Bản Địa Hóa Đức Mẹ Maria Qua Kiến Trúc Tượng Đài, Đền Thờ

sử dụng. Hay như tượng ảnh Đức Mẹ Maria được sử dụng trong các cuộc rước kiệu tại Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định được khoác thêm áo choàng có in rồng trong tư thế uy nghi của nữ vương, đầu đội vương miện gần giống với hình tượng thánh mẫu, bà chúa trong tín ngưỡng bản địa.

Đức Mẹ Maria trong trang phục cung đình Huế Hình chụp tại La Vang – Quảng 1

Đức Mẹ Maria trong trang phục cung đình Huế - Hình chụp tại La Vang – Quảng Trị.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam: Đó là bộ trang phục áo dài với đủ màu sắc, rất dễ tìm thấy các hình tượng Đức Mẹ Maria trong trang phục áo dài với nhiều màu sắc khác nhau từ Bắc, Trung, Nam

Phổ biến hơn cả là bộ trang phục áo dài kết hợp với khăn đóng truyền thống, tạo nên một hình tượng độc đáo. Ngoài ra hình ảnh Đức Mẹ được khoác lên bộ trang phục áo tứ thân khăn mỏ quả cũng được tìm thấy tại nhiều Giáo xứ miền Bắc như Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định, Giáo xứ Phú Nhai - Nam Định, Giáo xứ Thái Hà

- Hạ Nội… và nhiều tranh ảnh thờ tại nhà của Giáo dân miền Bắc.

Trang phục các tộc người thiểu số: Trang phục này phổ biến ở các tộc người thiểu số theo đạo Công giáo ở khắp các địa phương trên cả nước. Chẳng hạn, Đức Maria trong trang phục người phụ nữ Ba Na tại Tây Nguyên, Đức Maria trong trang phục của Người phụ nữ Tày tại Thái Nguyên, Yên Bái… Đức Mẹ Maria trong trang phục truyền thống Khmer ở Giáo xứ Khmer Trung Bình Sóc Trăng với chất liệu tơ

lụa, màu sắc rực rỡ, được trang trí bằng nhiều chỉ kim tuyến thêu hoa văn bao gồm áo tầm vông (áo cổ vòng) kết hợp với xà rông và thêm “Sbay” tạo nên một chỉnh thể độc đáo nổi bật. Điều đặc biệt tại đây Giáo dân thường chọn trang phục màu vàng để tô điểm cho các hình tượng Đức Mẹ, điều này thể hiện sự tôn kính dành cho Đức Mẹ vì theo quan niệm truyền thống của văn hóa Khmer, màu vàng tượng trưng cho uy quyền là màu của hoàng gia phú quý, màu của đế vương...

Tại Giáo buôn Lu- Ca thuộc thị trấn Ea Súp - huyện Ea Súp - tỉnh Đăk Lăk Đức Mẹ Maria được khoác lên trang phục của đồng bào Jrai với những tua chỉ có đính các hạt Tơrpeng. Đức Mẹ với trang phục màu vàng truyền thống của phụ nữ Jarai bên cạnh 4 màu phổ biến khác là đen, đỏ, xanh, trắng…kèm theo trang phục là vòng tay, vòng cổ, vòng chân và Đức Mẹ hoàn toàn đi chân trần. Ngoài ra rất dễ tìm thấy hình ảnh Đức Mẹ trong nhiều trang phục của nhiều đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên.

Đức Mẹ Maria trong trang phục của phụ nữ Tây Nguyên – Hình chụp 11 12 2020 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Đức Mẹ Maria trong trang phục của phụ nữ Tây Nguyên – Hình chụp 11/12/2020 tại nhà thờ Đức An – TP. Pleiku – Gia lai

Về màu sắc trang phục: Bản thân mẫu áo của Đức Mẹ nói riêng và trang phục Công giáo nói chung cũng là vấn đề cần nhiều công sức nghiên cứu. Qua những bài

nói chuyện với linh mục P.Q.V 57 tuổi (Giảng viên bộ môn Thánh mẫu học) chúng tôi được ông cho biết: “Màu sắc trang phục của Đức Mẹ Maria rất phong phú, đa dạng, liên quan trực tiếp đến các dòng tu và mỗi màu sắc của trang phục đều mang những ý niệm riêng. Một số quan niệm phổ biến trong hội thánh. Ví dụ như: màu nâu là hiện thân của núi Camelo, màu đỏ tưởng nhớ đến hội đoàn, màu đen gợi nhớ đến bảy sự thương khó của Đức Mẹ; màu trắng tưởng nhớ đến kính chúa ba ngôi…” (Pv ngày 24/9/2020). Ở Việt Nam, ngoài những kiểu áo và màu gắn liền với địa phương như trình bày ở trên như màu tím Huế được sử dụng tại La Vang - Quảng Trị, màu trắng tại Giáo xứ Quy Chính - Nghệ An, màu đen tại Đăk Lăk … còn có sự đa dạng màu sắc, như màu xanh da trời, màu xanh lá cây, màu trắng, màu vàng kiểu cung đình, màu nâu... Ở Giáo xứ Trung Bình, tượng Đức Mẹ cùng Chúa Giê su trong trang phục truyền thống của đồng bào Khmer có tên là Sampot với màu vàng đặc trưng. Theo anh N.M.N (40 tuổi) Giáo dân ở đây thì: “Màu vàng là màu của vua chúa và tượng trưng cho sự cao quý trong văn hóa khmer, trước đây nhiều hình tượng như vậy khá phổ biến tại Giáo xứ nhưng hiện nay thì ít hơn…” (Pv ngày 20/5/2020).

Như thế, trang phục của Đức Mẹ không hề đơn điệu mà nó rất đa dạng, gắn với môi trường sinh sống và đặc điểm trang phục truyền thống của mỗi dân tộc. Phải chăng trong những ý niệm thiêng liêng về mẹ, những tín đồ Công giáo muốn khoác lên hình tượng Mẹ chiếc áo đẹp nhất của dân tộc mình như một sự tôn trọng Mẹ, tự tôn vẻ đẹp văn hóa của dân tộc mình, tự hào thành kính về đấng cứu nhân độ thế? …

Tóm lại tín đồ đã Việt hóa hình tượng Đức Maria theo cách của mình, biến một nhân vật ngoại sinh từ phương Tây trở thành một người phụ nữ Việt Nam vừa gần gũi, vừa quyền lực nhưng cũng rất dung dị và thân quen trong đời sống văn hóa của họ.

3.3.2. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria qua kiến trúc tượng đài, đền thờ

3.3.2.1. Kiến trúc nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ Maria ở Việt Nam và tại các điểm khảo sát

Kiến trúc nhà thờ Đức Mẹ Maria ở châu Âu chủ yếu theo hai lối kiến trúc tiêu biểu là phong cách kiến trúc Romantic còn gọi là lối kiến trúc Romannesque, tại Anh được gọi là tên là kiến trúc Norman xuất hiện ở thế kỉ 6 và phát triển mạnh ở

thế kỷ 11. Đặc trưng của lối kiến trúc này là các vòm nửa hình tròn, bên ngoài thô ráp, ít trang trí hoa văn, lối đi nhỏ, ít dùng cửa kính, mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường là vuông, tròn, chữ thập La tinh… Phong cách kiến trúc Romantic tạo cảm giác lãng mạn, ngọt ngào của tình yêu. Thứ 2 là phong cách kiến trúc Gothic (là phong trào nghệ thuật xuất phát từ Pháp vào thế kỷ 12 rồi sau đó lan ra các nước châu Âu khác và ảnh hưởng tới thế giới). Đặc điểm của lối kiến trúc này là nhấn mạnh các khối theo chiều thẳng đứng, các chi tiết tập trung vào hệ cột mảnh, trần cao và những vật liệu bằng kính, dễ nhận thấy ở các nhà thờ làm theo lối kiến trúc này là mái vòm và đầu nhọn… kiến trúc theo lối Gothic tạo cảm giác huyền bí, ma mị, kinh dị…

Nhìn chung mô hình kiến trúc nhà thờ Đức Mẹ Maria ở các nước Âu Mỹ đều dựa trên hai mô hình phổ biến là mô hình kiến trúc Romatic và mô hình kiến trúc Gothic, ngoài ra có sự pha trộn hoặc ảnh hưởng lối kiến trúc văn hóa của mỗi quốc gia, tộc người khác nhau… Một số nhà thờ Đức Mẹ nổi bật trên thế giới đều theo hai mô hình trên như: Nhà thờ Đức Bà Paris, thánh đường Đức Mẹ Aparecida tại Brazil, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Hòa Bình Yamoussoukro – Bờ Biển Ngà… Tại Việt Nam một số nhà thờ Đức Mẹ tiêu biểu dựa trên hai mô hình kiến trúc trên như: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Phú Nhai – Nam Định, Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang - Quảng Trị… Tuy nhiên các nhà thờ này đều mang nhiều màu sắc văn hóa Việt Nam, bởi sự dung hợp những yếu tố truyền thống trong xây dựng như: coi trọng phong thủy, dung các loại vật liệu truyền thống như ngói âm dương tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, dùng các hoa văn trang trí mang đậm văn hóa Việt…

Người Việt Nam đã tiếp thu những loại hình kiến trúc này trong xây dựng các công trình, nhà thờ, đền, đài Đức Mẹ, đặc biệt là sự tiếp thu và linh hoạt các yếu tố phong thủy trong văn hóa truyền thống, sử dụng vật liệu truyền thống dân tộc, dùng các loại hoa văn truyền thống, dung hợp các loại hình kiến trúc truyền thống như kiến trúc cung đình, kiến trúc chùa vào một số kiến trúc nhà thờ Đức Mẹ, đền thờ Đức Mẹ tại Việt Nam.

Một số công trình nhà thờ, điện thờ tại các điểm khảo sát đều ít nhiều ảnh hưởng phong cách kiến trúc trên nhưng đan xen thêm các yếu tố kiến trúc truyền thống Việt như nhà thờ Đức Mẹ tại Vỉ Nhuế - Nam Định, Đức Mẹ Quy Chính – Nghệ An, nhà thờ Đức Mẹ La Vang – Quảng Trị, nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – TP. Hồ Chí Minh…

3.3.2.2. Mô hình tượng thờ Đức Mẹ ngoài trời

Tại các nước Âu Mỹ, tượng thờ Đức Mẹ ngoài trời chủ yếu là mô hình tượng đài với quy mô đồ sộ, có thể kể đến một số địa điểm như tại Mỹ, Anh , Pháp, Ý và đặc biệt là tại Bolivia… Mô hình tượng thờ ngoài trời tại Việt Nam phong phú và linh hoạt hơn, tượng có thể đặt ở trước nhà, ngay ngã ba đường, trên đồi núi, quy mô thường nhỏ và đơn giản hơn ở Âu Mỹ nhưng điểm khác biệt là luôn được trang trí màu sắc rực rỡ, có hoa nến, trang trí hoa văn và tiểu cảnh, một số nơi còn có bát hương hoặc lư hương đặt dưới chân tượng. Mô hình này cũng khá đa dạng ở các điểm khảo sát, có thể tạm phân thành các dạng mô hình như sau:

Tượng thờ ngoài trời: Đây là mô hình của làng Quy Chính, theo hồi cố cụ bà

T.T.T. 84 tuổi, ở Giáo xứ này khoảng năm 1959 khi linh mục Hưởng về quản xứ Quy Chính đã xây dựng một tượng Đức Mẹ ngay trước nhà xứ chỗ ở của cha xứ. Theo bà đó là tượng Đức Mẹ sớm nhất ở trong làng, ngoài việc Giáo dân vào nhà thờ bái lạy trước tượng Mẹ thì cũng hay ra chỗ pho tượng này để cầu nguyện và xin ơn. Tuy nhiên vì tượng này đặt ở khuôn viên nhà cha xứ sinh hoạt, còn gọi là nhà phòng nên một số Giáo dân cũng ngại khi tới đây cầu nguyện. Khoảng năm 1979, Giáo xứ Quy Chính thành lập hội Mân Côi (hội đoàn này thờ kính và sống theo gương Đức Mẹ), là hội đoàn Đức Mẹ đầu tiên trong Giáo xứ Quy Chính do linh mục Điền cùng với ban hành giáo thành lập. Hội Mân Côi được thành lập trong bối cảnh Giáo xứ còn nhiều khó khăn, đặc biệt là điều kiện sống của người dân, lúc đầu, số hội viên tham gia còn ít và chưa thật sự nhiệt thành, dần dần đã trở thành một trong những hội đoàn Đức Mẹ tiêu biểu tại Giáo xứ Quy Chính. Đến năm 1988, cùng với việc hoàn thành xây dựng cổng làng Quy Chính, một bức tượng Đức Mẹ được đặt ở vị trí trung tâm trên cổng làng. Thời điểm này cũng đánh dấu nhiều hoạt động thờ kính Đức Mẹ sôi nổi bằng việc Giáo dân chăm chút

bàn thờ của mỗi gia đình, trên đó đều dành vị trí trang trọng để thờ kính Đức Mẹ hoặc gia đình Đức Mẹ. Năm 2004, tại Giáo xứ Quy Chính thêm một hội đoàn Đức Mẹ được thành lập là hội Đồng Công do cha quản xứ lúc này là cha Tập thành lập. Trong tinh thần noi gương Đức Mẹ sống chia sẻ với mọi người, hội Đồng Công ngày càng phát triển cùng với hội Mân Côi trở thành hai hội đoàn tiêu biểu tại Giáo xứ, đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, tích cực tham gia các hoạt động tôn giáo, góp phần rất lớn cho sự phát triển chung của Giáo xứ Quy Chính. Tháng 2/2014 Giáo xứ Quy Chính hoàn thành khu tượng thờ trên diện tích khuôn viên khoảng 200 mét vuông, chiều cao bức tượng khoảng 2 mét, phía sau bức tượng được xây dựng một bức tường bao quanh, phía trước bức tượng có đặt lư hương và xung quanh được trang trí thêm các tiểu cảnh, cây cối… vào các dịp lễ tết vẫn có hoạt động thắp hương. Mô hình tượng thờ ngoài trời rất phổ biến tại Việt Nam, tại Giáo xứ Vỉ Nhuế có rất nhiều tượng thờ ngoài trời như vậy. (Xem Phụ lục ảnh số: 8, tr 163)

Tượng đài: Đây là dạng tượng đài khá phổ biến, điển hình là ở La Vang. Phối cảnh tượng đài gồm trung tâm là tượng Đức Maria bế Chúa hài đồng trong trang phục áo dài khăn vành, xung quanh là mô hình cây cổ thụ, phía sau là một bức tường lớn, phía trước gồm quảng trường Mân Côi và và các tiểu cảnh khác như vườn hoa, các tượng thiên thần... Ngay tại trung tâm tượng đài, phía trước được bài trí gồm lư hương lớn, dưới chân và hai bên tượng có nhiều hoa và nến. Đây là trung tâm hành hương lớn nên số lượng tín đồ hành hương rất đông, hương, hoa, nến được sử dụng rất nhiều, hương và nến được đốt gần như hàng ngày, khói hương lan tỏa, tạo nên một không gian linh thiêng bao trùm thánh địa... Nhìn chung, cách bài trí tượng đài tương đối đơn giản và gần như có mẫu số chung. Có thể kể đến tượng đài Đức Mẹ Tà Pao tại xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, tượng đài Đức Mẹ Tà Pao được đặt trên đỉnh đồi, phía sau là núi, dưới chân tượng đài có một cái lư hương, phía trước bày biện hoa và nến, một số tín đồ mang theo mâm ngũ quả khi đến hành hương... (Xem Phụ lục ảnh số: 1, tr 156)

Tượng đài thờ gắn với hồ nước: Tiêu biểu là mô hình tượng đài Đức Mẹ tại Giáo xứ Vỉ Nhuế- Nam Định, được xây dựng phía trước nhà thờ (đối diện nhà thờ).

Đó là một quần thể độc đáo gồm tượng Đức Mẹ và Chúa hài đồng được đặt trên một cái bệ nổi bao quanh là hồ nước, có một chiếc cầu nhỏ dẫn từ nhà thờ đi ra tượng đài. Trong khuôn viên tượng đài trồng nhiều loại cây kiểng và các loại hoa, hồ nước được thả bèo và nuôi cá… tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là lối kiến trúc tượng đài Đức Mẹ phổ biến tại các nhà thờ ở Miền Bắc, qua đó phản ánh môi trường cư trú của người Việt ở vùng đồng bằng nơi có nhiều sông hồ gắn với yếu tố “nước” trong tín ngưỡng thờ mẫu Tứ phủ (Xem phụ lục ảnh số: 13, tr 168)

3.3.2.3. Mô hình đền thờ trong hang động

Đền thờ trong hang động khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước Âu Mỹ như Pháp, Ý, Brazil, Mexico... Tuy nhiên mô hình trong hang động tại Việt Nam vẫn mang nhiều dấu ấn văn hóa Việt qua lối xây dựng coi trọng phong thủy, nghệ thuật bài trí...

Tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng CứuGiúp, đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xây dựng vào năm 1952 được bố trí bên tay phải phía trước nhà thờ với mục đích thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ của tín đồ bằng việc tổ chức các cuộc hành hương Đức Mẹ. Theo cụ ông N.V.L (82 tuổi) Giáo dân Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: “Từ bé tôi đã tham gia những buổi hành hương kính Đức Mẹ tại ngôi đền này, tôi nhớ không nhầm thì năm 1952 sau khi các cha dòng Chúa cứu thế tổ chức buổi hành hương kính Đức Mẹ đầu tiên sau khi khánh thành đền thờ thì số người hành hương đến tham dự ngày càng đông…” (Pv hồi cố ngày 22/9/2020). Một cụ bà khác là cụ

M.N.L (78 tuổi) Giáo dân tại đây lại kể rằng: “… Lúc nhỏ bà hay theo mẹ rồi theo các chị đi tham gia những buổi hành hương kính Đức Mẹ tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, bà thấy những buổi đầu cũng ít người tham gia lắm, chủ yếu là Giáo dân của Giáo xứ sống gần đây, nhưng càng về sau thì càng đông, những buổi hành hương tổ chức lớn hơn trang trọng hơn và có những đợt chật cứng người...” (Pv hồi cố ngày 22/9/2020),

Ngôi đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được xây dựng với kiểu mô phỏng như một hang động, xung quanh trồng nhiều cây cối tương tự như cung sơn trang thờ Chúa Thượng ngàn ở các ngôi đền thờ mẫu, diện tích khoàng hơn 100 mét vuông, quay mặt đối diện về phía nhà thờ, gồm mô hình hang động, ở giữa đặt bàn thờ,

xung quanh bày biện hoa, cây cảnh, phía trước bàn thờ là lư hương, đèn cầy, hoa, tiểu cảnh khác… bên trên là mô hình tượng Đức Mẹ. Theo tu sĩ Đ.V.A 36 tuổi “Việc xây dựng đền Đức Mẹ theo kiểu dáng như vậy để phù hợp với văn hóa người Việt, tạo sự gần gũi và thoải mái khi Giáo dân đến cầu nguyện vì người Việt thích cảnh núi rừng thiên nhiên…” (Pv ngày 23/9/2019). Linh mục N.V.L 60 tuổi cũng cho biết: “Tôi được biết khi xây dựng đền này, các Cha trước kia cũng muốn tạo điểm nhấn gần gũi với phong tục tập quán người Việt nên xây dựng theo lối hang động, xung quanh trồng nhiều cây, có cả cây cao dễ tạo cảm giác nguồn cội cho Giáo dân đến sinh hoạt…) (Pv ngày 23/9/2019). Như vậy ngoài việc ngôi đền Đức Mẹ Maria được xây dựng với lối kiến trúc gần gũi trong văn hóa truyền thống Việt Nam, thì sự xuất hiện ngôi đền này đặc biệt là những hoạt động hành hương được tổ chức tại đây đã góp phần thiêng hóa ngôi đền, thu hút ngày càng đông tín đồ về hành hương, cầu nguyện với Đức Mẹ. (Xem phụ lục số: 26, tr 184)

Tương tự, tại Giáo xứ Trung Bình nổi bật là đền thờ Đức Mẹ mà Giáo dân nơi đây vẫn thường gọi là núi Đức Mẹ, hay đền thờ Đức Mẹ Khmer. Đền thờ nằm bên tay phải, phía trước nhà thờ với kiến trúc độc đáo, tạo ấn tượng mạnh dễ thu hút người nhìn bởi tổng thể điện thờ như một quả núi nhỏ và tượng Đức Mẹ cùng Chúa hài đồng được đặt trong hang núi, tạo cảm giác linh thiêng nhưng hùng vĩ. Những khối bê tông tạo hình các khối đá hình thoi, hình vuông, hình bầu dục xếp chồng lên nhau, các khối đá với đường kính từ 30 đến 70 phân được sơn màu tối và phủ màu rêu nhìn giống như một quả núi thu nhỏ, bên trong là một hang động đặt tượng Đức Mẹ và Chúa hài đồng, phía trước được đặt một chiếc lư hương lớn để tín đồ thắp nhang lúc đến hành lễ. Ngoài ra còn bày biện hương, nến, hoa trên một chiếc bàn nhỏ phía trước đền thờ. Hai bên đền trồng các loại cây cảnh, các loại hoa, đặc biệt có các loại cây dây leo, các loại cây thân thẳng tạo nên một quần thể núi, hang động độc đáo. Thông thường tín đồ Công giáo Việt Nam thường gọi những nơi thờ tự Đức Mẹ nằm trong khuôn viên nhà thờ là đền thờ, tượng thờ, điện thờ… nhưng Giáo dân nơi đây gọi là núi Đức Mẹ, điều này không chỉ thể hiện kiến trúc điện thờ mang dấu ấn văn hóa của Việt Nam mà con thể hiện tâm thức văn hóa truyền thống của Người Việt dù theo tôn giáo hay thuộc tộc người nào. (Xem phụ lục số: 30, tr 187)

Dạng điện thờ riêng thường được xây dựng ở các vùng rừng núi khiến ta liên tưởng đến hình ảnh Mẫu Thượng ngàn trong văn hóa dân gian truyền thống Việt

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí