Những Vấn Đề Còn Bỏ Ngỏ Và Nhiệm Vụ Đặt Ra Cho Đề Tài

phép lạ và 15 mầu nhiệm của kinh Mân côi, gây khó khăn cho việc trở lại của những người rối đạo. Để trừng phạt, Thiên Chúa đã cho phép 15 ngàn quỷ dữ nhập vào thân xác nó. Cha mẹ dẫn nó tới cha thánh Đa Minh, xin ngài giải thoát khỏi quỷ dữ... Thánh nhân cầu nguyện, rồi xin hiệp Hội Mân Côi đọc kinh Mân Côi với Ngài, với mỗi kinh Kính mừng được đọc lên, Đức Mẹ đã xua đuổi một trăm quỷ dữ ra khỏi tên rối đạo, dưới hình những cục than hồng. Sau khi được giải thoát, người đó đã trở lại đạo và xin gia nhập Hội Mân Côi...” [105, tr 3]. Cuốn sách là tài liệu hướng dẫn thực hành và cổ vũ đọc kinh Mân Côi, đồng thời cho ta thấy thêm một khía cạnh về lòng sùng kính Đức Mẹ Maria của tín đồ Công giáo, biểu hiện qua lời kinh dâng lên Đức Mẹ.

Người Công giáo rất coi trọng lòng thương xót của Chúa, lòng thương xót giúp cho họ giữ đạo và sống đạo. Một trong những nhân vật có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tín đồ đến gần với lòng thương xót của Chúa chính là Đức Mẹ Maria. Trong cuốn Lòng thương xót đích thực Đức Maria, sự tha thứ và niềm tín thác, tác giả Jacquaes Philippe (qua phần chuyển ngữ của Linh mục Minh Anh) đã viết: “ Đức Maria đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình này. Đức Mẹ dẫn chúng ta vào sự hiểu biết của Thiên Chúa và lòng nhân từ, đặc tính sâu sắc của Người. Đức Maria cũng nhận ơn này vì lý do khác: Chính mẹ đã hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa. Dĩ nhiên Mẹ không phạm tội và Mẹ không cần được thứ tha....Lòng thương xót là một ơn Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ Maria trước...Đôi lúc Thiên Chúa biểu lộ lòng thương xót bằng cách tha thứ mọi lỗi lầm mà chúng ta có thể phạm...” [107, tr 19]. Tài liệu này cho chúng ta thấy được vai trò của Đức Mẹ trong việc chuyển cầu những lời cầu nguyện của tín đồ lên Thiên Chúa, và Đức Mẹ cũng được thể hiện như một vị thánh có tấm lòng bác ai, là tấm gương về lòng thương xót và đây cũng là quà tặng của Đức Mẹ Maria dành cho tín đồ.

Tác giả Đức Hồng Y Gioan H, Newman đã viết một cuốn sách để suy niệm Đức Mẹ Maria trong tháng hoa (tháng 5). Đó là cuốn Mẹ có phúc hơn mọi người nữ

- Những bài suy niệm về Đức Maria trong Tháng Hoa Mẹ (qua sự chuyển ngữ của Linh Mục Bano Kiên). Điều đặc biệt là tác giả không chia nội dung cuốn sách thành từng phần từng chương mà chia thành từng ngày trong tháng hoa tính từ ngày mùng

1 đầu tháng cho đến ngày 31/5. Tác giả cho rằng: “Vì đây là thời kỳ mặt đất mọc lên cành lá tươi non và làn cỏ xanh sau mùa đông tuyết giá... Đây cũng là lúc nụ hoa chớm nở trên các cành cây và bông hoa nở rộ trong các công viên... và tháng năm thuộc về mùa phục sinh...”[108, tr 6-9].

Trong cuốn Đức Maria trong kinh nguyện giáo hội, tác giả Nguyễn Hữu Thy viết về Đức Maria với hình ảnh của Ngài được thể hiện qua các kinh nguyện trong Giáo hội. Nói cách khác đây chính là quan điểm của Giáo hội về Đức Maria qua các ngày lễ, qua kinh nguyện, qua các tín điều về Đức Maria mà giáo hội xác tín, cho thấy ngài có một vị trí rất lớn trong giáo hội Công giáo. Cuốn sách gồm 2 phần, phần 1 là các kinh nguyện về Đức Mẹ, phần 2 vai trò kinh nguyện trong cuộc sống. Tác giả diễn giải khá chi tiết về những kinh nguyện Đức Mẹ, như kinh Mân Côi, kinh truyền tin, kinh Magnificat, kinh cầu Đức Bà... [81, tr 17]. Tác giả cũng cho rằng kinh nguyện có vai trò rất quan trọng trong giáo dục con cái và trong đời sống đức tin. Tác giả viết... “ Sự tôn sùng Mẹ Maria là thành phần cơ bản của chương trình phụng vụ chính thức của Giáo hội. Hằng ngày trong các giờ kinh và trong lễ nghi cử hành Thánh Lễ, Giáo hội đã dành những lời kinh trang trọng nhất để kính Mẹ Maria...” [81, tr 8]. Như vậy hình tượng Đức Mẹ Maria còn được biểu hiện qua những kinh nguyện của Giáo hội, điều này vừa thể hiện quyền năng của Đức Mẹ, vừa cho thấy Đức Mẹ cũng là một phương tiện quan trọng để giữ đạo và đến gần với Chúa hơn.

Tóm lại các tài liệu trên đã phác họa hình tượng Đức Mẹ Maria dựa trên nền tảng Kinh Thánh, là một người phụ nữ đặc biệt, được Thiên Chúa lựa chọn cộng tác vào sự nghiệp “Cứu chuộc loài người”, là đấng hạ sinh Chúa Giê su là tấm gương sáng về đức hạnh, và là chỗ dựa tinh thần cho mọi tín đồ. Đức Mẹ Maria được diễn tả như biểu tượng của cái đẹp, vẻ đẹp của ngài biểu hiện qua tước hiệu, tên gọi, hình ảnh... và đặc biệt là hỉnh ảnh của Mẹ được so sánh với hoa hồng, một loại hoa của sự thanh khiết và mang vẻ đẹp rực rỡ.

- Tài liệu về sự hiển linh của Đức Maria trên thế giới

Các tài liệu về sự hiển linh của Đức Maria lại cho thấy một góc nhìn khác về Đức Mẹ trong đời sống người dân trên thế giới. Tác giả Lê Quang Uy trong cuốn Thiên Chúa và Mẹ Maria, ngoài phần đầu nói về Thiên Chúa, phần sau với tựa đề

“Đức Mẹ và các Thánh” đã kể những mẩu chuyện chân thực về những vị thánh Công giáo được ơn Đức Mẹ tại nhiều nước trên thế giới, qua đó càng có sức lay động mạnh mẽ cho đức tin của tín đồ. Chẳng hạn như câu chuyện kể vào ngày 17.7.1858, tại Lộ Đức (Lourdes) nước Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra lần chót với chị thôn nữ Bernadette de Soubiroux, Mẹ không nói gì, chỉ mỉm cười nhân ái khoan dung…Hoặc như chuyện anh Giovani Tomasi vốn là một người Ý vô tôn giáo, thường tỏ ra cực đoan quá khích, nhất là với những người đồng hương của anh có vẻ đặc biệt sùng kính Đức Mẹ. Thế rồi anh mắc bệnh nan y, anh rơi vào cơn khủng hoảng đến cùng cực. Một người bạn thân đã mời anh sang Pháp để hành hương xin ơn Đức Mẹ, anh không tin nhưng vẫn miễn cưỡng đi. Khi đến Lộ Đức, trước đông đảo tín đồ, anh ta rút súng đã nạp đầy đạn chĩa vào đầu để tự sát đồng thời thách thức quyền năng Đức Mẹ. Lạ thay, cả 2 lần chĩa súng và bóp cò, mặc dù súng đã được nạp đạn nhưng vẫn không nổ, anh run rẩy quỳ xuống trước tượng Mẹ và thốt lên “Mẹ ơi, Mẹ đã thắng con rồi”. Trong những ngày còn sống anh đi khắp nơi để diễn thuyết và viết thư an ủi động viên những người lâm vào tuyệt vọng như anh, hãy tin vào Thiên Chúa và Mẹ Maria… [58, tr 154 - 156]. Những câu chuyện sống động như vậy, thường có sức lan tỏa mạnh mẽ và cổ vũ tốt nhất cho lòng sùng kính Đức Mẹ Maria của tín đồ. Bên cạnh đó tác giả cũng diễn giải một số mẫu ảnh nổi tiếng về Đức Mẹ đang được thờ khắp nơi trên thế giới như: Mẫu ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Mẫu ảnh Đức Mẹ làm phép lạ …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Cuốn Đức Mẹ khắp nơi của Linh mục Nguyễn Khắc Minh là cuốn sách thu nhập những nơi có “dấu lạ” về Đức Mẹ trên thế giới và tại Việt Nam. Cuốn sách gồm 3 phần, phần đầu nói về những dấu lạ gắn với những lần hiện ra của Đức Mẹ trên thế giới và phần 3 là tổng hợp những địa điểm thờ kính Đức Mẹ đặc biệt tại Giáo phận Cần Thơ. Ở chương 1, tác giả liệt kê 7 địa điểm Đức Mẹ hiện ra nổi bật là: 1. Đức Mẹ Fatiama - Bồ Đào Nha; 2. Đức Mẹ Lộ Đức – Pháp; 3. Đức Mẹ Mễ Du – Nam Tư cũ; 4. Đức Mẹ Banneux – Bỉ; 5. Đức Mẹ Mê – Kông – Campuchia;

6. Đức Mẹ Gualdalupe – Mêxico; 7. Đức Mẹ Naju – Hàn Quốc [55, Tr 7-38 ]; Phần 2 và phần 3 tác giả liệt kê những “ dấu lạ” về Đức Mẹ tại Việt Nam tại những địa địa điểm là: La Vang – Huế; Tà Pao – Phan Thiết; Trà Kiệu – Quảng Nam; Núi Cúi

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 5

Xuân Lộc; La Mã – Bến Tre; Fatima – Vĩnh Long; Măng Đen – Kontum; Tân Hiệp

– Long Xuyên; Rạch Súc – Cần Thơ; Vị tin – Hậu Giang...[54, tr 42 -79]. Cuốn sách là sự tóm lược ngắn gọn những địa điểm Đức Mẹ hiện ra trên thế giới và tại Việt Nam. Đặc biệt là sự hiện ra của Đức Mẹ trên thế giới với những địa danh và câu chuyện có sức ảnh hưởng lớn không chỉ trong cộng đồng tín đồ Công giáo hoàn cầu mà cả nhiều đối tượng khác.

- Tài liệu về hội nhập Đức Maria ở Việt Nam

Nghiên cứu hội nhập Đức Maria ở Việt Nam đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, tiêu biểu như: LM Hoàng Kim Toan, Lê Văn Khuê, các tác giả Nguyễn Hồng Dương, Đỗ Quang Hưng...

Có thể xem cuốn Đức Maria trong văn hoá đạo Mẫu của Linh mục Hoàng Kim Toan là công trình đầu tiên nghiên cứu khá sâu về Đức Maria dưới góc độ hội nhập đạo Công giáo trong văn hóa Việt, đặc biệt là văn hóa đạo Mẫu. Cuốn sách dài hơn 400 trang, nội dung gồm 3 phần: Phần một: “Văn hóa trong đức tin Công giáo”, phần này tác giả nhận định rằng “bản thân trong văn hóa Việt đã có đức tin, đó là niềm tin về các đấng siêu nhiên như ông trời, bà trời, bà chúa…. từ đó hình thành các ý niệm về niềm tin vào các đấng thiêng liêng, trong đó có ý niệm về Mẫu…” [59, tr 50 - 80]. Phần hai: “Đức tin trong văn hóa Việt”, tác giả diễn tả các ý niệm của người Việt về ông Trời, bà Thiên và văn hóa đạo Mẫu. Phần ba: “Những người phụ nữ trong tiếp nhận tin mừng”, phần này tác giả chú trọng đến vai trò của những người phụ nữ Việt trong việc tiếp nhận và góp phần vào sự phát triển cùng sự hòa mình của đạo Công giáo vào văn hóa truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả phân tích vai trò to lớn của yếu tố Mẫu trong đạo Công giáo cũng như trong văn Việt cũng như sự hội nhập của Đức Mẹ Maria vào văn hóa truyền thống Việt Nam, khẳng định sự gặp nhau giữa hiện tượng Đức Mẹ Maria và truyền thống thờ mẫu của người Việt đã tạo nên một giá trị văn hóa độc đáo chính là Đức Mẹ Maria trong văn hóa Đạo mẫu Việt Nam. Từ đó đi đến nhận định: “Đức Maria chính là một thánh mẫu trong tâm thức của tín đồ Việt Nam, Đức Maria có nhiều điểm tương đồng với các mẫu được thờ trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam... Với tâm thức thờ mẫu sẵn có của người Việt, Đức Maria được hội nhập trong văn hóa Việt, được tôn

thờ và yêu kính cách đặc biệt “ [59, tr 136]. Có thể coi đây là một công trình nghiên cứu khá độc đáo dưới góc độ đức tin Công giáo và văn hóa đạo Mẫu Việt Nam.

Trong cuốn Những nẻo đường phúc âm hóa Công giáo, ở phần ba với tiêu đề: “Nẻo đường hội nhập văn hóa Công giáo với văn hóa Việt Nam” [22, tr 449], tác giả Lê Hồng Dương đã dành 57 trang sách để phân tích rất chi tiết về sự hội nhập của Công giáo trong văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua các khía cạnh văn hóa dân gian độc đáo của dân tộc như lối sống, diễn xướng dân gian, tín ngưỡng dân gian … và đặc biệt là về hiện tượng Đức Maria trong tâm linh sùng kính dân gian [ 22, tr 551]. Tác giả cho rằng: “Đức Maria và các thánh chỉ được tôn kính và không thể ban ơn cho tín đồ, Bà và các thánh thông công chỉ đóng vai trò trung gian... Những tín lý này người Công giáo Việt Nam luôn giữ vững, song, trong đời sống đạo, trải thời gian, người Công giáo Việt Nam đã có những hình thức sùng kính đức Maria theo cách riêng gọi là TÂM LINH SÙNG KÍNH DÂN GIAN” [20, tr 551]. Theo đó, tác giả cho rằng đức Maria được tín đồ Công giáo Việt Nam tôn thờ như một Thánh mẫu, thể hiện qua các lĩnh vực: Tên gọi, hình ảnh, quyền năng vv... và đi đến nhận định: “Truyền thống thờ mẫu của người Việt đã có tác động đến Công giáo Việt Nam, một tôn giáo độc thần, duy trì tín lý rất khắt khe…” [22, tr 564].

Ngoài ra, trong cuốn Công giáo trong văn hóa Việt Nam, khi mô tả về lễ dâng hoa Đức Maria tại Giáo xứ chính tòa Phát Diệm, tác giả Nguyễn Hồng Dương có đưa ra nhận xét: “Các giai điệu hát vãn được cải biên từ những làn điệu dân ca truyền thống, vãn dâng hoa được hát theo tứ đại cảnh, lưu thủy, hát nói... không khí đàn hát rất nhộn nhịp rộn rã nhưng long trọng và trang nghiêm… “ [20; tr.105], điều này chứng tỏ các yếu tố văn hóa dân gian truyền thống tại địa phương đã được đưa vào trong hoạt động kính thờ Đức Maria.

Tác giả Đỗ Quang Hưng trong cuốn Sự kiện Tôn giáo sau khi phân tích các vấn đề về La Vang và lễ hội La Vang - một linh địa hành hương linh thiêng và nổi bật tại Việt Nam đã cho rằng: “Công giáo Việt Nam phát triển trên cái nền tâm thức tôn giáo, tâm linh của dân tộc rất coi trọng đạo Mẫu, nên càng rò nét... Đức Maria hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chỉ duy nhất tại Việt Nam, Đức Mẹ hiện hình có ẵm chúa Giê Su hài đồng, điều này rất có ý nghĩa...” [40, tr 228].

Cuốn Tôn giáo trong mắt tôi của tác giả Đỗ Quang Hưng là một trong những công trình nghiên cứu khá đồ sộ ghi dấu chặng đường nghiên cứu Công giáo của tác giả gần 20 năm, đóng góp cho việc nghiên cứu về lịch sử Công giáo Việt Nam qua những nhân vật và sự kiện tiêu biểu mà tác giả chọn lựa. Đặc biệt tại chủ đề 2 “Có một không gian Công giáo”, tác giả dành khá nhiều thời lượng để viết về vấn đề phép lạ tại La Vang và lễ hội La Vang, một trong những địa điểm linh thiêng và là trung tâm hành hương Đức Mẹ nổi bật nhất tại Việt Nam. [39]

Ngoài ra, có thể kể thêm khóa luận tốt nghiệp tại đại chủng viện Vinh Thanh ngày 20/03/2021 (Giáo phận Vinh – Nghệ An) với đề tài: “ Lòng sùng kính Đức Mẹ trong bối cảnh Giáo phận Vinh” của chủng sinh Bùi Khiêm Cường đã cung cấp thêm một góc nhìn về lòng sùng kính Đức Mẹ ở một Giáo phận cụ thể. Khóa luận gồm 3 chương, ngoài Chương 1 “Nền tảng của lòng sùng kính Đức Maria” và Chương 2 “Giá trị của lòng sùng kính Đức Maria” thì ở ”Những hình thức đạo đức sùng kính Đức Maria”, dưới góc độ thần học, dựa trên Kinh thánh, các huấn thị của Giáo hội Công giáo tác giả đã trình bày khá chi tiết về lòng sùng kính Đức Mẹ của Giáo dân Giáo phận Vinh, mô tả khá chi tiết những hình thức sùng kính Đức Mẹ, nổi bật là những nghi thức sùng kính mang dấu ấn văn hóa xứ Nghệ … [11, tr 55].

1.1.4. Nhận xét

1.1.4.1. Những đóng góp của các công trình đi trước

Tôn giáo là một chủ đề lớn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, sách và các tài liệu viết về tôn giáo rất phong phú, hầu hết các sách tôn giáo đều mang tính truyền đạo, truyền bá giáo lý, bản địa hóa tôn giáo, đặc biệt là một số tôn giáo lớn tại Việt Nam đã được một số tác giả quan tâm. Viết về vấn đề này, các tác giả thường nêu lý do, quá trình và biểu hiện của bản địa hóa, trong đó luôn nhấn mạnh yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc làm chủ đạo trong quá trình bản địa hóa.

Công giáo là một trong những tôn giáo lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nguồn sách và các công trình viết về Công giáo Việt Nam khá dồi dào, nhiều nhất là những tài liệu, công trình viết về Công giáo Việt Nam dưới góc độ truyền giáo. Đó là sách viết về quá trình Công giáo du nhập phát triển tại Việt Nam, những giá trị mà Công giáo Việt Nam đóng góp cho sự phát

triển chung của đất nước, sách ca ngợi công đức các nhân vật được thờ kính trong đạo Công giáo vv... Dưới góc nhìn Công giáo qua lăng kính văn hóa Việt Nam, đó là sự hội nhập, đồng hành cùng văn hóa dân tộc, góp phần giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa Việt, đồng thời bồi đắp, xây dựng các giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm văn hóa dân tộc.

Các nghiên cứu về bản địa hóa Công giáo và bản địa hóa Đức Maria trên thế giới và ở Việt Nam cho ta thấy được quá trình truyền đạo và sự hội nhập vào văn hóa bản địa, văn hóa địa phương, văn hóa tộc người, sự linh hoạt trong vấn đề thực hành giáo lý Công giáo, đặc biệt là sự thay đổi quan điểm hội nhập từ phía Giáo hội đã góp phần vào sự thành công của quá trình truyền đạo Công giáo vào các nền văn hóa trên thế giới… Hình tượng Đức Mẹ Maria được hội nhập trong các nền văn hóa bước đầu đều nhờ việc tìm ra những điểm chung trong truyền thống văn hóa bản địa như thờ nữ thần, thánh mẫu, thờ các vị thần tự nhiên… của các nền văn hóa bản địa. Đặc biệt là hình tượng Đức Mẹ Maria đã tìm được những điểm tương đồng trong các tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ thánh và nổi bật là hình tượng của một người mẹ, biểu tượng của tình mẫu tử, của các giá trị bác ái đã góp phần kết nối những niềm tin và thực hành nghi thức nghi lễ Công giáo trong những buổi đầu có phần lạ lẫm và khác biệt với những truyền thống bản địa nơi đây.

Sự đóng góp của các công trình nghiên cứu về chủ đề này sẽ là những nguồn tư liệu, những kinh nghiệm quý giá để chúng tôi hoàn thành luận án này.

1.1.4.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ và nhiệm vụ đặt ra cho đề tài

Hiện nay, sách viết về Đức Maria dưới góc nhìn văn hóa vẫn còn ít so với tiềm năng nghiên cứu của một chủ đề lớn và độc đáo này. Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, Đức Maria được tôn kính nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, hội nhập đức Maria tại Việt Nam có nhiều điểm độc đáo riêng, đặc biệt là cách thức thực hành, các nghi thức nghi lễ, yếu tố văn hóa địa phương trong hoạt động phụng thờ Đức Maria chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.

Hình tượng Đức Mẹ Maria đã được một số tác giả quan tâm và khai thác ở một vài góc độ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về vấn đề bản địa hóa hình tượng Đức Maria tại

Việt Nam và cũng chưa thấy một công trình nào nghiên cứu về quá trình du nhập, hội nhập Đức Maria tại các địa phương cụ thể ở Việt Nam.

Từ những lý do trên, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài là nghiên cứu vấn đề bản địa hóa hình tượng Đức Maria dựa trên nền tảng của văn hóa Việt. Những câu hỏi đặt ra là: Trải qua quá trình giao lưu tiếp biến và hội nhập văn hóa, việc bản địa hóa cho thấy các yếu tố nào trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam đã được biểu hiện trong hình tượng Đức Maria? Đức Maria được địa phương hóa ra sao? Những yếu tố gốc trong tín lý giáo hội được bảo lưu là yếu tố gì? Tại sao ở Việt Nam quá trình bản địa hóa diễn ra mạnh mẽ và độc đáo như vậy ? Quá trình bản địa hóa Đức Mẹ Maria diễn ra tromg bối cảnh nào?

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

- Khái niệm giao lưu, tiếp biến văn hóa

Giao lưu, tiếp biến văn hóa là khái niệm được trường phái nhân học Anglo Saxon đưa vào Mỹ cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc, sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa của cả hai nền văn hóa đó [57, tr 12]. Theo các nhà Nhân học Mỹ và các nước phương Tây, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng từ một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy. Vì thế sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện liên tục [89, tr 107].

Tiếp biến văn hóa bao gồm các quá trình khác nhau, gồm khuyếch tán văn hoá, thích nghi văn hoá mang tính ứng phó, các loại hình thái tổ chức xã hội và văn hóa khác nhau sau tiếp xúc và giải văn hóa hay phân giải văn hóa. Một loạt các điều chỉnh phát sinh, gồm việc có được sự tự trị đáng kể văn hóa hay điển hình hơn, là sự đồng hóa của nhóm tiếp xúc yếu hơn bởi nhóm tiếp xúc mạnh hơn và sự hỗn dung văn hóa, nhờ đó hai văn hóa có thể trao đổi đủ các yếu tố để sau đó tạo ra một văn hóa riêng [57, tr 12].

Biến đổi là tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có văn hóa tộc người, giao lưu văn hoá vừa là kết quả của sự trao đổi, vừa là chính bản thân của sự

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí