Thuận Lợi, Khó Khăn Khi Hội Nhập Đạo Công Giáo Vào Việt Nam

2.1.2. Quá trình truyền nhập Công giáo tại Việt Nam

Hiện có khá nhiều công trình nghiên cứu viết về quá trình truyền đạo và phát triển Công giáo tại Việt Nam, tiêu biểu: Tác giả Đỗ Quang Hưng với hai cuốn sách là Tôn giáo trong mắt tôi [39] và Sự kiện Tôn giáo [37]; tác giả Nguyễn Hồng Giáo với cuốn Một chặng đường giáo hội Việt Nam, [82]; tác giả Nguyễn Hồng Dương với cuốn Những nẻo đường phúc âm hóa Công giáo [22]... Trong luận án này, chúng tôi tiếp thu quan điểm của tác giả Nguyễn Hồng Dương bởi tác giả xem xét quá trình truyền nhập đạo Công giáo vào Việt Nam qua từng mốc giai đoạn lịch sử cụ thể, qua đó cho thấy được bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội là những yếu tố cơ bản tác động tới thuận lợi và khó khăn của sự truyền nhập đạo Công giáo Việt Nam trong diễn trình lịch sử. Dưới đây là tóm lược về 4 giai đoạn Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam:

- Đạo Công giáo thời kỳ từ năm 1533 – 1884

Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây phương tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay). Đạo Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị nước ta đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc và Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh trong nước [20, tr 14 -15].

Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo Hoàn Vũ đang phát động công cuộc truyền giáo vào châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến các nước ở khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Sau giáo sĩ In- nê-khu là các Giáo sĩ thuộc dòng Đa Minh như: Linh mục Gaspar Da Santa Cruz vào truyền giáo tại Hà Tiên năm 1550, linh mục Luis de Fonseca và linh mục Grégeire de la Motte tại Quảng Nam năm 1588... Thời gian này công cuộc truyền giáo mới ở mức thử nghiệm, thăm dò.

Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các thừa sai dòng Tên như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thanh Hoá (1627). Tại những nơi đến, các thừa sai đã lập Hội Thầy giảng để trợ giúp việc truyền giáo (thành viên của Hội là người Việt), phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh dạy Giáo dân. Nhờ những kinh nghiệm thích nghi văn hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục của người Việt.

Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi Bộ Truyền giáo được thiết lập (1622), Bộ cung cấp các phương tiện truyền giáo như mở các nhà in đa ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách phụng vụ và giáo lý, mở chủng viện Urbano năm 1627 để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra chức Đại diện Tông Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo. Chữ Quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ - La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày... bằng chữ Quốc ngữ. Hội Thừa sai Paris được thành lập (1664) và sự bành trướng về thương mại của tư bản Pháp… Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo hoàng Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai Giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai quản và Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do Giám mục Pallu không nhận nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm luôn Giám quản Đàng Ngoài). Đến năm 1679 (sau 20 năm thiết lập hai Giáo phận đầu tiên), Giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài.

Cuối thế kỷ XVIII, Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc) đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799) đã giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới của Việt Nam – triều

đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945). Ông cũng là người mang lại nhiều “cơ hội” cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam. Đến năm 1844 Giáo hoàng Gregorius XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành 2: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục Lefèbvre cai quản và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Giám mục Quénot Thể cai quản. Đến năm 1846, Giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do Giám mục Retord cai quản và Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) do Giám mục Gauthier cai quản. Năm 1848, Giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu), tiếp theo là một loạt các Giáo phận mới được chia tách [20, tr 19-20]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo lúc đầu hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam thời đó, vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo trong trị nước yên dân nên trong qúa trình truyền giáo, đạo Công giáo bị cấm gay gắt, nhất là thời vua Minh Mạng, Tự Đức. Đến hoà ước Nhâm Tuất (ngày 5/6/1862) được ký kết giữa triều đình Nhà Nguyễn với Pháp và Tây Ban Nha, theo hoà ước triều đình phải nhượng 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và các thừa sai hai nước được tự do ra vào truyền đạo. Đến hoà ước Giáp Tuất 15/3/1874 thì việc truyền giáo ở Việt Nam tiếp tục được khẳng định. Có thể nói, đây là thời kỳ truyền giáo đầu tiên nhưng đạo Công giáo đã tìm được chỗ đứng ở Việt Nam, đặt nền móng cho các thời kỳ truyền giáo tiếp theo.

- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1884 - 1954

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 8

Với hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đô hộ toàn bộ Việt Nam, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam, việc truyền giáo không còn phụ thuộc bởi các quốc gia thuộc địa mà thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Truyền giáo Vatican.

Toà Giám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu... được xây dựng ở nhiều nơi, số tín hữu tăng nhanh. Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các Giáo phận Tông Toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay. Năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại

Phú Cam (Huế). Năm 1933 Toà thánh tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo. Năm 1934 Cộng đồng Đông Dương với 19 Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng Giáo phẩm và đào tạo Giáo sĩ... Ở Việt Nam, sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định hướng rò rệt, nhiều Giáo phận mới được thành lập, đến năm 1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 Giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 Giáo dân. [19, tr 24-25-26].

Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Thời điểm này chứng kiến một cuộc di cư vào Nam rất lớn, cuộc di cư có 72% linh mục, 40% Giáo dân (650.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào Nam. Vì vậy, thời điểm này có nhiều tu viện, chủng viện tại miền Bắc vắng không còn người [20, tr 20 -21 -22].

- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1954 - 1975

Với cuộc di cư năm 1954, đạo Công giáo có sự xáo trộn ở cả hai miền:

Miền Bắc: Sau di cư số linh mục còn lại 28%, Giáo dân 60%, những địa phận như Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng có số người Công giáo di cư đông, các sinh hoạt tôn giáo trong giai đoạn này lắng xuống do thiếu người hướng dẫn việc đạo, hoạt động chủ yếu là giữ đạo.

Miền Nam: Cuộc di cư năm 1954 đã dẫn đến đời sống đạo ở miền Nam sôi động, số Giáo dân tăng nhanh. Một số Giáo phận mới được thành lập như Cần Thơ (năm 1955), Nha Trang (năm 1957).

Giai đoạn này đánh dấu sự kiện quan trọng của đạo Công giáo Việt Nam, đó là ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng Giáo phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam. Giáo hội Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, các Giám mục trước đây là hiệu toà nay nâng lên chính toà, đánh dấu vị thế mới của đạo Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống Giáo hội Công giáo Hoàn vũ, các Giáo phận tiếp tục được thiết lập như Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho. Năm 1960 Giáo hội Công

giáo Việt Nam có 20 Giáo phận trong đó 10 Giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội, 4 Giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và 6 Giáo phận thuộc Giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh với 23 Giám mục, 1.914 Linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ, 1.530 chủng sinh. Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo hội Công giáo Việt Nam lại có biến động với 100 Linh mục, 400 tu sĩ, 50.000 Giáo dân ra nước ngoài. Tại miền Nam chỉ còn 25 Giám mục (15 vị tại Toà), 2.000 Linh mục, gần 7.500 tu sĩ. Tuy nhiên, Giáo hội 2 miền Bắc và Nam được thống nhất để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển tiếp theo [20, tr 27 -28 -29].

- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1975 đến nay

Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Giáo hội Công giáo hai miền Bắc Nam cũng thống nhất và hoạt động trong một đất nước độc lập, hoà bình. Đồng bào Công giáo cùng nhân dân cả nước bắt tay vào xây dựng đất nước với vô vàn khó khăn sau hai cuộc chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980 tại Thủ đô Hà Nội để thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam, đại hội đã ra Thư chung 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội chủ trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [20, tr 34 - 35]

Theo Niên giám 2019 của Giáo hội Công giáo Việt Nam thì Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ với hơn 7 triệu tín đồ, 47 Giám mục, hơn 3.500 Linh mục, hơn 4.500 Giáo xứ, khoảng hơn 12.000 Giáo họ, hơn 240 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 22.000 tu sĩ nam, nữ sinh hoạt trong 26 Giáo phận thuộc 3 Giáo tỉnh là: Hà Nội (10 Giáo phận); Huế (6 Giáo phận) và thành phố Hồ Chí Minh (10 Giáo phận). Đứng đầu 03 Giáo tỉnh là 03 Tổng giám mục và đứng đầu các Giáo phận là các Giám mục, các Giám mục làm việc chung trong một tổ chức là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập năm 1980, trụ sở tại Toà Giám mục Hà Nội, số 40 phố Nhà Chung, thành phố Hà Nội. Theo quy chế, Hội đồng Giám mục

Việt Nam 3 năm đại hội 1 lần và hàng năm có hội nghị thường niên, đại hội lần thứ nhất vào năm 1980 và đến năm 2010 là đại hội lần thứ XI. Giúp việc cho Hội đồng Giám mục có 17 Uỷ ban Giám mục đặc trách các vấn đề của Giáo hội.

Đạo Công giáo hiện có 6 Đại chủng viện là nơi đào tạo Linh mục, nơi cung cấp nguồn Giáo sĩ chủ yếu cho Giáo hội, sáu Đại chủng viện hoạt động ở 3 Giáo tỉnh, mỗi Giáo tỉnh có 2 Đại chủng viện. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Đại chủng viện Vinh - Thanh đào tạo linh mục cho 10 Giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội; Đại chủng viện Huế và Đại chủng viện Nha Trang đào tạo linh mục cho 6 Giáo phận thuộc Giáo tỉnh Huế, [20, tr 57]

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn khi hội nhập đạo Công giáo vào Việt Nam

Qua những tư liệu lịch sử, việc hội nhập Công giáo vào Việt Nam có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

2.1.3.1. Thuận lợi

Việt Nam nằm ở rìa phía Đông, kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam của bán đảo Đông Dương, chiếm phần lớn diện tích của bán đảo và ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, điều này tạo thuận lợi rất lớn trong việc tiếp nhận những luồng văn hóa bên ngoài qua các con đường thâm nhập khác nhau vào Việt Nam. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI ở Việt Nam đã có các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép rằng: Năm Nguyên hòa đời vua Lê Trang Tông (1533 – Tây lịch) có một thương nhân tên là Inikhu đi đường biển vào giảng đạo Gia-tô ở Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Công giáo lấy năm 1533 mốc đánh dấu việc truyền Công giáo vào Việt Nam. Như vậy, thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Càng về sau vai trò của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha càng lu mờ, trong khi các giáo sĩ Pháp ngày càng mạnh, nhất là sau khi Hội Thừa sai Paris ra đời đã đóng góp tích cực vào việc truyền bá đạo Công giáo vào Việt Nam. Chính vì thế đã góp phần không nhỏ trong quá trình bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm viết trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam: “Do vị trí ngã tư đường cho nên văn hóa Việt Nam liên tục tồn tại và phát triển trong sự

giao lưu, đặc biệt là tiếp thu các giá trị ngoại sinh… Người Việt năng động, linh hoạt và có khả năng thích nghi cao, cộng với tinh thần khoan dung tôn giáo nên dễ dàng chấp nhận các tôn giáo ngoại sinh truyền vào …Sự kết hợp lối ứng xử tổng hợp với linh hoạt tạo nên một tinh thần dung hợp. Tính dung hợp này khiến cho mọi tôn giáo du nhập và Việt Nam đều được tiếp nhận và phát triển…” [67, tr 316-317]. Tinh thần khoan dung và sự linh hoạt này của người Việt tạo điều kiện cho các tôn giáo ngoại sinh thuận lợi để du nhập, dù là những tôn giáo với tín lý có phần khắt khe như Công giáo, người Việt vẫn tiếp nhận.

Ở khía cạnh khác, sự thuận lợi còn đến từ bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam các thế kỷ XVII-XVIII. Ta biết rằng, tình hình Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII có nhiều xáo trộn và diễn biến phức tạp. Nội bộ giai cấp thống trị lục đục vì sự tranh chấp quyền lực dẫn đến sự chia cắt đất nước kéo dài từ năm 1645 đến năm 1692, sau đó là cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn và sự phục hồi của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Những điều đó đã làm cho kinh tế trì trệ và gián đoạn, chính trị thì hỗn độn, đời sống của nhân dân đói khổ lầm than, nhân tâm giao động ly tán, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập truyền bá Công giáo cũng như quá trình bản địa hoá Đức Mẹ Maria ở Việt Nam. Trong tình hình xã hội rối ren và bế tắc, tín đồ Việt tìm thấy được điểm tựa tính thần từ tư tưởng bác ái và ý niệm về thiêng đường của Công giáo về sự giải thoát… là những cứu cánh mà tín đồ cần đến trong thời điểm này nên số lượng tín đồ theo Công giáo ngày càng tăng tạo điều kiện cho Công giáo có chỗ đứng và phát triển … [20, tr 15-20]

Ngoài ra, so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản … Công giáo được truyền vào Việt Nam muộn hơn, điều này cũng tạo thuận lợi cho các nhà truyền giáo, vì có thể đúc rút kinh nghiệm từ các hoạt động truyền giáo trước đó tại các nước trong khu vực, nơi có nền văn hóa với nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và điều này đã thực sự phát huy hiệu quả từ kinh nghiệm của người đi trước. Một trong những nhà truyền giáo Công giáo nổi bật tại Việt Nam với nhiều đóng góp lớn cho sự du nhập và phát triển của đạo Công giáo tại Việt Nam là Alexandre de Rhodes còn gọi là Đắc Lộ… Theo tác giả Nguyễn Hồng Dương thì: “Ngay từ khi còn là chủng sinh của Dòng Tên, giáo sĩ Đắc Lộ đã hun

đúc tinh thần truyền giáo theo hướng những giáo sĩ Dòng Tên trứ danh như giáo sĩ Nobili ở Ấn Độ, giáo sĩ Ricci ở Trung Hoa. Đó là truyền thống bằng tri thức cao, cho đức tin nhập thể vào các nền văn hóa bản địa…Giáo sĩ Đắc Lộ chăm chỉ học tiếng Việt như khi học thần học ở Rô ma, nhờ nói được tiếng Việt ông có điều kiện học hỏi văn hóa Đại Việt, tìm ra hướng đi hội nhập, trực tiếp truyền bá phúc âm bằng tiếng Việt cho người Việt… Việc làm “Việt hóa” của Đắc Lộ còn thể hiện ông luôn ăn mặc như người Việt: Áo thùng, quần ta, tóc dài, ông chấp nhận để dân chúng gọi mình bằng Thầy gần gũi với người Việt về tôn xưng và thuộc về khuôn mẫu, quân, sư, phụ, đáng kính theo quan niệm lúc bây giờ, Đắc Lộ ứng xử với quan lại và bình dân theo phong cách của người Việt: Vào chầu Vua cúi đầu sát đất dâng đồ lễ vật…” [20, tr 82, 84]. Như vậy đúc rút kinh nghiệm từ các nhà truyền giáo đi trước, các nhà truyền giáo tại Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm và đều này dễ dàng giúp họ hòa nhập vào văn hóa Việt, tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạo và phát triển đạo.

Với truyền thống trọng nữ, thì hình tượng đức Mẹ Maria trong đạo Công giáo thật gần gũi, đặc biệt những hình tượng Đức Mẹ Maria trên tay bồng bế Chúa Giê Su hài đồng, hoặc hì h tượng Đức Mẹ Maria bên cạnh chồng ngài là ông Giu Se và con là Chúa Giê Su tạo nên một gia đình chuẩn mực càng gần gũi với những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam về người mẹ, về tình mẫu tử và về gia đình. Sự tương đồng trong ý nghĩa tâm linh của Đức Mẹ và Mẫu đã được các Giáo dân tiếp nhận một cách nhanh chóng, chân thành. Đặc biệt với những giáo lí chặt chẽ và quyền năng đặc biệt của mình, Đức Mẹ đã có những “ưu thế” nhất định. Khi Đức Mẹ vào nước ta, Giáo dân có thêm một sự lựa chọn để tin theo, thậm chí cũng có người vốn theo Phật nay cải đạo sang Thiên Chúa, tin theo và tôn thờ Đức Mẹ. Do đó, sự phát triển về số lượng tín đồ theo Đức Mẹ cũng là không khí thuận lợi cho sự bản địa hóa cũng như sự phát triển Công giáo ở Việt Nam. Với các Giáo dân Việt Nam, dù Chúa Giêsu là trung tâm của đức tin Công giáo, nhưng Đức Mẹ Maria luôn có vai trò trung gian đặc biệt, đôi khi sự yêu kính Đức Mẹ Maria có phần cuồng nhiệt của tín đồ làm cho chúng ta dễ thấy sự lấn át hơn niềm tin vào Chúa. Liên quan đến vấn đề này, tác giả Trần QuốcVượng trong bài viết “Về việc phục hồi phát huy làm giàu lễ hội Phủ Dày

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022