùa tếu táo: Mình-ta, tao- mày đầy suồng sã, bỗ bã, thân mật.

Mình vô tư với ta đi

Vô tư nên chẳng cần chi nhiều lời

(Vô tư- Nguyễn Duy)

Giang hồ ở khắp mọi nơi Mày là cỏ dại suốt đời lang thang

Tao như một ngọn gió hoang Về đây hát khúc tình tang quê mùa

(Nói chuyện với những cây cỏ dại- Đồng Đức Bốn)

Cách xưng hô còn gợi ra sự tình tứ, mượt mà trong mối quan hệ giữa người với người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Người dưng người ở đâu về

Đi cùng ta một chuyến đi xuồng đầy

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 16

(Xuồng đầy- Nguyễn Duy) Chưa về đò đã nhẹ sang

Anh cầm tiếng sóng biết bàn tay em

(Đêm sông Cầu- Đồng Đức Bốn) Đặc biệt, đại từ tôi được Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn sử dụng nhiều lần trong thơ lục bát. Đây cũng là đại từ được sử dụng nhiều trong thơ ca hiện đại, khi ý thức của cái “tôi cá nhân” ngày càng được khẳng định, thi sĩ được thoả thích bay lượn trong thế giới của cái tôi riêng tư. Từ ý thức về vai trò cá nhân dẫn đến ý thức về cách xưng hô là một quá trình và là sự tất yếu. Trong

đời sống hàng ngày, đại từ tôi cũng được sử dụng ngày một phổ biến hơn.

Xét riêng về số lượng, số lần xưng tôi trong thơ lục bát Nguyễn Duy chiếm tỉ lệ ít hơn trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Trong Tuyển tập sáu và tám, chỉ có 10 bài trên tổng số 99 bài lục bát có sử dụng đại từ tôi. Là cái tôi vừa bước ra từ cái ta chung của cuộc chiến đấu, của thời đại, cho nên mỗi lần cần khẳng

định ý thức, tâm hồn riêng tư, Nguyễn Duy hay sử dụng hơn các đại từ như ta, mình. Xưng ta, mình cũng mang ý nghĩa khẳng định về ý thức riêng của con người nhà thơ. Vậy nhưng, xưng ta, mình có phần chung hơn, khiêm tốn hơn khi xưng tôi. Cũng ở tập thơ trên, có tới 37/ 99 bài lục bát sử dụng đại từ mình, ta. Trong số đó, đại từ ta lại được sử dùng nhiều hơn hẳn. Và khi cần, cái ta sẵn sàng trở về với cái mình rất bình dị, khiêm nhường.

Thôi ta về với mình thôi Chân trời đành để chim trời nó bay

(Đường xa)

Cái cách xưng tôi của Nguyễn Duy thanh bình, nhẹ nhàng, có vương chút bụi đời nhưng chưa nổi cộm, ngang tàng như Đồng Đức Bốn.

Tôi mê người lắm người ơi Cái tai thì cạn cuộc đời thì sâu

(Đàn bầu)

Đồng Đức Bốn xưng tôi trong thơ lục bát nhiều hơn Nguyễn Duy. Đa phần các bài thơ lục bát của ông đều sử dụng đại từ này. Mỗi lần nhà thơ xưng tôi là một lần chúng ta thấy rõ hơn về một con người cá nhân chịu nhiều thăng trầm, chìm nổi trong cuộc đời. Sống trong đời sống của hiện thực đời thường, ý thức về cái tôi của người ta dễ trở nên nổi bật hơn. Ngay cả với Nguyễn Duy, sau chiến tranh, số bài lục bát sử dụng đại từ tôi nhiều gấp đôi số bài nhà thơ sáng tác trước đó. Đồng Đức Bốn làm thơ trong tư thế, tâm tình của con người hiện đại. Cuộc sống xô bồ với những luồng tư tưởng mới, cơ chế mới. Vì vậy, cái tôi trong thơ ông hiện lên rất rõ nét, có góc có cạnh.

Hiểu tôi là ngọn núi cao Thương tôi là một ngôi sao cuối trời

(Tôi viết tặng tôi)

Tôi vừa lo được miếng cơm Thì mất tí lửa tí rơm gầy lò

(Đời tôi)

Cách xưng hô trong thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã cho thấy rất rõ tính khẩu ngữ và gần gũi thơ ca dân gian. Mặc dầu vậy, cách xưng hô của họ vẫn giàu chất thơ và là những sản phẩm cá nhân mang đậm dấu ấn sáng tạo, thể hiện cách cảm, cách nghĩ của con người hiện đại.

Những thán từ, tình thái từ được sử dụng nhiều trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn thêm lần nữa khẳng định tính khẩu ngữ và tiếp nối ca dao của thơ ca hai nhà thơ này. Như tiếng nói hàng ngày, Nguyễn Duy bất ngờ, bồi hồi thốt lên khi thấy vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mĩ:

Ô kìa đột ngột trăng lên

Trăng, trời, trăng láng bạc trên lá rừng

(Trăng) Chao…đêm đẹp biết chừng nào

Vẫn xin em chớ làm sao giữa trời

(Ca dao vọng về 2)

Đó là tiếng thốt, tiếng lòng của một con người sống nhiều nơi dân dã. Phải là một con người quê mùa thực sự mới có thể bộc trực, mở lòng mà biểu hiện cảm xúc của mình mãnh liệt như vậy. Đồng Đức Bốn cũng đâu có chịu kém cạnh, các thán từ được nhà thơ sử dụng cũng thật tự nhiên, quen thuộc. Nó là cách cảm, là tâm sự, nỗi lòng nhà thơ trước cuộc đời.

Ối mẹ ơi đê vỡ rồi

Đồng ta trắng xoá cả trời nước trong

(Vỡ đê)

Các tình thái từ cũng làm cho thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn trở nên tự nhiên, đáng mến hơn. Đó là những tình thái từ như sao, , với…được sử dụng khá linh hoạt trong từng ngữ cảnh cụ thể.

Thịt xương xưa hoá đất rồi Nợ xưa còn để nặng đời sau ư?

(Chi Lăng- Nguyễn Duy) Em ơi phố Nối mưa rào

Đường đi nước đã ngập cao mất rồi

(Phố Nối mưa rào- Đồng Đức Bốn) Là những nhà thơ đồng quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không ngại đưa vào thơ mình những địa danh quê Việt. Một phần nào đó, những địa danh ấy làm nổi rõ hơn tâm hồn, ngôn ngữ làng quê trong thơ họ. Trong ca dao, chúng ta thấy rằng, những địa danh xuất hiện cũng khá nhiều. Mỗi địa danh thường gợi lên một vẻ đẹp, một đặc trưng của miền đất nào đó. Chẳng hạn, vẻ

đẹp của vùng đất Lạng Sơn:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị đứng chờ đợi ai

Hay thiên nhiên giàu đẹp, trù phú của vùng Đồng Tháp Mười:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm

Những địa danh trong ca dao nhiều nhưng ít khi mang tính cá thể hoá trong sự miêu tả. Nó thường nghiêng hơn về tính phiếm chỉ. Vì vậy, trong ca dao vẫn thường có sự chuyển đổi địa danh. Xung quanh một địa danh được nhắc tới trong ca dao, có thể có nhiều địa danh khác có khả năng thay thế mà nội dung bài ca dao vẫn phù hợp. Trong văn học viết nói chung, trường hợp chuyển đổi địa danh là không có. Mỗi tên đất, tên làng, tên ngọn núi, con sông được nhắc tới trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn luôn gắn liền với nỗi nhớ niềm thương và tự hào về quê hương, đất nước. Trong cuộc sống hiện đại, khi nhiều người tỏ ra sợ bị người ta chê là quê mùa thì lòng tự hào về gốc gác quê mùa của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là tấm lòng đáng quí. Những địa danh trong thơ lục bát Nguyễn Duy nhiều khi nhắc nhớ về nỗi đau và sự hào hùng của thời lửa đạn đã qua. Tâm sự ấy cứ in sâu, lan toả trong tâm hồn nhà thơ. Ngắm đất, ngắm cảnh, ông chiêm nghiệm một điều:

Những vẻ đẹp của cuộc sống hôm nay chính là sự nối tiếp của của những gì đã qua đi nhưng còn lẩn quất.

Cồn Tiên áo trắng qua cầu

Bạn tôi nằm dưới trắng phau Đông Hà

(Giấc mộng trắng)

Nói về đặc trưng của vùng đất xứ Lạng, cách nói của Nguyễn Duy đậm chất ca dao nhưng vẫn in dấu sâu sắc dấu ấn của văn học hiện đại. Cảnh mua bán ở vùng đất cửa khẩu vốn dĩ đã nhộn nhịp từ lâu. Ấy nhưng nó lại được miêu tả rất lạ, rất sắc và có cả những cảm xúc rất riêng tư của nhà thơ. Và cái cảnh này, cảnh “bán bán buôn buôn tít mù” thì chỉ ở cuộc sống hôm nay, ở thơ lục bát Nguyễn Duy mới dặc sắc đến vậy.

Đồng Đăng…Ải Khẩu…Bằng Tường… Chợ trời bán bán buôn buôn tít mù

Ta đầy một bị ưu tư

Giá như cũng bán được như bán hàng

(Lạng Sơn, 1989)

Đồng Đức Bốn khi về thăm Hội Lim lại mang theo tâm trạng bâng khuâng. Những vần thơ cứ như tiếng lòng bồi hồi náo nức của nhà thơ, nó cũng phảng phất hơi hướng của những câu dân ca quan họ.

Ởđây trên bến dưới thuyền

Hoa thơm bướm lượn đến nghiêng mái chèo

(Hội Lim)

Ngoài những địa danh quê mùa, những tên phố, tên những đô thị cũng được nhà thơ nhắc tới nhiều lần. Nhưng phải thấy rằng, những địa danh ấy luôn được khắc hoạ dưới cảm quan của một nhà thơ quê. Cho nên, địa danh ấy vẫn mang nét đẹp thanh bình, giản dị của chất quê mộc mạc.

Gió sông Hồng đã lên ngôi Trăng Tây Hồ hết mồ côi tội tình

(Gai rào ngõ quê) Địa danh được nhắc tới trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là khá nhiều. Những địa danh trong ca dao, trong thơ ca những nhà thơ đi trước có! Những địa danh chưa hề xuất hiện trong thơ ca có! Những địa danh ấy, dù ở nơi đâu, khi nào, đã xuất hiện trong thơ thì thường gợi nên nỗi lòng nhớ

thương yêu mến của nhà thơ.

Ngoài những ngôn từ vốn đã quen thuộc từ lâu, còn có nhiều lời ăn tiếng nói mà chỉ ở cuộc sống thời hiện đại mới có. Chẳng hạn như những nhà thơ thời trước, họ làm gì biết đến những từ như SIDA. Thế nhưng những nhà thơ thuộc thế hệ sau như Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thì đâu có lạ gì. Nguyễn Duy đã đưa ngôn từ đó vào thơ mình thật ngọt:

Cái thời chưa nhiễm SIDA Yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa

(Được yêu như thể ca dao) Đồng Đức Bốn sử dụng những từ ngữ có tính thuật ngữ trong thơ lục bát mà những câu thơ nghe vẫn mượt, vẫn êm ái lạ thường: Chân lí được nhà thơ ví von, so sánh với “đường cong” khiến người ta dễ liên tưởng tới đồ thị hàm

số trong toán học.

Chân lí không là đường cong Mà sao cứ phải lội vòng thế kia

(Đã đành ngang dọc sơn hà) Trong quá trình sáng tác thơ, dù ngẫu nhiên hay cố ý thì thứ ngôn ngữ mà Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn sử dụng trong thơ lục bát của mình đều rất gần gũi quê mùa. Bởi từ trong sâu thẳm tâm hồn họ, chất đồng quê đã chiếm một vị trí quan trọng và xứng đáng. Về phương diện ngôn ngữ, ngoài các đặc điểm nổi bật đã nêu, chúng ta còn có thể xem xét ở nhiều mức độ ngôn từ, từ loại khác như tính từ, động từ, số từ, từ láy, từ ghép…tất cả đều cho thấy rằng, ngôn ngữ thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là ngôn ngữ dân dã, quê kệch, in dấu rõ rệt đặc trưng của lời ăn tiếng nói hàng ngày và ngôn từ ca dao. Cũng bởi điều này, thơ lục bát của họ mới được độc giả người Việt ta

đón chào nhiệt liệt đến vậy.

1.2. Cách nói quê, lề lối quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn- Một sản phẩm kết tinh từ chất đồng quê.

Một bài thơ đồng quê chỉ thực sự có giá trị khi làm nổi lên cái hồn quê trong trẻo. Ngôn từ phải mượt mà, đặc sắc và phù hợp với lối sống con người đồng ruộng. Muốn thế, ngôn ngữ quê giàu tính khẩu ngữ, gần gũi ca dao còn phải được nói theo cách nói của người quê, dùng theo lề lối mộc mạc dân dã như ngàn đời nay vẫn thế. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thật xác đáng khi cho rằng: “Tạo ra cái ngôn ngữ được gọi là lời quê, không chỉ có vai trò của lời, với ý nghĩa từ vựng. Lời quê còn phải được dùng theo lề lối quê nữa thì nó mới thực sự là chân quê, mới dậy lên cái hồn quê. Một bình diện lớn tạo nên cái lề lối ấy hẳn phải là điệu nói” (43).

Kể từ khi thơ Việt nghiêng hơn về điệu nói, thơ đồng quê đã có thêm một thứ vũ khí biểu hiện sắc bén. Điệu ngâm giúp cho thơ có nhạc điệu mượt mà, nhịp nhàng nhưng đôi khi lại tỏ ra thiếu linh hoạt khi phản ánh hiện thực cuộc sống và thể hiện cảm xúc, tâm hồn thi sĩ. Thơ điệu ngâm phần nào vẫn còn một khoảng gián cách với hiện thực cuộc sống con người. Thơ điệu nói có khả năng lớn hơn trong việc đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống. Nó giúp cho những nhà thơ chân quê thể hiện rõ nét hơn cái hồn quê, những tâm tình buồn vui của con người làng mạc.

Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những người làm thơ lục bát nhuần cách nói quê, lề lối quê. Trong thơ Nguyễn Bính và nhiều tác giả đồng quê trước đây, điệu nói đã chiếm một vị trí khá quan trọng. Càng về sau này, điệu nói càng được sử dụng tăng lên cả ở số lượng và chất lượng. Đến Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, thơ điệu nói đã trở nên khá linh hoạt. Những câu thơ khi đọc lên, nhiều lúc thật khó có thể phân biệt đó là thơ hay là đời. Nói về việc thi sĩ thời hiện đại đi buôn, Nguyễn Duy sử dụng câu chữ mộc mạc, dung dị, cách nói giàu ngữ điệu đời sống:

Nghe đồn thi sĩ đi buôn

Trời sao thoả thuận bán luôn bầu trời

(Thi sĩ B)

Nói về đám cháy rừng, Đồng Đức Bốn lại sử dụng câu kể quen thuộc như trong câu chuyện của những người quê với nhau:

Ở kia có đám cháy rừng

Lửa cao đến tận lưng chừng trời xanh

(Đám cháy rừng)

Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn hay sử dụng những câu hỏi rất thật, rất quê. Những câu hỏi thể hiện tâm trạng, cảm xúc của con người sống quen trong lối sống sinh hoạt làng xã. Những câu hỏi chứa đựng những băn khoăn, day dứt. Có khi còn là cả sự quan tâm hay tò mò không vòng vo, che đậy.

Quán cơm âm phủ còn không Cô gì hôm ấy lấy chồng hay chưa?

(Mùa nước nổi- Nguyễn Duy)

Hay câu hỏi theo lối vắt dòng trong thơ Đồng Đức Bốn, nửa hỏi mà lấp lửng như câu nói bâng quơ:

Sao chưa thấy chiếc thuyền rồng Chở con với mẹ qua giông bão này

(Vỡ đê) Trời mưa cứ mưa ngập ngừng

Sao áo em ướt nửa chừng ngẩn ngơ

(Chạy mưa không chạy qua rào) Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn là những người sử dụng thành ngữ và âm điệu thơ ca dân gian rất đạt trong lục bát của mình. Điều này làm cho thơ lục bát của họ thấm nhuần lề lối quê, cách nói quê hơn nữa. Trong thực tế, thành ngữ, tục ngữ là kho tàng văn học của nhân dân lao động, được tập thể

nhân dân sáng tạo, cuối cùng lại quay trở lại phục vụ đời sống của chính họ.

Lục bát Nguyễn Duy sẽ không thể mượt đến thế nếu thiếu đi những thành ngữ, tục ngữ. Nó góp phần tạo nên nhạc điệu trong thơ ông. Nhớ về người mẹ một thuở, Nguyễn Duy sử dụng nhiều thành ngữ để làm nổi bật bóng dáng, cuộc đời người mẹ. Đồng thời thể hiện tấm lòng của đứa con yêu mẹ tha thiết.


Cái cò…sung chát...đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023