Cơ Sở Lý Luận Về Chủ Trương Hội Nhập Công Giáo Và Quan Điểm Về Hội Nhập Công Giáo Ở Việt Nam Của Các Nhà Nghiên Cứu

trao đổi. Có hiểu như vậy mới thấy được giá trị và tầm quan trọng của giao lưu văn hoá trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. Quá trình này luôn đặt cho mỗi tộc người, mỗi nhóm địa phương phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đôi khi chuyển hoá lẫn nhau và có sự tương tác giữa các giai đoạn phát triển của nó với những trạng thái khác biệt: Yếu tố ngoại sinh lấn át nội sinh và đôi khi nó được thừa nhận như là yếu tố nội sinh. Nhìn ở phương diện thái độ của tộc người chủ thể, sự tiếp nhận các yếu tố ngoại sinh cũng có hai dạng: Hoặc là tự nguyện hoặc bị áp lực buộc phải chấp nhận, mức độ tiếp nhận cũng có khác nhau, có thể tiếp nhận đơn thuần hoặc tiếp nhận sáng tạo. Quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh đòi hỏi với chính tộc người chủ thể là nội lực của nó, hay nói cách khác là bản sắc và truyền thống văn hoá của tộc người tiếp nhận. Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa là nhân tố kích thích và hình thành, nảy nở các hiện tượng văn hóa mới. Một cộng đồng phát triển hay tiêu vong văn hóa tùy thuộc vào những yếu tố nội sinh - truyền thống của chính cộng đồng ấy trong giao tiếp. Khi yếu tố nội sinh đủ mạnh, nó tự lựa chọn và bản địa hóa những yếu tố văn hóa mới tiếp thu được từ cộng đồng khác làm phong phú thêm văn hóa của cộng đồng mình [91, tr 18-22; 40,64-65].

Vận dụng lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hoá trong nghiên cứu bản địa hóa Đức Mẹ Maria sẽ giúp cho việc tìm hiểu quá trình này tránh được cái nhìn biệt lập, hoặc trong trạng thái tĩnh mà đặt đối tượng nghiên cứu ấy ở trạng thái động, trong mối quan hệ nhiều chiều giữa thờ Đức Mẹ với tín ngưỡng dân gian của người Việt, giữa không gian văn hóa truyền thống phương Đông với bối cảnh văn minh hiện đại phương Tây. Việc áp dụng lý thuyết nghiên cứu như vậy sẽ giúp phát hiện được những giá trị bồi đắp, những chiều tương tác, những vấn đề nảy sinh từ thực tế tồn tại của tục thờ Đức Mẹ trong đời sống văn hóa người Việt Nam.

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), khi bàn về việc tiếp thu văn hóa du nhập vào Việt Nam cuốn sách có viết về giao lưu tiếp biến văn hóa như sau: “Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn luôn đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, hai yếu tố này

luôn có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệt trong một thực thể văn hóa.... kết quả của sự tương tác giữa hai yếu tố này diễn ra theo hai trạng thái: một là yếu tố ngoại sinh lấn át, triệt tiêu yếu tố nội sinh, hai là sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dần dần trở thành yếu tố nội sinh hoặc bị phai nhạt căn tính của yếu tố ngoại sinh..”[91, tr 53]. Cuốn sách này cho rằng tiếp nhận yếu tố ngoại sinh được thể hiện trên hai dạng thức là tiếp nhận tự nguyện và tiếp nhận cưỡng bức. Cụ thể:

Khi nói đến quá trình giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa ở dạng thức giao lưu văn hóa cưỡng bức cuốn sách này viết rằng: “ Người Hán tổ chức được nền đô hộ, ngoài việc bóc lột ở Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị người Hán thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa... Chắc là người Việt đã chống lại một cách quyết liệt chính sách đồng hóa của quan lại người Hán...” và “Thời Bắc thuộc, với sự giao lưu với văn hóa phương Bắc, người Việt đã tiếp nhận kỹ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sông biển, kỹ thuật làm phân mà dân gian gọi là “ phân bắc”...”[91, tr 5- 58].

Ở dạng thức giao lưu tiếp biến văn hóa tự nguyện với văn hóa Trung Hoa của người Việt cuốn sách đưa ra nhận định: “ Các triều đại đã mô phỏng mô hình Trung Hoa, trên cơ tầng văn hóa Đông Nam Á... Ở Việt Nam một mô hình tổ chức xã hội vừa giống vừa khác mô hình tổ chức xã hội của giai cấp phong kiến trung Quốc về sở hữu ruộng đất, chế độ bóc lột địa tô và hệ tư tưởng...Nho giáo ở Việt Nam đã có một độ khúc xạ rất lớn, do những đặc điểm lịch sử - xã hội ở Việt Nam...” [91, tr 59]. Như vậy dù giao lưu tiếp biến văn hóa Trung Hoa dưới dạng cưỡng bức hay tự nguyện chúng ta thấy rò nhất là sự phán kháng và tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa Trung Hoa và biến nó trở thành những giá trị văn hóa của người Việt.

Vận dụng quan điểm trên vào nghiên cứu trường hợp du nhập Đức Maria có thể thấy giao lưu tiếp biến Đức Maria ở Việt Nam thuộc dạng thức “tiếp nhận tự nguyện” vì hiện tượng Đức Mẹ Maria đã được tín đồ Việt Nam tiếp nhận dưới góc độ văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam, trên nền tảng tâm thức thờ Thánh và sự tôn thờ vai trò người mẹ, tín đồ Việt Nam đã tiếp nhận và biến đổi từ một hình tượng ngoại lai trở thành người Mẹ Việt với đầy đủ đặc tính của người phụ nữ Việt Nam.

- Khái niệm bản địa hóa và bản địa hóa Đức Maria

Tại hội thảo: “Khớp nối với Việt Nam – một cuộc đối thoại liên ngành” lần thứ Tư ngày 4 tháng 12 năm 2011 tại trường đại học Quốc gia Hà Nội – Việt Nam, trong tham luận với tiêu đề “Bản địa hóa và các thế giới tri thức trong quá khứ và hiện tại của Đông Nam Á” trình bày tại hội nghị, tác giả Liam C Kelly (Trường đại học Hawaii) đã nêu khái niệm bản địa hóa tương ứng với khái niệm “Địa phương hóa” như sau: “Bản địa hóa là một quá trình mà dựa vào đó những tín ngưỡng, thực hành hay đối tượng ngoại lai được chuyển hóa phần nào bởi người dân bản địa nhằm làm cho những tín ngưỡng, thực hành hay đối tượng ngoại lai đó thích hợp hơn với phong cách và nhu cầu của xã hội bản địa”. [98].

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì bản địa hóa là việc biến yếu tố du nhập từ bên ngoài trở nên gần gũi với truyền thống văn hóa của người bản địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Theo đó, bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam có cả việc lưu giữ các yếu tố giáo lý, các thực hành nghi thức, nghi lễ của đạo Công giáo (yếu tố bên ngoài) và sự tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam (yếu tố bản địa).

Từ đây có thể hiểu “Bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam” là việc người dân chủ động tiếp nhận Đức Mẹ Maria từ đạo Công giáo, một tôn giáo ngoại sinh được du nhập vào Việt Nam, từ một hình tượng có phần xa lạ với văn hóa truyền thống Việt Nam, Đức Mẹ Maria đã trở thành một người mẹ với đầy đủ đặc tính của người mẹ Việt Nam truyền thống, tuy nhiên Đức Mẹ Maria vẫn được thờ kính đúng như niềm tín Công giáo theo cách của tín đồ Việt Nam.

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 6

Như vậy, về cơ bản thì có thể xem xét vấn đề bản địa hóa Đức Maria như là một hiện tượng giao lưu tiếp biến văn hóa, cụ thể ở đây là giao lưu tiếp biến một nhân vật tôn giáo vào văn hóa Việt Nam.

Từ cơ sở lý luận về giao lưu tiếp biến văn hóa, soi chiếu vào vấn đề bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam, có thể đặt ra giả thiết: Đức Mẹ Maria là một yếu tố ngoại sinh, được du nhập vào văn hóa Việt, trải qua một quá trình giao lưu và tiếp biến một cách tự nguyện với văn hóa Việt, đặc biệt là với tâm thức thờ thánh và thờ mẫu đã làm cho yếu tố ngoại sinh này trở thành một giá trị mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Điều này sẽ được chúng tôi xem xét từ thực tế khảo sát về những biểu hiện về sự bản địa hóa Đức mẹ Maria tại những điểm nghiên cứu cụ thể.

1.2.2. Cơ sở lý luận về chủ trương hội nhập Công giáo và quan điểm về hội nhập Công giáo ở Việt Nam của các nhà nghiên cứu

Trong công cuộc truyền đạo Công giáo trên khắp thế giới, Giáo hội muốn mở rộng và phát triển “nhà Chúa” với giáo lý giáo luật của mình. Tuy nhiên khi Công giáo truyền vào các nền văn hóa khác nhau, bắt đầu có sự đối kháng, thậm chí ở một số nơi rất khó khăn để hòa nhập vì sự khác biệt giữa giáo lý giáo luật Công giáo và văn hóa truyền thống bản địa. Trước thực tế truyền đạo, nếu vẫn giữ vững sự khắt khe của giáo luật Công giáo sẽ rất khó khăn cho việc truyền đạo, vì vậy mà một số giáo sĩ đã chọn cách thích ứng và hội nhập Công giáo vào văn hóa bản địa. Tuy nhiên từ đó lại nảy sinh những tranh luận do bất đồng quan điểm về hội nhập với văn hóa bản địa giữa các giáo sĩ truyền đạo. Chẳng hạn như ở Việt Nam, một số giáo sĩ ngoại quốc nhất là giáo sĩ dòng Tên sớm nhận ra điều cốt lòi đó ngáng trở việc truyền đạo là ở tục thờ cúng tổ tiên. Vì vậy mà họ đã mở ra cuộc tranh luận với giáo sĩ dòng Đa Minh xoay quanh vấn đề đạo và thờ kính tổ tiên với hy vọng có thể thuyết phục Giáo hoàng La Mã chấp nhận nghi thức nghi lễ này để dễ dàng truyền đạo. [22, tr 227].

Trước phản hồi từ các giáo sĩ về những khó khăn trong việc truyền đạo, phía Giáo hội đã có những điều chỉnh thể hiện qua các thông cáo, hiến chế, sắc lệnh và nổi bật là văn kiện của Công đồng Vaticano II.

Chẳng hạn, Rôma đã công bố Hiến chế Ex illa die 19 -3 -1715 cho phép bổn được giữ các nghi lễ phong tục đã quen như: a) Đựơc giữ thần chủ trong nhà; b) Được cử hành nghi lễ đối với người qua đời; c) Được kính lễ Đức Khổng Tử và giữ Mục vị của ngài; c) Được dâng nhang nến trong lễ an táng; đ) Được cúng đồ ăn, hoa quả trước quan tài...” [11, tr108]. Thông qua hiến chế này cho thấy Hội thánh đã có chủ trương hội nhập vào văn hóa bản địa, việc được cử hành các nghi thức nghi lễ mang đậm truyền thống văn hóa bản địa và chấp nhận một số truyền thống văn hóa địa phương là một bước tiến lớn về sự hội nhập văn hóa, góp phần vào sự thành công trong việc truyền đạo và mở mang nước Chúa.

Đặc biệt là những văn kiện từ Công đồng Vaticano II, Công đồng Vaticano II họp ngày 11/10/1960 tại tòa thánh Rô Ma – nước Ý, đã ban hành nhiều văn kiện có

tính bước ngoặt đối với Công giáo. Trải qua 168 phiên họp với nhiều nội dung được đưa ra tranh luận gay gắt, cùng với 538 cuộc bỏ phiếu toàn phần hay từng phần, cuối cùng Công đồng Vatican II đã thông qua 16 văn kiện quan trọng với 04 Hiến chế, 09 Sắc chỉ và 05 Tuyên ngôn. 1

Công đồng Vatticano II được xem là Công đồng của sự đổi mới và hội nhập văn hóa, một số điểm nổi bật về sự hội nhập văn hóa từ Công đồng Vaticano II như:

a) Giáo hội đến với mọi dân tộc, mọi nền văn hóa khác nhau: “Giáo hội được sai đến với mọi dân tộc, mọi nơi, mọi thời đại ...” ; “ Sử dụng những yếu tố của các nền văn hóa khác nhau để phổ biến và giải thích cho muôn dân sứ điệp Chúa Ki tô...” [8]

b) Suy tư thần học theo cung cách của các nền văn hóa khác nhau: “Trong những vùng rộng lớn cùng chung một nền văn hóa, cần phải thúc đẩy việc suy tư thần học... để nhờ đường lối hành động đó, đời sống Kitô giáo sẽ được thích nghi với tinh thần và đặc tính của từng nền văn hóa, những truyền thống đặc thù và những đặc tính riêng của từng dân tộc…” [8].

c) Giáo hội sẵn sang thay đổi đề phù hợp với văn hóa thời đại: “Các định chế, luật pháp, những lối suy tư và cảm nghĩ của người xưa truyền lại, không phải lúc nào cũng phù hợp với tình thế hiện tại…”. [8].

Thông qua các văn bản và sắc lệnh trên cho thấy đã có sự thay đổi trong quan điểm Hội nhập văn hóa. Từ nhận thức cần thay đổi chủ trương hội nhập văn hóa để Công giáo có thể phát triển trong nhiều quốc gia với nhiều nền văn hóa khác nhau, Hội thánh đã cởi mở hơn và chủ động cho phép hội nhập với văn hóa bản địa. Theo đó thì từ một tôn giáo độc thần, tín lý rất khắt khe, Hội thánh đã chấp nhận những truyền thống văn hóa thông qua những cách thực hành văn hóa khác nhau, đôi khi



1 Cụ thể 16 văn kiện là :1. Hiến chế về Phụng vụ thánh; 2. Hiến chế Tín lý về Giáo hội; 3. Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên chúa; 4. Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới hôm nay; 5. Sắc chỉ về các phương tiện truyền thông xã hội; 6. Sắc chỉ về các Giáo hội Công giáo phương đông; 7. Sắc chỉ về hiệp nhất;

8. Sắc chỉ về nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục; 9. Sắc chỉ về canh tân thích nghi đời sống dòng tu; 10. Sắc chỉ về đào tạo Linh mục; 11. Sắc chỉ về tông đồ Giáo dân; 12. Sắc chỉ về hoạt động truyền giáo; 13. Sắc chỉ về chức vụ và đời sống linh mục; 14. Tuyên ngôn về tự do tôn giáo; 15. Tuyên ngôn về Giám mục Kitô giáo; 16. Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội Công giáo với các tôn giáo ngoài Kitô giáo.

có phần khác với tín lý Giáo hội, điều này tạo động lực cho Công giáo hội nhập và phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam được Tòa Thánh chính thức thiết lập vào năm 1964, có tư cách cử đại diện và đưa ra các quyết định chung cho Giáo hội Việt Nam. Ngày 20-10-1964, Tòa Thánh Vatican, thông qua Bộ Truyền giáo đã chấp thuận đề nghị của Hội đồng Giám Mục Việt Nam xin áp dụng huấn thụ Plane compertum est (8-12-1939) về việc tôn kính tổ tiên cho giáo dân Việt Nam. Trên cơ sở này, năm 1965, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra thông cáo ngày 14/5/1965 cho phép người Công giáo được thờ cúng tổ tiên, trong đó nhấn mạnh đến lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên và nghi lễ tôn kính vị Thành hoàng với những xác định cụ thể như: “Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ gia tiên và vái lạy trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên, là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính, được phép làm”; “Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen gọi là phúc thần tại đình làng, để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị mà theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không phải là mê tín như đối với các

“yêu thần, tà thần2.

Sau thống nhất đất nước, Đại hội lần thứ nhất các Giám mục Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24/4 đến ngày 1/5/1980 đã ra Thư chung đầu tiên, trong đó xác định đường hướng mục vụ của Giáo hội Việt Nam với hai điểm quan trọng: Hội Thánh vì loài người (phần A) và Hội Thánh trong lòng dân tộc (phần B), trong đó nêu rò: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước…” [28]

Cũng trong Thư chung này, tại phần B với tựa đề “Hội thánh trong lòng dân tộc” với 15 mục nhỏ, trong đó từ mục 5 đến mục 15 là nội dung hướng dẫn và nêu cao tinh thần hội nhập và đồng hành cùng dân tộc của Công giáo Việt Nam. Tại mục 9 với tiêu đề: “Gắn bó với dân tộc và đất nước” có ghi rằng: “Sự gắn bó và hòa mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai


2 Tóm lược ý từ thông cáo Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 14/5/1965.

điểm chính: Một là tích cực cùng đồng bào cả nước bảo vệ xây dựng Tổ quốc, hai là xây dựng trong hội thánh một nếp sống và lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc”. [28]

Như vậy, tiếp thu tinh thần của Tòa thánh, việc hội nhập đạo Công giáo vào Việt Nam đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam xác định là đồng hành cùng dân tộc và xây dựng trong hội thánh một nếp sống và lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Đó chính là cơ sở để Đạo Công giáo nói chung, trong đó có sự thờ kính Đức Maria được hội nhập vào với văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Thực tế cho thấy trong quá trình truyền đạo, tùy vào đặc điểm văn hóa của từng địa phương, khu vực mà các nhà truyền đạo đã chủ động, linh hoạt tìm ra những cách thức khác nhau để hội nhập Công giáo. Từ kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước về quá trình truyền đạo ở các nước trên thế giới cho thấy sơ bộ những phương thức chính để các nhà truyền giáo hội nhập Công giáo trên thế giới là:

Một là, lựa chọn phương thức bản địa hóa các vị thánh Công giáo vào các vị thần địa phương, từ tên gọi cho đến các thực hành nghi lễ. Đó là trường hợp từ rất sớm khi người Do Thái truyền giáo vào châu Âu họ đã dùng các từ ngữ bản địa để chỉ Thiên Chúa, chọn ngày sinh nhật Chúa vào ngày lễ thờ thần mặt trời của người Châu Âu, mặc các trang phục truyền thống và thực hiện theo một số nghi lễ của người Châu Âu để hòa mình vào văn hóa bản địa nơi đây. Tương tự, khi các nhà truyền giáo châu Âu đến Châu Á, nhất là đến các nước có nền văn hóa lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ họ đã chọn cách sát nhập các nghi lễ Trung Hoa vào nghi lễ Công giáo, hoặc như “tục hóa” những nghi thức Công giáo với tục lệ của người Ấn Độ để hòa mình vào xã hội của họ. Chẳng hạn như tại Ấn Độ họ đã điều chỉnh một số nghi lễ trong Giáo luật, trong đó có nghi lễ rửa tội vốn là nghi lễ gia nhập đạo, rất quan trọng trong đạo Công giáo.

Hai là, bản thân các nhà truyền đạo tự giác hòa nhập để dễ dàng giao lưu tiếp xúc, tạo thiện cảm với người địa phương. Chẳng hạn như các nhà truyền đạo châu Âu hòa mình vào đời sống của người Trung Quốc, Ấn Độ, Philipines bằng cách thay đổi cách ăn, ở, mặc và những sinh hoạt đời thường khác của chính họ. Đặc biệt

là phần lớn các Giáo sĩ đều chọn cách học ngôn ngữ địa phương, giảng giải và truyền đạo bằng ngôn ngữ địa phương, tìm ra mối liên hệ so sánh giữa tôn giáo, tín ngưỡng địa phương để thuyết phục người dân theo đạo Công giáo. Tiêu biểu đó là cách các nhà truyền giáo đến Ấn Độ khi đọc kinh Veda thấy có bốn con đường tới chân lý và cứu độ mà cho rằng vì sự gian ác của loài người, con đường thứ 4 chắc chắn nhất, bị thất truyền chính là Kitô giáo... [80, tr 340].

Ba là chọn hình thức cho phép các Kitô hữu da trắng kết hôn với phụ nữ bản địa để thông qua đó hội nhập Công giáo từ chính các gia đình hôn nhân hỗn hợp. Điển hình là trường hợp hội nhập Công giáo ở Brazil sau khi Carôlô phát hiện ra xứ này.

Ở Việt Nam, vấn đề hội nhập Công giáo vào văn hóa Việt Nam được các nhà nghiên cứu nhìn nhận từ hai khía cạnh là phi quan phương (từ phía Giáo dân) và quan phương (từ phía Giáo hội). Cụ thể, tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn Những nẻo đường phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam cho rằng Công giáo hội nhập vào văn hóa Việt Nam trên hai khía cạnh: Hội nhập phi quan phương (là hội nhập từ dưới lên), tức là tín đồ Công giáo Việt Nam họ sống đạo bằng tâm thức của người Việt Nam; hai là hội nhập quan phương (từ Giáo hội Công giáo, đặc biệt sau công đồng Vaticano II) với việc Giáo hội chủ trương hội nhập tạo điều kiện cho Công giáo Việt Nam hội nhập sâu rộng vào văn hóa Việt.

Về phương diện hội nhập từ Giáo hội Công giáo (hội nhập quan phương) tác giả cho rằng: “ … qua hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo yêu cầu Kitô hữu không được xao nhãng bổn phận trần thế và phải có trách nhiệm với cộng đồng chính trị dẫu có những quan điểm đối chọi nhau, đây chính là đường hướng NHẬP THỂ cùng với đường hướng CANH TÂN được công đồng Vatican II xác quyết. Bởi đây là công đồng “mở toang cánh cửa” không chỉ để chiếu rọi vào Giáo hội mà còn để cho Giáo hội “đến với muôn dân” cũng có nghĩa là đến với trần thế, đến với những thể chế chính trị khác nhau có thể là đối chọi nhau...” [22, tr 112].

Về phương diện hội nhập từ tín đồ Công giáo (phi quan phương) tác giả cho rằng trước quan điểm hội nhập từ Giáo hội Công giáo nhiều khắt khe thì bản thân Giáo dân vì là con dân Việt, mang trong mình tâm thức văn hóa Việt Nam nên họ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022