Đặc Điểm Và Xu Hướng Phát Triển Của Marketing Văn Hoá Nghệ Thuật Trên Địa Bàn Hà Nội


Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Cải lương Hà Nội. Facebook giúp kết nối công chúng với các chương trình biểu diễn của nhà hát cho thấy việc thử nghiệm các công cụ truyền thông mới để quảng bá các vở diễn, các chương trình nghệ thuật là rất quan trọng. Đặc biệt, sử dụng các công cụ truyền thông điện tử rất tiết kiệm về mặt chi phí.

2.4.2.3. Chủ động tìm kiếm đối tác, nhà tài trợ


Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các nhà hát cần chủ động tìm kiếm đối tác, nhà tài trợ cho các hoạt động của nhà hát nói chung, hoạt động marketing nói riêng. Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam là một ví dụ điển hình. Ở trang đầu tiên của trang web và trang cuối của cuốn chương trình mùa diễn, đồng thời trên các ấn phẩm truyền thông của Dàn nhạc đều có lôgô của các nhà tài trợ, các đối tác hỗ trợ Dàn nhạc trong các chương trình biểu diễn, trong đó có các hoạt động truyền thông. Điều này giúp Dàn nhạc không những quảng bá hình ảnh, tên tuổi của các nhà tài trợ mà còn khẳng định vị thế cũng như quảng bá cho Dàn nhạc.

Một ví dụ điển hình khác về xây dựng dự án và tìm kiếm tài trợ là Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. Sau khi tham gia thành công tại Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đã chủ động xây dựng dự án diễn vở “Mùa hạ cuối cùng” miễn phí 100 buổi phục vụ khán giả các trường phổ thông, cao đẳng và đại học, đồng thời triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa khác cho khán giả trẻ, học sinh, sinh viên trên địa bàn thủ đô. Dự án này tìm tài trợ được 2 tỷ đồng từ ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài gòn – Hà Nội (BSH) và công ty Collagen Việt Nam. Bên cạnh việc tổ chức biểu diễn, số tiền tài trợ này còn giúp nhà hát thực hiện một số hoạt động truyền thông như tổ chức họp báo, giới thiệu dự án,...


Qua những ví dụ trên cho thấy, việc các nhà hát chủ động tìm kiếm đối tác, nhà tài trợ cho các dự án, các chương trình biểu diễn cũng như các hoạt động truyền thông là rất cần thiết, nhằm giúp cải thiện tình trạng ngân sách eo hẹp cũng như đẩy mạnh hoạt động tổ chức biểu diễn.

Tiểu kết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Chính sách đổi mới của Đảng đã thổi luồng gió mới vào mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bao cấp của nhà nước và chủ trương giao khoán tự chủ tài chính đối với các đơn vị nghệ thuật, hoạt động marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội được triển khai với các nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất nhìn chung rất hạn chế, chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm các công việc marketing thuộc các phòng Tổ chức biểu diễn, phòng Nghệ thuật, phòng Hành chính. Những người này chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu trước đây là nghệ sĩ hoặc tốt nghiệp từ các chuyên ngành khác nhau. Nguồn nhân lực đã yếu và thiếu, nguồn tài chính lại càng khó khăn.

Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, các nhà hát trên địa bàn Hà Nội đã triển khai một số hoạt động marketing, cụ thể gồm: 1. Phát triển nghệ thuật; 2. Đa dạng hoá tác phẩm; 3. Thực hiện một số hoạt động truyền thông;

Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội - 14

4. Áp dụng nhiều chiến lược giá vé; 5. Đa dạng kênh phân phối; 6. Nghiên cứu thị trường; 7. Phát triển thị trường.

Vì điều kiện khó khăn về nguồn lực, hoạt động marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội còn hạn chế, tuy nhiên, nó cũng đã phát huy một số hiệu quả nhất định như giúp các nhà hát đa dạng hoá tác phẩm, dịch vụ, quảng bá hoạt động, chương trình biểu diễn, phát triển khán giả, tăng doanh số bán vé, hợp đồng biểu diễn, mở rộng hợp tác, thu hút tài trợ.


Có thể thấy thực trạng marketing của các nhà hát như trên là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau: đội ngũ cán bộ của các nhà hát chưa được đào tạo bài bản về marketing và quản lý nghệ thuật, nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất của các nhà hát không đáp ứng nhu cầu hoạt động, cơ chế và chính sách bao cấp chưa thúc đẩy các nhà hát thực sự chủ động, sáng tạo trong nghệ thuật cũng như trong quản lý. Từ thực tiễn nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là các nhà hát cần chú trọng vấn đề con người, chủ động tìm hiểu và thử nghiệm các công cụ truyền thông, chủ động tìm kiếm đối tác, nhà tài trợ trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động marketing.


Chương 3

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING

CỦA CÁC NHÀ HÁT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


3.1. Đặc điểm và xu hướng phát triển của marketing văn hoá nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội

3.1.1. Đặc điểm của marketing văn hoá nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội

3.1.1.1. Marketing chủ yếu là nỗ lực bán hàng


Kết quả phỏng vấn [PL4, tr.168-170] cho thấy lãnh đạo và những người làm công tác tổ chức biểu diễn của các nhà hát đều nhận thức vai trò quan trọng của marketing. Nó đảm bảo “đầu ra” cho các tác phẩm nghệ thuật, vì “nếu tác phẩm hay đến mấy nhưng công chúng không có thông tin thì cũng không thể mua vé đến xem”,... Trên thực tế, các hoạt động marketing các nhà hát triển khai chủ yếu tập trung vào truyền thông, các hoạt động cụ thể gồm: tổ chức họp báo, đăng báo, đăng tin truyền thanh, truyền hình, giới thiệu trên trang web của nhà hát, lập Facebook, phát tờ rơi, phát quyển chương trình, treo panô, băng rôn, gửi email, gửi tin nhắn, gửi thư mời, tổ chức hội nghị khách hàng. Ngoài ra, các nhà hát còn áp dụng nhiều chiến lược giá vé, đa dạng kênh bán vé, đa dạng mô hình tổ chức biểu diễn, địa điểm biểu diễn. Tất cả những hoạt động marketing này cho thấy nó chỉ dừng lại ở những nỗ lực bán vé và tìm kiếm hợp đồng biểu diễn.

3.1.1.2. Marketing chưa phải là quá trình quản lý


Marketing được xem là quá trình quản lý, điều này thể hiện ở chỗ marketing tham gia vào tất cả các khâu của quá trình ra đời, tiêu thụ của một sản phẩm. Cụ thể, đối với các tác phẩm văn hoá nghệ thuật, marketing tham gia xuyên suốt vào các quá trình nghiên cứu khán giả, lên ý tưởng, kịch bản,


đạo diễn, lựa chọn diễn viên, sản xuất cho đến quảng bá, định giá vé, lựa chọn mô hình tổ chức biểu diễn, bán vé, đánh giá trải nghiệm của khán giả,... Tuy vậy, đối với các nhà hát trên địa bàn Hà Nội, những người làm công tác marketing thuộc biên chế phòng Tổ chức biểu diễn, phòng Nghệ thuật hoặc phòng Hành chính tổng hợp chỉ được giao nhiệm vụ triển khai một số công việc cụ thể như làm tờ rơi, lên lịch diễn, tìm kiếm hợp đồng, bán vé. Do đó, có thể thấy marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội chưa phải là một quá trình quản lý mà chỉ là một số công việc được triển khai sau khi tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành.

3.1.2. Xu hướng phát triển của marketing văn hoá nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội

3.1.2.1. Xu hướng tập trung vào tác phẩm và tập trung vào bán hàng

Trên địa bàn Hà Nội, marketing văn hoá nghệ thuật chủ yếu mới chỉ phát triển qua hai giai đoạn, đó là giai đoạn tập trung vào tác phẩm (sản phẩm) giai đoạn tập trung vào bán hàng.

Giai đoạn tập trung vào tác phẩm: Một số đơn vị nghệ thuật vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển marketing, tức là chỉ tập trung đầu tư vào việc xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, cụ thể, tập trung vào việc chọn kịch bản, đạo diễn, diễn viên, dựng vở, tổng duyệt, công diễn, tham gia các hội diễn, cuộc thi. Các sản phẩm khác của nhà hát như dịch vụ, đào tạo, các chương trình giáo dục nghệ thuật... chưa được chú trọng đầu tư.

Giai đoạn tập trung vào bán hàng: sau khi tác phẩm nghệ thuật được các cấp có thẩm quyền duyệt và cho phép công diễn, công việc được giao cho phòng Tổ chức biểu diễn là lên kế hoạch tổ chức biểu diễn, tìm kiếm hợp đồng, lưu diễn, tổ chức tuyên truyền, bán vé, phát giấy mời. Ở giai đoạn này, những nỗ lực tiếp cận công chúng, bán vé được ưu tiên. Một số hình thức bán vé như bán vé qua internet, bán vé tại quầy, bán vé qua điện thoại, nhân viên


đi bán vé, bán vé qua trung gian, đại lý đã được nhiều nhà hát triển khai. Đặc biệt chính sách trích hoa hồng là một trong những động thái cho thấy nỗ lực tiếp cận khán giả của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội.

3.1.2.2. Xu hướng phát triển marketing điện tử (e-marketing)


Trong thế giới bùng nổ thông tin, đặc biệt sự phát triển của internet, các đơn vị văn hoá nghệ thuật nói chung, các nhà hát trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã ưu tiên đầu tư và chú trọng phát triển trang web của nhà hát, kết nối với nhiều trang web, sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, email, diễn đàn trực tuyến nhằm thực hiện hoạt động giới thiệu, quảng bá, bán vé, gây quỹ và tìm tài trợ, tổ chức biểu diễn, tuyển chọn tình nguyện viên, thành lập câu lạc bộ những người bạn, mở rộng quan hệ hợp tác,... Mặc dù các nhà hát chưa triển khai đánh giá định lượng hiệu quả của các công cụ này, với các ưu điểm vượt trội như nhanh, rẻ, tiện dụng, ngày càng có nhiều người sử dụng, công nghệ kỹ thuật số đã nhanh chóng chiếm ưu thế và marketing điện tử trở thành xu hướng phát triển tất yếu của các nhà hát.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội

Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực hành marketing của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội, gồm các nhà hát trung ương trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các nhà hát cấp địa phương thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, cho thấy hoạt động marketing của các nhà hát còn nhiều hạn chế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, các nhà hát cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ cấp độ vĩ mô đến vi mô như: thay đổi nhận thức của những nhà quản lý, hoàn thiện chính sách, xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính, hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển các chương trình nâng cao năng lực về quản lý văn hoá nghệ thuật, xây dựng và thực hiện chiến lược marketing, phát triển marketing hỗn hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tận dụng


môi trường văn hoá và coi trọng ứng xử văn hoá trong marketing văn hoá nghệ thuật.

3.2.1. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chính sách vĩ mô và vi mô


3.2.1.1. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước


Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn kiện định hướng cho việc xây dựng và phát triển văn hoá, quan trọng nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) những năm sắp tới và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng. Những chủ trương, đường lối của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta. Đặc biệt, việc xây dựng “Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020” đã đánh giá một cách toàn diện về thực trạng văn hoá Việt Nam hiện nay, từ đó xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để từng bước thực hiện việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế [29]. Tuy vậy, bên cạnh những văn kiện, Đảng và Nhà nước cần giao cho các Ban, Bộ, Ngành liên quan xây dựng những hướng dẫn cụ thể hơn để đảm bảo những văn kiện, chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật thực sự đi vào đời sống xã hội.

Để ngày càng có nhiều tác phẩm nghệ thuật nói chung, nghệ thuật biểu diễn nói riêng thể hiện được tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc, có nhiều tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, phán ảnh được những biến đổi và những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống hiện nay, góp phần định hướng giáo dục thẩm


mỹ cho công chúng, hướng dẫn dư luận xã hội, thu hút đông đảo khán giả cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của nhiều Bộ, Ngành như Bộ Chính trị, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch,... Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cũng như đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, sửa đổi các chính sách đối với văn nghệ sĩ như cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp thâm niên, đặc thù nghề nghiệp, tiền thanh sắc...

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trực tiếp hoặc giao cho các đơn vị tham mưu quản lý nhà nước trực thuộc Bộ như Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch Tài chính,... xây dựng những quy định, hướng dẫn thực hiện công tác phát triển khán giả, thực hiện các chương trình marketing đối với các đơn vị biểu diễn nhằm thực sự đem văn hoá nghệ thuật đến với công chúng, nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục, định hướng các giá trị thẩm mỹ cho nhân dân. Có như vậy, đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực văn hoá nghệ thuật mới hiệu quả, văn hoá nghệ thuật mới có điều kiện ngày càng phát triển.

Một trong những động lực giúp các đơn vị văn hoá nghệ thuật nói chung, các nhà hát nói riêng trở nên năng động, sáng tạo và tích cực hơn dù vẫn được bao cấp đó là các cơ chế, chính sách khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh. Môi trường cạnh tranh lành mạnh không chỉ là động lực để các nhà hát bớt sự ỉ lại, trông chờ mà còn giúp tái cấu trúc ngành nghệ thuật biểu diễn.

Ngày 15 tháng 01 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 204/QĐ-BVHTTDL về việc giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các cơ quan soạn thảo “Quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Văn bản quy hoạch và định hướng rất quan trọng, nó mang tầm vĩ mô, là cơ sở để xây dựng những chỉ tiêu, hướng dẫn cụ thể. Những quy hoạch, định hướng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022