Cơ Cấu Tổ Chức Của Toà Án Nhân Dân Ở Thành Phố Hà Nội

vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân. Gần như 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm.

Hà Nội ngày nay là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, cùng với hệ thống các trường công lập nổi tiếng với chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, với số lượng những học sinh ưu tú đông đảo so với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước thì sau khi Hà Tây được sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt Nam về số lượng người không biết chữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 người mù chữ trên tổng số 1,7 triệu người của cả quốc gia.

Những đặc điểm về điều kiện, vị trí địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội đã có những ảnh hưởng nhất định tới việc ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội. Chẳng hạn, do Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa nên người dân có nhiều điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế. Điều này cũng dẫn đến những xáo trộn nhất định trong định hướng giá trị văn hóa, sự trộn lẫn các giá trị phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại, tạo ra khá nhiều quan niệm khác biệt, thậm chí xung đột nhau về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình. Những xung đột, mâu thuẫn trong hôn nhân và gia đình có xu hướng ngày càng tăng thể hiện ở những vụ khiếu kiện đến tòa án về hôn nhân và gia đình ở Hà Nội ngày càng tăng trong thời gian gần đây.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội

Từ tháng 8 năm 2008, khi Hà Nội mở rộng, hệ thống tổ chức Toà án ở thành phố Hà Nội từng bước được kiện toàn và chia làm 2 cấp: TAND cấp

quận, huyện có 29 Toà án; Cấp tỉnh có TAND thành phố Hà Nội, trong đó có các toà chuyên trách và phòng nghiệp vụ: Toà Hình sự, Toà Dân sự, Toà Lao động, Toà Kinh tế, Phòng Giám đốc kiểm tra, Phòng Thi hành án và Văn phòng TAND thành phố Hà Nội. Theo số lượng thống kê chính thức đến hết năm 2012, hệ thống các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng số 828 cán bộ cụ thể: có 389 thẩm phán, 351 thư ký, 88 cán bộ thuộc các chức danh khác, trong đó riêng TAND thành phố Hà Nội có 239 cán bộ công chức cụ thể: có 94 Thẩm phán, 94 thư ký và 51 chức danh khác [38].

Ngoài ra, các TAND ở thành phố Hà Nội còn có 208 Hội thẩm nhân dân ở cả hai cấp Toà án tham gia hoạt động xét xử theo quy định của pháp luật. So sánh với thời điểm chưa sáp nhập thì tổng số cán bộ của toàn ngành Toà án Hà Nội không những tăng về số lượng cán bộ mà chất lượng cán bộ đã được nâng lên cả về trình độ chuyên môn lẫn trình độ lý luận chính trị.

Chủ thể ADPL trong hoạt động xét xử án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội chỉ bao gồm các Thẩm phán và các thư ký và thẩm tra viên. Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung Luật tổ chức Toà án năm 2002, Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh gồm: Chánh án, các Phó chánh án và các Thẩm phán được Chánh án TAND Tối cao bổ nhiệm tham gia Uỷ ban thẩm phán theo đề nghị của Chánh án TAND cấp tỉnh. Hiện nay, Uỷ ban thẩm phán của TAND Thành phố Hà Nội gồm có: Chánh án, 05 Phó chánh án, 07 Thẩm phán, Chánh Toà dân sự.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của các TAND ở Thành phố Hà Nội là khá chặt chẽ nên đã hoàn thành nhiệm vụ trong giải quyết án hôn nhân và gia đình. Do số lượng án hôn nhân và gia đình tăng lên hàng năm trên địa bàn thành phố, nên cơ cấu tổ chức và biên chế Thẩm phán cũng cần tăng để đáp ứng được yêu cầu của công việc trong thời gian tới.

Để đáp ứng yêu cầu giải quyết số lượng án tăng hàng năm, cũng như

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

lượng án sẽ nhiều hơn khi tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp quận, huyện trong những năm tới. TAND ở thành phố Hà Nội đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, hàng năm mỗi TAND cấp huyện được cử từ 1 đến 2 cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viện tư pháp và cử đi học trung cấp chính trị và cao cấp chính trị. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ giữa TAND thành phố và TAND cấp quận, huyện. TAND thành phố sẽ điều chuyển một số Thẩm phán có năng lực xuống làm Chánh án, Phó chánh án cấp huyện, đề nghị bổ nhiệm một số cán bộ thư ký đã có đủ năng lực, phẩm chất để làm Thẩm phán cấp huyện hoặc bổ nhiệm tại chỗ nếu Toà án cấp huyện có nguồn để bổ nhiệm các chức danh trên.

Để làm tốt công tác ADPL trong việc giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội thì trước hết phải làm tốt công tác tổ chức như: Đối với TAND ở thành phố Hà Nội, về cơ cấu tổ chức cần phải sắp xếp hợp lý, biên chế Thẩm phán, thư ký phải đáp ứng nhu cầu công việc, đối với Thẩm phán xét như án về hình sự thì hồ sơ vụ án đã có sẵn, chỉ đơn thuần ADPL trên cơ sở các văn bản quy định đối với các loại tội danh cụ thể, việc ADPL cũng dễ dàng hơn, nhưng đối với Thẩm phán ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình thì đòi hỏi cao hơn, ngoài những kiến thức pháp luật còn đòi hỏi có sự hiểu biết, có kiến thức xã hội sâu rộng, có năng lực trong công tác hoà giải.. thì mới thực hiện tốt nhiệm vụ của người thẩm phán. Bên cạnh đó, TAND thành phố Hà Nội còn trú trọng bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo chính quy để bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện nhất là đối với Thẩm phán làm công tác giải quyết án hôn nhân và gia đình trong những năm tới thì mới đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 7

Ngoài những yếu tố về vị trí địa lý, về con người thì điều kiện cơ sở vật

chất của ngành Toà án cũng như kinh phí hoạt động cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngành Toà án nói chung và của TAND thành phố Hà Nội nói riêng.

Trong giai đoạn nền kinh tế của đất nước từ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, trước những khó khăn của đất nước cũng đã ảnh hưởng đến ngành Toà án của thành phố Hà Nội, như cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn nhiều thiếu thốn và bất cập, phòng xử án của các Toà án cấp quận, huyện không đủ, không tạo được vẻ uy nghi, trang trọng của một phiên toà. Kinh phí dành cho hoạt động nghiệp vụ còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu công việc thực tiễn. Số lượng án nói chung hiện nay tăng các vụ về hôn nhân và gia đình càng ngày càng phức tạp hơn, song số lượng các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân lại tăng không đáng kể, đặc biệt là số lượng các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng lại càng ít. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của quá trình ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra, lương và các chi phí khác như chi bồi dưỡng cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn thấp, chưa động viên khuyến khích họ tham gia xét xử. Những điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xem xét, đánh giá chứng cứ… làm giảm hiệu quả của quá trình ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình.

Trong những năm qua, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo, cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động của ngành Toà án, nhưng TAND ở thành phố Hà Nội đã khắc phục mọi khó khăn, từng bước xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán làm công tác giải quyết án hôn nhân và gia đình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong thời gian tới, cần phải nâng cao hơn nữa về trình độ nghiệp vụ cho Thẩm phán làm công tác giải quyết án hôn nhân và gia đình. Làm tốt công tác ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình là góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, làm ổn định tình hình trật tự chính trị ở địa phương.

Như vậy, điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, việc sáp nhập mới và điều kiện cơ sở vật chất đã có những tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Toà án nói chung và việc ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

2.2. Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội

2.2.1. Những ưu điểm đạt được trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội

* Về ADPL trong thụ lý và điều tra giải quyết vụ án

Trong những năm qua, ngành TAND Thành phố Hà Nội đã thụ lý giải quyết án hôn nhân và gia đình với số lượng như sau:

- Năm 2009 thụ lý 7460 vụ, đã giải quyết 7156 vụ;

- Năm 2010 thụ lý 8305 vụ, đã giải quyết 8062 vụ;

- Năm 2011 thụ lý 9348 vụ, đã giải quyết 9138 vụ;

- Năm 2012 thụ lý 9876 vụ đã giải quyết 9545 vụ [38].

Như vậy có thể thấy những vụ việc về hôn nhân và gia đình được thụ lý giải quyết tại TAND ở thành phố Hà Nội có số lượng rất lớn. Tuyệt đại đa số các vụ án được thụ lý đều đúng thẩm quyền. Trong những năm qua ngành TAND ở thành phố Hà Nội không có vụ án hôn nhân và gia đình nào bị huỷ theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm về thẩm quyền. Những vụ án ADPL không đúng dẫn đến việc thụ lý vụ án không đúng thẩm quyền phần nhiều tập trung vào các vụ án tranh chấp dân sự, Kinh doanh thương mại.

Để đạt được những thành tích trên, các Thẩm phán, cán bộ ngành TAND thành phố Hà Nội đã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Hàng năm đều có lớp tập huấn nghiệp vụ để giải đáp các vướng mắc, rút kinh nghiệm các vụ án bị cải, huỷ.

* Về ADPL trong hoà giải vụ việc Hôn nhân và gia đình:

Số vụ đã ra Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn ở thành phố Hà Nội trong những năm qua như sau:

+ Năm 2009 ADPL ra Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn: 4596 vụ;

+ Năm 2010 ADPL ra Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn: 5165 vụ;

+ Năm 2011 ADPL ra Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn: 6265 vụ;

+ Năm 2012 ADPL ra Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn: 6880 vụ [38].

Số lượng vụ án hoà giải thành có số lượng rất lớn chủ yếu là Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và hoà giải thành, các quyết định hoà giải thành các loại vụ việc khác về hôn nhân và gia đình không nhiều. Nhìn vào số lượng thống kê ta thấy được số lượng các vụ án được hoà giải thành qua các năm đều có chiều hướng gia tăng rò rệt. Số lượng hoà giải thành các vụ việc Hôn nhân và gia đình là sự cố gắng của quá trình ADPL trong công tác hoà giải, thể hiện trình độ năng lực, am hiểu pháp luật của các Thẩm phán giải quyết vụ việc Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội.

Các vụ án Toà án ADPL ra Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự, thông thường những vụ án đó ít có kháng nghị xem xét theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm, vì ở đây các đương sự tự nguyện thoả thuận và tự định đoạt những quyền lợi của mình trong vụ án và Toà án là cơ quan có thẩm quyền công nhận sự thoả thuận đó của các đương sự.

* Về ADPL trong trường hợp Tạm đình chỉ, Đình chỉ vụ án và Công nhận thuận tình ly hôn:

Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hà Nội, số lượng vụ án bị đình chỉ như sau:

+ Năm 2009 ADPL đình chỉ vụ án: 1715 vụ;

+ Năm 2010 ADPL đình chỉ vụ án: 1556 vụ;

+ Năm 2011 ADPL đình chỉ vụ án: 1737 vụ;

+ Năm 2012 ADPL đình chỉ vụ án: 1962 vụ [38].

Lý do đình chỉ chủ yếu là do đương sự xin rút đơn khởi kiện trong các vụ án tranh chấp ly hôn.

- Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hà Nội, số lượng vụ án bị tạm đình chỉ như sau:

+ Năm 2009 ADPL Tạm đình chỉ vụ án: 48 vụ;

+ Năm 2010 ADPL Tạm đình chỉ vụ án: 100 vụ;

+ Năm 2011 ADPL Tạm đình chỉ vụ án: 122 vụ;

+ Năm 2012 ADPL Tạm đình chỉ vụ án: 127 vụ [38].

Toà án ADPL Tạm đình chỉ vụ án, lý do tạm đình chỉ chủ yếu do chờ kết quả uỷ thác điều tra hoặc chờ kết quả giải quyết của các cơ quan khác.

Từ năm 2008 đến năm 2012, các quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết trong ngành TAND thành phố Hà Nội đa số đều được các Thẩm phán ADPL chuẩn xác. Tuy nhiên cũng còn có những quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án bị huỷ do ADPL không đúng.

* Về ADPL trong hoạt động xét xử án hôn nhân và gia đình:

- ADPL trong xét xử án hôn nhân và gia đình cấp sơ thẩm:

Để giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình sơ thẩm ở cấp quận, huyện và ở cấp tỉnh là hoạt động quan trọng, bởi vì ở hai cấp này ngay từ đầu đương sự chỉ có đơn khởi kiện, Toà án trong quá trình ADPL để giải quyết vụ án, phải tuân thủ theo các bước của Bộ luật tố tụng dân sự, xây dựng hồ sơ từ đầu, như thu thập chứng cứ, điều tra xác minh…

Để hoàn tất hồ sơ vụ án, nhất là vụ án phức tạp, những vụ án có nhiều người liên quan đến tài sản ở các địa phương khác nhau, thì Thẩm phán phải bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian thì mới có thể kết thúc vụ án đúng theo thời hạn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, mà lượng án này chủ yếu là ở cấp quận, huyện, án sơ thẩm cấp tỉnh tỷ lệ hàng năm so với án sơ thẩm cấp huyện thường rất thấp. Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hà Nội:

+ Năm 2009: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện là 7232 vụ, giải quyết 6951 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh là 228 vụ, giải quyết 208 vụ.

+ Năm 2010: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện là 8052 vụ, giải quyết 7824 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh là 253 vụ, giải quyết 238 vụ.

+ Năm 2011: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện là 9117 vụ, giải quyết 8923 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh là 231 vụ, giải quyết 206 vụ.

+ Năm 2012: Thụ lý sơ thẩm cấp huyện là 9663 vụ, giải quyết 9359 vụ. Thụ lý sơ thẩm cấp tỉnh là 213 vụ, giải quyết 186 vụ [38].

Số liệu trên cho thấy, số lượng án sơ thẩm về hôn nhân và gia đình ở cấp huyện nhiều hơn so với số lượng án sơ thẩm cấp tỉnh (thành phố). Để giải quyết khối lượng công việc như trên đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của cán bộ, Thẩm phán TAND cấp quận, huyện, các vụ án cơ bản được thụ lý điều tra và giải quyết theo đúng thời hạn tố tụng quy định. Tuy nhiên, có một số ít vụ bị quá hạn nhưng đây không phải là do lỗi chủ quan của Thẩm phán, mà do tính chất vụ án phức tạp, như chờ kết quả uỷ thác điều tra, hoặc khi thấy không có lợi cho mình thì các đương sự gây khó khăn, trì hoãn, cố tình vắng mặt, như khi định giá đương sự không muốn phân chia tài sản, họ thường tìm mọi lý do xin hoãn nhiều lần, cản trở Hội đồng định giá tài sản tranh chấp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án theo thời hạn của tố tụng.

Theo con số thống kê, số lượng án phải giải quyết đối với vụ án hôn nhân và gia đình, kết quả giải quyết phải xét xử không lớn, phần lớn các vụ án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Những vụ án phải xét xử lại là những vụ án khó và phức tạp. Nhất là trong thời kỳ kinh tế phát triển thì những tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng càng phức tạp. Chủ yếu các vụ án ly hôn bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm huỷ án đều bị huỷ phần chia tài sản do xác định không đúng tài sản chung, hoặc do điều tra xác minh về tài sản chung không đầy đủ, đưa thiếu người tham gia tố tụng.

Trong quá trình giải quyết ADPL phân ra loại vụ án về hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022