Định Hướng, Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Của Quốc Gia Và Hải Phòng


Chương 3.


GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VTOS VÀO LĨNH VỰC AN NINH - AN TOÀN TRONG CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO TẠI HẢI PHÒNG


3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch của quốc gia và Hải Phòng


3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Chiến lược đã xác định quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là phấn đấu xây dựng ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Mục tiêu tổng quát của ngành Du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Đến năm 2015, Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD,

Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam VTOS vào nghiên cứu lĩnh vực an ninh – an toàn trong các khách sạn 4 sao tại Hải Phòng - 12


đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có

870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành Du lịch phải đi đầu, làm nòng cốt cùng với các cấp, các ngành huy động mọi nguồn lực để thực hiện những giải pháp chủ yếu, gồm: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch.

Những giải pháp chủ yếu nêu trên được triển khai thông qua Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, Chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của Thành phố Hải Phòng


Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng, Hải Phòng được xác định có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch quốc gia, nằm trong khu du lịch tổng hợp quốc gia và một hạt nhân quan trọng trong Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc: Gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh với Hạ Long - Cát Bà - Bái Tử Long - Vân Đồn là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Diện tích tự nhiên tiểu


vùng là 7.621,1 km2; dân số là 3.017,3 nghìn người; mật độ trung bình khoảng 396 người/ km2. Trong Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc, Hải Phòng có Cát Bà nằm trong Khu du lịch quốc gia Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng) với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, khám phá biển đảo; có Khu du lịch biển đảo Bạch Long Vĩ nằm trong các khu, điểm du lịch cấp vùng; có Đồ Sơn là một trong 2 đô thị du lịch quốc gia; phần lớn các tuyến du lịch đường bộ, đường biển, đường không của Vùng đều đi qua Hải Phòng

Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và thực hiện được vai trò là một trong những trung tâm của Vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng, Hải Phòng phấn đấu: Năm 2015 đón và phục vụ trên 8 triệu lượt khách, tăng bình quân trên 15% năm, trong đó khách du lịch quốc tế trên 2,6 triệu lượt khách, tăng bình quân 20% /năm, tỷ trọng GDP du lịch đạt 4,5% trong tổng GDP của thành phố, tốc độ tăng về doanh thu du lịch bình quân 16 % năm, mức doanh thu chiếm 10% tổng doanh thu du lịch của cả nước và tạo ra việc làm tương đương 4,6% lực lượng lao động toàn thành phố.

Để đạt được các mục tiêu trên, Du lịch Hải Phòng tập trung thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:

Nhiệm vụ


- Về quy hoạch: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch của Thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch khu vực và hội nhập phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; hoàn thành Quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo; triển khai phát triển du lịch nội thành.

- Về đầu tư: Thực hiện tốt công tác đầu tư để khai thác vốn Trung ương đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào các vùng trọng điểm như: Cát Bà, Đồ Sơn, Kiến Thụy; sớm triển khai xây dựng cảng du lịch địa phương; xây dựng cầu cảng du lịch tại đảo hòn Dáu; đẩy nhanh tiến độ nâng cấp sân bay Cát Bi theo tiêu chuẩn sân bay quốc tế…


- Về loại hình và sản phẩm du lịch:


+ Du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch hội thảo - hội chợ - hội nghị.

+ Du lịch lễ hội kết hợp khảo cứu văn hóa truyền thống, đặc thù địa phương.


+ Du lịch điền dã, thưởng ngoạn miệt vườn (ven sông Đa Độ, sông Giá, sông Lạch Tray)

- Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch: Chất lượng nhân lực du lịch Hải Phòng nhìn chung chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Nhân lực du lịch và dịch vụ du lịch cần được đào tạo chuyên nghiệp, đồng bộ, nâng cao kiến thức ngoại ngữ và trình độ nghiệp vụ, chú trọng nhân lực quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh từ cơ sở đến doanh nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng nhân lực du lịch của thành phố là thực hiện tốt công tác đào tạo nhân lực du lịch. Thường xuyên nâng cao nhận thức về Luật du lịch và các văn bản có liên quan, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước cho giám đốc doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Đào tạo lực lượng nhân viên phục vụ


+ Đào tạo hướng dẫn viên du lịch


+ Đào tạo cán bộ quản lý


+ Đào tạo nâng cao chất lượng của cán bộ giảng viên


+ Xây dựng các cơ chế ưu đãi hấp dẫn nhằm tìm kiếm, thu hút nhân lực có trình độ cao phục vụ du lịch địa phương.

+ Đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên ngành du lịch tại các quốc gia có ngành Du lịch phát triển.


- Phát triển các cơ sở lưu trú, các cơ sở dịch vụ du lịch: Trước những nhu cầu lưu trú của thị trường khách du lịch hiện nay, số phòng khách đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là số lượng phòng nghỉ cao cấp chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách quốc tế, nhất là khách du lịch kết hợp đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu thị trường.

Do vậy, việc đầu tư xây dựng khách sạn trong những năm tới cần chú ý các vấn đề sau:

- Ưu tiên cấp phép đầu tư cho những dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế.


- Thực hiện phân loại và xếp hạng các khách sạn tại các trọng điểm du lịch.


- Thực hiện triệt để việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch.

- Đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung trong các khách sạn, đáp ứng nhu cầu của các khách có thu nhập cao.

- Nâng cấp và cải tạo về quy mô và hình thức cũng như hạ tầng kỹ thuật các khách sạn trong thành phố cũng như các điểm du lịch như: Cát Bà, Đồ Sơn.

- Nâng cao về mặt chất lượng cũng như số lượng của các nhà hàng ăn uống trong các khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về quy mô, trang thiết bị và phong cách phục vụ.

Trong những năm tới, nhu cầu khách du lịch quốc tế mang theo xe ô tô tăng dần, thêm vào đó khách du lịch nội địa đến Hải Phòng bằng ô tô riêng cũng có xu hướng tăng. Điều này đòi thiết kế khách sạn phải đủ diện tích để xe.

Ngoài ra, lĩnh vực cần quan tâm nữa là các dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế, văn phòng cho thuê. Có cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này.


3.2. Xu hướng và yêu cầu đảm bảo an ninh – an toàn trong khách sạn


3.2.1. Xu hướng du lịch quốc tế và nội địa tác động đến du lịch Việt Nam [3; tr.13]

- Xu hướng di chuyển dòng khách du lịch toàn cầu: Khách du lịch đến và xuất phát từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng trưởng nhanh nhất và tiếp tục tăng trong hai thập kỉ tới, từ 204 triệu lượt năm 2010 lên đến 535 triệu lượt năm 2030, thị phần toàn cầu tăng từ 22% năm 2010 lên 30% năm 2030. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt vào năm 2030. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam để đón nhận dòng khách quốc tế đến khu vực ngày càng tăng. Theo dự báo của Chiến lược, năm 2020 Việt Nam sẽ đón 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và 18 triệu lượt vào năm 2030. Theo đà tăng trưởng của năm 2013 (+10,6%) thì mục tiêu 10,5 triệu lượt sẽ đạt được vào năm 2016 (trước 4 năm) và đến năm 2020 sẽ đón 15 triệu lượt, 2030 sẽ đón 25 triệu lượt.

Khách du lịch nội vùng đến các điểm đến gần tăng nhanh, khách đi du lịch lần đầu ra nước ngoài thường đến các điểm đến gần, có sự tương đồng về văn hóa, dễ tiếp cận. Hàng không giá rẻ ngày càng phổ biến khiến các điểm đến trong khu vực càng dễ tiếp cận.

- Xu hướng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch: Khách du lịch ngày càng hướng tới những giá trị thiết thực hơn. Mục đích, tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí vẫn chiếm ưu thế chính. Riêng đối với khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đáng lưu ý là khách có mục đích thăm viếng, chữa bệnh và tôn giáo cao hơn so với mức chung của thế giới.

Khách du lịch ngày càng có ý thức về tác động của hành vi khi đi du lịch đối với môi trường và xã hội. Du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường đang trở thành xu hướng nổi trội, ngày càng được quan tâm trong ý thức và nhu cầu của người tiêu dùng.


Xu hướng khách du lịch hướng tới những hoạt động với những giá trị trải nghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tình nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi) thay vì coi trọng điểm đến như trước đây.

- Xu hướng cạnh tranh giữa các điểm đến: Cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt, đòi hỏi điểm đến cần có những năng lực mới: thông minh hơn, sáng tạo hơn, năng động hơn, an toàn hơn, hấp dẫn hơn, với những giá trị trải nghiệm đa dạng, độc đáo, khác biệt, chân thực gần gũi với thiên nhiên và văn hóa bản địa, nhân văn hơn, sạch hơn…

+ Ứng dụng e-marketing đang trở thành xu hướng phổ biến đối với quảng bá điểm đến ở hầu hết các thị trường trong thời đại mới.

+ Liên kết trong phát triển và quảng bá điểm đến du lịch ngày càng phổ biến tại các điểm đến, các cơ quan du lịch quốc gia. Riêng khu vực Đông Nam Á, nhiều liên minh đã hình thành với các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch chung như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS); hợp tác 04 quốc gia – một điểm đến (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam); hợp tác trong khuôn khổ Chiến lược Hợp tác kinh tế các nước lưu vực các dòng sông Ayeyawady – ChaoPhraya – Mekong (ACMECS); hợp tác trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) giữa Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar. Với xu thế này, khái niệm “vừa hợp tác, vừa cạnh tranh” đang ngày càng phổ biến trong ngành du lịch ở cấp độ điểm đến quốc gia. Đây là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam khi năng lực hội nhập quốc tế còn nhiều hạn chế.

+ Tăng cường sự hiện diện tại thị trường mục tiêu thông qua hoạt động của các văn phòng đại diện du lịch quốc gia. Vai trò của các văn phòng đại diện du lịch là xây dựng, quản lý, phát triển hình ảnh, thương hiệu quốc gia về du lịch liên quan đến văn hóa, tự nhiên, xã hội…tại thị trường mục tiêu; khác hoàn toàn với hoạt động của trung tâm văn hóa hoặc đại diện ngoại giao tại nước ngoài. Đối với Việt


Nam đến nay chưa có văn phòng đại diện du lịch tại thị trường mục tiêu là một thách thức, trở ngại lớn trong việc nâng cao sức cạn tranh của điểm đến Việt Nam.

+ Tăng cường ngân sách cho Marketing du lịch: Các quốc gia ở Châu Âu, Châu Úc có ngành du lịch phát triển dành khoảng 70-100 triệu USD cho marketing du lịch từ ngân sách quốc gia hoặc chính sách tạo nguồn thu xây dựng Quỹ xúc tiến du lịch: Pháp (84,3 triệu USD), Tây Ban Nha (97,1 triệu USD), Úc (85,4 triệu USD), Bồ Đào Nha (69,7 triệu USD). Các quốc gia Châu Á tùy thuộc vào từng nước, mức cao là Malaysia (98,2 triệu USD) và Hàn Quốc (56 triệu USD). Trung Quốc và Nhật Bản ở mức khiêm tốn hơn, lần lượt là 11,8 triệu USD và 18 triệu USD; mức trung bình hàng năm cuả Thái Lan khoảng 80 triệu USD và của Singapore khoảng trên 100 triệu USD. Trong khi đó ngân sách dành cho quảng bá du lịch Việt Nam hàng năm khoảng 2 – 3 triệu USD là khó khăn lớn nhất trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh và tiếp thị điểm đến cho du lịch Việt Nam.

- Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng du lịch xanh, sản phẩm du lịch đặc thù đi liền với kiểm soát chất lượng dịch vụ trở thành yếu tố chiến lược đối với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến.

- Tăng cường các biện pháp quản lý phát triển điểm đến theo hướng: đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, tạo thuận lợi cho khách du lịch; tăng cường hợp tác công – tư, tạo điều kiện hỗ trợ và phát huy vai trò doanh nghiệp, cộng đồng và phát triển bền vững dựa trên sự cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa, xã hội, môi trường.

Các nước trong khu vực là đối thủ cạnh tranh của du lịch Việt Nam có chính sách thị thực nhập cảnh rất thông thoáng. Để tạo thuận tiện cho khách du lịch nhiều quốc gia thực hiện miễn thị thực nhập cảnh, đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ mạng cấp thị thực qua mạng, thị thực tại cửa khẩu; Singapore đã miễn thị thực cho công dân của trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ; Malaysia miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của 155 quốc gia và vùng lãnh thổ; Thái Lan áp dụng miễn thị thực cho công dân của 55 nước, cấp thị thực tại cửa khẩu cho công dân 28 nước tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023