Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 2


Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Điều kiện cơ sở thực tập

2.1.1. Điều kiện trang trại

* Vị trí địa lý

Trại lợn nái sinh sản của công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường nằm trên địa phận tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Phường Cửa Ông có địa hình khá phức tạp, phía bắc là những dải núi cao. Độ cao trung bình 600m, thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái.

Phía đông giáp sông Mông Dương, huyện Vân Đồn.

Phía tây giáp phường Cẩm Phú, xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả. Phía nam giáp biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Phía bắc giáp phường Mông Dương.

* Điều kiện khí hậu

Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 2

Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng.

- Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 120C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.567,8 mm/năm. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, chế độ mưa chia làm hai mùa rò rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 80% - 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô thì lượng mưa rất ít chỉ chiếm khoảng 10% - 20% tổng lượng mưa cả năm.


- Độ ẩm: độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng thấp nhất đạt 78% và cao nhất đạt 88%.

- Bão, giông: mỗi năm tỉnh Quảng Ninh (trong đó có thành phố Cẩm Phả) chịu ảnh hưởng trung bình của 5 - 6 cơn bão, năm nhiều có thể lên tới 9 - 10 cơn bão. Bão thường tới cấp 8 - 9, đặc biệt đã có những cơn bão mạnh cấp

12. Tháng 7, tháng 8 là những tháng bão hay đổ bộ vào Quảng Ninh. Các cơn giông thường xảy ra trong mùa hè, trung bình mỗi tháng có 5 ngày.

- Gió mùa: mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau thường chịu ảnh hưởng của gió bắc, đông bắc, mỗi tháng từ 3 - 4 đợt. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió nam, đông nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3 - 3,4 m/s.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại

Cơ cấu tổ chức của trại được tổ chức như sau:

- 01 chủ trại là giám đốc công ty.

- 01 trưởng trại.

- 03 kỹ thuật hỗ trợ của công ty thức ăn chăn nuôi De Heus.

- 3 công nhân.

- 8 sinh viên thực tập.

- 1 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại.

Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên như trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau gồm: tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, tổ chuồng cai sữa, tổ chuồng thương phẩm. Mỗi tổ thực hiện chuyên biệt công việc hàng ngày một cách nghiêm túc và đúng quy định của trại.

2.1.3. Cơ sở vật chất của trại

- Trại lợn của công ty CP khai thác khoảng sản Thiên Thuận Tường có khoảng 6,5 ha đất để xây dựng trang trại, nhà điều hành, nhà ở cho công nhân,


bếp ăn, vườn ổi, vườn rau và các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại.

- Khu nhà ở của công nhân được xây ở đầu hướng gió; nhà ở được lợp ngói đỏ; có một dãy nhà ở là nhà hai tầng rất khang trang và sạch sẽ.

- Khu nhà ăn xây dựng sạch sẽ. Khu nấu ăn được trang bị tủ lạnh, bếp ga để thuận tiện cho việc bảo quản và chế biến thức ăn.

- Khu chăn nuôi chia làm hai khu riêng biệt gồm chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà. Trong đó, khu chăn nuôi lợn được bố trí xây dựng chuồng trại cho gần 500 nái với các giống sản xuất như: Landrace, Yorshire, Duroc Pietran được nhập từ nước ngoài về. Về chăn nuôi gà chủ yếu nuôi các giống gà đẻ trứng như: gà Ai Cập, gà Lương Phượng.

- Trại được chia làm hai khu: khu điều hành và khu sản xuất. Khu điều hành gồm nơi làm việc của quản lý trại và nơi ăn, ở của công nhân. Khu sản xuất gồm: 2 chuồng nái đẻ, 1 chuồng nái chửa, 1 chuồng đực giống, 1 chuồng hậu bị và 1 chuồng cai sữa và 2 chuồng lợn thương phẩm. Một số công trình phụ khác phục vụ cho chăn nuôi như: kho cám, kho thuốc, phòng pha tinh, phòng sát trùng.

- Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín và tự động hoàn toàn. Trang thiết bị trong chuồng hiện đại, được nhập từ Đan Mạch. Đầu mỗi chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng là hệ thống quạt thông gió. Riêng đối với chuồng nái đẻ thì cuối chuồng còn có hệ thống xử lý mùi và trong chuồng có hệ thống cảm biến nhiệt độ.

- Hệ thống chăn nuôi có silo thức ăn tự động từ chuồng nái chửa, chuồng nái đẻ, chuồng cai sữa đến chuồng hậu bị nên tiết kiệm được nhân lực và mang lại hiệu quả sản xuất cao.

- Phòng pha tinh có các dụng cụ hiện đại như: kính hiển vi, hệ thống cảm biến nhiệt, nồi hấp cách thủy, tủ sấy và các dụng cụ khác.


- Trong khu chăn nuôi đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu đều được đổ bê tông và có hố sát trùng.

- Nguồn nước thải rửa chuồng trại, xả gầm đều được xử lý qua hệ thống thoát nước ngầm.

- Xung quanh trại trồng rau, cây ăn quả... tạo môi trường thông thoáng.

2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại

* Thuận lợi

- Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện giao thông.

- Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc.

- Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.

* Khó khăn

- Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí cho phòng và chữa bệnh cao.

- Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng cao gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại.

- Lợn giống nhập ngoại nên khả năng thích nghi với khí hậu Việt Nam kém, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc đặc biệt.

2.2. Tổng quan tài liệu về chăm sóc, nuôi dưỡng và một số bệnh thường gặp ở lợn nái

2.2.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái

* Sự thành thục về tính:

Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.


Sự thành thục về tính của lợn sớm hay muộn phụ thuộc vào: giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, chuồng trại...

- Giống: các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau: giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần hóa muộn, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có tầm vóc lớn.

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [2] cho rằng, tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn sơ với lợn nội thuần, ở lợn lai F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80 kg. Tuỳ theo giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi) các giống lợn ngoại (Yorkshire, Landrace) có tuổi động dục lần đầu muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi.

- Chế độ dinh dưỡng: theo John Nichl (1992) [7], chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém, lợn nái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80 kg và nếu hạn chế thức ăn thì sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) và khối lượng cơ thể là 48,4 kg. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt


khác do béo quá ảnh hưởng tới các hormon oestrogen và progesterone trong máu làm cho hàm lượng của trong trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục.

- Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Dwane. R và Zimmernan Edepurkhiser (1992) [4] cho biết, mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng rò rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu

- đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối còn làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.

- Tuổi thành thục về tính của gia súc: tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính thì vẫn tiếp tục sinh trưởng lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [2] cho rằng, không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới cho phối giống.

* Sự thành thục về thể vóc:

Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [6], tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong


giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 - 110 kg mới nên cho phối.

* Xác định lợn lên giống (động dục): Khi lợn lên giống sẽ xuất hiện các biểu hiện khác thường như: Bồn chồn, đứng nằm không yên, có thể cắn phá chuồng, một số con bỏ ăn, ăn ít, quay đầu, có biểu hiện nghe ngóng … Đặc biệt cơ quan sinh dục biểu hiện rất rò:

- Những ngày đầu: Âm hộ sưng to, đỏ gấp 2 - 3 lần bình thường, niêm mạc đỏ, có dịch nhày.

- Những ngày sau: Dịch đặc dính ở ngày thứ 3. Lúc này âm hộ héo chuyển dần từ màu đỏ sang màu mận chín, niêm mạc ít sưng hơn.

- Để kiểm tra cũng như để kích thích lợn động dục, tăng sự hưng phấn và hiệu quả của phối giống, hàng ngày ta nên cho lợn đực làm việc (chú ý nên sử dụng các lợn đực từ 2 tuổi trở lên) hoặc dùng lợn đực thí tình. Bằng cách cho lợn đực đi qua các khu vực nhốt lợn hậu bị hoặc lợn nái khô theo lịch: 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 - 45 phút.

- Khi lợn cái có những biểu hiện như đái dắt, đứng im (đứng chôn chân), tai dựng ngược, đuôi vắt lệch sang 1 phía, sờ vào hoặc ngồi lên lưng lợn - lợn không có bất kì phản ứng gì thì đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất, hoặc nếu kiểm tra bằng mắt thường thấy âm hộ của lợn héo dần, chuyển sang màu mận chín, dịch tiết ra từ âm đạo đặc dính (vắt thành vòng) thì gieo tinh vào thời điểm này sẽ đem lại kết quả cao. Thời điểm phối: khi


lợn nái còn chịu đực (còn mê ì), thì còn rụng trứng và còn phối giống, số lần phối có thể lên tới 3 - 4 lần.

- Cơ chế động dục: Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [12], cơ chế động dục của lợn nái: khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, pheromone của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm, đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH (Folliculin - Stimulating Hormone), làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn nái có biểu hiện động dục ra bên ngoài.

Chu kỳ động dục của gia súc được chia làm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn trước chịu đực: Bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển. Các tuyến trong dạ con bắt đầu tiết dưới tác dụng của hormone oestrogen. Thay đổi của đường sinh dục: tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết.

+ Giai đoạn chịu đực: Bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng trứng. Bao noãn tiết nhiều oestrogen và đạt cực đại. Các thay đổi ở đường sinh dục cái càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: hưng phấn về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích nhảy lên lưng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực. Âm hộ ướt, đỏ, tiết dịch nhày, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn. Cuối giai đoạn này thì trứng rụng.

+ Giai đoạn sau chịu đực: Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra progesteron có tác dụng ức chế sự co bóp của đường sinh dục. Niêm mạc tử cung vẫn còn phát triển, các tuyến dịch nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí