tạp chí Tôn giáo số 5 (185) năm 2019 cho rằng: “Xét về thời gian, ngay từ khi mới ra đời, Đạo giáo đã truyền vào Việt Nam, nguồn mạch vẫn lưu truyền trong sự tiếp biến văn hóa cho đến tận ngày nay...Việc tín ngưỡng thần linh Đạo giáo mang những đặc điểm sâu đậm của văn hóa Trung Hoa không ngừng bị Việt Nam hóa trong quá trình truyền bá vào xã hội dân gian Việt Nam, thể hiện ở các đặc điểm sau: Thứ nhất: Tín ngưỡng thờ thần là biểu tượng tượng trưng chủ yếu của sự truyền bá Đạo giáo ở Việt Nam, tính thực dụng rất cao đáp ứng nhu cầu tinh thần, cầu phúc trừ tai của mọi người, tính hỗn tạp về mặt tín ngưỡng để đáp ứng các loại nhu cầu tinh thần trong cuộc sống trước mắt của người Việt Nam; Thứ hai: Đạo giáo thường đồng hành với Phật giáo, thần linh của Đạo giáo thường xuất hiện trên bàn thờ trong chùa... Thứ ba: Thần linh đạo giáo pha trộn với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong Đạo giáo xuất hiện các vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, như một số đạo quán thờ: Hưng Đạo Vương, thần núi Tản Viên, công chúa Liễu Hạnh...”.[7]. Như vậy Đạo giáo khi truyền vào Việt Nam đã có sự giao thoa và chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, mang nhiều dấu ấn của văn hóa truyền thống Việt Nam cùng với Nho giáo và Phật giáo tạo nên ba tôn giáo Nho – Phật – Đạo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa của Việt Nam.
Tương tự, tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt nam cho rằng: “Trong khi Nho giáo chưa tìm được chỗ đứng ở Việt Nam thì Đạo giáo đã tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương đồng sẵn có từ lâu… Vì vậy dễ hiểu là tại sao Đạo giáo, trước hết là Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới” [67]. Nhận định này giúp chúng ta hình dung được phần nào sức sống và vị thế của Đạo giáo trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng người Việt, đồng thời lý giải được về sự hài hòa của truyền thống “Tam giáo đồng nguyên” đã thực sự thấm sâu vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam.
- Về bản địa hóa Nho giáo
Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết lý và học thuyết chính trị do Đức Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I
(TCN), ngay từ khi du nhập vào Viêt Nam một mặt Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ, một mặt sự truyền bá Nho giáo cùng với việc phổ biến chữ Hán đã đưa tới cho Việt Nam kho tàng tri thức về tự nhiên và xã hội.
Khi viết về quá trình thâm nhập, phát triển và những đặc điểm của Nho giáo tại Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm nhận định: “Hán Nho đã được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá từ đầu Công nguyên. Tuy nhiên, vì đây là thứ văn hóa của kẻ xâm lược áp đặt, cho nên suốt giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Đến năm 1070, với sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử, mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức. Chính vì vậy Nho giáo Việt Nam chủ yếu là Tống Nho chứ không phải Hán Nho, Đường Nho hay Minh Nho, Thanh Nho…” [67, tr. 164-265] Từ đây tác giả cho rằng: “Nét độc đáo của văn hóa Việt Nam là khi tiếp thu cái ngoại lai, nó tiếp nhận từng yếu tố riêng lẻ và Việt Nam hóa để rồi cấu tạo lại theo cách của mình. Nho giáo Việt Nam là một hệ thống như thế” [67, tr. 266].
Nghiên cứu về Nho giáo gần đây nhất phải kể đến công trình Trách nhiệm xã hội của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc của các tác giả Phạm Văn Đức, Hwang Eui Dong, Kim Sea Jeong (đồng chủ biên) [15]. Đây là công trình tiêu biểu nghiên cứu về khía cạnh giao thoa văn hóa và sự ảnh hưởng của tôn giáo này đối với xã hội Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Điều thú vị là công trình này có sự so sánh giữa Nho giáo ở Việt Nam với Nho giáo ở Hàn Quốc. Các tác giả cho rằng: “Nho giáo ở Việt Nam có sự giao thoa với văn hóa truyền thống Việt Nam, chịu ảnh hưởng văn hóa Việt. Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm trong vùng tiếp xúc với văn hóa Hán, đều chịu ảnh hưởng lâu dài của Nho giáo trong lịch sử. Nho giáo không chỉ có vai trò trong quá khứ của Việt Nam và Hàn Quốc, mà hiện nay, nó còn có nhiều ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, lối sống, nếp nghĩ của người dân hai nước. Làm rò những mặt tích cực của Nho giáo để phát huy cũng như tìm ra những hạn chế của nó để khắc phục là một yêu cầu đối với các nhà khoa học trong việc tìm ra lời giải đáp cho các vấn đề bức thiết của xã hội hiện nay.” [15]
Như vậy có thể coi bản địa hóa tôn giáo du nhập là một nét văn hóa đã có từ lâu đời ở Việt Nam, điều đó cũng được thể hiện trong việc tiếp nhận đạo Công giáo và Đức Maria trong đạo Công giáo tại Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu về bản địa hóa Công giáo
- Về bản địa hóa Công giáo trên thế giới
Có thể bạn quan tâm!
- Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 1
- Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 2
- Nghiên Cứu Về Đức Mẹ Maria Và Bản Địa Hóa Đức Mẹ Maria
- Những Vấn Đề Còn Bỏ Ngỏ Và Nhiệm Vụ Đặt Ra Cho Đề Tài
- Cơ Sở Lý Luận Về Chủ Trương Hội Nhập Công Giáo Và Quan Điểm Về Hội Nhập Công Giáo Ở Việt Nam Của Các Nhà Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
+ Bản địa hóa Công giáo tại một số nước Âu Mỹ
Khi bàn về quá trình hội nhập văn hóa Kitô giáo với các nền văn hóa trên thế giới đặc biệt tại Âu châu tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn Công giáo trong văn hóa Việt Nam đã viết: “Để thích ứng với người Âu châu các giáo phụ đã không từ Do Thái như ELSHADDAI hay YAHVÉH… để chỉ Thiên Chúa mà dùng từ THEOS hay DEUS hay DIEU vốn là từ chỉ các vị thần của người Âu châu (Zeus, Jupiter, Hercule…). Các từ này vốn không có nghĩa là Thiên Chúa như chúng ta hiểu hiện nay. Đây là sự thích ứng và hội nhập… ngày 25 tháng 12 là ngày người Âu châu thờ thần mặt trời, người Kitô giáo chọn ngày này là ngày sinh nhật Chúa Giêsu. Khi mọi người ăn mừng thần mặt trời thì người Kitô hữu ăn mừng Chúa ra đời…” [20, tr 77]. Như vậy có thể thấy được con đường hội nhập ở đây chính là hội nhập với văn hóa bản địa, chấp nhận văn hóa bản địa để thích ứng và tồn tại.
Trong cuốn Thích ứng và hội nhập văn hóa trong truyền giáo, tác giả Nguyễn Chính Kiết cho rằng: “Y phục mà hàng giáo phẩm mặc trong phụng vụ là y phục mô phỏng của người Rô ma... Ki tô giáo đã bỏ bộ áo văn hóa Do Thái để mặc bộ áo văn hóa Âu châu...” [44]. Dù giáo luật của Công giáo khá khắt khe nhưng khi hòa nhập vào các nền văn hóa khác, bị các nền văn hóa này bản địa hóa để trở nên gần gũi với văn hóa dân tộc nơi Công giáo truyền vào.
Tại Brazil, trong cuốn Lịch sử Giáo hội Công giáo tập 3, tác giả Nguyễn Duy Trinh khi nói về hành trình truyền giáo và hội nhập Công giáo tại Brazil có viết: “Sau khi Carôlô phát hiện ra xứ này, các thừa sai dòng Phan sinh bắt đầu tin mừng hóa. Hôn nhân giữa Kitô hữu da trắng và thiếu nữ bản xứ đã thực hiện việc lai giống…” [80, tr 329]. Việc thực hiện những nghi thức nghi lễ trong Giáo hội Công giáo để hội nhập văn hóa cũng là một cách để bản địa hóa Công giáo tại đây. Trong thời bối cảnh xã hội còn nặng nề về phân biệt màu da, sắc tộc… thì việc cổ vũ và cho phép hôn nhân của
người da trắng và phụ nữ bản địa da màu tại Brazil là một bước tiến lớn, đồng thời tạo điều kiện cho Công giáo hội nhập vào văn hóa bản địa tại đây.
+ Bản địa hóa Công giáo ở một số nước châu Á
Với các nước châu Á, tình hình truyền đạo Công giáo cũng tương tự. Trung Quốc là một đất nước có bề dày về lịch sử và nền văn hóa độc đáo được hình thành từ hàng ngàn năm, văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới, vì vậy Công giáo bước đầu truyền vào Trung Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nhà truyền giáo nổi bật tại Trung Quốc là Matteo Ricci một linh mục dòng tên, đến Trung Quốc truyền đạo năm 1582 tại Áo Môn. Năm 1583 ông đến Trùng Khánh và được gọi là Tây Tăng. Năm 1589 ông đến Triều Châu truyền giáo, ông mặc quần áo theo kiểu nhà Nho tự xưng là Tây Nho. Trong cuốn Thiên Chúa thực nghĩa ông cho rằng: “Những văn bản nguyên thủy của Nho giáo chưa bị ảnh hưởng của Phật giáo có những ý niệm về trời, thượng đế và cuộc sống sau chết rất gần gũi với ý niệm Thiên Chúa và đời sau của Ki Tô giáo” [102, tr 89]. Như vậy, đến truyền đạo tại Trung Quốc một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là nơi sản sinh ra những hệ tư tưởng lớn và chịu ảnh hưởng của những tôn giáo bản địa như Nho giáo, Đạo giáo... Ricci đã tìm ra một con đường để hội nhập với văn hóa Trung Quốc là Nho giáo...
Khi viết về quá trình truyền giáo và hội nhập Công giáo tại Trung Quốc, tác giả Nguyễn Duy Trinh trong cuốn Lịch sử Giáo hội Công giáo tập 3 cho biết: “ ... Cha Rici ở lại làm việc tại Nam Kinh và Bắc Kinh. Cha phân biệt rò ràng Tam giáo ở Trung Quốc và tri thức đều theo Khổng giáo. Cha vạch ra những điểm tương đồng giữa Kitô giáo và Khổng giáo, chế ra những từ mà tiếng Trung Quốc không có như ” Thiên Chúa”, sát nhập các nghi lễ Trung Quốc vào nghi lễ Công giáo... Những dụng cụ Cha mang theo như đồng hồ, lăng kính, la bàn, làm họ say mê, nhất là tấm bản đồ thế giới, Cha vẽ lại bản đồ thế giới, với Trung Quốc chính giữa, dâng lên Hoàng đế, khiến người rất hài lòng, ban cho cha tự do rao giảng khắp nơi..” [80, tr 339]. Như vậy với tư tưởng tiến bộ cùng với sự linh hoạt và khôn khéo trong cách hội nhập văn hóa Trung Quốc, nhà truyền giáo Rici đã tạo tiền đề thuận lợi để Công
giáo hội nhập tại đất nước vốn có truyền thống lâu đời bởi các hệ tư tưởng tam giáo cộng với nền văn hóa có nhiều điểm khác biệt với niềm tin Công giáo.
Tại Ấn Độ , trong cuốn Cuộc lữ hành đức tin, tác giả Đào Trung Hiệu cho biết: “Thừa sai Robert De Nobili (1577 – 1656) một thừa sai dòng tên đến Ấn Độ truyền giáo năm 1605, ông đã học tiếng Tamul và tiếng Phạn, ông mặc trang phục như một Sa Môn theo mẫu các nhà tu hành Ấn giáo, ông hòa mình vào lối sống của tín đồ Bà la môn để giảng đạo cho họ, ông cho các tân tòng được giữ thói tục xã hội của giai cấp như búi tóc Kudumi, dây quàng, trong nghi thức rửa tội ông bỏ bớt những gì người Ấn Độ không thích như thổi hơi, nước miếng...” [42].
Tác giả Nguyễn Văn Trinh trong cuốn Lịch sử Giáo hội Công giáo tập 3 cũng nêu câu chuyện truyền giáo của linh mục Nobili và đặc biệt là cách ngài thích ứng với văn hóa Ấn Độ để truyền đạo, tại đất nước có sự phân chia giai cấp gắt gao như ở Ấn Độ và những giai cấp trên của xã hội thường được kính trọng vì vậy ngài đã biến mình thành giai cấp thượng lưu để dễ truyền đạo. Tác giả viết: “ ...Cha đã ăn mặc và sống hệt như một thượng lưu Ấn Độ, Cha nghiên cứu Ấn Độ, học tiếng Tamoul (tiếng Ấn bình dân) và tiếng Phạn. Đọc kinh Veda, Cha thấy nói có bốn con đường tới chân lý và cứu độ. Vì sự gian ác của loài người, con đường thứ 4 chắc chắn nhất, bị thất truyền: Đường ấy chính là Kitô giáo...” [80, tr 340]. Nhà truyền giáo Nobili đã hòa mình vào văn hóa Ấn Độ, linh hoạt tìm ra những điểm chung trong tín ngưỡng truyền thống Ấn Độ và giáo lý Công giáo, từ đó vận dụng cho việc truyền giáo và đạt nhiều hiệu quả cao.
Như vậy sự bản địa hóa trên thế giới chính là sự hội nhập văn hóa, hòa mình vào văn hóa bản địa để thích ứng, tồn tại và phát triển. Công giáo khi truyền vào các nước phải chịu sự tác động của văn hóa bản địa hoặc bị bản địa hóa trở thành một tôn giáo mang màu sắc văn hóa bản địa tại nơi được truyền giáo.
- Về bản địa hóa Công giáo ở Việt Nam
Theo quy định, mọi tín đồ Công giáo đều có trách nhiệm trong công cuộc mở mang nước Chúa, nếu là tín đồ Công giáo dù ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì đều có bổn phận và trách nhiệm loan báo tin mừng, truyền đạo trên khắp thế giới, đây được coi là nét chung mang tính đặc thù của tôn giáo này. Trên tinh thần đó
phải kể đến một tác giả và nhà truyền đạo nổi tiếng là Alexandre Rhodes với cuốn Hành trình và truyền giáo. Tác giả là một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn với đạo Công giáo Việt Nam nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Dưới góc độ giao thoa văn hóa, có thể coi Hành trình và truyền giáo là một trong những tài liệu đầu tiên có cái nhìn đa chiều, khái quát về đạo Công giáo Việt Nam, từ quá trình du nhập và hội nhập, đặc biệt, ông dành nhiều trang để miêu tả về văn hóa của cư dân Việt ngày xưa, với những phong tục tập quán, lối sống được ông đánh giá là bình dị nhưng độc đáo của những con người mộ đạo [1, tr.57].
Tác giả Đỗ Quang Chinh trong cuốn Tản mạn lịch sử Giáo hội Việt Nam đã dành khá nhiều nội dung viết về sự hội nhâp Công giáo tại Việt Nam. Vì cuốn sách với tựa đề “Tản mạn...” nên tác giả không chia nội dung thành từng chương hay từng phần mà thành từng mục theo từng nội dung khác nhau, cụ thể là gồm 14 nội dung nhưng hầu hết đều viết về Công giáo tại Việt Nam theo hướng hội nhập văn hóa Việt, trong đó tiêu biểu là mục 4,5,10... Tại mục 4: “Nhìn lại Giáo hội hòa mình trong xã hội Việt Nam”, tác giả miêu tả rất cụ thể những cách hòa mình trong văn hóa Việt từ cảnh vật đến xã hội Việt Nam, cách các nhà truyền giáo tại Việt Nam làm quen với cây ăn trái trên đất Việt. Theo phân tích và diễn giải của tác giả thì có thể thấy sự hội nhập là từ những việc rất đời thường trong cuộc sống, từ thói quen ăn uống đến thói quen về màu sắc. Cụ thể ở đây là màu đỏ. Nếu người Tây phương nhìn màu đỏ tượng trưng cho máu, là màu chết chóc thì người Việt Nam lại cho là màu hạnh phúc, may mắn. Nhà thờ đã hội nhập màu đỏ truyền thống của người Việt trong trang trí nhà thờ, trong sinh hoạt của tín đồ. Về phương hướng và cả những hoạt động như bái lạy, theo tín lý Công giáo, tín đồ chỉ bái lạy trước Thiên Chúa nhưng khi vào chầu chúa Trịnh, chúa Nguyễn các nhà truyền giáo vẫn bái lạy như mọi người, v.v.... Tác giả cũng dành mục thứ 5 với tiêu đề “Giáo hội Công giáo hòa nhập với văn hóa gia đình Việt Nam” cho biết, thời kỳ đầu tiên truyền giáo ở Việt Nam, các Thừa sai đã chú trọng rất nhiều nếp sống văn hóa gia đình Việt Nam, cụ thể là lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ... Khi giải thích về điều răn thứ bốn cho các tân tòng, cha Đắc Lộ (Alexandro de Rhodes) đã dạy: “ Ấy vậy mà lời răn thứ bốn trong kinh Đức Chúa Trời... thì dạy ta thảo kính cha mẹ cho nên... lại sự
thảo kính thì hằng có bốn phần, là yêu mến, kính bái, chịu lụy, giúp cho cha mẹ mọi sự...” [12, tr 115].
Tác giả Nguyễn Thanh Xuân trong cuốn Một số tôn giáo ở Việt Nam đã dành một phần để nói về đạo Công giáo tại Việt Nam, trong đó khi nói về quá trình truyền giáo và hội nhập Công giáo trong văn hóa Việt tác giả viết: “... Những giáo sĩ dòng Tên tỏ ra thông thạo tiếng Việt, đặc biệt với việc Alexandre de Rhodes cùng một số dùng ký tự La – tinh đặt hệ chữ viết mới (sau này gọi là chữ Quốc ngữ) đã hỗ trợ rất quan trọng cho việc truyền đạo...” [94, tr 205]...
Tóm lại qua tài liệu này, tác giả cho thấy Công giáo hội nhập vào văn hóa Việt Nam từ phong tục tập quán, các thói quen truyền thống của người Việt, những nghi thức nghi lễ truyền thống đến những thói quen trong cuộc sống, quan niệm về gia đình, đặc biệt là truyền thống hiếu kính tổ tiên của người Việt.
Bên cạnh đó còn có sách và tài liệu viết về đạo Công giáo Việt Nam dưới góc độ hội nhập phi quan phương (hội nhập của người Việt Nam), có thể kể thêm như: Công đồng Vatican II Hiến chế, sắc lệnh và tuyên ngôn, Tủ sách Đại Kết [8], Trần Anh Dũng với Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam 1960 – 1995, Đắc Lộ trung thư, Paris [19]. Đây là 2 tài liệu tiêu biểu hướng dẫn về những phương cách thực hành đời sống thế tục, cụ thể là hướng dẫn và những quy định về hội nhập văn hóa, xác định vai trò trần thế của các Ki tô hữu, vai trò quyền hạn của hàng giáo phẩm vv... Thư chung 1980 của hội đồng giám mục Việt Nam, mục số 5, có đoạn viết: “Hơn mọi lúc, giờ đây người Công giáo phải hòa mình vào nhịp sống của toàn dân đi sâu vào lòng dân tộc vv..” [28]. Đây chính là nhận thức của Công giáo Việt Nam về sự gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
Tiếp đến là những cuốn sách bàn về đạo Công giáo Việt Nam với góc nhìn hòa nhập văn hóa có thể kể đến như: LM. Nguyễn Hồng Giáo với Một chặng đường giáo hội Việt Nam, Học viện Phanxico, lưu hành nội bộ [89], LM Tam Tỉnh với Thập giá và lưỡi gươm [62], LM Thiện Cẩm với Hội nhập văn hóa và toàn cầu hóa kinh tế dưới góc độ thần học [6].
Dưới góc độ về bản địa hóa Công giáo tại Việt Nam, tác giả Phạm Huy Thông trong bài viết: “Ảnh hưởng của văn hóa Việt với Công giáo Việt Nam” đăng
trên tạp chí Tôn giáo số 8 (122) /2013 cho rằng: “Văn hóa Việt Nam góp phần làm biến đổi Công giáo xa lạ thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc… Tinh thần canh tân của Công đồng Vatican II cùng với áp lực từ chính văn hóa Việt đã làm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng dần chấp nhận cho tín đồ của mình được làm các nghi lễ theo truyền thống dân tộc…Văn hóa dân tộc đã tạo ra một diện mạo mới, một bản sắc riêng cho Công giáo ở Việt Nam trên nhiều bình diện, từ kiến trúc, hội họa, thánh nhạc, đến nghi lễ phụng vụ…”. Để chứng minh cho nhận định này tác giả cho rằng: “…Ngay cả trong các kiến trúc phỏng theo phương Tây như Nhà thờ Đức Bà (Tp. Hồ Chí Minh), hay Nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), Nhà thờ lớn Hà Nội… người ta vẫn nhận ra bản sắc văn hóa dân tộc qua bàn tay khéo léo của người thợ Việt Nam. Rất nhiều Nhà thờ có kiến trúc phụ là núi đá nhân tạo, hồ ao, cây xanh, như một vũ trụ thu nhỏ theo quan niệm “Thiên – Địa – nhất thể” của người phương Đông, các bức chạm khắc quanh Nhà thờ cũng đủ cả đào, cúc, trúc, mai, long, li, quy, phụng. [71] Qua bài viết cho thấy tác giả nhận định và bàn luận về sức mạnh văn hóa dân tộc như là yếu tố quan trọng góp phần bản địa hóa Công giáo, một tôn giáo ngoại sinh với tín lý và giáo luật khá nghiêm khắc.
Trong cuốn Những nẻo đường phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam, một trong những công trình nghiên cứu về quá trình truyền đạo và hội nhập vào văn hóa Việt của Công giáo Việt Nam khá công phu với hơn 600 trang, tác giả Nguyễn Hồng Dương nhấn mạnh đến vấn đề “Phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam” tập trung trình bày về quá trình truyền đạo và đồng hành cùng dân tộc qua các thời kỳ lịch sử của Công giáo Việt Nam và quá trình hình thành các tổ chức Công giáo như các làng đạo, các Giáo họ, Giáo xứ… tiêu biểu tại Việt Nam với nhận định: “Ngay từ buổi đầu của công cuộc truyền giáo, phát triển Công giáo ở Việt Nam, Giáo hội La Mã đã đặc biệt quan tâm đến những cốt lòi của công cuộc phúc âm hóa của người Công giáo ở Việt Nam” [22, tr 5]. Theo tác giả thì quá trình phúc âm hóa nổi bật là vấn đề thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng văn hóa truyền thống của người Việt đã tham gia thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra, tác giả còn cho rằng, nghi lễ và lối sống Công giáo cũng hòa mình vào văn hóa Việt Nam như sử dụng các hình thức diễn xướng dân gian trong hoạt động nghi thức nghi lễ Công giáo như đọc kinh sách