Dân Số Trung Bình Của Sóc Trăng Phân Theo Dân Tộc



hiệu quả. Nằm hiền hòa bên dòng sông Hậu, được phù sa bồi đắp đã hình thành nên những cảnh quản tiêu biểu trong khai thác trong DLST của tỉnh:‌

- Cồn Phong Nẫm – Mỹ Phước thuộc huyện Kế Sách.

+ Cồn Phong Nẫm, diện tích tự nhiên 1.600 ha. Dân số khoảng 6000 người. Với vị trí địa lí thuận lợi:

Phía Bắc giáp với TP Cần Thơ trung tâm du lịch của ĐBSCL.

Phía Đông giáp Trà Vinh

Phía Tây và Nam giáp cù lao An Lạc Thôn, An Lạc Tây huyện kế sách.

+ Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Với vị trí địa lí;

Bờ phía Tây giáp với xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách

Bắc giáp Sông Hậu.

Đông giáp Trà Vinh

Nam giáp cù lao Lý Quyên.

Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn từ xưa đã nổi tiếng với hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quýt, nhãn...

Cồn Mỹ Phước với không gian bao la rộng mát, với sông nước hữu tình thơ mộng, đã trở thành một điểm thu hút khá đông khách tới thăm quan. Cách thị trấn Kế Sách chừng 10 km, muốn đi cồn Mỹ Phước khách có thể đi bằng cả đường thủy và đường bộ thuận tiện. Thu nhập chính của người xứ cồn chủ yếu dựa vào canh tác vườn cây đặc sản với diện tích trên 300 ha. Bên cạnh đó, các nhà vườn ở Mỹ Phước đã xây dựng mô hình vườn sinh thái để thu hút du khách; trong đó, nổi bật là điểm vườn của gia đình ông Tư Việt. Chỉ với 4,5 ha vườn nhãn, nhưng gia đình ông đã cải tạo khu vườn, dành chỗ nghỉ ngơi cho du khách. Một gian hàng kinh doanh thức ăn đặc sản miệt vườn cũng được thiết lập với bến đò, nhà vệ sinh khá khang trang..., thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan.

- Cồn nổi số 3 (xã Song Phụng, huyện Long Phú)

Nằm bên dòng sông Hậu, với diện tích bên trong đê là 79 ha và khoảng 40 ha rừng bần phòng hộ bên ngoài



Với vị trí nằm gần điểm giao nhau giữa Quốc lộ 60 và Đường Nam sông Hậu ( QL 91C), cách TP Sóc Trăng 20km đây quả là điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển du lịch. Cồn nổi số 3 có vị trí tiếp giáp:

Phía Đông giáp tỉnh Trà Vinh

Phái Tây giáp Song Phụng, huyện Long Phú

Phía Nam giáp Đại Ngại

Phía Bắc giáp Cồn Lý Quyên

Vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác, phát triển thành khu DLST.

- Rừng ngập mặn hạ lưu sông Hậu

Sóc Trăng ở hạ lưu sông Hậu, có hai nhánh sông lớn đổ ra biển đông: Định An, Trần Đề, có 72 km bờ biển. Mỗi năm lượng phù sa từ các nhánh sông đổ ra biển rất lớn, bồi đắp các bãi bồi ven biển, tạo điều kiện thuận lợi môi trường lý tưởng cho các loài thủy sản đặc hữu cư trú, sinh sôi nảy nở và cây rừng ngập mặn ven biển phát triển mạnh. Rừng ngập mặn ven biển ở Sóc Trăng, tập trung nhiều ở các huyện: Cù Lao Dung, Long Phú và Trần Đề có tác dụng điều hòa khí hậu, chống sói mòn, hạn chế thiên tai, lũ lụt, bảo vệ bờ biển, mở rộng diện tích đất liền, hạn chế sự xâm nhập của nước mặn, bảo vệ đê điều trước sự tàn phá của gió mùa, triều cường, sóng thần... với cây đặc thù chủ yếu là bần, mắm, sú vẹt... Quả thật, thiên nhiên thật hào phóng, HST rừng ngập mặn ven biển dâng tặng cho con người biết bao tài nguyên quý, gắn liền với môi sinh cho mọi động vật, tạo điều kiện cho các loài thủy sản ven bờ phát triển, xuất hiện hai bãi sò huyết và nghêu ở nông trường 30/4 (Cù Lao Dung), Bãi Giá (Trần Đề), Ngoài ra, tại rừng ngập mặn ven biển Sóc Trăng còn có nhiều loại động vật đặc hữu của rừng ngập mặn như dơi, quạ, khỉ, chim cú mèo...

Với những điều kiện trên vùng đất này đang được quy hoạch, khai thác và phát triển thành một vùng du lịch mang đậm tính chất cộng đồng theo hướng bền vững.

- HST Hồ Bể

Tổng diện tích khu đất rộng 307,08 ha, thuộc ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ranh giới được xác định như sau:

Phía Đông giáp Lâm trường Mỹ Thanh.



Phía Nam giáp biển

Phía Tây giáp xã Lạc Hòa, ấp Trà – Sết

Phía Bắc giáp rừng phòng hộ

Đây là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, gồm nhiều cây trái sinh sống dọc biển, sông rạch, dãy rừng ngập mặn phòng hộ xung yếu ven biển Vĩnh Hải trong thời gian gần đây đã trở thành đê tự nhiên bảo vệ cho đê ngăn mặn và đời sống nhân dân trong vùng, mang nặng sắc thái địa phương là ưu điểm của khu vực, làm cơ sở cho phát triển DLST. Đây là lá phổi xanh mang lại không khí trong lành cho mọi người đặc biệt là khách du lịch, cũng là nơi trú ngụ lý tưởng và sản sinh nguồn thức ăn phong phú cho các loài tôm, cua, cá….

- Vườn có Tân Long.

Vườn cò này thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng; cách thị trấn Phú Lộc 17km (theo tỉnh lộ 42). Gần ba mươi năm, nơi đây hình thành một sân chim với hàng ngàn con cò sống trên những cây tre, cây dừa quen thuộc của gia đình ông Huỳnh Văn Mười. Tân Long, là nơi trú ngụ của hàng nghìn giống Cò, Vạc, Còng cọc và nhiều giống chim khác… thu hút ngàn hàng khách tham quan mỗi năm.

- Vườn nhãn Vĩnh Châu

Vườn nhãn Vĩnh Châu, chạy dài trên 10km đi qua các xã Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Vĩnh Tân và Lai Hòa. Những người dân cố cựu nơi đây cho biết vườn nhãn đã đuợc trồng trên trăm năm trước. Xưa kia, vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày… được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu. Chủ yếu là 2 giống nhãn Su-bíc và Tu húyt được mang từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu và nhân rộng ra đến Vĩnh Châu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su- bíc được nhiều người ưa chuộng.



Cây nhãn phải sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái sum suê, hàng năm cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và sau 4 tháng bắt đầu thu hoạch; mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ.

Theo kế hoạch, khi phát triển lên đô thị, vườn nhãn Vĩnh Châu sẽ là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch tham quan vì sụ đổi mới của nó.

2.2.2. Tiềm năng về sinh thái nhân văn.

Sóc Trăng là nơi hội tụ và đen xen giữa ba nền văn hóa của ba dân tộc Kinh

– Hoa – Khmer, với ba nền văn hóa phong phú và đặc sắc, mỗi một dân tộc có nét sinh hoạt văn hóa riêng nhưng cùng hòa nguyện vào nhau góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong tỉnh, những giá trị ấy tạo nên những công trình kiến trúc, lễ hội, ẩm thực phong phong phú và đa dạng. Những giá trị nhân văn sâu sắc ấy đã tạo cho Sóc Trăng một tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch.

2.2.2.1. Dân số và con người

Dân số Sóc Trăng năm 2009 là 1.289.441 người. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở vũng nông thôn ven sông Hậu, ven trục giao thông và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng, người Kinh ra còn có nhiều dân tộc anh em khác cùng chung sống, gắn bó với nhau. Qua các năm, dân số của tỉnh có nhiều biến động nhưng sự thay đổi ấy không đáng kể. Người Kinh vẫn chiến cao nhất, kế tiếp người Hoa, người Khmer và các dân tộc khác

Bảng 2.4. Dân số trung bình của Sóc Trăng phân theo dân tộc

Nguồn Cục thống kê Sóc Trăng 2009 Đơn vị: người

Năm

Tổng số

Người Kinh

Người Hoa

Người Khmer

Khác

1992

1121828

732379

65453

323677

319

1995

1149485

750434

67067

331656

328

2000

1191300

777733

69507

343721

339

2005

1258574

820857

73865

363604

248

2008

1285096

838155

75421

371266

253

Sơ bộ 2009

1293165

843418

75895

373597

255

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững - 7



Ngày nay, do hoàn cảnh khác nhau, còn có hàng ngàn người quê ở Sóc Trăng đang làm ăn, sinh sống ở địa phương khác nhau, ở nước ngoài, đây sẽ là nguồn lực to lớn hỗ trợ cho du lịch Sóc Trăng phát triển.

Với mật độ dân số 389 người/km2, thấp hơn mức trung bình của vùng

ĐBSCL. Dân số nông thôn là 83,7%, thành thị là 16,3%, cơ cấu này không thay đổi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2020.

2.2.2.2. Các di tích lịch sử, công trình kiến trúc.

Do đặc thù của một tỉnh có ba dân tộc cùng sinh sống nên đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Sóc trăng rất phong phú, đa dạng. Sóc Trăng cũng là nơi có nhiều chùa nổi tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là chùa W.Mahatup (chùa Dơi) với đàn dơi quạ hàng chục ngàn con treo mình dưới tán cây; chùa Bửu Sơn (chùa Đất Sét) của dòng họ Ngô với nhiều tượng phật, bài vị, trang trí được làm bằng đất sét công phu; chùa Khleng, chùa Champa, bảo tàng Khmer...ngoài ra còn có nhiều ngôi chùa khác của người Kinh, người Hoa...với kiến trúc đặc sắc có giá trị văn hóa cao, có thể thỏa mãn một phần nhu cầu của khách tham quan du lịch.

- Chùa Khleng (di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật)

Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt ngay ở chính điện. Chùa Khleang đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chùa Khleang là một ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng, có tuổi thọ rất cao, gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng. Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp. Chùa nằm trên một khoảnh đất rộng, không gian thông thoáng, chung quanh có nhiều cây xanh, tỏa bóng mát xuống khắp mặt sân, dưới mỗi gốc cây có đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân, tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ sau khi tham quan mệt nhọc. Ðặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây thốt nốt, loại cây đặc trưng mà người Khmer thích trồng ở khu vực sinh sống của mình. Cổng chùa được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer. Tuy nhiên, chùa Khleang được xây cất rất cao so



với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ mầu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì.

Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh đều được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa. Nơi chính điện là tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916. Tượng được đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo. Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình.

Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Chung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.

- Chùa Wathserâytêchô - Mahatup (chùa Mã Tộc – Chùa Dơi)

Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có nhiều người gọi là: “Chùa Mã Tộc”. Ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Dơi bởi vì trong chùa này có nhiều dơi.

Từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (tính từ ngã ba đường cho đến lối rẽ vào Chùa Dơi) coi như là một làng nhỏ. Dân cư ở đây gồm 3 dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) cùng sinh sống. Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sư sãi và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng khách… Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 ha. Chùa Dơi nằm trong địa bàn TP. Sóc Trăng, thuộc khóm 9, phường 3, TP. Sóc Trăng. Đông giáp khu dân cư, Tây



giáp khu dân cư, Nam giáp đồng ruộng, Bắc giáp lộ Mai Thanh Thế tiếp giáp đường Lê Hồng Phong, TP. Sóc Trăng. Theo người Khmer, Mahatup là trận kháng cự lớn (Tup: kháng cự; Maha: lớn). Nơi đây đã diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này có điềm lành (đất lành) nên xây chùa thờ Phật. Bởi họ cần có một đấng tối cao che chở - vì các trận đánh của phong trào nông dân ở những nơi khác đều bị thất bại, nhưng ở nơi đây trận chiến diễn ra ác liệt nhưng họ đã giành chiến thắng.

- Chùa Đất sét

Nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng hơn 02 cây số, nhìn bên tay phải, bạn sẽ thấy một ngôi chùa với hàng tựa đề “Bửu Sơn Tự” nhưng dân cư quanh vùng quen gọi là chùa Đất sét. Chùa đã có từ lâu lắm, khoảng 200 năm, với bốn đời gia tộc họ Ngô phát tâm tu tại gia. Chùa được trùng tu vào năm 2006. Chùa nổi tiếng bởi những vật được tạo hình từ đất sét. Từ tháp Đa Bảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao hai mét, đến Lục Long Đăng và nhiều thứ khác đều làm bằng đất sét, sau đó được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ. Chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Ngoài những địa danh trên Sóc Trăng còn có các di tích sau:

- Khu căn cú tỉnh ủy (di tích lịch sử cách mạng) tại rừng tràm Mỹ Phước.

- Đình Hòa Tú (nơi diễn ra khởi nghĩa Nam Kỳ)

- Trường Lasan (nơi tập kết từ chính trị Côn Đảo năm 1945)

- Đền thờ bác hồ tại An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung.

- Miếu Bà Mỹ Đông, xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm…

Mỗi một di tích, mỗi một cảnh quan đều có một vẽ đẹp khác nhau, chính những vẽ đẹp đó đã tạo cho nét riêng của từng di tích. Chính những giá trị về kiến trúc, phong cách nghệ thuật của nó đã làm nổi bậc và thu hút khách du lịch.

2.2.2.3. Các lễ hội và phong tục tập quán:

Ngoài những nét đặc thù của ĐBSCL, Sóc Trăng còn được mệnh danh là xứ sở lễ hội Nam Bộ Việt Nam, hàng năm thu hút đông đảo khách thập phương về đây dự lễ và thưởng ngoạn [15]



Các lễ hội ở Sóc Trăng rất sinh động; tùy theo điều kiện cụ thể và nhu cầu của khách mà ngành du lịch kết hợp với ngành văn hóa thông tin và Ủy ban dân tộc tỉnh hướng dẫn cho du khách tham dự các lễ hội này, các lễ hội lớn có thể kế đến là:

- Tết Nguyên Đán chung cho cả ba dân tộc.

- Tết Cholchnam – Thmay vào 15/03 âm lịch.

- Lễ hội Occ Om – Boc rằm tháng 10.

Mỗi lễ hội điều có những hoạt động đặc sắc, tiêu biểu. Đây là một nét nổi bậc của Sóc Trăng, một tiềm năng của du lịch cần được đầu tư và khai thác đúng mức.

Đặc biệt nhất trong lễ hội ở Sóc Trăng là lễ hội Occ Om – Boc diễn ra vào 15/10 âm lịch hàng năm, đây là lúc mùa vụ đã xong, công việc ruộng rẫy cơ bản hoàn thành, bà con Khmer tổ chức Occ Om – Boc tạ ơn Thần Mặt Trăng – vốn được xem là thần bảo trợ cho nhà nông trong việc đồng áng; trong lễ này bà con Khmer tổ chức ngày hội đua nghe Ngo truyền thống trên sông Maspéro với sự tham dự và cổ vũ của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Về nghệ thuật, bên cạnh những sinh hoạt văn hóa truyền thống, phóng khoáng mang đậm phong cách Nam Bộ của người Kinh: điệu hò ,điệu lý, hát vọng cổ; Sóc Trăng còn nổi tiếng với các dòng nhạc ngũ âm ở các ngôi chùa của người Khmer, có điệu múa Lamthoh được mọi người rất ưa thích trong buổi sinh hoạt ngoài trời, có điệu hát Dù Kê, Rô Băm rất đặc sắt, có điệu múa Apsara rất điêu luyện của người Khmer, ngoài ra còn có những ban nhạc lễ, các đội múa Lân truyền thống, các loại hình nghệ thuật khác của người Hoa...

2.2.2.4. Các làng nghề truyền thống

Sóc Trăng, ngoài những ngành nghề kinh tế chính như sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, còn có những làng nghề truyền thống, thủ công như: bánh pía Vũng Thơm, bánh tráng Bà Lèo, bánh cống Phú Tâm, chế biến tôm khô, dệt chiếu ở Vĩnh Châu, nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Sóc Trăng... với sự khéo léo, tài hoa, những người thợ Sóc Trăng đã tạo ra những sản phẩm truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây cũng là nơi sản xuất Lạp Xưởng, bánh phồng Tôm, mè láo, củ Cải muối...đặc biệt có bún mắm rất nổi tiếng với hương vị đậm đà, khó quên đối với những ai một lần thưởng thức.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023