Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu

Trong trường hợp này, việc sử dụng các dấu hiệu nêu trên nếu có toàn bộ hoặc một phần trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ thực chất không với mục đích làm nhãn hiệu. Ví dụ: thực tế hiện nay có một số tên riêng, được dùng phổ biến trùng với tên tỉnh, thành phố như Thái Bình, Hòa Bình… việc sử dụng dấu hiệu có chứa các chữ Thái Bình, Hòa Bình với mục đích chỉ dẫn xuất xứ sản phẩm, địa điểm sản xuất như “sản xuất tại thành phố Hòa Bình” hoặc “Thái Bình, Việt Nam” sẽ không bị coi là yếu tố xâm phạm quyền để làm căn cứ kết luận hành vi xâm phạm… Luật nhãn hiệu của nhiều nước và vùng lãnh thổ cũng quy định tương tự thậm chí rõ ràng hơn về vấn đề này: Theo Điều 33(b)(4) Luật Nhãn hiệu Mỹ [29] trường hợp loại trừ không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi “sử dụng tên gọi, thuật ngữ hoặc hình ảnh bị coi là xâm phạm theo cách không phải là một nhãn hiệu… hoặc một thuật ngữ hoặc hình ảnh mang tính mô tả và sử dụng theo cách ngay thẳng, trung thực để mô tả hàng hóa, dịch vụ của chính bên đó hoặc nguồn gốc địa lý của chúng…”. Hoặc theo Điều 6(1)(c) Chỉ thị về nhãn hiệu cộng đồng [30], việc sử dụng một dấu hiệu không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi “sử dụng nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng cần thiết cho mục đích chỉ dẫn công dụng dự kiến của sản phẩm hoặc dịch vụ (đặc biệt đối với phụ kiện hoặc chi tiết của xe cộ) với điều kiện việc sử dụng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực trong công nghiệp và thương mại”. Vụ việc điển hình liên quan đến trường hợp này là vụ giữa Gillete Company v LA-Laboratories [45]. Bị đơn, LA-Laboratories (“LA”) sản xuất và bán dao cạo râu ở Phần Lan. Bao bì của dao cạo râu LA được gắn nhãn “PARRASON FLEXOR” và in kèm dòng chữ “tất cả các dao cạo cầm tay Parason Flexor và Gillete Sensor đều thích hợp với lưỡi cạo này”. Nguyên đơn, Gillete Company, đưa vụ việc ra tòa án Phần Lan với lý do đã bị LA xâm phạm nhãn hiệu. Tòa án tối cao Phần Lan đã tham khảo Tòa Tư pháp châu Âu (ECJ) về việc áp dụng và giải thích điều 6(1)(c) Chỉ thị về nhãn hiệu của Cộng đồng châu Âu. Để giải thích rõ điều khoản này ECJ đã đưa ra ý kiến: việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba được coi là hợp pháp phụ thuộc vào việc xác định “liệu việc sử dụng đó có cần thiết để chỉ dẫn công dụng dự kiến của

sản phẩm hay không” và việc sử dụng này là cần thiết khi trên thực tế khi nó “là cách để cung cấp cho công chúng những thông tin đầy đủ và toàn diện về công dụng dự kiến của sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo môi trường cạnh tranh của sản phẩm không bị bóp méo, hơn nữa việc sử dụng này cũng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực trong công nghiệp và thương mại.

- Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ phải được giới hạn ở những hành vi hợp lý. Khi chủ sở hữu nhãn hiệu đưa hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu ra thị trường, họ đã thu được lợi từ việc sử dụng nhãn hiệu đó. Sẽ là bất hợp lý và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người tiêu dùng nếu một người mua hàng hoá mang nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng để bán lại mà lại phải có sự cho phép. Trong trường hợp đó, giá bán hàng hoá sẽ tăng vì phải cộng thêm chi phí để trả tiền bản quyền sử dụng nhãn hiệu. Tương tự như vậy, việc mua để bán lại (nhập khẩu) hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ đã được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng cũng phải được thực hiện tự do mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Quy định này liên quan đến học thuyết “cạn quyền” (khai thác hết quyền) trong lĩnh vực SHTT. Trên thế giới, học thuyết cạn quyền nhãn hiệu tồn tại ở 3 dạng: cạn quyền trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà nhãn hiệu được bảo hộ, cạn quyền trọng phạm vi lãnh thổ khu vực mà nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống đăng ký của khu vực, cạn quyền trong phạm vi toàn cầu. [32] Luật SHTT quy định theo hướng áp dụng dạng cạn quyền trong phạm vi toàn cầu, nghĩa là trong trường hợp này, chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác lưu thông tiếp hàng hóa mà chủ sở hữu đã đưa ra thị trường lần thứ nhất. Ngoài ra, luật cũng cho

phép bên thứ ba có quyền tiếp tục lưu thông hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ nhưng không phải do chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường mà do người được cấp li-xăng sử dụng nhãn hiệu đưa ra thị trường. Như vậy, người tiêu dùng có khả năng tiếp cận hàng hóa mang nhãn hiệu của chủ sở hữu được sản xuất bởi người được chủ sở hữu nhãn hiệu cấp quyền sử dụng đưa ra thị trường. Trường hợp phổ biến nhất của cạn quyền đối với nhãn hiệu là trường hợp nhập khẩu song song. Lúc này trên thị trường có sự tồn tại của hai loại hàng hóa cùng nhãn hiệu nhưng có xuất xứ từ hai nguồn khác nhau: một nguồn có xuất xứ nội địa, một nguồn được nhập khẩu nhưng đều do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường. Các nước trên thế giới có các cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề cạn quyền. Cộng đồng châu Âu quy định quyền đối với nhãn hiệu chấm dứt trong phạm vi cộng đồng, tức là hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu được chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển giao quyền sử dụng đưa ra thị trường của bất cứ nước nào thuộc Cộng đồng thì sẽ làm chấm dứt quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trên hàng hoá/dịch vụ đó (tức là người khác được tự do thực hiện các hành vi sử dụng) mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đa số các nước áp dụng nguyên tắc quyền chấm dứt ở phạm vi quốc tế, tức là một khi hàng hoá mang nhãn hiệu được chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng đưa ra thị trường của bất cứ nước nào trên thế giới thì việc nhập khẩu hàng hoá đó vào thị trường nơi nhãn hiệu được bảo hộ sẽ không bị coi là xâm phạm quyền nhãn hiệu của chủ sở hữu. Các nước đang phát triển đều áp dụng nguyên tắc này vì như vậy sẽ có khả năng lựa chọn để nhập khẩu những hàng hoá với giá thấp từ các nguồn cung cấp khác nhau.

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu còn bị hạn chế bởi quy định về việc sử dụng nhãn hiệu nêu tại Điều 136 Luật SHTT, theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn việc đăng ký chiếm chỗ mà không sử dụng.

2.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Bảo vệ quyền SHTT (bảo vệ quyền SHTT) là một thuật ngữ mới được đưa vào trong Luật SHTT. Trước đây chúng ta thường dùng thuật ngữ thực thi quyền SHTT, tuy nhiên thuật ngữ thực thi thực ra chưa chuẩn vì nó mới chỉ thể hiện một vế của việc bảo vệ quyền SHTT là từ phía những người sở hữu quyền nhưng chưa đề cập đến vai trò của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền SHTT. Theo nghĩa rộng nhất, để bảo vệ quyền SHTT Nhà nước cùng với việc thiết lập ra một hệ thống xác lập quyền nhằm bảo hộ các đối tượng SHTT thì cũng đồng thời thiết lập nên một hệ thống nhằm bảo vệ các quyền đã được xác lập. Việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được thực hiện bằng cách quy định các hành vi bị coi là xâm phạm, các biện pháp xử lý khi có hành vi xâm phạm. Các biện pháp xử lý đó tạo thành một hệ thống công cụ pháp lý bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

2.4.1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hiểu theo nghĩa chung nhất là việc vi phạm quyền độc quyền được xác lập cho nhãn hiệu đó mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc bất kỳ bên nhận chuyển giao quyền nào (với điều kiện quyền đó nằm trong phạm vi của hợp đồng chuyển giao). Hậu quả của hành vi xâm phạm quyền dẫn đến việc người tiêu dùng bị nhầm lẫn hoặc bị lừa dối về nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ, hoặc về việc có mối liên hệ như tài trợ, cho phép sử dụng… giữa bên sở hữu nhãn hiệu và bên bị nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu.

Theo pháp luật Việt Nam xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi được liệt kê tại Điều 129 Luật SHTT mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 13

Đây là cơ sở cho việc bảo đảm thực thi quyền, từ đó các luật khác chỉ quy định về thủ tục và thẩm quyền bảo đảm thực thi quyền đối với nhãn hiệu.

Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu quy định tại điểu 129 Luật SHTT bao gồm hai nhóm: (i) các hành vi sử dụng nhãn hiệu thuộc độc

quyền của chủ sở hữu được thực hiện bởi người thứ ba mà không được sự cho phép của chủ sở hữu (hành vi quy định tại điểm a); (ii) các hành vi sử dụng không thuộc độc quyền của chủ sở hữu nhưng gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng (các hành vi quy định tại điểm b), c) và d). Theo quy định này, quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có phạm vi rộng nhất, bao hàm cả việc sử dụng nhãn hiệu cho những hàng hoá, dịch vụ khác hoàn toàn với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. Quy định tại điểm d) không những nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, tránh sự lạm dụng quyền và làm giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu đó (việc sử dụng đó không mang tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng vì chủ sở hữu nhãn hiệu và người sử dụng nhãn hiệu bị coi là xâm phạm sử dụng nhãn hiệu đó cho các hàng hoá/dịch vụ không mang tính cạnh tranh với nhau), mà còn bảo vệ người tiêu dùng, tránh cho người tiêu dùng liên tưởng rằng hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu bị coi là xâm phạm do chủ nhãn hiệu nổi tiếng sản xuất/cung cấp hoặc có liên quan đến chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

2.4.2. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

hiệu

2.4.2.1. Các quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiệu

Quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một quyền dân sự. Nguyên tắc của quyền dân sự là tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể dân sự, Nhà nước chỉ can thiệp khi có yêu cầu của các bên liên quan. Chính vì lẽ đó, để bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu trước tiên Nhà nước ghi nhận trong luật quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu nhãn hiệu. Hơn nữa, nhãn hiệu là một loại tài sản đặc biệt khác với các loại tài sản thông thường khác, do vậy, cơ chế bảo vệ nhãn hiệu cũng có những đặc thù tương ứng. Việc tự bảo vệ tài sản của mình là đương nhiên đối với các chủ sở hữu tài sản nói chung, trong lĩnh vực SHTT, vấn đề này lại càng cần thiết vì nhiều trường hợp nếu chủ sở hữu quyền không chủ động thực hiện các biện pháp tự bảo

vệ thì chính chủ thể quyền hay cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm cũng sẽ gặp khó khăn khi tiến hành các biện pháp bảo vệ quyền một cách hiệu quả.

Theo Điều 198 Luật SHTT quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu (chủ sở hữu, người được chủ sở hữu cho phép sử dụng nhãn hiệu) có thể thực hiện thông qua việc:

- áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể lựa chọn các biện pháp sau bảo vệ quyền của mình: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự.

Đây là lần đầu tiên các biện pháp bảo vệ quyền SHTT trong đó có quyền đối với nhãn hiệu được ghi nhận một cách tổng hợp trong văn bản luật. Trước đây vấn đề này được điều chỉnh trong các luật riêng rẽ, chưa được quy định mang tính nguyên tắc như tại Điều 199 Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.”.

Các hành vi xâm phạm quyền SHTT có bản chất là xâm phạm tài sản của chủ sở hữu, nhưng cũng có thể còn gây mất trật tự kinh doanh, làm ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia kinh doanh và ảnh hưởng đến người tiêu dùng và bị coi là vi phạm các quy định về trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, vì vậy, cả biện pháp dân sự lẫn biện pháp hành chính hoặc hình sự đều có thể bị áp dụng.

Luật SHTT cũng đã có riêng một điều (Điều 201) quy định về giám định SHTT, tạo ra khung pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động giám định để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phục vụ cho việc bảo vệ quyền SHTT.

2.4.2.2. Biện pháp dân sự

Quyền SHTT là một loại quyền tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự là bình đẳng và tự do ý chí. Do đó, biện pháp dân sự được coi là biện pháp chủ đạo và phù hợp nhất để bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

Quyền SHTT mang bản chất của quyền dân sự, cho nên được thực thi bằng chế tài và thủ tục tố tụng dân sự. Chủ SHTT phải là người chủ động tiến hành khởi kiện dân sự và yêu cầu toà án áp dụng các chế tài. Nói cách khác việc thực thi quyền SHTT bằng con đường dân sự là thực thi dân quyền (private enforcement), do dân chủ động thực hiện. Trong thủ tục thực thi dân quyền, cơ quan công quyền là toà án đóng vai trò phán xử đúng sai và cưỡng chế thi hành (không có nghĩa vụ điều tra, phát hiện người xâm phạm quyền; thu thập chứng cứ, đánh giá thiệt hại).

Chủ thể quyền có thể yêu cầu Toà án buộc người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại (kể cả chi phí tham gia vụ kiện) và áp dụng các biện pháp khác để bảo đảm hành vi xâm phạm không tái diễn.

Quy định về việc xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự trong Luật SHTT nhằm giải quyết các điểm khiếm khuyết, bất cập hiện nay trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Dân sự liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp dân sự, cụ thể:

- Quy định của các đạo luật nói trên chưa cụ thể, chưa đủ để áp dụng đối với lĩnh vực có tính đặc thù như SHTT;

- Một số vấn đề liên quan đến thực thi quyền SHTT bằng biện pháp dân sự chưa đáp ứng được yêu cầu của BTA và TRIPS, đặc biệt là quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền và nghĩa vụ chứng

minh của các bên trong các vụ xâm phạm quyền SHTT, căn cứ để xác định thiệt hại trong lĩnh vực SHTT.

Tuy nhiên, để tránh sự chồng chéo trong quy định giữa các đạo luật, Luật SHTT chỉ quy định về những vấn đề mà trong Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Dân sự còn thiếu, chưa đáp ứng được các yêu cầu có tính đặc thù trong lĩnh vực SHTT và chưa đáp ứng được yêu cầu của TRIPS và BTA, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong lĩnh vực SHTT và các căn cứ xác định thiệt hại trong SHTT. Các quy định cụ thể khác liên quan đến các vấn đề nói trên và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại toà án vẫn thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; vấn đề bồi thường thiệt hại liên quan đến SHTT vẫn áp dụng theo quy định có tính nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự.

Các biện pháp dân sự có thể được Tòa án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT. [36]

Các biện pháp dân sự quy định nêu trên là các biện pháp dân sự được quy định tại Điều 9 của Bộ luật Dân sự, đồng thời có bổ sung thêm biện pháp buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải tiến hành việc phân phối hoặc sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên vật liệu và phương tiện sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm quyền SHTT, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể nắm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022