Cách Khắc Phục Khó Khăn Để Truyền Đạo Và Hội Nhập Đạo Công Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam

(“Ăn cơm mới, nói chuyện cũ”) có kể rằng một vị linh mục đã nói với ông rằng: “Quá nửa nhà thờ Thiên chúa giáo là nhà thờ Đức Mẹ, và nếu không có Đức Mẹ Maria thì rất khó truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam” [92]

Hiện nay phương thức truyền giáo cũng đang có nhiều đổi thay cả về nội dung, hình thức và phương tiện truyền giáo nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, thứ 4. Công nghệ thông tin và Internet trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để các tôn giáo giới thiệu, phổ biến và quảng bá hình ảnh của mình đối với xã hội. Trong đời sống tôn giáo xuất hiện lối sống đạo mới: sống đạo online, diễn ra đối với mọi tôn giáo, tín ngưỡng làm thay đổi đời sống đức tin tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Như thế, tính đa dạng của đời sống đạo của cách thức truyền bá, của hình thức sinh hoạt cũng là điểm rất thuận lợi cho việc phát triển đạo Công giáo cũng như việc bản địa hóa Đức Mẹ.

2.1.3.2. Khó khăn

- Sự cấm đoán đạo của nhà nước phong kiến

Trước hết, những khó khăn đến từ các tôn giáo và hệ tư tưởng có trước đó, ví dụ như Phật giáo đã có chỗ đứng vững vàng trong văn hóa Việt hay tư tưởng Nho giáo đã ít nhiều ăn sâu và tiềm thức và lối sống của người Việt. Bên cạnh đó do yếu tố chính trị, các vua muốn thâu tóm quyền hành trong tay, vua - thiên tử - con trời… đã tạo nên những khó khăn nhất định cho việc truyền đạo. Không ít người cho rằng, những kẻ theo đạo Công giáo tuy vẫn còn sống trong xã hội Việt Nam, nhưng đạo mới đã dẫn đưa nhóm này vào nhiều quan niệm tôn giáo ngoại lai, kèm theo phần nào lối sống có thể gây chia rẽ nhân tâm, làm rạn nứt nếp sống và cơ cấu xã hội Việt nam ngay từ hạ tầng xã hội là đa số đồng bào… Đặc biệt, dân ta còn phải sống dưới chế độ quân chủ độc tài, nếp sống gò bó nhiều mặt, kể cả trong cái tam tòng như đã được đúc sẵn theo khuôn mẫu từ bao nhiêu thế kỷ. Vua chúa cứ theo khuôn mẫu đó mà cai trị, mà thống nhất nhân tâm và hành động vì ích lợi của tổ quốc, của triều đại, đạo pháp và xã hội. Nay một đạo mới lạ du nhập vào xã hội Việt Nam, sẽ làm vua chúa khó thống nhất nhân tâm, xã hội hơn. Như vậy ta thấy rằng đạo mới du nhập vào sẽ chia rẽ xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, với quan niệm trung quân của Nho giáo, khi đạo mới du nhập vào gặp khó khăn. Vì khi theo đạo Công giáo thì

dân không còn trung thành với vua chúa nữa, do đó đã bị các vua chúa coi như là đạo “bất trung với vua chúa”. Ngoài ra, với quan niệm “đa thê” của Nho giáo, họ cho phép một người đàn ông có nhiều vợ nhưng khi đạo mới du nhập vào, chỉ được phép một vợ một chồng. Điều này làm cho các nho sĩ và nhất là các vua chúa, quan quyền không chấp nhận. Do vậy, các vua chúa đã cấm cản không cho các vị thừa sai truyền đạo, ra các sắc chỉ cấm đạo. Cụ thể Chúa Trịnh Cán đã ban sắc lệnh cấm các giáo sĩ không được truyền bá đạo Công giáo, nếu không tuân lệnh sẽ ra lệnh chém đầu… Viết về vấn đề này tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam cho rằng: “… Để đối phó với tình hình, nhà Nguyễn chủ trương “bế môn tỏa cảng” trong giao lưu và giữ nguyên trạng đạo Ki - tô chứ không khuyến khích phát triển… Dưới thời Minh Mạng (1820-1840) … Qua thời Thiệu trị (1841 -1847)… sang thời Tự Đức (1848-1883..)… đã ra một loạt chỉ dụ cấm đạo…” [67, tr 287]. Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn Công giáo trong văn hóa Việt Nam trong phần khái quát về quá trình truyền giáo và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam đã viết: “… Thời Tây Sơn, lúc đầu không cấm giáo sĩ truyền đạo, sau ra lệnh cấm vì bắt được thư Nguyễn Ánh…Triều Nguyễn, thời Gia Long cầm quyền (1820- 1840) … Gia Long càng tỏ ra lạnh nhạt dần với Công giáo… Tiếp theo, ngày 6 tháng 1 năm 1833. vua Minh Mạng ban chỉ dụ cấm đạo…” [20, tr 16-19].

Như vậy ngay từ buổi đầu đạo Công giáo khi truyền vào Việt Nam đã gặp khó khăn, đặc biệt là từ phía nhà nước phong kiến, nhưng cũng có những sự linh hoạt trong bối cảnh đó để đạo Công giáo được truyền vào Việt Nam.

- Sự xung đột giữa đạo Công giáo với đạo thờ cúng tổ tiên

Với người Việt Nam, cúng bái tổ tiên là việc làm cần thiết và rất quan trọng vì đây là truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, từ khi đạo Công giáo du nhập có quy định người theo đạo mới không được cúng vái tổ tiên vì những tín lý khắt khe của đạo và vì thời đó đạo Công giáo cho rằng cúng vái tổ tiên là hình thức mê tín dị đoan. Chính vì thế, nhiều người không theo đạo Công giáo vì nếu theo sẽ phải từ bỏ tổ tiên thành kẻ bất hiếu. Tội này theo luật Hồng Đức sẽ bị chém đầu “hủy bỏ thần chủ của tổ tiên, coi như hủy thi hài cha mẹ, chiếu theo luật chém”. Khi bàn về mối quan hệ xung đột này, tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Nổi bật trong

mối quan hệ này là mâu thuẫn giữa một bên là truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam với bên kia là tính độc tôn của Ki-tô giáo không chấp nhận việc thờ phụng ai ngoài Chúa…” [67, tr 290].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Về phía ứng xử của Tòa thánh La Mã lúc bấy giờ cũng rất khắt khe về vấn đề này. Trong cuốn Công giáo trong văn hóa Việt Nam, tác giả Nguyễn Hồng Dương viết: “Trong khi các linh mục Dòng Tên ở Trung Quốc không lên án cúng tế Khổng Tử và ông bà ông vải, thì các thừa sai Pháp ở Việt Nam lại phản đối quyết liệt vì cho rằng nghi lễ là rối đạo không khác gì nghi lễ thờ Bụt, thờ Thần… Giáo hoàng Clemente XI (1700 - 1721) tổ chức một hội nghị thành phần gồm hai vị giám mục truyền giáo ở Trung Hoa, các đại diện Dòng Tên, dòng Đa Minh cùng các giáo sĩ truyền đạo khác. Hội nghị kết thúc bằng một bản nghị quyết do Tòa điều tra đưa ra với 4 nội dung: 1. Cấm dùng chữ Thiên hoặc Thượng Đế để chỉ Thiên Chúa; 2. Cấm treo trong thánh đường những tấm bằng có ghi hai chứ KÍNH THIÊN.; Cấm cúng tế Khổng Tử, ông bà, cha mẹ; 4. Cấm đặt bài vị trong nhà riêng …” [20, tr 179-180]. Mặt khác, quan niệm độc tôn của đạo Công giáo khác với đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam vốn pha trộn nhiều hình thức của các đạo khác, khi đạo Công giáo vào Việt Nam trở thành một thứ đạo “không đội trời chung” với các đạo khác, nhất là với đạo ông bà. Vì giáo lý của đạo Công giáo nói rằng chỉ tôn thờ duy nhất một mình Thiên Chúa mà thôi. Do vậy, khi các nhà truyền giáo đến giảng đạo gặp xung khắc với các đạo khác, mà cụ thể là đạo ông bà. Ở khía cạnh khắt khe của Công giáo tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam cũng cho biết thêm: “Ki-tô giáo là tôn giáo mang đậm tính cách cứng rắn của truyền thống văn hóa phương Tây. Do vậy mà, trong một thời gian dài, khó hòa đồng được với văn hóa Việt Nam…” [61, tr 289]

Như vậy, qua những phân tích ở trên, ta thấy rằng các nhà truyền giáo tại Việt Nam gặp khó khăn do Đạo ông bà hơn là do Nho giáo. Vì, Đạo ông bà đã ăn sâu trong tư tưởng, tâm khảm của người dân. Giờ đây, khi các nhà truyền giáo đến bảo họ bỏ Đạo ông bà, thì họ không thể bỏ được. Điều này được chính Giáo sư Insun Yu nhận xét như sau: “Người Việt Nam không tiếp nhận đạo cơ đốc (Ki-tô) vì đạo này khác biệt với đạo đức truyền thống. Không chỉ vì đạo này chống chế độ

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 9

đa thê mà chính vì việc thờ cúng tổ tiên và thờ Thành hoàng- mà họ đã tin tưởng một cách sâu sắc- đã bị đạo mới coi như tục thờ ma quỷ và mê tín dị đoan” [1, tr 155)]. Chính giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng thuật lại rằng: “Chính tín ngưỡng dân gian Việt nam là điều trở ngại cho việc cải đạo ở đây”. [1, tr 130].

Bên cạnh đó, các giáo lý của đạo Ki-tô so với các tôn giáo khác, mang tính cực đoan, chặt chẽ nhất, chỉ đức Chúa là vị thần duy nhất được thờ phụng. Ki-tô giáo đã đả phá thuyết đa thần và coi các tôn giáo khác là “tà đạo”, người nào theo các tôn giáo tín ngưỡng khác sẽ bị “rút phép thông công”. Sự cứng rắn, không khoan nhượng về giáo lý và đức tin của đạo Ki-tô trong lịch sử Việt nam đã dẫn đến sự chuyển hướng từ những xung đột giữa hai dòng văn hóa sang xung đột về chính trị. Vương triều Nguyễn đã nghiêm khắc cấm đoán đối với đạo Ki-tô trước hết bởi tính “bất hiếu” này. Đây cũng là lý do khước từ chủ yếu của đông đảo cộng đồng người Việt [65, tr42]”. Bởi vậy, trong suốt nhiều thế kỷ, sự phát triển của đạo Ki-tô ở Việt Nam khá chậm chạp dẫn đến sự bản địa hoá Đức Mẹ Maria ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo.

Như vậy sự xung đột giữa đạo Công giáo và tục thờ kính tổ tiên của Người Việt ở thời kỳ đầu truyền giáo đến từ hai phía là từ phía Giáo hội La Mã và cả từ phía tín đồ người Việt, nên thời kỳ đầu sự truyền đạo gặp nhiều khó khăn một phần cũng xuất phát từ sự xung đột này. Hiểu được những khó khăn của công việc truyền giáo tại Việt Nam, mà cụ thể là về vấn đề Đạo ông bà, các nhà truyền giáo tìm cách dung hòa giữa Ki-tô giáo và Đạo ông bà, từ đó mang Chúa đến cho mọi người, nhất là những người tin vào quyền năng của Đức Mẹ Maria làm hình ảnh mẹ Maria trở nên quen thuộc và gần gũi hơn.

- Sự hiểu sai về đạo Công giáo

Một số quan niệm hiểu sai về đạo Công giáo cũng là nguyên nhân gây khó khăn ảnh hưởng đến việc truyền đạo. Trước hết đó là quan niệm sai coi đạo Thiên Chúa là đạo chết người vì người ta thấy một số bệnh nhân đã chết liền sau ít giờ linh mục đến gặp bệnh nhân. Theo đó, nguyên do là vì nhiều người theo đạo Công giáo sẽ chịu một phép bí tích cuối cùng gọi là phép bí tích xức dầu (linh mục sẽ đọc kinh, hành lễ bôi dầu lên trán bệnh nhân, ý chỉ để bảo vệ bệnh nhân khỏi ma quỷ

đến cướp phá linh hồn người chuẩn bị hấp hối, hoặc việc xức dầu và cầu nguyện giúp bệnh nhân vững vàng tính thần để phục hồi sức khỏe, cũng như vững vàng tinh thần để bước qua cái chết mà về thiên đường…). Chính vì sự hiểu lầm này mà người ta gán cho đạo Công giáo là tà ma, và các nhà truyền giáo là những tay phù thủy đáng sợ. [20, tr 255]

Đồng thời, với hình thức sống đạo của các thừa sai truyền giáo, người ta coi là mọi rợ, vì theo quan niệm tục lệ của người Việt Nam là “Nam nữ thọ thọ bất thân”; thế mà những người theo đạo khi tập họp trong nhà thờ, hoặc khi rước lễ, xưng tội lại đi gần nhau, nói chuyện riêng trong tòa giải tội… Các cha khi ban phép rửa tội lại có những cử chỉ mới lạ như rảy nước lên đầu tín đồ… Hoặc thời gian đầu với sự khắt khe của tín lý Công giáo việc cấm đoán tín đồ thờ kính tổ tiên, cấm nhiều phong tục tập quán văn hóa truyền thống Việt Nam đã tạo nên những hiểu nhầm về đạo Công giáo, dẫn đến việc truyền đạo gặp nhiều khó khăn [20, tr 315].

Như vậy, so với Phật Giáo hay Nho giáo, sự hội nhập Công giáo hay Đức Mẹ Maria vào văn hóa Việt Nam gặp nhiều khó khăn do sự cấm đoán của chính quyền phong kiến Việt Nam. Phật Giáo hay Nho giáo đều là những tôn giáo sinh ra tại các nước phương đông vì vậy có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt nên thuận lợi hơn so với Công giáo. Mặt khác, do tín lý Công giáo có phần khắt khe cùng với những giáo lý giáo luật buổi đầu còn nhiều khác biệt với truyền thống văn hóa Việt Nam nên làm cho việc truyền đạo gặp nhiều khó khăn. Theo đó, Đức Mẹ Maria được du nhập cùng đạo Công giáo vào Việt Nam, những khó khăn của việc truyền đạo bước đầu cũng kéo theo sự khó khăn trong việc du nhập Đức Mẹ Maria trong văn hóa Việt.

2.1.3.3. Cách khắc phục khó khăn để truyền đạo và hội nhập đạo Công giáo trong văn hóa Việt Nam

- Về phía Giáo sĩ truyền đạo

Ngay từ thời kỳ đầu, khi nhận ra những xung đột có yếu tố đến từ phía giáo luật và Giáo hội La Mã các Giáo sĩ truyền đạo tại Việt Nam đã linh hoạt, bớt cứng nhắc trong giáo luật để thu hút tín đồ đặc biệt là những xung đột với văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là tục hiếu kính tổ tiên. Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam tác giả Trần Ngọc Thêm viết: “Ngay từ thời đó, cũng đã có không ít Giáo sĩ

nhận ra rằng quan niệm cực đoan này là” lạc đường và gây trở ngại không thể vượt quan được cho việc truyền đạo” [67, tr 290]. Giáo hội La Mã cũng sớm nhận ra những khó khăn và có sự điều chỉnh thay đổi, cụ thể là: “ngay từ năm 1658, sau khi phong cho hai người Pháp làm giám mục cai quản Đàng ngoài và Đàng trong, tòa thánh Roma đã chỉ thị những nguyên tắc khá hợp lý cho việc truyền giáo tại Đông Dương: thành lập hàng giáo sĩ bản xứ, cẩn trọng trong các vấn đề chính trị và quốc gia, tôn trọng văn hóa và các tập tục địa phương, liên hệ chặt chẽ với Roma” [67, tr 290]. Như vậy về phía Giáo hội cũng đã sớm có sự thay đổi tích cực, giúp tháo gỡ bớt khó khăn trong việc truyền đạo, tạo thuận lợi cho công việc truyền đạo được dễ dàng hơn. Đặc biệt một trong những khó khăn lớn được tháo gỡ có tính bước ngoặt chính là sự ra đời của chữ Quốc ngữ, đây là thành quả của tập thể do các giáo sĩ và một số người Việt cộng tác sáng tạo ra, song công lao lớn nhất thuộc về linh mục Alexandedre de Rhodes (1591 -1660) đã kế thừa các công trình trước và hoàn thiện hơn chữ quốc ngữ... “Do ưu điểm là dễ học nên đã được các nhà Nho tiến bộ tích cực truyền bá phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí …” [67, tr 293]. Sự ra đời chữ Quốc ngữ với ưu điểm là dễ học cộng với sự truyền bá tích cực của các nhà Nho đã tạo thuận lợi để truyền bá Kinh Thánh và các tài liệu về đạo. Trước đây bị hạn chế vì chữ La tinh hay các ngôn ngữ phương Tây khác, nay người Việt có thể đọc Kinh Thánh và các tài liệu Công giáo khác bằng ngôn ngữ của mình, góp phần rất lớn cho việc truyền đạo và phát triển tín đồ.

* Về phía tín đồ Việt Nam

Tín đồ Công giáo Việt Nam đã tiếp nhận và thực hành đạo một cách linh hoạt khôn khéo để vừa giữ truyền thống vừa không phạm luật Công giáo. Khi viết về ứng xử của Giáo dân với vấn đề thờ cúng tổ tiên, tác giả Nguyễn Hồng Dương viết: “Người Công giáo trước hết là người Việt Nam, vì vậy nhiều nội dung tang phục, tang chế…được thực hành tương tự như người không theo Công giáo…Những hình thức tưởng niệm dựa trên tập tục cổ truyền như: 3 ngày đi thăm mộ, cầu kinh, 49 ngày: Lễ và đọc kinh cầu nguyện, giỗ đầu: đọc kinh cầu nguyện, giỗ hết: đọc kinh cầu nguyện….Vượt ra khỏi sự cấm đoán ngặt nghèo của Giáo hội, người dân Việt- tín đồ Công giáo tham gia nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở từng cấp độ, mức độ khác nhau

như thờ cúng, thờ người có công mở đất lập làng, thờ cúng tổ nghề và thờ cúng họ tộc, ông bà, cha mẹ, người thân qua đời…” [ 20, tr 201 - 2012]. Như vậy tín đồ Việt Nam đã lồng ghép những giá trị chung giữa truyền thống văn hóa là luật lệ Công giáo, tạo nên cách thức thực hành có phần độc đáo. Người Việt Nam dù theo tôn giáo nào, trên hết trong tâm thức của người Việt và truyền thống văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa không những không mất đi khi tiếp nhận những tôn giáo ngoại sinh mà còn tạo ra, bồi đắp thêm các giá trị văn hóa độc đáo khác, góp phần làm giàu cho bản săc văn hóa dân tộc.

2.2. Đức Maria trong đạo Công giáo và sự du nhập, thờ Kính Đức Maria trong Hội thánh Việt Nam

2.2.1. Đức Maria trong đạo Công giáo

2.2.2.1. Đức Maria trong Kinh Thánh

Trong Kinh Thánh hình ảnh Đức Mẹ được nói đến như một người phụ nữ đặc biệt được Thiên Chúa lựa chọn để hạ sinh đấng cứu thế, ngài sinh hạ Chúa Giê su nhưng vẫn đồng trinh, ngài cũng là một người vợ người mẹ mẫu mực và được xem là mẹ của hội thánh Công giáo. Theo đó, các trích đoạn trong Kinh Thánh nói về Đức Mẹ Maria tập trung vào ba nội dung chính sau đây:

- Một là về Đức Maria với vai trò là nữ đồng trinh được giao sứ mệnh sinh Thánh, được thể hiện qua một số trích đoạn như:

“- Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ gây mối thù giữa mi và dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót chân nó.” (30, tr 37-38)

Câu trích trên có ý nghĩa là sau khi ông A Dong và bà E Va (tổ tông loài người được Chúa tạo ra) đã phạm tội vì nghe theo sự xúi giục của ma quỷ (hiện thân là con rắn) bị Thiên Chúa chúc dữ, từ chỗ ông bà được sống sung túc trong vườn địa đàng do Chúa tạo ra không cần phải lao động cực nhọc vì có đủ mọi thứ, nhưng khi ông bà phản bội Thiên Chúa thì phải lao động cực nhọc. Về phần con rắn (hiện thân của ma quỷ) Thiên Chúa sẽ dùng một người phụ nữ (ý nói về Đức Mẹ Maria) để trừng phạt nó và cứu chuộc loài người khỏi tội phản bội do tổ tông gây ra.

“Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.” (30, tr 1189)

Câu kinh thánh trên nói về sứ mệnh của Đức Mẹ Maria và quyền năng của Thiên Chúa, đây cũng là một đặc ân mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ Maria là sự đồng trinh dù hạ sinh Chúa Giê Su và ngài là người phụ nữ đặc biệt được Thiên Chúa chọn để hạ sinh đấng Em-ma-nu-e (nghĩa là đấng Cứu thế).

- Hai là các trích đoạn Kinh Thánh tập trung ca tụng sự ra đời của Đức Chúa Trời với sự hạ sinh của Đức Maria như:

“Giavê phán: Hỡi con gái Xi-on, hãy vui sướng reo hò, vì này ta đang đến để ở lại giữa ngươi!” (30, tr 1576). Gia vê (Gia vê là tiếng Do Thái) nghĩa là Thiên Chúa. Ý câu này muốn nói rằng, sau khi con người phạm tội với Thiên Chúa thì nay Thiên Chúa qua một người phụ nữ (Đức Mẹ Maria) hạ sinh đấng Cứu thế và chuộc lại tội tổ tông cho loài người, đây là niềm vui mà Thiên Chúa (Gia vê) báo cho loài người biết thông qua sự kiện Đức Mẹ Maria mang thai và hạ sinh đấng Cứu thế.

Hoặc như lời ca tụng: “Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (30, tr 1731). Câu này nói về những diễm phúc mà Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa ban cho ngài, không phải người phụ nữ nào cũng được diễm phúc này đó là được Thiên Chúa chọn để hạ sinh đấng Cứu thế và đặc biệt là mặc dù đã sinh con nhưng ngài vẫn đồng trinh.

“Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.” (30, tr 1733).

Đoạn này nói về câu chuyện Đức Mẹ Maria đi thăm chị họ của mình và nhờ ơn Chúa soi sáng nên chị họ của ngài biết ngài đang mang trong mình đấng Cứu thế nên lấy làm vinh hạnh vì được mẹ đấng Cứu thế ghé thăm. Lúc này chị họ ngài cũng đang mang thai và điều kỳ lạ là thai nhi trong bụng người chị họ nhảy mừng khi gặp Đức Mẹ Maria

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022