Bản Sắc Dân Tộc Trong Thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn Nhìn Từ Góc Độ Nghệ Thuật Thể Hiện

Sáng nay ra ngõ gặp may Ước chi mai lại người này đi qua

(Bất chợt)

Nguyễn Duy đã thay đổi hẳn quan niệm của người xưa trong cái sự “ra ngõ gặp gái”. Cái mà người đời kiêng kị thì nhà thơ lại ước ao, mong mỏi. Ta cũng thấy thơ Nguyễn Duy có nhiều cái mới, cái lạ so với các nhà thơ đồng quê trước kia. Cũng viết về hình ảnh những cô gái quê mùa, nhưng thơ Nguyễn Bính thiên hơn về tính dân gian, truyền thống. Còn ở thơ Nguyễn Duy ta thấy cái mới mẻ, tân thời hơn trong hình ảnh những cô gái quê. Cô em đi lễ chùa mà Nguyễn Duy gặp được nơi chùa Hương không phải là đi để dạo chơi, thưởng ngoạn phong cảnh mà là để “cầu cạnh” mong cho công việc làm ăn, mua bán được thuận lợi. Rõ ràng, văn hóa thành thị đã dần len lỏi vào nếp cảm nếp nghĩ của những cô gái quê.

Dưới trần bến Đục bến Trong

Trên trời Hương Tích, Hinh Bồng trắng mây Cô em cầu cạnh gì đây

Cầu cho giá gạo hàng ngày đừng lên

(Nguyện cầu)

Cũng giống như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn của những cô thôn nữ. Những cô gái yếm thắm quai thao của vùng quê Kinh Bắc trong cuộc sống hôm nay mà vẫn mang dáng vẻ truyền thống duyên dáng, người con gái đồng trinh gắn liền với hình ảnh cây trúc mảnh mai bên giếng đình… Đặc biệt, Đồng Đức Bốn tỏ ra yêu thích và ấn tượng hơn cả với những mái tóc mượt mà, đen óng và man mác hương quê nơi những cô thôn nữ. Mái tóc theo quan niệm của người xưa đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Chính vì vậy, với Đồng Đức Bốn, dáng đi uyển chuyển mềm mại cùng mùi

hương thơm ngát toát ra từ mái tóc người thiếu nữ có một sức mạnh phi thường làm bừng lên sức sống của thiên nhiên một vùng:

Dáng em thánh thót qua làng Tóc thơm làm cỏ vội vàng lên nhanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

(Khi em ở Thái Nguyên về)

Hình ảnh “em” – người tình trong thơ Đồng Đức Bốn là một thiếu nữ có vẻ đẹp đắm say của chốn đồng quê:

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 11

Em ngồi chải nắng vào trưa Trong hương bồ kết thơm vừa vừa thơm

(Mưa gió về đâu)

“Em” ở đây không rực rỡ, kiêu sa mà chỉ giản dị với tóc xõa ngang vai và hương bồ kết dịu dàng, quyến rũ. Đặc biệt, trong tâm thức của Đồng Đức Bốn, “em” còn là câu lục bát mượt mà, đằm thắm:

Em là lục bát của tôi

Tôi là hạt bụi xa xôi của người

(Em là lục bát của tôi)

Đồng Đức Bốn suốt một đời tôn thờ thơ ca và cũng hết sức trân trọng, nâng niu “em” – nàng thơ của mình như điều linh thiêng nhất. Bởi một điều đơn giản, “em” với Đồng Đức Bốn là niềm tin và sức sống bất diệt:

Dẫu em là mái tranh nghèo

Cũng không toan tính bọt bèo như ai

Em tươi tốt tựa cơn giông

Lẽ nào tôi lại sang sông đắm đò

(Em là lục bát của tôi)

Có thể thấy, biểu tượng “em” trong thơ Đồng Đức Bốn mang vẻ đẹp trọn vẹn cả hình thức lẫn tâm hồn, tuy nhiên “em” lại thường là ngôi sao xa

xôi chỉ để tôn thờ, ngưỡng mộ nên bao giờ thi sĩ cũng là kẻ nhớ nhung và khao khát tình. “Sông Thương ngày không em” thật quạnh quẽ và trống vắng: Sông Thương từ buổi em xa

Tay anh quờ xuống hóa ra bị chàm…

Nỗi nhớ nhung, khao khát được dồn nén, tích tụ, và tất cả như vỡ òa trong hạnh phúc “Khi em ở Thái Nguyên về”:

Khi em ở Thái Nguyên về

Cây đang say bão lại mê nắng vàng

Tình yêu trong thơ Đồng Đức Bốn hạnh phúc ít mà âu lo thì nhiều. Về phương diện này, Đồng Đức Bốn có nét gần gũi với Nguyễn Bính trong tâm trạng dở dang có nhiều bi kịch. Trong nhiều thi phẩm, Đồng Đức Bốn không hề giấu giếm tình cảnh trớ trêu của mình - một người thứ ba thật lẻ loi và cay đắng:

Em mang câu hát theo chồng Thuyền tôi đậu nắng trên sông gãy sào

(Câu hát theo chồng)

Không gì đau khổ bằng yêu người mà phải xa người. Sau bao bi kịch đắng cay trong tình yêu, Đồng Đức Bốn đã chiêm nghiệm ra rằng:

Tình yêu là thứ trời đày

Càng đi đến cõi càng ngây ngất buồn

(Chiếc gió ngụ ngôn)

Thế nhưng, đau khổ vậy mà người ta vẫn muốn yêu. Đặc biệt, với một người như Đồng Đức Bốn thì cái ngang tàng, quyết liệt trong tình yêu càng đẩy khát khao yêu và được yêu dâng lên cháy bỏng. Chính vì vậy, có những lúc thi sĩ thật thẳng thắn và liều lĩnh với câu hỏi táo bạo: “Em bỏ chồng về ở với tôi không”. Sự táo tợn này của Đồng Đức Bốn xuất phát từ trong bản chất thật thà, ít nhiều có phần cục mịch của anh chàng nhà quê chân đất:

Xui mãi gái chẳng bỏ chồng Đành về ăn vạ cánh đồng heo may

(Nhớ nàng)

Rõ ràng, trong tình yêu Đồng Đức Bốn là một người ấm áp quê mùa mà ngang tàng, liều lĩnh. Đó là hệ quả tất yếu của cuộc gặp gỡ giữa những giá trị đồng quê với đời sống hiện đại mới mẻ và cá tính riêng của một con người.

Tóm lại, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã xây dựng khá thành công hình ảnh những cô gái quê, cô thôn nữ. Đó là những con người sống giữa cuộc sống hiện đại nhưng vẫn giữ được những vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Việt Nam truyền thống. Viết về họ, các tác giả cũng thể hiện những tình cảm nâng niu, trân trọng và một tình yêu rất “chân quê”.

Có thể nói Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn là những đại diện tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại đã tiếp nhận sáng tạo, thành công thơ ca truyền thống để lại được bản sắc dân tộc đậm đà trong thơ của riêng mình. Đọc những vần thơ viết về quê hương đất nước và những con người Việt Nam của Nguyễn Duy, ta thường liên tưởng đến những cảm xúc êm ái, mượt mà, có da diết, băn khoăn thì cũng rất nhẹ nhàng. Còn thơ Đồng Đức Bốn lại mang đến những cảm giác bất ổn, day dứt, khắc khoải sâu đậm về cuộc sống hiện tại. Thế nhưng điểm chung trong sáng tác của hai tác giả này là đã làm sống dậy những giá trị quý báu của thơ ca dân tộc – những giá trị khởi phát từ chính cuộc sống đời thường mộc mạc, giản dị. Là những đứa con của làng quê, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã gửi gắm vào những vần thơ đậm đà tính dân tộc tình yêu quê và tình yêu con người sâu sắc.

Chương 3: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

Tính dân tộc đậm đà trong sáng tác của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn không chỉ được thể hiện qua nội dung cảm hứng mà còn được biểu hiện ở hình thức nghệ thuật với nhiều bình diện khác nhau như thể thơ, hệ thống hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn, người viết chỉ có điều kiện tìm hiểu nét bản sắc dân tộc trong sáng tác của hai nhà thơ trên một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu hơn cả: vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát truyền thống, khai thác và vận dụng hình ảnh của thơ truyền thống, vận dụng ngôn ngữ, giọng điệu thơ truyền thống.

3.1. Vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát truyền thống

Đi ra từ cái nôi văn hóa dân gian, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã vận dụng một cách sáng tạo các thể thơ dân tộc để tạo nên tính dân tộc đậm đà trong các thi phẩm. Nguyễn Duy sáng tác với nhiều thể thơ: Thể thơ năm chữ, thể thơ bảy chữ, tám chữ nhưng nói đến ông, phần nhiều độc giả biết đến bộ phận thơ lục bát. Còn với Đồng Đức Bốn, lục bát dường như đã tạo nên một “thương hiệu” cho riêng ông. Trong khuôn khổ của luận văn, người viết chỉ tập trung đi vào tìm hiểu việc vận dụng thể thơ lục bát để thấy được sự tiếp thu truyền thống trong sáng tác của hai nhà thơ.

Lục bát là một thể thơ tồn tại ít nhất hai dòng câu: một dòng sáu chữ, một dòng tám chữ, vần với nhau ở tiếng thứ sáu của câu sáu và tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu tám. Có thể nói đây là thể thơ đắc dụng nhất cho việc thể hiện những cảm xúc mượt mà, đằm thắm, những rung cảm tinh tế và sâu lắng của con người.

Hầu hết các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về thể thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn để đi đến kết luận, lục bát của hai nhà thơ này đều

cắm rễ sâu vào ca dao truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những kế thừa, lục bát của hai ông vẫn có nhiều mới lạ. Xét ngay trên bình diện khổ thơ, bài thơ, những đặc điểm này biểu hiện khá nổi bật.

Chúng ta biết rằng, cấu trúc của một bài ca dao cổ truyền thường rất ngắn, phần lớn là những bài ca dao ngắn chỉ gồm một cặp câu lục bát. Khảo sát thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, có thể thấy nhiều khổ thơ trong các bài lục bát chỉ gồm hai câu thơ, tức là một cặp sáu - tám. Mỗi cặp thơ như vậy lại có nội dung tương đối độc lập, giống như những bài ca dao. Vì thế, mỗi khổ thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bồn từ nội dung, âm điệu đều rất gần ca dao. Chẳng hạn, trong thơ lục bát Nguyễn Duy:

Mai rồi lại hát à ơi

Con cò lặn lội bên bờ đại dương

(Lời ru con cò biển)

Hay trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn:

Không em ra ngõ kéo diều

Nào ngờ được mảnh trăng chiều trong mây

(Sông Thương ngày không em)

Điều đặc biệt, mỗi khổ thơ đều có khả năng đứng độc lập mà vẫn có thể coi là một chỉnh thể thơ đặc sắc. Số bài thơ lục bát có các khổ thơ như thế trong thơ hai tác giả Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là tương đối nhiều nếu không muốn nói là phổ biến. Trong tập Sáu và tám của Nguyễn Duy, nếu không kể 18 bài thơ chỉ có hai câu thì có tới 42/83 bài thơ lục bát có các khổ thơ chỉ gồm một cặp lục bát. Phần lớn các bài thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều có các khổ thơ hai câu. Và những bài lục bát như vậy có thể coi là sự cách tân của lục bát hiện đại. Những cách tân trở về gần gũi hơn với thơ ca truyền thống.

Ở phạm vi bài thơ, những bài lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn thường ở quy mô nhỏ, có khi là cực nhỏ. Đó là những bài: Gặp ma,

Thiền sư, Gói... của Nguyễn Duy; Khóc một dòng dòng sông, Lời ru cho cỏ buồn... của Đồng Đức Bốn. Thậm chí, Đồng Đức Bốn còn cố gắng rút ngắn dung lượng bài thơ đến mức tối đa. Cả phần tiêu đề bài thơ “Chiều nay hồ Tây có giông” lẫn phần nội dung bài thơ “Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm” mới hợp thành một cặp sáu – tám. Tức là trừ phần tiêu đề đi, bài thơ chỉ còn lại vỏn vẹn một dòng duy nhất. Sự mới mẻ này chưa hề có trong lục bát truyền thống.

Trong thơ lục bát, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn còn có lối bắt vần nối tiếp từ câu thơ tiêu đề. Câu thơ đầu tiên của bài thơ vì thế cũng là tiêu đề của bài thơ. Những đổi mới này trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn quả là đặc sắc, mới lạ. Đó là “Đám mây dừng lại trên trời” của Nguyễn Duy:


Hay:

Đám mây dừng lại trên trời

...Để cho dưới đất đám người chạy mưa Để cho có lúc nương nhờ

Mái hiên ai cứ như thừa vậy thôi

Còn với Đồng Đức Bốn, có không ít những bài thơ như thế:

Thăm mộ Nguyễn Du

Bỗng dưng tôi gặp mùa thu trở về...


Cuối cùng vẫn còn dòng sông

Khi xa thì nhớ đứng trông lại buồn...

Về cách ngắt nhịp, có thể thấy thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức

Bốn đều tuân thủ theo lối ngắt nhịp của lục bát truyền thống. Đa số các câu thơ lục bát đều ngắt nhịp theo lối xưa, lối cũ, góp phần tạo nên âm hưởng ca dao dễ đi vào nếp cảm, nếp nghĩ của người đọc.

Về gieo vần trong thơ lục bát, Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã triệt để tận dụng những thành tựu của lục bát truyền thống: gieo vần bằng tại tiếng

thứ sáu của câu lục, tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của câu bát. Ta không hề thấy câu lục bát nào gieo vần trắc, qua đó đủ giúp ta thấy được sự trung thành với lục bát truyền thống của các nhà thơ. Tuân theo những nguyên tắc gieo vần của lục bát xưa, cả Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đều góp phần khẳng định giá trị bền vững của thể thơ dân tộc này.

Về cách phối thanh thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn đã theo rất sát với cách phối thanh của lục bát truyền thống. Tuy nhiên để tạo nên sự mới lạ cho thơ và thể hiện cá tính riêng, các nhà thơ đã cố gắng tận dụng các thanh ở tiếng tự do. Nếu Nguyễn Duy thiên về tận dụng thanh trắc thì Đồng Đức Bốn lại nghiêng về tận dụng các thanh bằng.

Phần nhiều thơ lục bát Nguyễn Duy có số thanh trắc ngang bằng hoặc nhiều hơn thanh bằng. Điều đó đã góp phần tạo nên chất “tình tang”, chất bụi, chất ghẹo mang đặc trưng riêng trong thơ ông:

Thướt tha áo trắng nói cười Để ta thương nhớ một thời áo nâu

(Áo trắng má hồng)

Đồng Đức Bốn cũng có cách phối thanh mang đậm dấu ấn cá nhân với cách phối thanh tự nhiên, theo đúng những cung bậc cảm xúc vốn có của người sáng tác. Nhà thơ cũng có những cặp lục bát sử dụng nhiều thanh trắc nhưng có lẽ giọng điệu trầm buồn, chua xót trong thơ Đồng Đức Bốn lại hợp hơn cả với sự lấn át của những thanh bằng:

Bài thơ anh viết cho mình

Mà cây trúc mọc sân đình tương tư

(Gai rào ngõ quê) Em từ buổi ấy xa tôi

Cây bên đường chẳng đâm chồi nở hoa

(Em xa)

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí