Phương Hướng Hoàn Thiện Chính Sách Phát Triển Văn Hóa Trên Địa Bàn Huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắk Nông


Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020: i) Xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; ii) Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng, có quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người phát triển toàn diện; iii) Bảo tồn, phát huy và làm giàu giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; iv) Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; v) Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; vi) Tăng cường công tác thông tin đại chúng; tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của các hoạt động thông tin đối ngoại.

Việc thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đạt được một số kết quả như sau:

Trong những năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật đã dần thay đổi và nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đông đảo nhân dân về công tác văn học nghệ thuật đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn học nghệ thuật gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như các phong trào thi đua khác, đồng thời huy động các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động nghiên cứu văn học nghệ thuật. Khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển văn học nghệ thuật, nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, chữ viết... Chỉ đạo các xã quy hoạch đất cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Tăng cường chuyên môn nguồn lực có trình độ chuyên môn về văn học nghệ thuật, đặc biệt là các nghệ nhân có tâm huyết và con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ thông qua các hoạt động tại cơ sở để phát hiện và đào tạo nguồn tài năng trẻ về lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật từ huyện đến cơ sở, trong việc thực hiện các chính sách , kế hoạch văn học nghệ thuật.

Công tác quản lý, tổ chức các nghi lễ, lễ hội có những chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp. Phần lớn các nghi lễ, lễ hội đều được diễn ra trong không


khí linh thiêng, trang trọng, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian. Việc tổ chức, phục dựng hiệu quả các hoạt động lễ hội góp phần khai thác tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế - xã của địa phương.

Duy trì các nghi lễ, lễ hội của người M’Nông: Chủ yếu gồm các nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời người, nghi lễ - lễ hội cộng đồng, về cơ bản các nghi lễ được bảo tồn và phát huy, nhất là tại các xã Đắk R’Tih, Đăk Ngo, Quảng Trực,… xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh của người M’Nông, xem các hiện tượng sự vật tồn tại đều có Thần, có Yang chi phối mọi mặt đời sống, nên đồng bào có những hình thức cầu cúng, nghi lễ, mong ước điều tốt lành, anh lành trong cộng đồng.

Các nghi lễ, lễ hội đã được khôi phục, tiêu biểu như: Lễ phát rẫy, lễ dựng nêu, lễ cắm nêu cúng lúa, lễ cúng mưa đầu mùa, lễ cúng cơm mới. Các nghi lễ, lễ hội này được tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương và do tỉnh tổ chức. Ngoài ra còn có lễ hội như: Lễ dâng hương Vua Hùng vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương tại thôn 6, xã Đắk Buk So,… đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện.

Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến thôn, bon được quan tâm đầu tư xây dựng, các trang thiết bị, cơ bản hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Các thiết chế văn hóa và thể thao ở cơ sở đã trở thành các điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, là địa chỉ thu hút đông đảo nhân dân đến vui chơi, giải trí, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, rèn luyện thể chất và là phương tiện nhằm tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hệ thống thiết chế văn hóa và thể thao trên địa bàn huyện cũng đã được tăng cường quản lý theo quy chế và phân cấp cụ thể cho các cấp chính quyền địa phương.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với công tác thông tin đối ngoại. Các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt kịp thời, nghiêm túc Chiến lược Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể hóa những chương trình, kế hoạch hoạch động cụ thể gắn liền với chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện cũng như chức năng

Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông - 9


nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, bước đầu nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên, quần chúng nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa đối ngoại.

2.3.2. Hạn chế

Trong những năm qua, các cấp, các ngành của huyện luôn chú trọng thực hiện chính sách phát triển văn hóa, song bên cạnh những kết quả như trên, vẫn còn những mặt hạn chế như sau:

Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam còn chưa đầy đủ; văn hóa chưa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam ở một số nơi còn chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết của một số cấp ủy đảng, chính quyền còn chưa thường xuyên, thiếu toàn diện; việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng còn chậm, thiếu cụ thể, chưa sát với điều kiện thực tiễn.

Công tác bảo tồn và phát huy các di sản lịch sử, văn hóa, nhất là đối với các di sản văn hóa phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Việc tôn tạo, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, dịch vụ thực hiện chưa hiệu quả. Chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa còn hạn chế, chưa khai thác được các giá trị về bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số mà có chiều hướng đang làm mất dần đi các bản sắc đó, là cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân bị mai một.

Một số hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của tổ chức tôn giáo, của cá nhân người có tôn giáo, tín ngưỡng chưa triệt để tuân thủ pháp luật, ở một địa phương vẫn để xảy ra hiện tượng truyền đạo trái pháp; còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Ở một số nơi, nhất là vùng dân tộc thiểu số, miền núi, một số phần tử đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động lôi kéo chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây


rối, làm mất trật tự an ninh xã hội trên địa bàn, làm ảnh hưởng cuộc sống của người dân, tìm ẩn nguy cơ gây ra mất ổn định chính trị.

Hạn chế trong việc triển khai thực hiện chính sách: i) Hệ thống cơ chế, chính sách tuy số lượng văn bản được ban hành nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, chưa có hướng dẫn cụ thể trong triển khai thực hiện được áp dụng phù hợp với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số; ii) Nguồn lực thực hiện chưa đủ mạnh.

Hạn chế trong đội ngũ cán bộ: i) Việc bố trí cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin còn chưa phù hợp, có 02 biên chế (Trưởng phòng, Phó phòng: cả hai đều không được đào tạo về chuyên môn ngành văn hóa); ii) Cán bộ, công chức ở xã, thôn, bon chưa có đủ trình độ, năng lực, tâm huyết và kinh nghiệm trong thực hiện công tác phát triển văn hóa. Chưa xây dựng chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Chưa có chế độ đãi ngộ và khuyến khích đội ngũ thực thi nhiệm vụ này, nhất là cấp xã, chỉ có 01 cán bộ tham mưu UBND xã, cha ông ta thường nói: “có thực mới vực được đạo”, nếu hoạt động chỉ bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết mà thiếu điều kiện vật chất cần thiết thì chưa đủ.

Hạn chế về nguồn lực tài chính trong hoạt động: Nguồn lực huy động cho hoạt động thực hiện chính sách còn khá khiêm tốn. Việc huy động nguồn lực trong nhân dân chưa được quan tâm.

Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động: Công tác thanh kiểm tra chưa được chú trọng, công tác đánh giá sơ kết, tổng kết chưa được thực hiện.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đảm bảo, ảnh hưởng đời sống người dân và đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn.

Việc nhận thức về việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của một bộ phận người dân tộc thiểu số còn hạn chế, ví như hiện nay người dân muốn ở


nhà xây, không còn muốn ở nhà tò vò (nhà truyền thống dân tộc M’Nông), không thích sử dụng cồng chiêng trong các dịp lễ của bon…

Điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, người dân chú trọng vào phát triển kinh tế… vì vậy, nhiều nơi không còn mặn mà với việc duy trì các nghi lễ, lễ hội của địa phương, của dân tộc mình.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về vị trí, vai trò tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách văn hóa còn hạn chế, chưa có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, còn xem đây là việc riêng của ngành văn hóa.

Hình thức tuyên truyền chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, hình ảnh minh họa. Còn thiếu các hội thảo chuyên đề và tham quan, khảo sát thực tế, hội nghị, các buổi giao lưu văn hóa, ngày hội văn hóa - thể thao, các hoạt động xúc tiến du lịch.

Đội ngũ công chức cấp xã, huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa đa số được đào tạo trái ngành nghề với lĩnh vực được phân công phụ trách; bên cạnh đó do các xã bố trí vị trí việc làm không đảm bảo, lĩnh vực văn hóa – xã hội bố trí 01 biên chế, do khối lượng công việc khá lớn nên thường hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế để phụ trách lĩnh vực trên, phụ cấp thấp nên người lao động không mặn mà với công việc dẫn đến thay thế nhân sự nhiều lần.

UBND huyện chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý văn hóa, chưa chú trọng công tác tham quan, học tập kinh nghiệm về thực hiện các chính sách văn hóa đối với các địa phương khác để áp dụng thực tế.

Công tác bảo tồn các nghi lễ, lễ hội chưa được phát huy xứng tầm so với vốn văn hóa phong phú của địa phương, việc đầu tư, sưu tầm còn nhiều hạn chế kinh phí tổ chức các lớp truyền dạy, tổ chức các lễ hội còn hạn hẹp, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác văn hóa còn nhiều thiếu thốn.

Việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghệ nhân (số lượng, chất lượng) để duy trì, phát huy giá trị các nghi lễ, lễ hội; công tác hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực, truyền dạy và kiểm tra.


Các nghệ nhân hiểu biết về các nghi lễ, lễ hội truyền thống ngày càng ít, lớp trẻ hầu hết không còn mặn mà với các lễ hội truyền thống, việc khôi phục lại các nghi lễ, lễ hội gặp nhiều khó khăn về kinh phí, chủ yếu biểu diễn hình thức sân khấu hóa,...

Công tác phối hợp trong triển khai hoạt động công tác văn hóa đối ngoại chưa chặt chẽ.

Công tác thanh tra, kiểm tra, chưa thường xuyên, do đó việc đánh giá việc thực hiện chương trình có đạt mục đích đề ra hay không? Những khó khăn, vướng mắc cần chấn chỉnh chưa được kịp thời. Công tác tổng kết, đánh giá hoạt động thực hiện chính sách chưa được chú trọng, chủ yếu thực hiện bằng hình thức báo cáo bằng văn bản theo chỉ đạo của cấp trên, do đó chưa đánh giá sát thực việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa trên địa bàn, chưa chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại cần khắc phục để đề ra phương hướng thời gian tới.

Tiểu kết chương 2

Các chính sách phát triển văn hóa và công tác phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức trong thời gian qua đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cấp uỷ và chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực, đã thật sự đi vào cuộc sống, đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, ý nghĩa chiến lược của văn hóa được nâng lên. Môi trường văn hóa, đời sống văn hóa được quan tâm xây dựng với những mô hình và cách làm sáng tạo, hiệu quả. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển sâu rộng. Chất lượng xây dựng thôn, bon văn hóa, gia đình, cơ quan, đơn vị được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng thực hiện chính sách văn hóa còn nhiều hạn chế như: nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về vị trí, vai trò tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách văn hóa còn hạn chế; việc xây dựng chương trình chưa được thường xuyên và bám sát yêu cầu thực tế địa


phương. Cán bộ làm công tác thiếu và hầu hết không được đào tạo về chuyên môn ngành văn hóa; công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết tổng kết chưa được chú trọng mà nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nên chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Nên việc đánh giá đúng thực trạng để đề ra những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách văn hóa trên địa bàn là cần thiết.


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG‌

3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Quan điểm của Đảng về chính sách phát triển văn hóa

Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới sự phát triển của nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là sự quan tâm của Người dành cho xây dựng con người mà trước tiên là đội ngũ cán bộ công chức. Người luôn nhắc nhở cán bộ, công chức phải là người “công bộc trung thành của nhân dân”, phải hết lòng phục vụ nhân dân, phải kính yêu nhân dân, phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, phải “chí - công - vô - tư”, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ [20, tr.52]. Vì vậy, phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức về văn hóa cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Phát triển văn hóa mà con người là trung tâm, hoàn thiện nhân cách và xây dựng con người có lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nghĩa tình, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, trung thực. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa... Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển.

Xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng về văn hóa. Đánh tranh, phê phán các sản phẩm văn hóa độc hại, làm thất bại các âm mưu“diễn biến hòa bình” các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Vận động toàn dân tích cực xây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022