Quyết Định Về Việc Phê Duyệt Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Bình Dương Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030


* Các khu du lịch nghỉ dưỡng Phương Nam, Green eye, Dìn Ký

Là các điểm du lịch chủ yếu khai thác tiềm năng về nghỉ dưỡng với việc đầu tư xây dựng các công trình nhân tạo, các khu du lịch này không ngừng được đầu tư để tôn tạo thêm vẻ đẹp hài hòa giữa tự nhiên và nhân văn, thu hút ngày càng đông đảo du khách.

Về các giá trị vật chất, các khu du lịch không ngừng đầu tư xây dựng các hạng mục mỹ thuật, hạ tầng, vật chất kĩ thuật theo hướng gần gũi với thiên nhiên, mang đậm màu sắc vùng quê Nam bộ. Từ lối vào, phòng nghỉ khách sạn, đường đi, cảnh quan nhân tạo... đều theo cấu trúc chung về phong cảnh làng quê thanh bình, thích hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Riêng với khu du lịch Dìn Ký do nhiều sai phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, đầu tư chưa đúng mức vào phương tiện du lịch đã dẫn đến tai nạn nghiêm trọng từ đó làm cho quy mô kinh doanh thu hẹp và suy giảm.

Về các giá trị văn hóa: các khu du lịch này đã góp phần đáng kể vào việc giữ gìn những nét truyền thống của văn hóa Việt Nam thông qua kiến trúc và ẩm thực. Du khách đến những nơi này không chỉ nghỉ dưỡng mà còn nâng cao nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, thân thiện với thiên nhiên hơn, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn.

3.2. Định hướng bảo tồn

Bình Dương có tài nguyên du lịch rất phong phú, có thể khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, có tài nguyên, không có nghĩa là đã có sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn mà cụ thể là các di tích thắng cảnh, công trình kiến trúc tôn giáo, lễ hội, làng nghề… nếu không được đưa ra giới thiệu với công chúng, không phục vụ du lịch thì vẫn mãi là tài nguyên, không hình thành nên sản phẩm du lịch.

Bình Dương có tài nguyên du lịch rất phong phú, có thể khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên, có tài nguyên, không có nghĩa là đã có sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn mà cụ thể là các di tích thắng cảnh, công trình kiến trúc tôn giáo, lễ hội, làng nghề… nếu không được đưa ra giới thiệu với công


chúng, không phục vụ du lịch thì vẫn mãi là tài nguyên, không hình thành nên sản phẩm du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Hiện trạng khai thác các tài nguyên này vào phục vụ du lịch trong giai đoạn 2000 – 2011 cho thấy tiềm năng lớn vốn có chưa phát triển tương xứng. Nguyên nhân là do sự phát triển không đồng bộ giữa đầu tư quy hoạch cho tài nguyên, chất lượng của các dịch vụ du lịch và hoạt động bảo tồn. Trong đó hoạt động bảo tồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch, nhất là các di tích cấp quốc gia, các công trình kiến trúc hàng trăm tuổi.

Hiện nay vấn đề bảo tồn đã và đang được Sở VHTT&DL và các ban ngành trong tỉnh quan tâm đáng kể. Vấn đề đặt ra là phải hiểu đúng về yêu cầu của công tác bảo tồn, nhất là bảo tồn để khai thác cho phát triển du lịch. Bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn không phải là việc bảo vệ giữ gìn càng cẩn thận, càng chắc chắn càng tốt bằng cách “cất giấu” thật kỹ hoặc hạn chế mọi người tiếp cận, nhất là những di tích lịch sử cấp quốc gia công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị. Trái lại, bảo tồn để khai thác cho phát triển du lịch phải là “bảo tồn tích cực”, nghĩa là đưa các tài nguyên du lịch nhân văn vào phục vụ cuộc sống. Du lịch là một phương thức để đưa các tài nguyên này đến với công chúng. Thông qua hoạt động du lịch mà những tài nguyên du lịch nhân văn vốn đang “khô cứng” hoặc đang bị “bảo tàng hóa” được “sống” trở lại, được phục vụ, được cống hiến với sứ mạng nhân văn cao cả. Song song đó, cũng cần phải tránh những quan niệm sai lầm về việc bảo tồn và đặc biệt là những nhìn nhận sai lệch về nhu cầu của du lịch đối với tài nguyên du lịch nhân văn. Trong quá trình trùng tu, tôn tạo các di tích, thắng cảnh, công trình kiến trúc, làng nghề nếu không nghiên cứu kĩ về lịch sử hình thành, các giá trị nhân văn cốt lõi bên trong, cùng việc quá chú trọng tính thương mại và mục đích lợi nhuận, sẽ làm mất đi “nguyên bản” của tài nguyên và mất đi tính nhân văn vốn có. Điều này về lâu dài sẽ làm chết mòn các giá trị và tiềm năng du lịch vốn có, gây bước cản lớn trong quá trình khai thác phục vụ du lịch hiện tại và phát triển theo hướng bền vững.

Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch - 14


Vì những nguyên nhân trên, việc đề ra định hướng nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch là rất cấp bách và quan trọng. Việc định hướng phải dựa trên những cơ sở khoa học chắc chắn để đảm bảo tính khả thi và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng‌

3.2.1.1. Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trong giai đoạn 2009 – 2011, hoạt động du lịch Bình Dương bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch, đặc biệt là tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn để hình thành các sản phẩm du lịch tương đối đa dạng. Nhưng đóng góp của du lịch trong nền kinh tế còn thấp, chưa đáp ứng được vai trò và vị trí của du lịch như một ngành kinh tế quan trọng theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay, du lịch Bình Dương chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện phát triển. Đến năm 2011, du lịch mới chiếm 0,93% trong GDP tỉnh (theo giá thực tế 580/62.341 tỉ đồng) và 2,76% trong GDP dịch vụ (theo giá thực tế 580/21.003 tỉ đồng). Mặc dù đóng góp của du lịch trong nền kinh tế còn thấp, song du lịch ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh, du lịch được xác định “Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2020 và giai đoạn sau đó, ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và phát triển bền vững, cân đối của kinh tế Bình Dương”.

Để du lịch phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Dương, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là công cụ nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân, ngày 15/8/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2303/QĐ-UBND phê duyệt "Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Nội dung của quy hoạch chỉ rõ


quan điểm và mục tiêu của phát triển du lịch, định hướng quy hoạch theo không gian và các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch.

Về quan điểm phát triển, quy hoạch nhấn mạnh phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khai thác bền vững du lịch… Cụ thể là:

- Phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng du lịch; đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các lợi thế so sánh khác.

- Phát triển du lịch gắn với thị trường thành phố Hồ Chí Minh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các định hướng phát triển đô thị trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Bình Dương.

- Hình thành các sản phẩm du lịch dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

cho cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Với quan điểm phát triển này, việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của tỉnh là điều tất yếu phải thực hiện nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo quan điểm phát triển như trên, mục tiêu chung của Quy hoạch là:

- Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đồng thời là một công cụ nâng cao chất lương đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương.

- Khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương.

- Phát triển du lịch, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái.


Mục tiêu cụ thể của quy hoạch là phấn đấu đến năm 2015 đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó có 43 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2020 đón khoảng 6,8 triệu lượt khách, trong đó có 63 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2025, dự báo thu hút khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó có 80 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2030, dự báo thu hút khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó có 110 ngàn lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đến năm 2015 ước đạt khoảng 2.200 tỉ đồng, năm 2020 ước đạt

4.450 tỉ đồng.

Để thực hiện các mục tiêu này, việc quy hoạch phát triển du lịch được tiến hành theo không gian như sau:

* Định hướng quy hoạch không gian phía Nam

Quy mô không gian phía Nam bao gồm khu vực Thành phố Thủ dầu một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần của huyện Bến Cát.

Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch MICE, du lịch thể thao cao cấp;

Khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu (thị xã Thuận An), khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Bến Cát).

Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ Thành phố Thủ dầu một.

* Định hướng quy hoạch không gian phía Tây Bắc:

Quy mô không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực phụ cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát.

Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao cao cấp;

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm.

Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ thị trấn Dầu Tiếng.

* Định hướng quy hoạch không gian phía Đông:


Quy mô không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo.

Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái với các loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp.

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng;

Trung tâm phát triển: du lịch dịch vụ thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên.

* Phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực

+ Tuyến du lịch theo Quốc lộ 13;

+ Tuyến du lịch theo đường ĐT 741 - 742;

+Tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh ;

- Các tuyến du lịch nội tỉnh

+ Tuyến du lịch theo đường ĐT 744;

+ Tuyến du lịch theo đường ĐT 746 - 747:

- Các tuyến du lịch đường sông: gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và Sông Bé.

Với mục tiêu và quy hoạch theo không gian như trên, các sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn như du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng… được chú trọng phát triển đáng kể. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để đề ra định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của Bình Dương.

Về nguồn vốn đầu tư, quy hoạch cũng xác định rõ kinh phí đầu tư dài hơi như sau:

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 dự toán khoảng 11.700 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 5.400 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 6.300 tỷ đồng.

Tổng nhu cầu vốn cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 8.300 tỷ đồng. Tổng nhu cầu quỹ đất dành cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 1.400 ha. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:


- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 15 - 20% ;

- Các nguồn vốn khác: 80 - 85%.

Trong tổng nguồn vốn đầu tư trên, nguồn vốn dành cho việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các tài nguyên du lịch nhân văn chiếm tỉ lệ đáng kể. Đây chính là thuận lợi để vực dậy tiềm năng to lớn vốn có của các tài nguyên này trong phát triển du lịch.

Về tầm nhìn đến 2030, quy hoạch cũng chỉ rõ phải:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố Bình Dương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan khác phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong nước và ngoài nước. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch của 03 không gian. Phát triển bền vững theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trong điểm và phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và quốc tế. Từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thay đổi diện mạo của thành phố Bình Dương. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thành phố Bình Dương được xếp vào nhóm có du lịch phát triển trong cả nước và khu vực.

- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trong giai đoạn 2021-2030 tương đương 6%; doanh thu đến năm 2030 đạt khoảng 14.000 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong giai đoạn 2021 - 2030 tương đương 10%.

- Phát triển về một số sản phẩm và thị trường, phát triển thương hiệu và tuyên truyền quảng bá, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học, công nghệ; tiếp tục đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch theo sự kết hợp 03 không gian nhằm khai thác thế mạnh của từng không gian, trên cơ sở đó phát triển mạnh các sản phẩm đặc thù, tạo thương hiệu du lịch Bình Dương.

Với tầm nhìn này, việc định hướng lâu dài để bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch là hết sức cần thiết để góp phần thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch nói chung của tỉnh.

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, quy hoạch cũng xác định rõ các nhóm giải pháp thực hiện như sau:

1. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước.


2. Tăng cường phối kết hợp giữa ngành du lịch với các ngành khác và với chính quyền các cấp.

3. Về cơ chế, chính sách.

4. Giải pháp về các nguồn vốn đầu tư.

5. Giải pháp về xúc tiến quảng bá.

6. Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch.

7. Giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế.

8. Giải pháp xây dựng các sản phẩm đặc thù.

9. Giải pháp về nguồn nhân lực.

Các nhóm giải pháp này là nền tảng để đề ra các giải pháp cụ thể từng bước thực hiện từng mục tiêu của quy hoạch, đồng thời cũng là cơ sở để phát triển đồng bộ các dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch trong hiện tại và tương lai.

Tóm lại, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở quan trọng để đề ra định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Theo đó, các định hướng cụ thể phải được xây dựng theo sát mục tiêu và tầm nhìn của quy hoạch, đảm bảo vừa thực hiện thành công mục tiêu phát triển và bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch vừa hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030.

3.2.1.2. Nhu cầu du lịch nhân văn của người dân trong và ngoài tỉnh

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam nói chung và người dân Bình Dương nói riêng ngày càng tăng lên, nhu cầu về du lịch cũng ngày càng lớn và đa dạng hơn. Song song đó, sự phát triển của trình độ dân trí trong những năm gần đây là một trong những nguyên nhân chính đưa việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào phục vụ du lịch lên một tầm cao mới. Nhu cầu khám phá, tìm hiểu về những di tích, dấu ấn lịch sử, những nét văn hóa độc đáo ngày càng nở rộ và đang trở thành một xu hướng du lịch mới. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa tuy là một xu hướng nhưng mới đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng xã hội nên cần nhân rộng và phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023