sáng tạo theo phong cách người Việt ở các xứ đạo miền Bắc, miền Trung. Múa hát dâng hoa - một hình thức diễn xướng của tín đồ Công giáo trong tháng hoa Đức Mẹ
- Tháng Năm mang âm hưởng của các làn điệu dân ca quan họ, hát xoan, hát đúm, hát văn, chèo, ví dặm… [22, tr 463, 474]
- Công trình viết về vấn đề Công giáo hội nhập với tục thờ cúng tổ tiên.
Hiếu kính tổ tiên của người Công giáo là vấn đề đã được một số nhà nghiên cứu và các tác giả quan tâm. Linh mục Giuse Hoàng Kim Toan trong cuốn Đức Maria trong văn hoá đạo Mẫu đã đề cập đến vấn đề hiếu kính tổ tiên của người Công giáo, tác giả viết “…Giáo dân Công giáo dù theo tôn giáo nào, họ vẫn giữ những truyền thống văn hóa của họ, họ thờ kính ông bà tổ tiên theo cách của mình vừa không vi phạm giáo luật vừa giữ được truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha
…” [59, tr 27].
Trong phần 2 cuốn sách Những nẻo đường phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam tác giả Nguyễn Hồng Dương khi nói về sự hình thành và phát triển của làng Công giáo đã viết: “… một số giáo sĩ ngoại quốc nhất là giáo sĩ dòng Tên sớm nhận ra điều cốt lòi đó. Họ mở ra cuộc tranh luận với giáo sĩ dòng Đa Minh xoay quanh vấn đề đạo và thờ kính tổ tiên với hy vọng có thể thuyết phục Giáo hoàng La Mã chấp nhận nghi thức nghi lễ này để dễ dàng truyền đạo” [22, tr 227]. Như vậy ngay từ đầu những giáo sĩ truyền đạo đã nhận thức được vai trò của tục thờ kính tổ tiên trong đời sống của người Việt nên họ đã tìm nhiều cách để linh hoạt chấp nhận truyền thống văn hóa này để hội nhập trong Công giáo Việt Nam. Đặc biệt cũng trong cuốn sách này khi viết về vấn đề hội nhập công giáo trong văn hóa Việt Nam tác giả đã dành một phần riêng để bàn về vấn đề thờ kính tố tiên với tiêu đề: “Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo qua các thời kỳ lịch sử…” [22, tr 462- 483] với nhận định cho rằng vấn đề hội nhập Công giáo với thờ cúng tổ tiên được diễn ra theo hai con đường: Quan phương và phi quan phương. Con đường quan phương diễn ra từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX kéo theo sự quan tâm của hơn chục vị Giáo hoàng trên nhiều ngả với những cuộc tranh luận giữa các thừa sai thuộc các dòng khác nhau …Dựa trên tinh thần của Công đồng Vatiacan II, ngày 14/1/1974, các giám mục Việt Nam đã ra thông báo quy định cho người Công Giáo Việt Nam được
tổ chức và tham dự các nghi lễ tôn kính ông bà tổ tiên theo phong tục Việt Nam… Với con đường phi quan phương thì vượt ra khỏi sự cấm đoán ngặt nghèo từ Giáo hội, người dân Việt - tín đồ Công giáo - đã tham gia thờ cúng tổ tiên ở từng cấp độ, mức độ khác nhau như: Thờ cúng người có công mở đất, lập làng (khai canh, khai khẩn); Thờ cúng tổ nghề; Thờ cúng họ tộc, ông bà, cha mẹ, người thân mới qua đời với những biểu hiện cụ thể ở nhiều địa phương trên cả nước. Chẳng hạn như ở nhiều xứ đạo thuộc vùng Bắc Bộ, nếu người qua đời là nam sẽ rung chuông (gò chuông) ba hồi bảy tiếng: Theo quan niệm ba hồn bảy vía, nếu là nữ thì chín tiếng theo quan niệm ba hồn chín vía. Người Công giáo cũng thực hiện thờ cúng người quá cố theo hình thức ba ngày đi thăm mộ cầu kinh, bốn chín ngày (lễ và đọc kinh cầu nguyện), một trăm ngày, tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ hết) …” [22, tr 461- 465). Như vậy tác giả đã bàn luận khá sâu về vấn đề thờ kính tổ tiên trong sự hội nhập Công giáo trong văn hóa dân tộc. Tựu trung lại cho thấy tầm quan trọng của truyền thống văn hóa này, buộc Công giáo khi vào Việt Nam phải chấp nhận và linh hoạt trong việc hội nhập văn hóa để thích ứng và phát triển tại Việt Nam.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm, khi viết về Ki- tô giáo với văn hóa Việt Nam, đặc biệt là bàn về mối quan hệ của Ki - tô giáo với truyền thống thờ kính tổ tiên có viết: “Nổi bật trong mối quan hệ này là mâu thuẫn giữa một bên là truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam với bên kia là tính độc tôn của Ki - tô giáo không chấp nhận ai ngoài Chúa… Quan niệm thờ kính tổ tiên là “mê tín dị đoan và lạc đường”… Không ít giáo sĩ sớm đã nhận ra đây là trở ngại cho việc truyền đạo…” [67, tr 290].
Trên trang Vov.vn số ra ngày 7/12/2020 tác giả Đinh Kiều Nga với bài viết tựa đề: “Dấu ấn của văn hóa Công giáo ở Việt Nam: Đạo hiếu và chữ quốc ngữ “đã viết: “Trong cuộc giao lưu và tiếp xúc với Công giáo, văn hóa Việt Nam không chỉ giành được quyền tôn trọng, mà trong một số trường hợp nó còn khiến cho đạo Công giáo khi vào Việt Nam đã được bản địa hóa, tiếp nhận những dấu ấn của văn hóa Việt Nam. Việc thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống ăn sâu trong tâm thức tôn giáo của người Việt. Đạo Công giáo trước Công đồng Vatican II loại bỏ tín ngưỡng này đã để lại không ít những trằn trọc day dứt cho những tín hữu theo
đạo. Nhưng nay tín hữu Công giáo đã thực hiện được những nghi lễ tưởng niệm tổ tiên ngày càng phong phú và đa dạng. Ngày nay các gia đình Công giáo đều đặt bàn thờ tổ tiên ngay cạnh (thấp hơn một chút) bàn thờ Chúa, cũng đặt để bát hương và hai chân nến hai bên. Vào những ngày giỗ trong gia đình, người Công giáo cũng tổ chức theo phong tục địa phương như thắp hương kính nhớ tổ tiên, dâng hoa quả để tỏ lòng thành…” [128] Như vậy theo tác giả này thì đạo Công giáo đã bản địa hóa ở Việt Nam thông qua sự hòa nhập vào tín ngưỡng thờ kính tổ tiên.
Có thể bạn quan tâm!
- Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 1
- Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 2
- Nghiên Cứu Về Bản Địa Hóa Công Giáo
- Những Vấn Đề Còn Bỏ Ngỏ Và Nhiệm Vụ Đặt Ra Cho Đề Tài
- Cơ Sở Lý Luận Về Chủ Trương Hội Nhập Công Giáo Và Quan Điểm Về Hội Nhập Công Giáo Ở Việt Nam Của Các Nhà Nghiên Cứu
- Giáo Xứ Quy Chính (Xã Vân Diên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An)
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Luận án tiến sĩ của học viên Mai Diệu Anh tại Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 với đề tài: Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở Giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay, đã viết: “Các tín đồ vẫn sống đạo với tâm thức truyền thống, thông qua hàng loạt nghi lễ như: Tôn kính tổ tiên, tiền nhân…Người Công giáo đón nhận ba loại hình tín ngưỡng - tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên- tín ngưỡng Thành hoàng và tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng không phải đón nhận nguyên xi mà có kế thừa, chọn lọc. Nhờ vậy khi ba loại hình tín ngưỡng xâm nhập vào làng quê/ xứ đạo trải qua thời gian đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống đạo của cư dân nơi đây…” [2, tr 76; 108].
Tóm lại qua các công trình trên cho thấy tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian truyền thống Việt Nam, cụ thể là tín ngưỡng thờ kính tổ tiên, mà rộng hơn là sức mạnh của văn hóa truyền thống buộc các tôn giáo ngoại sinh trong đó có Công giáo khi du nhập và hòa nhập vào Việt Nam phải thích ứng và chấp nhận để tồn tại phát triển.
- Một số công trình, tài liệu về bản địa hóa một số vị thánh Công giáo tại Việt Nam.
Cùng với sự du nhập của đạo Công giáo tại Việt Nam, nhiều vị thánh trong đạo Công giáo cũng được du nhập và hòa nhập trong văn hóa Việt. Nhiều vị thánh được mến mộ, thờ kính, được tín đồ Việt lập đền thờ, chọn làm đấng bảo trợ, tổ chức ngày lễ kinh long trọng (còn gọi là ngày lễ quan thầy), đặc biệt là các địa điểm xây dựng khu đền thờ đã trở thành các trung tâm hành hương lớn. Có thể kể đến những vị thánh ngoại sinh được thờ kính tiêu biểu tại Việt Nam như: Thánh An tôn (sinh 15/8/1195 - mất 13/6/1231) là linh mục người Bồ Đào Nha; thánh Maritino Porres (sinh 9/12/1579 - mất 3/11/1639) là tu sĩ người Tây Ban Nha; thánh Vicente
(còn gọi là thánh Vinh Sơn, sinh 23/2/1350 - mất 5/4/1419) là một giáo sĩ người Tây Ban Nha; thánh Têresa (sinh 2/1/1873- mất 30/9/1897) là một tu sĩ người Pháp….Một số công trình viết về những vị thánh Công giáo được du nhập và được thờ kính tại Việt Nam có thể kể đến như cuốn: Thánh Martino Deporres trang tin mừng mở ra cho thế giới của tác giả Phạm Hưng Thịnh với 309 trang. Cuốn sách gồm 3 phần chủ yếu diễn tả cuộc đời của thánh nhân. Trong phần III tác giả dành một phần để miêu tả về tượng đài Thánh Martino tại nhà thờ Giáo xứ Mai Khôi, địa chỉ tại số 44 đường Tú Sương, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Tác giả viết: “ … Từ nay xin người hiện diện nơi đây….nhiều tín hữu Việt Nam đã yêu mến, tín nhiệm gửi gắm cuộc trần nhiều nỗi gian truân cho người… sớm sớm chiều chiều thắp một nén nhang, dâng một lời cầu nguyện, gửi gắm một lời chào kính yêu… tượng đài Thánh Martino nơi giáo xứ Mai Khôi được thực hiện như một tiếp nối ân tình và lòng sùng kính…” [79, tr 305 - 309] Việc xây dựng tượng đài, lập đến thờ thánh Maritin được tín đồ Việt Nam thực hiện tại nhiều nới ở nhiều Giáo xứ từ Bắc - Trung - Nam.
Viết về sự hội nhập của các thánh Công giáo trong văn hóa Việt, tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn Công giáo trong văn hóa Việt Nam đã có bài giới thiệu “Một số vị thánh được dân gian chức nghiệp hóa “quan phòng” một lĩnh vực riêng”, ví dụ: Thánh An Tôn: Cứu giúp người nghèo; Thánh Rô Cô: Chữa bệnh tật, tai ương dịch hạch; Thánh Martin: Trợ giúp tìm bắt kẻ gian, thu hồi của cải bị mất trộm. [20, tr 281-282]
Tác giả Trần Văn Dũng trong bài viết: “Đền thánh An Tôn Trại Gáo: Khát vọng miền địa linh” đăng trên trang Web giaophanthanhhoa.net ngày 03/06/2019 cho biết: “ Trong một lần rước tượng ông thánh An Tôn qua núi Thanh Hương thì gặp sự cố đứt dây khiêng tượng, tín đồ cho rằng ông thánh muốn dừng chân tại đây, sau đó người dân đã dựng một ngôi đền thờ Thánh An Tôn bằng gỗ ở địa điểm này… Nhiều phép lạ đã được thực hiện, nhiều tín đồ được các ơn như ý nguyện, tin lành lan xa, dòng người bắt đầu đổ về cầu xin, hành hương tại đền thánh An Tôn, từ đó dần dần biến nơi đây thành trung tâm hành hương lớn, quy tụ hàng triệu tín đồ về hành hương…” [1]
Thánh Giê Ra Đô (sinh 6/4/1726 - mất 16/10/1755) là một tu sĩ người Ý. Ngài là một vị thánh được mến mộ phổ biến tại Việt Nam, tín đồ tin vào quyền năng bảo trợ sinh nở của Ngài, có rất nhiều câu chuyện được truyền tụng và câu chuyện thu hút sợ quan tâm gần đây chính là câu chuyện của một thai phụ sinh non khó sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An được đăng trên trang SVcong giao.net. Chuyện kể rằng: “Vào đêm 27 tết giáp ngọ 2014 một người chồng đã đưa người vợ đang chuyển dạ vào bênh viện Nghi Lộc, trải qua nhiều giờ vật vờ quằn quại vì những cơn đau chuyển dạ, sau một đêm người chồng và người mẹ cô gái bắt đầu lo lắng, anh nhờ mọi người cùng lời cầu nguyện, lúc đó người dì (chị của mẹ cô gái) nhớ ra chiếc khăn thánh Giê ra đô mình được nhận trong tuần đại phúc của các linh mục dòng Chúa Cứu Thế đã phát cho các bà bầu tại xứ mình. Chiếc khăn nhanh chóng được chuyển tới bệnh viện và đặt lên bụng cô gái… Kỳ lạ là ít phút sau sản phụ có dấu hiệu vỡ ối, đầu đứa trẻ quay về hướng cửa mình và ca sinh được diễn ra tốt đẹp…” [127]. Hiện nay tại Giáo xứ Thái Hà - Hà Nội có một đền thờ thánh Giê Ra Đô, đền thờ này được truyền tụng rất linh thiêng, đặc biệt nhiều bà bầu, nhiều tín đồ mắc các chứng vô sinh, khó sinh nở vẫn đến đây cầu nguyện, những câu chuyện huyền nhiệm vẫn được kể và lan truyền.
Tóm lại trong niềm tin và tín lý của Công giáo, các thánh không có quyền năng ban ơn, nhưng khi truyền vào Việt Nam, tín đồ Việt đã chuyển hóa niềm tin, họ tin vào quyền năng của mỗi vị thánh, họ thờ kính, mến mộ, lập đền thờ, hành lễ và tổ chức ngày lễ kính long trọng… Đặc biệt là tạo nên các trung tâm hành hương thu hút hàng triệu tín đồ về thờ kính, xin ơn… Phải chăng các vị thánh ngoại sinh này đã được hòa mình vào văn hóa Việt, trở thành một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của tín đồ Việt Nam?
1.1.3. Nghiên cứu về Đức Mẹ Maria và bản địa hóa Đức Mẹ Maria
- Các công trình về Đức Maria dưới góc độ thần học
Nghiên cứu chung về Đức Maria là một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm, bởi lẽ trong chương trình đào tạo tu sĩ của giáo hội Công giáo Hoàn cầu nói chung và giáo hội Việt Nam nói riêng, có một môn học bắt buộc là Thánh mẫu học, ngành học về Đức Mẹ Maria. Vì vậy, các sách viết về Đức mẹ Maria khá nhiều, chủ yếu
dưới góc độ niềm tin của tín đồ Công giáo và diễn giải về Đức Maria qua kinh thánh. Tiêu biểu có thể kể đến như Kinh Thánh trọn bộ cựu ước và tân ước của tác giả Trần Phúc Nhân chủ biên và 21 tác giả [54]. Đây được coi như một cuốn sách kinh điển và mực thước, mỗi khi tìm hiểu một nhân vật nào đó trong đạo Công giáo hay đối chiếu với các dị bản hoặc các quan điểm về đạo thì Kinh Thánh chính là cuốn sách được lấy làm căn cứ.
Ngoài ra phải kể đến cuốn Magnificat của tác giả Phan Tấn Thành, vốn được xem là cuốn giáo trình của môn Thánh mẫu học, có cách nhìn Đức Maria dưới góc độ thần học. Điều độc đáo trong cuốn này chính là phần hội nhập văn hóa, tác giả cho rằng: “Thần học về đức Maria cũng cần hội nhập vào những tâm thức, những nền văn hóa khác nhau trên thế giới... khi đối chiếu khuôn mặt đức Maria với các nữ thần của các tôn giáo khác, hoặc các anh hùng trong lịch sử các dân tộc...ít nhiều có điểm tương đồng... “ [61, tr 279].
Một trong những tác giả nổi tiếng viết về Đức Mẹ là Đức Hồng y Carlo Maria Martini – người Italia, viện trưởng Học viện Giáo hoàng Kinh Thánh, chưởng ấn Viện Đại học Gregorio là một học giả Kinh Thánh nổi tiếng. Với cuốn Con đường tin mừng của Đức Maria (qua sự chuyển ngữ của Linh mục Phạm Quốc Huyên), tác giả đã đưa ra các suy tư về Đức Mẹ, được xem là một thiên tài kết hợp giữa kiến thức về Kinh Thánh và cảm thức mục vụ về nhu cầu con người và nhu cầu Giáo hội. Các chương trong cuốn này giúp người đọc tìm hiểu sâu về Đức Mẹ, khởi dậy lòng sùng kính đích thực đối với Mẹ Maria. Cuốn sách gồm 7 chương, trong đó 4 chương đầu là sự phác họa và diễn giải hình ảnh Đức Mẹ trong Kinh Thánh, kèm theo là những bài học, những dẫn giải giúp ích cho đời sống của tín đồ, 3 chương sau là những luận bàn về lòng sùng kính Đức Mẹ cũng như vai trò của Đức Mẹ trong đời sống tình cảm của Kitô hữu. Tác giả viết: “Chúng ta xin Đức Mẹ ban cho chúng ta một ơn cảm nghiệm sâu xa và xúc động trong mối liên hệ với Mẹ, để chúng ta có thể trở nên người hướng dẫn những người khác đang tìm kiếm sự chữa lành những vết thương của họ...” [106, tr 113]. Cuốn sách là sự phác họa con đường đức tin của Đức Maria, từ đó làm tấm gương cho tín đồ noi theo, đặc biệt tác giả hướng dẫn cách sùng kính Đức Mẹ chân chính, cổ vũ thêm lòng yêu kính Đức Mẹ cho tín đồ.
Ngoài ra có thể kể thêm cuốn Đức Maria kiệt tác của Thiên Chúa của tác giả Ngô Văn Vững. Cuốn sách gồm 2 phần, phần 1 với tựa đề: “Mầu nhiệm Maria...” là tập hợp các nội dung Kinh Thánh và tín lý Giáo hội Công giáo viết về Đức Mẹ Maria, phần 2 với tựa đề: “Người nữ mặc áo mặt trời ...” gồm các nội dung ca ngợi Đức Mẹ Maria trong mối tương quan với Thiên Chúa, với Hội thánh Công giáo và với loài người... Tác giả xem Đức Mẹ Maria là một kiệt tác của Thiên Chúa với dẫn giải: “Kiệt tác luôn mang đặc tính mới mẻ, sáng tạo. Hay nói khác đi, kiệt tác là sản phẩm độc nhất trong thể loại của nó, người ta còn có thể thêm: “độc nhất vô nhị”. Chỉ có một, không thể có hai...” [93, tr 5]. Nhìn chung cuốn sách chủ yếu viết dưới góc độ ca tụng Đức Mẹ và cho thấy vị trí quan trọng của Đức Mẹ trong giáo hội Công giáo.
Cuốn Chia sẻ về Đức Maria của tác giả Phạm Văn Phượng là một trong những cuốn sách viết khá đầy đủ và dễ đọc, dễ hiểu về nhiều khía cạnh Đức Mẹ Maria với mục tiêu đem tới cho độc giả những thông tin cần thiết nhất về Đức Mẹ.. Cuốn sách gồm 5 phần, phần 1 tác giả trình bày khá chi tiết về những ngày Lễ Đức Mẹ, phần 2 là sự diễn giải hình ảnh Đức Mẹ trong Kinh Thánh, những phần tiếp theo là ca ngợi các nhân đức của Đức Mẹ cũng như cổ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ. Đức Mẹ được tác giả miêu tả là một người phụ nữ quan trọng trong niềm tin của tín đồ, ngài được nói đến trong Kinh Thánh và dành vị trí quan trọng trong Giáo hội, được xưng tụng là mẹ của tín đồ, mẹ của Giáo hội, điều này cũng cho ta thấy lý do Đức Mẹ được thờ kính và yêu mến rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam [57].
- Các công trình ca ngợi, tôn vinh Đức Maria
Tác phẩm Kính chào Đức Nữ Vương mẹ Thiên Chúa trong ngôi lời Thiên Chúa của tác giả Scott Hahn (qua phần biên dịch của Nguyễn Phúc Lộc) đã cho chúng ta biết lý do tác giả yêu kính Đức Mẹ và lý do tại sao chúng ta lại yêu kính Đức Mẹ. Cuốn sách tổng hợp những câu chuyện với những cảm xúc khiêm tốn của tác giả và sự diễn giải Đức Mẹ trong Tân ước và Cựu ước, tựu trung là ca ngợi vai trò và vẻ đẹp của Đức Mẹ Maria. Tác giả viết: “ Như vậy, người phụ nữ này, người Mẹ này, con tàu được chọn của Thiên Chúa và của tất các các tín hữu này – là ai? Bà chính là một con người lịch sử; và Giáo hội đã luôn cẩn thận lưu giữ những sự
thật lịch sử chắc chắn về bà trong các bản báo cáo Kinh Thánh cũng như trong các dạng thức tín điều...” [103, tr 113).
Linh mục Frederick M.Jelly, O.P trong cuốn Tôn sùng Đức Mẹ Maria trong thánh truyện Công giáo (chuyển ngữ của Dũng Lạc Hồng Ân) lại đề cập đến một góc nhìn khác về sự tôn sùng Đức Mẹ, đó là sự tôn sùng của tín đồ Công giáo qua các tước hiệu về Đức Mẹ. Điều đặc biệt là nội dung cuốn sách này cho chúng ta thấy, các tước hiệu tôn sùng Đức Mẹ Maria thay đổi từ nền văn hóa, từ thế hệ trước, đến các nền văn hóa và thế hệ sau, giúp nhận ra chân dung đích thực của Mẹ Maria qua giáo lý của Thánh Kinh, Thánh truyền (Các vị thánh trong Công giáo truyền lại, và giáo huấn của Hội Thánh Công giáo...). Cuốn sách gồm 13 chương, trong đó chương 1 trình bày chân dung của Đức Mẹ Maria theo Giáo huấn của Giáo hội, từ chương 2 đến chương 8 tác giả trình bày sơ lược về lòng sùng kính Đức Mẹ chiếu theo Kinh Thánh. Ngoài những hình ảnh về Đức Mẹ Maria qua giáo huấn của Tin mừng, đặc biệt là Tin mừng thánh Luca và thánh Gioan, những chương này bàn thêm về những tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội... Những chương tiếp theo tác giả luận bàn về những tước hiệu của Đức Mẹ như Mẹ Thiên Chúa, đặc biệt là tước hiệu Bà Eva mới... Cuối cùng là trình bày về phương cách sùng kính Đức Mẹ....[104].
Đức Mẹ Maria là một vị thánh nổi bật nên các lời kinh nguyện về ngài với số lượng lớn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên có một kinh nguyện phổ biến về Đức Mẹ Maria trên thế giới là kinh Mân Côi (là lời kinh được ghi trong Kinh Thánh và được Giáo hội cổ vũ thực hiện). Mân Côi là một tước hiệu của Đức Mẹ, có nghĩa hoa hồng. Một trong những tài liệu tiêu biểu viết về lời kinh Mân Côi là cuốn Bí quyết diệu kỳ của kinh Mân Côi của tác giả Thánh Loui Marie Grignion De Montfort (qua phần chuyển ngữ của Trần Thái Đỉnh). Cuốn sách gồm 5 phần, nội dung chính là nói về nguồn gốc ý nghĩa của kinh Mân Côi, cũng như vai trò của kinh Mân Côi trong đời sống đạo của tín đồ. Đặc biệt là những chuyện kể đầy chân thực và sống động về sự kỳ diệu của kinh Mân Côi. Ví dụ, tác giả kể một câu chuyện diễn ra tại Pháp như sau: “ Khi thánh Đa Minh rao giảng sự sùng kính này tại thành phố Carcassone (miền Nam nước Pháp) một người rối đạo đã chết vì nhạo báng các