Bản Sắc Dân Tộc Trong Thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn Nhìn Từ Góc Độ Nội Dung Cảm Hứng

Nhưng nhận lộc thơ của Trời, Đồng Đức Bốn phải trả giá bằng những nỗi đau khôn cùng, chính ông đã từng thốt lên “Trời lấy của tôi nhiều quá”, mà toàn những thứ không bao giờ có lại lần thứ hai: mẹ, các con trai, hai đứa cháu ngoại bé bỏng… Cứ mỗi lần một tập thơ của Đồng Đức Bốn được in ra thì lại thêm một người thân yêu của tác giả rời bỏ thế gian này. Làm thơ nguy hiểm đến vậy nhưng tại sao Đồng Đức Bốn vẫn không từ bỏ? Phải chăng vì thơ ca đối với thi sĩ đã là một thứ định mệnh.

Xưa kia, Tản Đà, Nguyễn Bính từng than thở về sự bèo bọt của kiếp thơ nhưng ở Đồng Đức Bốn, ta thấy một tâm thế chủ động đón nhận, tự ý thức sâu sắc về nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của mình: Ngai vàng là của thần linh/ Còn thơ là của chúng sinh muôn loài (Vu vơ I).

Với Đồng Đức Bốn, thơ có nhiều thiên chức quan trọng, trời hãy còn cao thì thơ hãy còn phải làm cho kiếp người thêm thanh cao, tươi đẹp:

Nếu trời còn mãi biết cao

Thì thơ còn mãi thanh tao kiếp người

(Kính gửi anh Điềm)

Và quan trọng hơn cả, những vần thơ được viết ra phải để cho người yêu nhau (Chuông chùa kêu trong mưa).

Đồng Đức Bốn làm thơ như là một sự thi hành ý trời, mà nhiệm vụ quan trọng bậc nhất phải làm là bắt được những câu thơ Trời ban. Rất nhiều độc giả yêu thơ cùng đồng tình nhận xét, thơ Đồng Đức Bốn quê mùa, mộc mạc như lúa, như khoai nhưng thi thoảng lại đột ngột xuất hiện những câu thơ hay đến mức ngỡ ngàng mà chỉ có thể giải thích bằng thần hứng Trời cho.

*Bằng câu thơ của trời cho riêng mình

Đồng Đức Bốn nợ thơ của Trời và cách duy nhất để: “Tôi đi mua cái tự do” “Bằng câu thơ của Trời cho riêng mình” (Chín xu đổi lấy một hào). Suốt một đời, Đồng Đức Bốn đau đáu về thơ, tích lũy vốn sống, nếm trải mọi khổ đau để khi “trong ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), ông bắt đầu viết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thơ Đồng Đức Bốn có khi làm một cây đàn để hóa giải nỗi oan cho con người, thấu hiểu cho từng số phận của con người:

Câu thơ làm một cây đàn

Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn - 6

Tôi ngồi tôi gảy khúc oan cho người

(Lấy thơ làm một cây đàn)

Trong quan niệm của Đồng Đức Bốn, thơ biến hóa vạn năng, có lúc thơ giải cứu cho con người qua cơn sóng gió của cuộc đời:

Đưa em qua trận bão người Bằng câu lục bát của trời cho anh

(Đưa em qua trận bão người)

Có khi thơ hóa thành nén tâm nhang thắp tri ân kiếp trước:

Tôi vẫn đi dọc về ngang

Câu thơ thắp những nén nhang cho người!

(Thăm mộ Nguyễn Du)

Đồng Đức Bốn không chỉ ý thức về giá trị thơ ca mà còn ý thức rất sâu sắc về giá trị của thể thơ lục bát. Lục bát hóa thành nén nhang, con thuyền, vị cứu tinh … và còn có thể biến những điều không thể thành có thể:

Ước gì sang dải ngân hà

Bằng câu lục bát hương hoa móng rồng

(Về đây với bến sông)

Đúng là trong lịch sử văn học nước nhà, “… Chưa có ai kỳ vọng vào thơ và kiêu hãnh với thơ lục bát như Đồng Đức Bốn” [10, tr. 597]. Thi sĩ say sưa với lục bát tình tang quê mùa, coi nó như là toàn bộ tài sản quý giá của mình, mà thương ai, yêu ai, ông lại mang ra biếu tặng với tấm lòng thơm thảo.

Cũng như nhiều thi sĩ khác, Đồng Đức Bốn quan niệm, viết thơ phải xuất phát từ động lực thôi thúc từ bên trong:

Bài thơ anh viết cho mình

Mà cây trúc mọc sân đình tương tư.

(Gai rào ngõ quê)

Với Đồng Đức Bốn, lục bát là nơi để kết nối tình yêu thương của nhân loại; người ta tìm thấy tâm hồn đồng đỉệu của mình trong vườn lục bát tâm tình:

Tôi thương những hạt mưa dầm Trong câu lục bát người cầm trao nhau

(Bây giờ vàng chẳng là thau)

Cũng có khi, tác giả lại dùng lục bát để khẳng định vị trí độc tôn của người tình:

Em là lục bát của tôi

Tôi là hạt bụi xa xôi của nguời.

(Em là lục bát của tôi)

Cách tôn vinh người tình của Đồng Đức Bốn thật độc đáo: “em là lục bát”. Tại sao lại lục bát?... Bởi lục bát đã trở thành bản mệnh của Đồng Đức Bốn, là máu thịt, là tất cả những gì mà thi nhân có. Nói về điều này, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn đã rất đắc địa khi phát hiện ra: “… lục bát là … ngai vàng kiêu hãnh của nhà thơ mà khi nhà thơ đứng dậy khỏi ngai vàng ấy, trao vương miện lục bát cho người tình, anh ta chỉ còn là hạt bụi mà thôi” [10, tr. 599].

Nói chuyện với những cây cỏ dại – những sinh linh hiền lành nhất, thi sĩ đem lòng tâm sự cả về chuyện thơ của mình:

Tao không theo đám ăn tàn Mày không trâu lấm vẩy càn ngõ quê

Chỉ còn tao biết đam mê Lấy thơ làm cõi đi về bơ vơ.

(Nói chuyện với những cây cỏ dại)

Có thể thấy tâm hồn rất đỗi trong sáng và hồn hậu của thi nhân. Đồng Đức Bốn không bao giờ theo gót kẻ ăn tàn mà giản dị lấy thơ làm cõi đi về bơ vơ... Cái bơ vơ này liên quan tới sự nhặt nhạnh những nỗi buồn nhân tình thế thái trong thơ ông.

*Thơ tôi nhặt cái người ta vẫn buồn

Khác với nhiều người, Đồng Đức Bốn góp nhặt những bức tranh đời đau thương, những tâm sự chua xót có từ trong cuộc sống của mình, của mọi người để kết dệt nên lục bát:

Chuông chùa đếm giọt mưa sa Thơ tôi nhặt cái người ta vẫn buồn.

(Nhà quê)

Sự định hướng này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm hứng, đề tài, chủ đề của thơ Đồng Đức Bốn. Ông thường làm thơ khi buồn, khi lòng tràn đầy nỗi chua xót:

Buồn thì tôi vẫn làm thơ Để em có cái vu vơ mà tìm

Nếu rơi xuống biển không chìm Thì bay cao vẫn cánh chim giang hồ.

(Gửi Tân Cương)

Người buồn, thơ cũng buồn theo nhưng cái buồn trong thơ Đồng Đức Bốn không làm cho con người ủy mị. Tác giả từng nói: “Thơ tôi buồn. Nhưng đó là cái buồn không mềm yếu. Nó làm cho con người ta thêm tin yêu và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống”. [10, tr. 681]. Theo đó, khi làm thơ, Đồng Đức Bốn biết mình viết gì đồng thời cũng ý thức rất rõ cái mình sẽ để lại cho đời không phải cái gì khác ngoài một thứ - kinh đọc buồn:

Tôi là một kẻ mồ côi

Thế gian mắc nợ còn tôi nợ tình Đến khi mình trả được mình

Thì thơ tôi đã thành Kinh đọc buồn.

(Nửa đêm Đà Lạt)

Địa hạt của thơ Đồng Đức Bốn chính là nỗi buồn của nhân thế – một sự lựa chọn ngọn nguồn cảm hứng thơ có đường nét rõ ràng và thực tiễn sáng tác

cũng thống nhất với quan niệm ấy. Vô tình hay hữu ý, chính sự lựa chọn đó đã góp phần mang lại thành công cho Đồng Đức Bốn trên con đường đến với thơ ca.

*Thì ta trả bút cho Trời làm hoa

Khi xem xét đặc điểm thơ của một tác giả cụ thể, sẽ thiếu đi phần sâu sắc nếu chúng ta không tìm hiểu quan niệm thơ của chính người sáng tác được thể hiện qua chính những câu thơ mang tính “tuyên ngôn” vì quan niệm thơ chi phối trực tiếp đến toàn bộ sự nghiệp thơ ca của họ.

Đồng Đức Bốn làm thơ có sự thôi thúc mạnh mẽ từ trong bản thể của mình, như thể do ông Trời bắt nhà thơ phải tham gia cái sự nghiệp này. Suốt một đời sáng tác, Đồng Đức Bốn chưa bao giờ quên nhiệm vụ của mình, cho đến một ngày, nhận thấy mình đã sắp trả xong món nợ truyền kiếp, thi sĩ báo hiệu trước một sự giã từ:

Chăn trâu đốt lửa xong rồi Thì ta trả bút cho trời làm hoa.


Này ta bảo cho các ngươi

Ta đến chỉ ở với người không lâu.

(Trả bút cho trời)

Đồng Đức Bốn sáng tác theo thánh chỉ của Trời! Quan niệm này buộc nhà thơ riết róng cống hiến hết sức mình cho thơ, không được phép bỏ dở nửa chừng mặc dù ông phải trả cái giá bằng nhiều bi kịch đau đớn trong đời tư.

Qua khảo sát các tập thơ của Đồng Đức Bốn, chúng tôi thấy quan niệm thơ của tác giả nối một mạch thống nhất từ tập đầu tiên cho đến tập cuối cùng, càng về sau, triết luận thi ca càng đậm nét hơn. Có thể nói, với Đồng Đức Bốn, thơ là một dự nghiệp đa đoan dâu bể thật nhưng nó cũng đầy vinh quang [10, tr. 683]. Kẻ mượn bút của Trời để phiêu du vào lục bát, khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, thì đồng thời với ngừng bút là bản mệnh cũng

đi về với tổ tông, cùng Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Tản Đà, Huy Cận, Tố Hữu… Một đời thơ như thế là trọn vẹn.

Quan niệm sáng tác là một cơ sở chắc chắn để độc giả đi vào giải mã văn chương. Trên cơ sở hiểu tâm nguyện về thơ của Đồng Đức Bốn, chúng ta lại có thêm một chìa khóa để mở ra những cánh cửa bí ẩn thơ trong các sáng tác của nhà thơ

Chương 2: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG CẢM HỨNG

Khảo sát thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn có thể thấy tính dân tộc đậm đà được thể hiện sâu sắc trên phương diện nội dung cảm hứng. Cả hai nhà thơ đã tiếp thu nguồn thi liệu truyền thống để làm nên nét bản sắc mang dấu ấn riêng trong các sáng tác của mình. Nguồn thi liệu đó được biểu hiện sâu đậm ở những nguồn cảm hứng chủ đạo về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Hiện lên trên những trang thơ là hình ảnh làng quê với vẻ đẹp bình dị, thân thương…, là những con người hồn hậu mang trong mình bao phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam truyền thống.

2.1. Quê hương, đất nước

2.1.1. Quê hương, đất nước trong thơ ca Việt Nam

Quê hương - hai tiếng thiêng liêng đã ăn sâu vào tâm hồn, máu thịt mỗi người con đất Việt. Trong văn học nói chung, thơ ca nói riêng, quê hương, đất nước đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo, dào dạt nhất. Cũng chính bởi: “Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi - Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người” (Đỗ Trung Quân) cho nên mỗi nhà thơ đều có những bài thơ hay viết về đất mẹ, để lại được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Viết về quê hương, các tác giả đều thể hiện một tình yêu quê chân thành, đằm thắm. Và có thể nói, tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm cao đẹp nhất, sâu sắc nhất trong truyền thống thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay.

Tùy từng thời kì và bản thân từng tác giả trên con đường sáng tạo nghệ thuật của riêng mình đều có những sáng tạo rất riêng và mới mẻ về nội dung tác phẩm và hình thức nghệ thuật đã tạo nên hình hài quê hương với nhiều diện mạo hết sức phong phú. Tuy nhiên, tựu trung lại, cái làm nên hồn cốt, bản sắc dân tộc trong mảng thơ ca về đề tài quê hương đất nước là việc tạo

dựng hình ảnh một làng quê Việt mộc mạc mà thanh bình, yên ả với biết bao cảnh vật quen thuộc, thân thương: bờ tre, gốc rạ, mái đình, cây đa, bến nước, con đò…

Tình yêu quê hương đất nước là một mảng đề tài lớn trong ca dao. Đó là những tình cảm chân thành, tự nhiên mà sâu sắc nồng nàn: sự gắn bó với quê hương, với nghề nông, lòng yêu mến, tự hào về cảnh đẹp, về cuộc sống thanh bình, về những danh lam thắng cảnh của đất nước…

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Bài thơ là lời tâm sự chân thành, đằm thắm về nỗi nhớ quê nhà da diết, cồn cào của chàng trai. Thật đẹp và đáng trân trọng biết bao khi hiện lên trong nỗi nhớ quê ấy là hình hài quê hương qua những món ăn dân dã, đạm bạc, là những con người tần tảo, chịu thương chịu khó của đồng quê. Cảnh và người của quê hương đã in sâu trong tâm khảm của người con xa xứ và trở thành nguồn động lực, điểm tựa nương náu cho mỗi tâm hồn.

Đến văn học trung đại - nền văn học mang tính quy phạm, phi ngã thì thiên nhiên vẫn trở thành đối tượng để thể hiện tâm tư, cảm xúc của con người, nhưng do sự chi phối của quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” nên phần nào thiếu vắng vẻ đẹp hồn nhiên vốn có. Nói như vậy, không có nghĩa là thi nhân xưa đã bớt cái say sưa khi ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Thiên nhiên vẫn trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca giai đoạn này. Ta vẫn luôn bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc của làng quê Việt Nam trong cả thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Đó là tiếng cuốc kêu khắc khoải gọi hè, là hình ảnh hoa xoan lớp lớp trong cơn mưa bụi mùa xuân lất phất nơi thôn dã:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí