Ngôn Ngữ Và Chất Đồng Quê Trong Thơ Lục Bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn.

(Chân quê)

Khi tha hương, là khách giang hồ giữa nơi phố thị, có giây phút nào Nguyễn Bính không nhớ thương, mong mỏi về làng quê. Ông khát khao quay trở về để được sống trong yên bình thanh bạch:

Sao chẳng về đây, nỡ lạc loài Giữa nơi thành thị gió mưa phai Chết dần từng nấc rồi mai mốt Chết cả mùa xuân, chết cả đời?

(Sao chẳng về đây) Với Nguyễn Bính, quê mùa là cái gốc rễ tạo nên nét đẹp cho mỗi con người. Người quê luôn sống trong ân tình, coi tình cảm hơn tiền bạc giàu sang. Sự xâm nhập của cuộc sống thành thị đã khiến cho thi sĩ quê mùa không tránh khỏi những hoang mang. Cảm xúc ấy đã đi vào thơ ông rất bộc trực và

sâu sắc.

Từ thơ đồng quê Nguyễn Bính và những tác giả trong phong trào thơ mới tới thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là cả một chặng đường khá dài của thơ ca Việt Nam. Những giá trị thơ kia vẫn được kế thừa. Tuy nhiên, cũng có nhiều biến thái cho thấy bước đi mới của thơ ca Việt Nam trong buổi hiện đại. Quả thực, quê mùa và thành thị vẫn luôn là hai thế giới đối lập nhau, khó có thể dung hoà. Là những con người mang tâm hồn quê, hẳn Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn ý thức rất rõ điều đó. Không khó để họ nhận ra rằng, cái hồn quê thuần chất nay đang bị đổi thay bởi sự chi phối của các yếu tố thuộc về cuộc sống đô thị hoá. Nguyễn Duy khi về thăm mảnh đất cố đô Huế không khỏi tiếc nhớ về những gì man mác, nhẹ nhàng của một thời đã qua, nay chỉ còn trong nỗi nhớ:

Tôi về xứ Huế mưa sa

Em ơi Đồng Khánh đã là ngày xưa Tôi về xứ Huế chiều mưa

Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu

(Nhớ bạn)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Giữa thời hiện đại, cái chất đồng quê lại là tác nhân cho niềm khát khao cháy bỏng của thi sĩ mong được yêu như các cụ ta xưa một thời. Vẫn là tình yêu chấy bỏng, nòng nhiệt, nhưng tình yêu của các cụ xưa có nhiều điều thi vị mà cái thời nay, thời đô thị hoá khó có thể có được.

Được yêu như các cụ xưa Cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào

Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 15

Được yêu như thể ca dao Đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời

(Được yêu như thể ca dao) Nguyễn Duy còn xót xa cho cái cảnh đời của nhiều thi sĩ trong thời đô thị hoá. Vì cuộc sống mưu sinh, họ phải lăn lộn với đời. Nhà thơ như thấy mọi sự bị đảo lộn, ông hoang mang trước sự lung lay của những giá trị tưởng như mãi vững bền. Sự hoang mang của ông là sự hoang mang cao quí của một thi

sĩ đồng quê chân chất.

Nghe đồn thi sĩ đi buôn

Trời sao thoả thuận bán luôn bầu trời

(Thi sĩ B)

Sự đối lập giữa nông thôn và thành thị trong thơ Nguyễn Duy tuy không day dứt, quặn xé như trong thơ Nguyễn Bính, nhưng đó cũng là một dấu hỏi lớn, một niềm bâng khuâng khó tả trong cõi lòng thi sĩ. Theo bước đi của thời gian, sự xâm nhập của thành thị vào cuộc sống đồng quê ngày càng đậm nét hơn. Sự thích ứng của mỗi con người ở mỗi thời đại cũng là khác nhau. Đến Đồng Đức Bốn, sự đối lập, tương phản này vẫn được nhà thơ ý thức khá rõ, nhưng biểu hiện của nó trong thơ ca lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với trước đó. Tiếp xúc nhiều với cuộc sống nơi thành thị, Đồng Đức Bốn vẫn giữ trọn một niềm tin về vẻ đẹp và sự cao quí của chất quê:

Bao nhiêu là thứ bùa mê

Cũng không bằng được nhà quê của mình

(Gửi Tân Cương)

Bên cạnh sự kế thừa truyền thống mĩ học của thơ ca đồng quê thời thi sĩ Nguyễn Bính, thơ đồng quê Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là thơ lục bát có nhiều sự khác biệt trong việc thể hiện mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn trong thơ. Ngoài sự đối lập và tương phản của thành thị- nông thôn như chúng ta đã thấy, thơ lục bát Việt Nam hiện đại còn cho thấy một sự thay đổi rất lớn trong quan điểm, thái độ của những nhà thơ hiện đại trong cuộc sống đô thị hoá. Thành thị không chỉ là một giá trị gây ra sự biến thái của hồn quê, chất đồng quê nữa. Nó đã mang thêm một sắc thái nữa là sự tương hỗ, tương trợ cho chất đồng quê trong thơ ca. Có thể lí giải như thế này: Vốn dĩ, trong cuộc sống hiện nay, bóng dáng của cuộc sống thành thị đã len lách vào từng ngõ nhỏ của cuộc sống. Sự ngăn cách giữa thành thị-nông thôn ngày càng trở nên mờ nhạt. Cuộc sống đô thị không còn là điều xa lạ đối với mỗi người. Cũng phải thấy rằng, sự tác động qua lại giữa thành thị và nông thôn không chỉ theo một chiều. Cuộc sống đô thị hoá làm thay đổi cách nghĩ, nếp sống của nhiều người quê. Thế nhưng, cũng có nhiều nếp sống đẹp của nơi ruộng lúa, ao bèo được nhiều người biết đến và trân trọng. Sự tác động, tương hỗ qua lại của hai miền thành thị-nông thôn cũng là điều tất yếu.

Cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều là những con người có gốc gác quê mùa nhưng lại gắn bó nhiều với cuộc sống thành thị. Sau chiến tranh, Nguyễn Duy về sống giữa thành phố thương mại bậc nhất của nước ta là thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Đức Bốn sống ở Hải Phòng nhưng có tuần nào ông lại không lên Hà Nội đôi ba lần! Sống giữa cuộc sống ấy, họ dần hiểu ra rằng, có nhiều cái rất quê, rất đẹp và thi vị. Những cảnh quan của cuộc sống phố thị được họ khắc hoạ nhiều khi lại mang nguồn gốc quê mùa và có chức năng thể hiện chất đồng quê. Sống nhiều ở phố thị, Nguyễn Duy có thêm cái chất bụi bặm, thủng thẳng của một anh nhà quê lang thang nơi góc phố, đầu hè.

Xin nghe anh nói cực nghiêm Linh hồn cát bụi ở miền trong veo Rủ nhau cơm bụi giá bèo

Yêu nhau theo mốt nhà nghèo vô tư

(Cơm bụi ca)

Nguyễn Duy còn yêu mến cuộc sống nơi Hà Thành bằng tâm hồn trong trẻo, giản dị. Hồ Tây được nhà thơ khắc hoạ không ồn ào, xô bồ mà mang một chất quê man mác. Chất đồng quê đã chi phối và tác động không nhỏ tới thế giới quan của tác giả. Nông thôn và thành thị trong cảm quan thi sĩ đã hoà nhập vào nhau, nâng đỡ cho nhau.

Ngọn cây ngây dại cánh diều Chân đê lảng vảng ít nhiều khói sương

(Hồ Tây)

Với Đồng Đức Bốn, cảm quan về ranh giới giữa nông thôn, thành thị còn trở nên mờ nhạt hơn nữa. Ông yêu đồng quê và nhớ thương da diết cái sắc thái thi vị của mảnh đất thành thị. Chất đồng quê đã tạo cho nhà thơ tấm lòng cởi mở và chính nó cũng đã giúp nhà thơ nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của cuộc sống hiện đại.

Nhớ em là nhớ Thuỵ Khuê Nhớ con đường bão đi về trong thơ

Nhớ hương sen ở Tây Hồ Nhớ em rồi lại bơ vơ nhớ mình

(Nhớ Thuỵ Khuê)

Sống nhiều ở nơi đô thị, thế nhưng có một điều đặc biệt rằng, Đồng Đức Bốn thường nhìn thấy nhiều hơn vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Giữa mái ngói nhà tầng, xe cộ tấp nập, người người đua chen nhau để sống, nhà thơ vẫn tìm ra những chất thơ rất đồng quê:

Buổi sáng đường Lê Thánh Tông Hoa dâu da nở mênh mông khắp trời Buổi sáng em đi với tôi

Tóc đen sao lắm hoa rơi thế này

(Buổi sáng đường Lê Thánh Tông)

Như vậy, so với thơ ca đồng quê thời trước, quan niệm thẩm mĩ về mối quan hệ giữa nông thôn, thành thị trong thơ Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn đã có nhiều nét mới. Nếu như trước đây, mối quan hệ là đối lập thì nay vừa đối lập lại vừa xuyên thấm, tương trợ cho nhau để làm nổi bật gốc gác, tâm hồn quê mùa của người sáng tác. Tuy có nhiều thay đổi, nhưng chất đồng quê trong thơ các tác giả hôm nay vẫn rất đậm đà, chan chứa. Là sự kế tục và phát triển của thơ ca đời trước. Hơn cả thế, chất đồng quê dường như ngày càng trở thành một giá trị sâu sắc, lâu bền, chi phối thế giới quan của hầu hết các nhà thơ Việt.

Chương ba

TÍNH DÂN GIAN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG THƠ LỤC BÁT VỀ ĐỒNG QUÊ CỦA NGUYỄN DUY VÀ ĐỒNG ĐỨC BỐN


Thơ lục bát của cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều giống lục bát Nguyễn Bính ở chỗ: Nghiêng về lục bát dân gian. Cái chất cổ điển không phải là không có, tuy nhiên đó là những yếu tố thuộc về gen lặn. Chất dân gian đã phổ vào gen trội trong thơ những tác giả đồng quê này. Nó như một sức mạnh vô hình mà quyết liệt, lúc nào cũng như trào lên, dâng mạnh, kết tinh tạo nên những câu lục bát đáng mến. Đây cũng là điều dễ hiểu. Một nội dung cụ thể luôn được thể hiện bởi những phương diện, những phương thức biểu đạt nhất định. Hồn thơ quê chỉ trở nên ấn tượng sâu sắc nếu được biểu hiện bằng những hình thức nghệ thuật gần gũi quê mùa.‌

1. NGÔN NGỮ

1.1. Ngôn ngữ và chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn.

Thơ ca là một dòng chảy không ngừng. Xét riêng trong nền văn học Việt Nam, về mặt ngôn ngữ, chúng ta thấy một sự biến đổi, cách tân liên tục qua từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử. Trong thời kì văn học Trung đại, ngôn ngữ thơ ca còn bó buộc và chịu sự qui định, chi phối ngặt nghèo của những khuôn mẫu thi pháp truyền thống như niêm, vần, luật, các thủ pháp ước lệ tượng trưng…Các thể thơ cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc biểu hiện những cảm xúc cá nhân riêng tư của con người. Có thể nói, những cách tân trong thời kì văn học này là chưa nhiều. Nếu có thì cũng chỉ ở những phương diện nhỏ lẻ, là những phá cách nhưng vẫn nằm trong một giới hạn nhất định.

Bước sang thế kỉ XX, đặc biệt là tới thơ Mới, thơ ca Việt Nam đã có một bước tiến dài trong sự cách tân về mọi mặt. Ngôn ngữ nghệ thuật của thơ ca lúc này đã có nhiều đổi mới đáng ghi nhận. Đóng góp một phần không nhỏ

cho sự phát triển của tiến trình thơ ca dân tộc. Sự Âu hoá xuất hiện cả trong đời sống và trong văn học đã đem tới những luồng sinh khí mới mẻ. Ngôn ngữ thơ ca ngày càng gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày hơn. Đến thơ ca chống Mĩ cứu nước và thơ ca từ sau 1975 tới nay, ngôn ngữ thơ lại càng được cách tân, thay da đổi thịt hơn nữa. Nhiều nhà thơ rất có ý thức tìm tòi, đổi mới ngôn ngữ thơ ca. Những đổi mới ấy, tất yếu luôn có hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Hoặc đổi mới, phát huy, hoặc chưa tạo ra những bước tiến so với ngôn ngữ thơ ca truyền thống.

Cùng với sự đổi mới của thơ ca dân tộc, ngôn ngữ thơ lục bát cũng có nhiều thay đổi. Ngôn ngữ thơ lục bát của mỗi tác giả lại đem đến những mới mẻ riêng. Mỗi người trong số họ lại góp vào thơ lục bát dân tộc những điệu tâm hồn đầy cá tính để tạo nên một mẫu số chung là thành tựu thơ lục bát. Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không chỉ là những người đóng góp thành tựu mà còn được coi là những đại diện tiêu biểu cho thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ trong thơ họ nói chung và trong thơ lục bát của họ nói riêng là thứ ngôn ngữ được chi phối và bắt nguồn từ chất đồng quê bám rễ bền chặt trong tâm hồn con người.

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là thứ ngôn ngữ rất gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân quê. Đó đồng thời là thứ ngôn ngữ được gọt giũa và sử dụng nhiều trong ca dao. Đọc thơ họ, ta như nhang nhác gặp đâu đó trong cuộc sống rồi. Thật thà, đáng yêu, quen thuộc lắm. Nhưng hoá ra, cái mà ta nhang nhác quen thuộc đó chỉ là sự lầm tưởng. Mà lầm tưởng cũng đúng! Bởi ngôn ngữ ấy, cách nói ấy giản dị, tự nhiên, gần gũi quá. Phải là nhà thơ quê mùa chân thật, Nguyễn Duy mới viết được những dòng thơ giàu cảm xúc, trong trẻo, dung dị đến nhường này:

Sớm mai đánh bệt trước thềm Đừ đừ phun khói thuốc lên tận trời

(Thuốc lào)

Khói thuốc lào quê mùa đi vào thơ mộc mạc, làm cay xè sống mũi và gợi nhớ hình ảnh người cha. Những câu thơ không diễn tả điều gì cao sang, xa lạ.

Ngôn ngữ thơ giản dị, quen thuộc với những khẩu ngữ “đánh bệt”, “đừ đừ”, “rít còi phụt khói”, giản dị, tự nhiên như câu nói cửa miệng hàng ngày.

Cũng phải quê mùa lắm, Đồng Đức Bốn mới bật lên những lời thơ ấn tượng, gợi nhớ lại cánh đồng, dòng sông, cuộc sống, tâm tình của những con người làng quê.

Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều…

(Chăn trâu đốt lửa) Dường như Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn rất ít ngồi vào bàn làm việc để suy ngẫm, sáng tác. Những bài thơ lục bát mà họ sáng tác như những lời nói bộc phát từ sự ngẫu hứng trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, nó rất gần ngôn ngữ lời nói. Là sản phẩm của chính đời sống quê mùa mà Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đang từng ngày, từng giờ trải qua. Họ sống theo ý thích, sáng tác thơ theo cảm hứng. Họ có thể làm thơ ở bất cứ nơi đâu: Giữa bom đạn,

trong xó tối, trên tàu, trên xe…

Chúng ta có thể thấy tính khẩu ngữ và sự gần gũi ca dao trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thông qua cách sử dụng đại từ nhân xưng của họ. Những đại từ như tôi, ta, mình, ai, người ấy, người dưng, đó, đây…là những từ được người dân quê sử dụng nhiều trong giao tiếp. Đó cũng là là những đại từ phổ biến trong ca dao bình dân. Không chỉ thế, những đại từ này còn tạo cảm giác như chính tác giả đang đối thoại với chính mình nên rất dễ bộc lộ những cảm xúc riêng tư.

Đại từ ai đưa vào thơ tạo ra sự tự nhiên, ngọt ngào. Nó giúp liên tưởng đến những câu ca dao của người xưa.

Đàn xưa ai tính ai tình

Một mình ai gảy một mình ai nghe Ai người con gái vùng quê

Mê ai quá đỗi mà ghê tiếng đàn

(Đàn bầu- Nguyễn Duy)

Có ai còn nhớ đến tôi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023