Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên Để Phát Triển Du Lịch

Đảo). Đồng thời thông qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc sẽ có được nguồn khách trung chuyển từ các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai. Cũng từ trục liên kết này, Vĩnh Phúc sẽ tạo được cơ hội phát triển du lịch quốc tế với Lào và Trung Quốc.

Bảng 2.7. Hoạt động du lịch của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013

Địa

phương

Hạng mục

Năm

2009

2010

2011

2012

2013


Vĩnh Phúc

Khách DL

(người)

1.787.100

2.073.036

1.878.500

1.889.897

1.975.216

Doanh thu

(tỷ đồng)

713

739

840

864,5

870

Cơ sở lưu trú

142

156

179

214

234

Số phòng

2.700

3.000

3.434

3.528

3.900


Thái Nguyên

Khách DL

(người)

1.200.000

1.300.000

1.300.000

1.200.000

1.340.000

Doanh thu (tỷ

đồng)

555

662,3

771

970

995

Cơ sở lưu trú

115

131

145

173

173

Số phòng

2.000

2.400

2.500

3.000

3.000


Tuyên Quang

Khách DL

(người)

454.000

530.000

603.000

730.000

831.000

Doanh thu

(tỷ đồng)

390,2

500

560

602

728

Cơ sở lưu trú

98

125

134

134

162

Số phòng

1.000

1.200

1.700

1.700

1.860


Phú Thọ

Khách DL

(người)

3.500.000

4.100.000

6.000.000

6.100.000

6.200.000

Doanh thu

(tỷ đồng)

800

968

1.110

1.414

1.420

Cơ sở lưu trú

180

186

202

202

208

Số phòng

1.665

1.845

2.754

2.754

2.884

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 11

Nguồn: tổng hợp tài liệu [1, 50, 51, 68, 70]

Liên kết phát triển du lịch với mục đích khai thác những lợi thế của nhau về tài nguyên du lịch, về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch, tạo những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch đến mỗi địa phương. Tuy nhiên, trong không gian liên kết du lịch giữa Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Phú Thọ, do chưa có những sản phẩm du lịch mang tính liên vùng nên sức lan tỏa của khách du lịch từ các tỉnh đến Tam Đảo chưa cao. Vì vậy, liên kết phát triển đã trở thành một trong những định hướng trọng tâm của du lịch Tam Đảo với mục tiêu tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, tạo điểm đến chung và tạo thành cực hút du lịch mạnh mẽ cạnh tranh được với các điểm đến khác trong vùng cũng như trên địa bàn cả nước. Tập trung phát triển những sản phẩm du lịch thế mạnh như: DLST, nghỉ dưỡng gắn với giải trí; phát triển và khai thác tiềm năng DLVH, lịch sử, tâm linh; mở rộng thêm các lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ hội thảo; phát triển mô hình du lịch kết hợp thăm quan, học tập kinh nghiệm; du lịch thể thao, mạo hiểm…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Huyện Tam Đảo là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam và có sự phân bậc theo độ cao. Dưới tác động của quy luật phi địa đới trong tự nhiên đã dẫn đến sự phân hóa theo đai cao của khí hậu, của thảm thực vật,…Các nhân tố tự nhiên đã hình thành nên các điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch trên lãnh thổ của Tam Đảo.

Xác định sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên dựa trên các đơn vị đồng nhất tương đối về mặt thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo đã phân chia được lãnh thổ huyện Tam Đảo thành hai tiểu vùng. Đánh giá, phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên theo từng vùng sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng không gian, tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO


3.1 Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch

Mục tiêu của đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm xác định theo các mức độ “rất thuận lợi”, “khá thuận lợi”, “thuận lợi” và “kém thuận lợi” của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch tại lãnh thổ nghiên cứu.

Huyện Tam Đảo có các ĐKTN/TNDL rất thuận lợi để phát triển du lịch. Cần có sự đánh giá khách quan các ĐKTN để đặt cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng một cách hợp lý nhất, có hiệu quả nhất cho mục đích phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Theo quan điểm địa lý tự nhiên tổng hợp, luận văn tiến hành đánh giá tổng hợp các ĐKTN để phục vụ mục đích phát triển du lịch huyện Tam Đảo với 4 nội dung cơ bản theo trình tự: Lựa chọn đối tượng đánh giá, xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả [18].

3.1.1 Lựa chọn đối tượng đánh giá

Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu). Hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam và thể hiện khá rõ sự phân hóa theo độ cao. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc. Thảm thực vật đa dạng, phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau của rừng nhiệt đới gió mùa. Các nhân tố tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu, thảm thực vật là những tiêu chí quan trọng trong phân vùng địa lý tự nhiên của từng lãnh thổ.

Luận văn áp dụng hệ thống các chỉ tiêu phân vùng về địa hình, địa mạo của Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cẩm (2011) [29], các chỉ tiêu về phân vùng khí hậu của Trần Việt Liễn, Ngô Tiền Giang (2011) [35], các chỉ tiêu về phân vùng thảm thực vật của Vũ Tấn Phương (2013) [47] trong việc phân vùng địa lý tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu.

Bảng 3.1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng


Tiêu chí

Hệ thống chỉ tiêu

Vùng

Tiểu vùng


Địa hình, địa mạo

+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc địa hình và đặc điểm kiến tạo

+ Đồng nhất tương đối về hình

thái địa hình (núi, đồi, đồng bằng)


+ Đồng nhất về các yếu tố địa mạo, đai cao


Khí hậu

+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt năm

+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt ngày

+ Đồng nhất tương đối về nhiệt độ

tháng thấp nhất


+ Đồng nhất lượng mưa trung bình năm

+ Đồng nhất về nhiệt độ trung bình năm


Thảm thực vật

+ Đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất - địa mạo

+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và

cấu trúc của các quần hệ thực vật


+ Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình và các quần xã thực vật


Hệ thống phân vị phân vùng được chia thành hai cấp: vùng và tiểu vùng. Dựa trên các tiêu chí và các chỉ tiêu phân vùng đã được xác định, toàn bộ lãnh thổ của huyện Tam Đảo là 1 vùng và phân thành 2 tiểu vùng địa lý tự nhiên: tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo và tiểu vùng đồi cao Tam Đảo.

Các tiểu vùng sẽ được đánh giá tổng hợp và phân hạng theo mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên để làm cơ sở cho việc tổ phát triển du lịch của huyện Tam Đảo theo hướng phát triển bền vững. Hai tiểu vùng đánh giá có các giá trị nổi bật sau:

- Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo:

Hình thành liên quan đến hoạt động của núi lửa thời kỳ Triat. Được cấu tạo bởi đá macma axit, riolit và ganit nên có đỉnh nhọn, sườn dốc và ngắn, bề ngang hẹp, đô ̣cao tuyệt đối 700 m - 1.592 m, đô ̣ dốc trung bình 20o- 25oC, nhiều nơi trên 35oC.

Tiểu vùng có địa phận kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) đến xã Trung Mỹ (Bình Xuyên) gồm nhiều đỉnh núi được nối với nhau bởi những đường dông sắc nhọn. Trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1.592 m), và có ba đỉnh Thạch Bàn (1.388 m), Thiên Thị (1.376 m), Phù Nghĩa (1.300 m) nối liền với nhau như ba hòn đảo.

Tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu là các cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng núi, khí hậu ôn hòa, đa dạng sinh học tại VQG Tam Đảo, các dạng địa hình hồ trên núi (hồ Xạ Hương, hồ Bản Long trên núi Tam Đảo), … Cùng với đó là các các giá trị lịch sử văn hóa, lễ hội tâm linh gắn liền với khu di tích danh thắng Tây Thiên như đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, đền Bà chúa Thượng Ngàn, đền Thạch Kiếm, đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, cùng nhiều các di tích lịch sử cách mạng trên dãy núi Tam Đảo… Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng đời Minh (thế kỷ XV) và Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn (1723 - 1783) thì "Trên núi Tam Đảo có am Vân Tiêu, am Song Tuyền, am Lưỡng Phong, thang Bộ Vân và cầu Đái Tuyết, phong cảnh đều kỳ tuyệt... Về phía Đông có núi Ngọc Bội, núi Thanh Lanh, có khe Nhân Túc và Yểm Nhĩ tạo thành nguồn chảy từng đoạn, từng đoạn gồm 99 khúc; thác đẹp có thác Bạc, thác Vàng, thác Ba Ao, suối Giải Oan...”.

Tại vùng núi Tam Đảo hiện đang khai thác rất hiệu quả khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo và khu di tích danh thắng Tây Thiên. Hàng năm tại hai khu du lịch này đã thu hút được một lượng lớn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên và cảm nhận những giá trị văn hóa lịch sử tâm linh của vùng đất và con người.

- Tiểu vùng đồi cao Tam Đảo

Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi với vùng đồng bằng, toàn bộ vùng nằm trên nền đá biến chất cao, tạo thành dải kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đồi có dạng đỉnh tròn, sườn thoải, kích thước không lớn, phần lớn địa hình cao 50

m - 60 m, xen kẽ một số đồi cao 200 m - 300 m. Vùng có khí hâu nhiệt đới gió mùa,

nhiệt đô ̣ trung bình năm 21oC - 23oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.166,6 mm và đô ̣ ẩm trung bình 78% - 80%. Mạng lưới thủy văn dày đặc với nhiều sông, suối, hồ, đầm. Do phát triển trên đá gơnai giàu plagioclas, biotit, silimanit nên loại đất được hình thành chủ yếu là đất xám và đất phù sa chua điển hình.

Vùng đồi là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với các di tích có giá trị về lịch sử văn hóa và tâm linh. Tiêu biểu là Đình Bồ Lý, đình Cửu Yên, đền Cả, đền Chân Suối...

3.1.2 Xây dựng thang đánh giá

Thang đánh giá là việc cụ thể hoá cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá, là thước đo để đánh giá một cách khách quan các đối tượng đánh giá theo các chuẩn mực chung.

Thang đánh giá gồm 4 nội dung quan trọng:

- Chọn các tiêu chí đánh giá

- Xác định các cấp của từng tiêu chí

- Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp

- Xác định hệ số của các tiêu chí

3.1.2.1 Chọn các tiêu chí đánh giá

Để đánh giá các tiểu vùng du lịch có 6 tiêu chi được lựa chọn để đánh giá là độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

a) Độ hấp dẫn

Đối với phát triển du lịch bền vững, độ hấp dẫn điểm du lịch được xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hoá bản địa.

Đối với mỗi tiểu vùng du lịch ở huyện miền núi Tam Đảo độ hấp dẫn có những nét nổi trội khác nhau.

- Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo: khu nghỉ mát Tam Đảo nằm độ cao hơn 9 000 mét so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm là 18oC là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, du lịch công vụ, mạo hiểm… nhất là vào mùa hè; đối với VQG Tam Đảo là nơi có thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng, đa dạng về loài, về quần xã sinh học với nhiều loài thực vật đặc hữu và quý hiếm. Cảnh quan thiên nhiên và các giá trị đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nói chung tiểu vùng có độ hấp dẫn rất cao về mặt tự nhiên, mặt khác nơi đây cũng đầy hấp dẫn với du khách bởi những nét rất đặc sắc và đa dạng của nền văn hoá bản địa.

- Tiểu vùng đồi cao Tam Đảo: được đánh giá là khá hấp dẫn. Mạng lưới thủy văn dày đặc với nhiều sông, suối, hồ, đầm tạo nên cảnh quan đẹp như hồ Vĩnh Thành, hồ Làng Hà. Vùng đồi là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với các di tích có giá trị về lịch sử văn hóa và tâm linh.

b) Sức chứa khách du lịch.

Đối với các tiểu vùng ở Tam Đảo, khả năng tiếp nhận khách du lịch cũng khác nhau. Tại tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo có sức chứa rất lớn, riêng điểm du lịch Tây Thiên có sức chứa hơn 1.000 lượt khách mỗi ngày. Tiểu vùng đồi cao Tam Đảo có sức chứa trung bình.

c) Thời gian khai thác

Thời gian khai thác phục vụ du lịch vừa phải đảm bảo điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp với điều kiện sức khoẻ của khách du lịch, vừa đảm bảo điều kiện cho các hoạt động du lịch. Ở hai tiểu vùng du lịch Tam Đảo có thời gian khai thác khá dài do mang đặc điểm khí hậu có một mùa đông lạnh.

Khi đánh giá thời gian khai thác du lịch cũng lưu ý đến tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Thí dụ điểm du lịch núi Tam Đảo là địa điểm du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan lý tưởng trong điều kiện mùa hè nhưng những ngày mùa đông giá lạnh, du khách vắng hơn.

d) Độ bền vững

Độ bền vững của các tiểu vùng du lịch Tam Đảo phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các HST trước những biến động của ngoại cảnh. Nhìn chung các điểm du lịch này có độ bền vững khá cao vì vốn là các HST tự nhiên đang được bảo vệ tại các VQG, các nơi khác cũng đã được quy hoạch và bảo vệ. Tuy vậy nếu có số lượng lớn khách du lịch tập trung vào các thời điểm nhất định vượt quá sức chứa có thể ảnh hưởng tới độ bền vững của môi trường tự nhiên (cây cỏ bị xâm hại, động vật di chuyển khỏi nơi cư trú, đất đá bị trượt lở...).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2023