Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 5

Quá trình điều tra cần tuân thủ nghiêm ngặt, chính xác các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì mới đảm bảo tính khách quan của vụ việc.

* Đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án

- Trong trường hợp đình chỉ vụ án áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự trong các trường hợp sau:

a. Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.

b. Cơ quan tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.

c. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

d. Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án.

đ. Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án.

e. Nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc có sự kiện bất khả kháng.

g. Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

h. Thời hiệu khởi kiện đã hết.

i. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 5

k. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật [33, Điều 192].

Nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp trên, Toà án tiến hành phân tích, đánh giá, làm rò các tình tiết trong vụ án, đồng thời đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng ra quyết định đình chỉ đối với vụ án đó.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án: Nếu vụ án được đình chỉ theo các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và k như nêu trên, tiền tạm ứng án phí đương sự đã nộp được sung quỹ Nhà nước. Nếu đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm c, g, h và i thì tiền tạm ứng án phí đương sự đã nộp được hoàn trả cho họ.

- Trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự trong các trường hợp sau:

+ Đương sự là các nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó;

+ Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định người đại diện theo pháp luật;

+ Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;

+ Cần đợi kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết;

+ Cần đợi kết quả giải quyết của vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật [33, Điều 189].

Sau đó phân tích đánh giá, làm rò các tình tiết trong vụ án, đối chiếu với pháp luật hiện hành, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng ra quyết định tạm đình chỉ đối với vụ án đó.

Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ, tiền tạm ứng án phí, lệ phí của đương sự được gửi vào Kho bạc nhà nước và được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án. Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Thứ hai là hoạt động ADPL trong trường hợp hoà giải thành.

Trong trường hợp hoà giải thành, sau khi tiến hành thụ lý vụ án Hôn nhân và gia đình, Toà án tiến hành điều tra vụ án cũng tuân theo các bước như trường hợp của đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, nhưng việc thu thập các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án phải tuỳ thuộc vào tính chất của từng vụ việc đang giải quyết, những vụ án đơn giản thì nội dung điều tra dễ dàng hơn những vụ phức tạp, khi đã điều tra đầy đủ làm rò các tình tiết khách quan trong vụ án, thì Toà án mới tiến hành hoà giải.

Việc hoà giải phải tuân thủ quy định tại các Điều 180, 181, 185, 186 Bộ luật tố tụng dân sự. Toà án triệu tập các bên đương sự đến hoà giải, giúp các bên đi đến thoả thuận với nhau về các vấn đề đang có tranh chấp. Trước khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phải nắm vững các tình tiết nội dung của vụ án, cần chủ động chuẩn bị nội dung cho phiên hoà giải. Đồng thời, phải thông báo cho các đương sự có liên quan, người đại diện của đương sự biết về địa điểm, thời gian, nội dung các vấn đề cần hoà giải.

Thành phần hoà giải cũng được pháp luật quy định gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải, thư ký ghi nội dung biên bản hoà giải. Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hoà giải, nhưng các đương sự khác đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải không ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải giữa các đương sự có mặt, nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hoà giải, để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải. Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật

liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý nếu vụ án phải xét xử, để họ tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Sau đó, Thẩm phán phân tích, đánh giá, làm rò các tình tiết trong vụ án, đồng thời nắm được tâm tư nguyện vọng của các bên đương sự rồi tiến hành hoà giải. Trong giai đoạn hoà giải, Thẩm phán phải nắm vững kiến thức pháp luật, có sự hiểu biết sâu rộng về xã hội và có kinh nghiệm cuộc sống phong phú, cần phải kiên trì phân tích, động viên các bên đương sự hướng đến giải quyết những tranh chấp thì việc hoà giải mới đạt được kết quả. Khi các bên đương sự đã thoả thuận được với nhau về các vấn đề tranh chấp, nội dung hoà giải phải được ghi lại thành biên bản và có chữ ký của các bên đương sự, của thư ký và Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự. Biên bản hoà giải thành được giao cho các bên đương sự [33, Điều 186, Khoản 2]. Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Toà án đối chiếu với pháp luật hiện hành lựa chon quy phạm pháp luật áp dụng Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự để ra quyết định công nhận việc hoà giải thành.

Quyết định công nhận hoà giải thành có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Thứ ba là hoạt động ADPL trong trường hợp thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp thuận tình ly hôn, khi tiến hành thụ lý vụ án Hôn nhân và gia đình, Thẩm phán tiến hành điều tra vụ án cũng phải tuân thủ các bước như trên, nhưng trong trường hợp này, vụ án ly hôn nên cần phải điều tra thêm về con cái như độ tuổi của các con, nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn, về tài sản, nợ chung, nợ riêng cũng phải được tiến hành điều tra đầy đủ, rò ràng. Trong trường hợp này, vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn mà việc

hoà giải không thành, các đương sự thật sự thấy tình cảm vợ chồng không còn, không có khả năng đoàn tụ, họ tự nguyện ly hôn, cũng như thoả thuận về phân chia tài sản, nợ chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, thì Toà án lập biên bản ghi nhận lại nội dung của sự thoả thuận đó, đồng thời đối chiếu với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình để ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn của các bên đương sự.

Thứ tư là hoạt động ADPL trong trường hợp đưa vụ án ra xét xử bằng một bản án.

Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, quy định thẩm quyền của TAND các cấp như sau:

- Phiên toà sơ thẩm của TAND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện).

- Phiên toà sơ thẩm của TAND cấp tỉnh.

- Phiên toà phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thi hành của TAND cấp huyện bị kháng nghị theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật [31, Điều 28].

Căn cứ vào các quy định của pháp luật về phân cấp, phân từng loại vụ việc cho các cấp Toà án giải quyết. Trong việc giải quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình, TAND cấp huyện được giải quyết theo trình tự sơ thẩm và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.

Thông thường những vụ án phải đưa ra xét xử thì tính chất của vụ việc cũng phức tạp hơn, mặt khác các đương sự cũng có thiện trí hướng đến giải quyết các tranh chấp bằng con đường thương lượng, hoà giải.

Sau khi Toà án tiến hành thụ lý vụ án Hôn nhân và gia đình, điều tra, xác minh, thu thập các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án, yêu cầu các bên chứng minh những vấn đề liên quan đến tranh chấp tuân theo các bước như đã nêu ở trên. Khi đã điều tra đầy đủ, làm rò các tình tiết khách quan của vụ án, nếu vụ án có tài sản phải định giá tài sản. Sau đó tiến hành hoà giải, phân tích để các đương sự tự thoả thuận với nhau, nếu họ không thoả thuận được với nhau, Thẩm phán đánh giá các tình tiết nội dung vụ án, đồng thời đối chiếu với pháp luật hiện hành để lựa chọn quy phạm pháp luật - quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp này, từ khi thụ lý đến khi đưa vụ án ra xét xử đây là quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ADPL (được quy định từ Điều 213 đến Điều 241 Bộ luật tố tụng dân sự) để tiến hành xét xử vụ án Hôn nhân và gia đình phải tuân thủ các bước sau đây:

- Thủ tục bắt đầu phiên toà gồm có:

+ Thẩm phán khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;

+ Thẩm phán kiểm tra căn cước của đương sự; Phổ biến quyền và nghĩa vụ cho các bên đương sự tại phiên toà;

+ Giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử; Hỏi có ai xin thay đổi những người tiến hành tố tụng không?

+ Xem xét quyết định hoãn phiên toà khi có người vắng mặt;

- Thủ tục hỏi tại phiên toà:

+ Hỏi đương sự về việc có thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu khởi kiện không?

+ Hỏi nguyên đơn, bị đơn xem có thoả thuận được với nhau về hướng giải quyết vụ án không? Có đưa ra được hướng hoà giải nào không?

+ Nghe lời trình bày của các bên đương sự;

+ Thứ tự hỏi tại phiên toà: Hỏi nguyên đơn trước, sau đó hỏi bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng…;

+ Công bố tài liệu chứng cứ của vụ án, xem xét vật chứng, hỏi người giám định, người phiên dịch;

+ Kết thúc việc hỏi tại phiên toà;

- Phần tranh luận tại phiên toà:

+ Trình tự phát biểu tranh luận: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng phát biểu ý kiến tranh luận và đối đáp với nhau về các vấn đề tranh luận. (Nếu vụ án có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự thì Luật sư đọc lời phát biểu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình);

+ Viện kiểm sát phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự của Thẩm phán, Hội đồng xét xử;

+ Trở lại việc xét hỏi, nếu xét thấy cần thiết;

- Phần nghị án và tuyên án:

+ Hội đồng xét xử nghị án, nếu thấy cần thiết phải xét hỏi lại để làm rò tình tiết của vụ án thì quay trở lại phần xét hỏi và tranh luận;

+ Nghị án và tuyên án, cấp trích lục cho đương sự và cơ quan tổ chức có liên quan.

Hoạt động ADPL của Hội đồng xét xử đới với vụ án Hôn nhân và gia đình được thực hiện theo các trình tự sau đây:

* Hoạt động ADPL theo trình tự sơ thẩm của TAND cấp quận, huyện.

Đây là lần xét xử đầu tiên đối với vụ án hôn nhân và gia đình và hầu hết tất cả các loại án này đều đước xét xử ở cấp quận, huyện. Trước đây, việc ADPL giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm của TAND cấp quận, huyện thực hiện theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, từ ngày 01- 01 – 2005 thì trình tự giải quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình được áp dụng theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi bổ sung năm 2011, có hiệu lực từ ngày 01- 01 – 2012).

Việc giải quyết, xét xử án hôn nhân và gia đình của TAND cấp quận, huyện có số lượng vụ án nhiều, chiếm đa số trong toàn tỉnh, thành phố. Nếu

việc ADPL được chính xác thì kết quả vụ án sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm và trình tự giám đốc thẩm hoặc vụ án không bị dây dưa kéo dài, hạn chế tình trạng quá tải cho Toà án cấp trên, cũng như việc khiếu kiện vượt cấp.

Đối với vụ án hôn nhân và gia đình, việc tranh chấp sau khi hoà giải không thành phải đưa ra xét xử chủ yếu là tranh chấp về tài sản sau ly hôn và tranh chấp về quyền nuôi con, truy nhận cha mẹ cho con. Giai đoạn hoà giải làm tốt thì sẽ hạn chế số lượng vụ án phải đưa ra xét xử, tránh mất thời gian và tốn kém tiền của Nhà nước chi phí cho việc xét xử và công tác thi hành án sau này.

Khi tiến hành đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải tuân thủ các bước như đã nêu ở trên. Về nội dung vụ án Hội đồng xét xử phải chuẩn bị chu đáo những nội dung cần hỏi, cách hỏi, nội dung nào cần hỏi trước, nội dung nào hỏi sau. Trong quá trình hỏi phải bảo đảm tính khách quan, đồng thời tuân thủ theo trật tự pháp luật quy định về thủ tục hỏi tại phiên toà, tranh luận tại phiên toà, nghị án và tuyên án.

* Hoạt động ADPL theo trình tự sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Một số vụ án hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh giải quyết được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự:

Những tranh chấp… có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, uỷ thác cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện [33, Điều 33, Khoản 3].

Bộ luật tố tụng dân sự: “TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết”, [33, Điều 34, Khoản 2]. Đây cũng là cấp sơ thẩm xét xử về án Hôn nhân và gia đình đầu tiên thuộc thẩm quyền giải quyết

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí