Sự Du Nhập Và Thờ Kính Đức Maria Trong Hội Thánh Việt Nam

- Ba là các trích đoạn nói về Maria với vai trò là người mẹ hạ sinh Đức Chúa và cũng là mẹ của các môn đồ trong Hội thánh:

“Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en cho đến thời người sản phụ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ trở về với con cái Ít-ra-en. Người sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa, vào uy danh Đức Chúa, Thiên Chúa của Người mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp, vì bấy giờ quyền lực Người sẽ trải rộng ra đến tận cùng còi đất.” (30, tr 1731) Như lời của tiên tri Mika chúng ta có thể thấy một chi tiết “người sản phụ sinh con” được nhắc tới không ai khác là Mẹ Maria…Mẹ là nhân vật được Chúa chọn trong chương trình cứu độ của Ngài.

“Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với người: „Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!‟” (30, tr 1771).

Đây là câu nói ca tụng công đức của Chúa Giê Su nói về Đức Mẹ Maria, điều này cũng nói lên vai trò và vị trí quan trong của Đức Mẹ Maria trong công cuộc cứu thế của con ngài là Chúa Giê Su.

“Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con Bà.”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là Mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (37, tr 1862).

Đây là câu nói trăng trối của Chúa Giê Su với môn đồ của ngài lúc ngài bị đóng đinh trên cây thập tự, đồng thời cũng biểu đạt ý nghĩa Đức Mẹ Maria là mẹ của các môn đồ đồng thời cũng là mẹ của hội thánh Công giáo, càng cho chúng ta thấy vai trò của Đức Mẹ Maria trong hội thánh Công giáo, ngài chính là mẹ của hội thánh Công giáo.

2.2.2.2. Tín lý Giáo hội về Đức Mẹ Maria

Tín lý Giáo hội về Đức Mẹ Maria nội bật với bốn điểm sau:

- Mẹ Thiên Chúa

Giáo hội Công giáo xác tín Đức mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, vì ngài là Mẹ Chúa Giê su. Giáo hội Công giáo tin Chúa Giê su vừa là người thật nhưng đồng thời ngài cũng là Thiên Chúa, là một ngôi trong ba ngôi Thiên Chúa, đây là một mầu nhiệm đã được Giáo hội Công giáo xác nhận. Tác giả Phạm Văn Phượng trong cuốn Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Đức Maria cho rằng: “…Chúng ta tin nhận Đức Maria là mẹ Thiên Chúa là vì chúng ta tin Chúa Giê su là Thiên Chúa thật và là người thật: Chúa Giê su là Thiên Chúa, Đức Maria sinh ra Chúa Giê su, nên Đức Maria là mẹ Thiên Chúa…” [57, tr 7].

- Mẹ đồng trinh

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 10

Đức Mẹ Maria là người Phụ nữ được Thiên Chúa Cha chọn để sinh hạ Chúa Giê Su, điều đặc biệt là ngài đã sinh hạ đấng Cứu thế nhưng vẫn đồng trinh. Sự đồng trinh của Đức Mẹ là một tín điều trong Giáo hội Công giáo dạy rằng mẹ của Đức Giêsu mãi mãi đồng trinh, đó là sự đồng trinh trong cả ba giai đoạn: thụ thai không có sự cộng tác của nam giới, sinh con mà vẫn còn nguyên vẹn, sau khi sinh vẫn còn đồng trinh.

- Lên trời cả hồn và xác sau khi chết

Thông thường khi con người mất đi, thể xác sẽ được mai táng và trở về cát bụi, nhưng tín lý Giáo hội xác tín sau khi Đức Mẹ Maria mất thì cả phần xác và phần hồn bay về trời, đây là một đặc ân đặc biệt mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ Maria. Trên thế giới lấy ngày 15/8 hàng năm là ngày lễ kính sự kiện này và Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng lấy ngày 15/8 hàng nằm để mừng lễ này, đây là một dịp lễ trọng với rất nhiều hoạt động sôi nổi được thực hiện tại các Giáo xứ ở Việt Nam.

- Mẹ vô nhiễm nguyên tội

Trong tín lý của Giáo hội Công giáo cho rằng tổ tiên loài người đã không vâng lời Thiên Chúa và bị ngài trừng phạt, tội này được truyền lại cho các thế hệ sau gọi là tội nguyên tổ (tức tội do tổ tiên phạm), hoặc tội tổ tông truyền. Đức Mẹ Maria là người phụ nữ đặc biệt được Thiên Chúa chọn để hạ sinh đấng cứu thế nên không bị mắc phải tội này, tuy nhiên mãi đến thế kỉ 15 Đức Giáo Hoàng Pi-Ô IX tuyên bố đây là một tín điều của hội thánh Công giáo, hàng năm Giáo hội đều dành một ngày để mừng lễ về tín điều này

Về tín lý của Giáo hội Công giáo với Đức Mẹ Maria dựa trên bốn điều trên để tín đồ thực hành niềm tin với Đức Mẹ, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí để phân biệt với một số nhánh tôn giáo phát xuất từ Công giáo nguyên thủy hoặc thờ Chúa Giê Su nhưng không thuộc giáo hội La Mã.

Đức Mẹ Maria có vai trò rất quan trọng trong đạo Công Giáo, vì mẹ là Đấng hạ sinh Đấng Cứu thế là Chúa Giê Su, một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự ra đời và phát triển của đạo Công giáo. Đức mẹ cũng được Chúa ban nhiều đặc ân như: Vô nhiễm nguyên tội, trọn đời đồng trinh dù đã hạ sinh Chúa Giê su…Đặc biệt, trước khi Chúa Giê su “về trời” đã truyền lệnh cho các môn đồ xem Đức Mẹ là Mẹ của các môn đồ và là Mẹ của Hội thánh…Như vậy Đức Mẹ Maria vừa là mẹ Chúa Giê su vừa là mẹ Hội thánh Công giáo, hơn nữa vì đức hạnh của ngài nên tín đồ càng yêu kính và tôn sùng càng cuồng nhiệt hơn, từ đó cho thấy vị trí quan trọng của Đức Mẹ Maria trong đạo Công giáo.

2.2.2. Sự du nhập và thờ kính Đức Maria trong Hội thánh Việt Nam

2.2.2.1. Sự du nhập Đức Mẹ Maria vào Việt Nam

Đức Mẹ Maria là một nhân vật quan trọng trong đạo Công giáo vì vậy có thể khẳng định nơi nào đạo Công giáo được du nhập thì nơi đó có sự du nhập Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ Maria thường được thờ kính cùng Chúa Giê Su trong nhiều hình tượng mà phổ biển nhất là hình tượng ngài bế Chúa hài đồng. Ngoài ra trong Kinh Thánh, trong tín lý Giáo hội nhắc đến Đức Mẹ Maria rất nhiều. Đặc biệt, song song với sự truyền đạo và xây dựng cộng đoàn tín đồ Công giáo là việc xây dựng các cơ sở thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, nổi bật là xây dựng nhà thờ. Dù không gian và diện tích lớn bé khác nhau, nhưng nếu đã có sự xuất hiện hình tượng Chúa Giê Su trong cơ sở thờ tự hoặc khuôn viên nhà thờ thì chắc hẳn sẽ có sự xuất hiện hình tượng Đức Mẹ Maria. Theo tác giả Nguyễn Hồng Dương: “Khi đạo Công giáo được truyền vào Việt Nam thì Đức Mẹ cũng được truyền theo, vì Bà là một nhân vật nổi bật, quan trọng trong đạo Công giáo nên điều này là hiển nhiên” (pv sâu ngày 12/7/2019). Còn linh mục N.V.T trưởng ban văn hóa Giáo phận Sài Gòn quản xứ Tân Sa Châu cho rằng: “Đạo Công giáo được truyền vào Việt Nam năm 1533, các nhà truyền giáo khi truyền đạo và giảng dạy Kinh Thánh chắc chắn sẽ nói về Đức Mẹ Maria, như vậy Đức Mẹ Maria được truyền vào Việt Nam có lẽ là cùng thời điểm truyền đạo Công giáo” (Pv sâu ngày 14/6/2019).

Như vậy bước đầu có thể xem xét sự du nhập Đức Maria tại Việt Nam qua các biểu hiện như du nhập gắn liền với quá trình truyền đạo, qua sự xuất hiện các nhà

thờ mang tước hiệu Đức Mẹ, và đặc biệt là sự xuất hiện các hội đoàn Đức Mẹ Maria tại Việt Nam.

- Về sự xuất hiện của các nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ tại Việt Nam

Có thể thấy sự xuất hiện của các nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ tại Việt Nam là một trong những biểu hiện của sự du nhập sâu rộng của Đức Maria vào Việt Nam. Chúng ta biết rằng có nhà thờ tức là có đạo Công giáo và sự xuất hiện của các nhà thờ mang tên gọi, tước hiệu Đức Mẹ Maria chứng tỏ vai trò của ngài rất quan trọng tại nơi đó và cũng thể hiện sự yêu kính đặc biệt mà chức sắc, tín đồ dành cho Ngài.

Theo quan điểm của nhiều vị chức sắc và các nhà nghiên cứu Công giáo thì có lẽ “Vương cung thánh đường Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội” được xem là một trong những nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ đầu tiên tại Việt Nam, được xây dựng lần đầu vào năm 1866, địa chỉ tại xã Xuân Phương- huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định, ngôi nhà thờ này cũng mang nhiều màu sắc linh thiêng vì nhiều huyền thoại về Đức Mẹ.

Một trong những nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ nổi bật nhất chính là Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang - Quảng Trị, cũng là một trong những tước hiệu lớn nhất mà Giáo hội Công giáo phong cho một nhà thờ. Hoặc như nhà thờ Giáo xứ Vỉ Nhuế cũng mang một tước hiệu khác là: “Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi”3. Theo Linh mục quản xứ Vỉ Nhuế cho biết: “Năm 1947 Giáo xứ Vỉ Nhuế nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm tước hiệu cho nhà thờ Giáo xứ, từ đó đến nay mọi người vẫn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi Vỉ Nhuế. Sau khi nhận tước hiệu

này thì nhiều bức tượng Đức Mẹ Mân Côi được đặt bên trong và bên ngoài nhà thờ để thờ kính, một quần thể đền thờ Đức Mẹ Mân Côi phía trước nhà thờ được xây dựng và hiện nay ca đoàn Giáo xứ Vỉ Nhuế cũng lấy tên là ca đoàn Đức Mẹ Mân Côi Vỉ Nhuế và nhận Đức Mẹ làm đấng bảo trợ cho ca đoàn…” (Pv. Ngày 18/10/2019).



3 Mân là một loại ngọc, côi cũng là một loại ngọc quý… Giáo hội Công giáo dùng hình ảnh cao quý này để biểu tượng cho một lời kinh về Đức Mẹ, gọi là kinh Mân Côi.

Tại thành phố Hồ Chí Minh tước hiệu Đức Mẹ được đặt tên cho một Giáo xứ, trung tâm hành hương Đức Mẹ tại khu vực miền Nam là Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đây đồng thời cũng là tước hiệu của nhà thờ Giáo xứ, mọi người vẫn gọi tắt là nhà thờ Mẹ Hằng Cứu Giúp, việc đặt tên nhà thờ bằng tước hiệu của Đức mẹ phán ánh sự yêu kính của tín đồ dành cho Đức Mẹ Maria, phần nào thể hiện niềm tin của tín đồ vào quyền năng cứu khổ cứu nạn của Đức Mẹ Maria.

Cho đến nay khó có thể thống kê hết các nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ tại Việt Nam, chỉ biết rằng những tước hiệu phổ biến về Đức Mẹ được các nhà thờ tại Việt Nam sử dụng là: Đức Mẹ Vô Nhiễm (Tước hiệu này là một đặc ân mà Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ, nghĩa là Đức Mẹ không bị mắc tội do ông bà tổ tông là A đam và E va gây ra), Đức Mẹ Thiên Chúa (Vì Đức mẹ hạ sinh Chúa Giê Su nên ngài được gọi là Mẹ Thiên Chúa), Nữ Vương Hòa Bình (Tước hiệu này chỉ quyền năng và tấm lòng yêu thương nhân loại của Đức Mẹ, ngài muốn nhân loại và con cái mình luôn yêu thương nhau và sống trong hòa bình), Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Tước hiệu này cũng biểu hiện cho quyền năng cứu khố cứu nạn của Đức Mẹ), Nữ Vương Thiên Đàng (Tước hiệu này thể hiện quyền lực của Đức Mẹ tại thiên đàng nơi mà mọi tín đồ Công giáo xem là đích đến của cuộc đời”, Đức Mẹ Đồng Trinh (là một đậc ân mà Thiện Chúa ban cho Đức Mẹ, dù ngài đã hạ sinh Chúa Giê su nhưng vẫn đồng trinh), Đức Mẹ, Đức Bà…. Các nhà thờ Công giáo tại Việt Nam thường được đặt giữa làng và là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân, việc xuất hiện các nhà thờ lấy tước hiệu Đức Mẹ và xuất hiện các đền thờ Đức Mẹ trong các làng Công giáo cho thấy sự du nhập sâu rộng trong đời sống của tín đồ Việt Nam và sự ảnh hưởng cũng như vị trí của Đức Mẹ Maria trong tâm thức của tín đồ.

- Sự xuất hiện của các hội đoàn Đức Mẹ Maria tại Việt Nam

Các hội đoàn Đức Mẹ tại Việt Nam ra đời khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đây là quản điểm được một số nhà nghiên cứu tôn giáo và một số chức sắc cũng như tín đồ Công giáo đồng thuận.

Theo tác giả Nguyễn Hồng Dương: “Tại Miền Bắc trong các tổ chức hội đoàn trong giáo Giáo họ, Giáo xứ xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 khi nhà Nguyễn bỏ lệnh bắt đạo thì các hội đoàn mới có điều kiện thành lập, các

hội đoàn Đức Mẹ, có thể kể đến như hội: Rô Sa, hội Mai Khôi (Mân Côi), hội các bà mẹ…Những hội này noi theo gương Đức Mẹ và tôn kính Ngài như đấng bảo trợ cho cuộc đời mình, đôi lúc họ tôn kính Đức Mẹ còn hơn đấng bảo trợ nữa…” (Pv sâu ngày 2/5/2019).

Theo cụ bà N.T.T 89 tuổi tại Giáo xứ Quy Chính – Giáo phận Vinh cho biết: “… từ bé tôi đã thấy bà, mẹ của tôi theo hội Mân Côi, sau đó tôi cũng vào hội Mân Côi cho đến năm nay tôi 89 tuổi không đủ sức khỏe để đi sinh hoạt, nhưng ở nhà tôi vẫn thực hành các quy định của hội…”. (Pv sâu ngày 11/3/2020). Theo ông H.V.D 73 tuổi cựu trưởng ban hành giáo Giáo xứ Quy Chính cho biết thêm : “Các hội đoàn Đức Mẹ tại xứ Quy Chính hoạt động rất sôi nổi và có từ lâu, từ thời ông còn làm ban hành giáo thì có hội Mân Côi, hội các bà mẹ… Lúc bé ông cũng đã thấy mẹ và bà ông đeo ảnh tượng Đức Mẹ, đặc biệt áo Đức Bà và mẹ ông cho biết là bà theo hội Đức Mẹ từ thời thiếu nữ…Từ khi ông có nhận thức cho đến bây giờ chưa bao giờ thấy Giáo xứ Quy Chính thiếu hội đoàn Đức Mẹ, các hội đoàn này đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Xứ nhà đặc biệt hỗ trợ chị em trong cuộc sống rất hiệu quả …” (Pv hồi cố ngày 11/3/2020)

Linh mục M.T.D 60 tuổi giảng viên tại đại chủng viện Hà Nội cũng cho biết: “tôi không biết chính xác hội Mân Côi, hội các bà mẹ… có từ lúc nào tại Giáo xứ nơi tôi sinh ra, chỉ biết từ bé tôi đã thấy bà và mẹ tôi đi sinh hoạt và tham gia các hội Đức Mẹ rất nhiệt tình…” (Pv sâu ngày 23/4/2019) …

Theo linh mục L.M.T 63 tuổi trưởng ban văn hóa Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi được các cụ cao niên trong xứ kể về các hội đoàn Đức Mẹ Maria rất nhiều, hầu hết họ cũng không biết chính xác thời điểm ra đời của các hội đoàn này, chỉ biết rằng từ bé họ đã thấy nhiều thành viên trong gia đình tham gia các hội đoàn Đức Mẹ Maria, riêng bản thân tôi từ khi về làm linh mục quản xứ và phụ trách một số công tác các khác tại Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh tôi đã thấy có các hội đoàn này và hoạt động ngày càng sôi nổi, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của Giáo xứ và Giáo phận..” (Pv sâu ngày 20/4/2020).

Theo Linh mục T.V.G một giảng viện tại tu viện Đa Minh TP. Hồ Chí Minh giảng dạy bộ môn Thánh Mẫu học (môn học về Đức Mẹ Maria) cho hay: “Qua

nghiên cứu một số tài liệu thì Cha thấy vào cuối thế kỷ 19 đã có hội con Đức Mẹ, hội Mai Khôi thành lập ngày 29/1/1905 tại nhà thờ Giáo xứ Tân Định - TP. Hồ Chí Minh nhằm cổ vũ cho phong trào lần chuỗi mân côi, những năm 1939 -1958 thì có hội đạo binh Đức Mẹ, sau những năm 1975 thì có các hội Hội các bà mẹ Công giáo, Hội con Đức Mẹ, Hội Thánh Mẫu…những năm gần đây Cha thấy các hội đoàn Đức Mẹ có xu hướng hoạt động mạnh trở lại, các phong trào yêu kính Đức Mẹ như bùng nổ vậy…” (Pv ngày 19/4/2020)

Hiện nay còn xuất hiện thêm của các hội đoạn Đức Mẹ như: Hội Legio, Hội các bà mẹ Công giáo, Hội hành hương Đức Mẹ, Hội Đức Mẹ vô nhiễm, Hội Hiền Mẫu, Hội Đồng Công, càng làm cho các hoạt động yêu kính Đức Mẹ Maria ngày càng sôi nổi và lan tỏa sâu rộng trong đời sống của các tín đồ Việt Nam.

Các hội đoàn Đức Mẹ Maria được ra đời và hoạt động khá độc lập ở các Giáo xứ, nhìn chung các hội đoàn này với cơ cấu tổ chức khá đơn giản thường gồm: Trưởng hội, một hoặc hai phó hội, một thủ quỹ và trưởng các tổ (nếu số lượng hội đoàn khá đông thường lên có số trăm). Như hội Mân Côi tại Giáo xứ Quy Chính - Nghệ An, cơ cấu tổ chức gồm có một hội trưởng là một chị có uy tín trong Giáo xứ, tiếp theo là 2 hội phó và các tổ trưởng, hội Mân Côi Quy Chính có một quỹ riêng do chị em đóng góp. Các hội đoàn hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của linh mục quản xứ và hội đồng ban hành giáo, mục đích hầu hết của các hội đoàn này đều có chung ý nghĩa là chia sẻ bác ái và hỗ trợ các hội viên trong đời sống tôn giáo cũng như xã hội. Các hội viên trong hội đoàn Đức Mẹ Maria phổ biến là các thành viên thuộc phái nữ và chủ yếu là các bà mẹ, những người phụ nữ đã lập gia đình, tôn chỉ hoạt động thường là đọc kinh lần chuỗi mân côi Đức Mẹ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là giúp đỡ các hội viên, hỗ trợ các hoạt động của giáo họ Giáo xứ, noi gương sống theo đức hạnh của Đức Mẹ Maria và cầu xin ngài bảo trợ cho cuộc sống của họ. Sự tham gia các hội đoàn Đức Mẹ Maria làm cho các phong trào sùng kính Đức Mẹ diễn ra sôi nổi, góp phần vào sự phát triển của các Giáo họ, Giáo xứ tại Việt Nam. Hàng năm hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Vỉ Nhuế - Nam Đinh thường tổ chức các chuyến hành hương về các trung tâm hành hương Đức Mẹ, gần thì đi Hà Nội, xa hơn thì tới La Vang - Quảng Trị…

những chuyến hành hương này các khích lệ tinh thần chị em trong hội và làm cho lòng yêu kính Đức Mẹ càng thêm mạnh mẽ.

2.2.2.2. Sự thờ kính Đức Maria trong Hội thánh Việt Nam

Sự thờ phụng Đức Maria trong Hội thánh Việt Nam theo truyền thống Công giáo gồm những ngày lễ kính Đức Mẹ Maria được ghi trong Giáo luật, thường những ngày lễ này diễn ra định kỳ hàng năm, bên cạnh vẫn giữ đúng các Giáo luật bắt buộc, Giáo dân Việt Nam đã linh hoạt trong cách thực hành nghi thức nghi lễ kính Đức Mẹ Maria. Sự thờ phụng Đức Mẹ Maria thể hiện qua các nội dung sau:

- Đọc kinh Mân Côi

Kinh Mân Côi được xem là phương thức cầu nguyện quan trọng nhất và phổ biến nhất cũng như được xem là lời kinh linh thiêng nhất trong đạo Công giáo. Mân Côi theo tiếng La tinh là Rosarium được dịch ra tiếng Việt bằng nhiều tên như: Mân côi, mai khôi, môi khôi, văn côi… và hiện nay tín đồ Việt Nam gọi tên phổ biến nhất là Kinh Mân Côi. Sở dĩ lời kinh Mân Côi được xem là lời kinh linh thiêng và quan trọng trong đạo Công giáo, vì theo niềm tin của Công giáo thì lời kinh Mân Côi được đích thân Thiên sứ (Thiên thần) của Chúa trực tiếp truyền tụng cho Đức Mẹ và chính lời kinh này cũng là lời hứa cứu chuộc ban cho nhân loại về việc đấng cứu thế sẽ đến thế giới qua người nữ tuyệt vời mà Thiên Chúa chọn. Như vậy thông qua kinh Mân Côi vừa thể hiện tình yêu của Thiên Chúa với loài người vừa thể hiện phẩm hạnh cao quý và vai trò của Đức Mẹ Maria trong công cuộc cứu thế cũng như vai trò của Đức Mẹ trong hội thánh Công giáo. Ngoài ra sự linh thiêng của kinh Mân Côi còn gắn liền với các huyền thoại Đức Mẹ hiển linh với các vị thánh trong đạo Công giáo. Tương truyền Đức Mẹ hiển linh và truyền cho các vị thánh này năng đọc kinh Mân Côi và truyền cho tín đồ đọc kinh này, các tín đồ Công giáo, Giáo hội Công giáo nhiều lần xác tín và tín đồ Công giáo cũng tin rằng nhờ lần chuỗi Mân Côi mà Giáo hội Công giáo đã vượt qua nhiều thử thách, lướt thắng mọi kẻ thủ và chính chuỗi Mân Côi là vũ khí tối ưu giúp tín đồ vượt qua nhiều khó khăn chông gai trong cuộc sống. Ví dụ như câu chuyện Đức Mẹ hiển linh tại La Vang - Quảng Trị và nhắn nhủ tín đồ chăm đọc kinh Mân Côi nhờ đó mà tín đồ thoát khỏi kiếp nạn bị truy sát …

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí